7.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiến tranh là khốc liệt, trong sự khốc liệt ấy, đôi khi con người ta phải chọn cách lạnh lùng.

Lạnh lùng với cái chết của đồng đội, với sự đau thương luôn dồn dập trong trái tim mình. Họ đeo trên vai ba lô của lính Cách mạng, chứa đựng đầy những tuổi trẻ, những mảnh đời sau lưng. Hôm ấy trời đổ mưa to, hòa chung với nước mắt mà trở nên mặn chát, họ đã khóc thương cho đồng đội mình, duy chỉ vài phút ngắn ngủi thôi, họ đã khóc thay cho những đời con gái đợi người mình yêu quay trở về để cùng kết tóc se duyên, họ khóc thay cho những đôi mắt mờ đục nhăn nheo cả một cuộc đời sương gió ngày đêm ngồi trước hiên chờ bóng con về, họ khóc cho những người bạn cùng mũ nan, họ cũng khóc cho đời họ, khóc bằng đôi mắt đã bao lần nhìn thấy cái chết vắt vẻo trước hàng mi.

Đoàn quân ấy lại đi, khi rừng già vẫn bừng lên ngọn lửa, khi máu trên cơ thể họ vẫn còn chảy, họ vẫn đi.

Đoàn xe không kính với bốn chiếc bánh mòn đất núi lại nổ máy, nhả khói trắng vào núi rừng, bánh lại lăn, hệt như Mặt trời sau cơn mưa lại tỏa rạng ánh nắng vàng.

Ánh lửa giữa đêm tí tách từng tiếng than hồng, đoàn quân đã mất đi hơn nửa mạng người ngồi lại với nhau, trong đáy mắt họ đều gợn những làn sóng nhỏ của thứ gọi là buồn, là thương, nhưng cũng ngập tràn niềm quyết tâm giải phóng cho miền Nam của Tổ quốc. Cái chết có thể làm họ ngã, nhưng không đời nào nó cản nổi lòng yêu nước, hận giặc, căm ngụy của họ.

Trí Mân ngồi cạnh Chính Quốc, đưa mắt nhìn bát cơm cậu đã ăn hết một nửa. Hôm nay đoàn quân bắt được thỏ rừng, mâm cơm của họ cũng trở nên phong phú hơn một món ngoài rau đắng với nước lã. Trí Mân nhìn cậu, thầm nghĩ Chính Quốc hệt như một mầm non tràn trề nhựa sống, sức ăn của em hơn hẳn những kẻ đã bước sang tuổi hai mươi lăm như Trí Mân hay Doãn Kì, anh dùng đôi đũa gỗ gắp từ bát mình một miếng thịt sang bát của cậu, miệng thỏ thẻ, "Em ăn đi..."

Chính Quốc ngước lên nhìn anh, cười hì hì một vài tiếng ngốc nghếch rồi và thêm cơm vào miệng mình.

"Tuấn..." Một tiếng gọi, phá tan khoảng không gian yên ắng của bữa cơm.

Nam Tuấn rời mắt khỏi quyển sách cũ và nhìn về nơi giọng nói ấy phát ra, là một người lính khác, khuôn mặt tuấn tú không vì ánh lửa chập chờn mà vơi đi sự nam tính. Trí Mân ngẩng lên nhìn, thầm đoán tuổi, có lẽ hắn ta ở ngưỡng ba mươi hoặc hơn thế.

"Chuyện gì?" Nam Tuấn hỏi.

"Cậu không nghĩ trận đánh vừa rồi là quá đột ngột à? Cậu không nghi ngờ gì sao?" Hắn ta hỏi, mắt khẽ nheo lại và bỏ bát cơm còn đầy nguyên xuống.

"Ý cậu là...?" Doãn Kì quay sang, đầu nghiêng khẽ.

Người lính ấy đứng thẳng dậy, đi đến gần Trí Mân, và trong phút chốc, hắn đã ra sức nắm lấy cổ áo Trí Mân, lôi anh đứng dậy một cách cực kì mạnh bạo.

Trí Mân nhăn mặt, khó chịu lên tiếng, "Làm cái quái gì đấy?"

"Tôi nghĩ ở đây có kẻ phản bội, và chẳng ai khác đâu ngoài tên lính mới này!" Hắn quát, mắt lườm Trí Mân, như thể hắn đang liếc đến một miếng thịt sống, chỉ chực chờ giây phút hắn được lăn xả vào mà cắn xé.

"Cái đéo gì? Mày đừng nói nhảm!" Cơn giận kéo lê từ đại não lan ra khắp cơ thể, Trí Mân tròn mắt nhìn kẻ đứng cạnh mình, tay anh đã sớm siết lại thành một nắm đấm. Đây rõ ràng là sự bịa đặt, một sự đổ lỗi tráo trở mà trong tình huống này, anh như biến thành một tấm bia trên trường tập bắn. Anh biết lúc này, mình là kẻ bị động, biết mình sẽ trở thành kẻ đáng nghi nhất nếu những gì gã lính này vẽ ra được mọi người gật đầu công nhận.

Mồ hôi dần túa ra trên vầng trán của Trí Mân, liệu họ có tin anh không?

"Mày nên thừa nhận đi thằng oắt con! Mày là một thằng công tử bột, một thằng được cha mẹ mày ôm ấp hết mực trong gấm vóc lụa là, trong những đồng đô la thì làm sao mày giác ngộ được Cách mạng? Thằng ẻo lả ạ, mày nên nhận tội đi trước khi tao bắn rã họng mày!" Hắn hét lên, tay giữ chặt lấy cổ áo của Trí Mân. Hai mắt hắn trợn ngược, từng đường gân hiện rõ lên trên cổ hắn.

Trí Mân nhắm chặt mắt, để rồi hình ảnh vợ anh chết trong sự lõa lồ nhục nhã lại ùa về, hay bóng dáng người cha đầu đội mũ nan, chân đi dép cao su ôm chặt lấy anh trong đống đổ nát mặc cho đạn bạc có găm sâu vào trong máu thịt anh.

Sự run rẩy vỡ vụn thành những tiếng thở dốc,Trí Mân mở mắt mình, "Tao không phải... không phải..."

"Chính là mày! Mày đã báo tin cho bọn nó. Chẳng lý nào bọn nó lại mai phục ở đây trước đâu thằng điếm!" Hắn lại lần nữa hét lên, nhưng lần này, câu nói của hắn kết thúc với một cú đấm như trời giáng của Chính Quốc.

"Câm đi! Mày có bằng chứng không?" Cậu quát, tay vòng lấy vai Trí Mân và nhìn xuống kẻ bây giờ đã nằm sõng soài dưới mặt đất.

Gã lính cười lên, nhổ nước bọt xuống đất, "Tao cần phải có bằng chứng à? Nó xuất hiện ở đây quá đột ngột và kì lạ, không qua một lớp giáo dân nào, thậm chí nó còn là một thằng công tử, thì mày nghĩ đi, vì lý do gì mà nó phải trung thành với Cách mạng?"

Chính Quốc quay sang nhìn anh, Trí Mân đang bần thần, đôi mắt anh ngập trong sương mờ. Ánh lửa giữa rừng cứ thế tí tách, soi tỏ từng nỗi đau mà Trí Mân đã cố để lấp vùi.

Nam Tuấn gật đầu, và những người khác cũng thế.

"Chúng ta chỉ là một đoàn nhỏ, nhưng mỗi mạng người đều là quý giá. Tôi sẽ không chấp nhận sự phản bội, Mân."

Trí Mân cúi thấp đầu, tay buông thõng.

"Em tin anh không, Quốc?"

---

Trí Mân đi cuối đoàn quân, tay bị buộc chặt, anh đi với một khuôn mặt thất thần, môi đã bị cắn đến nứt máu.

Gã lính tố giác anh được Nam Tuấn giao nhiệm vụ phải trông chừng anh. Hắn ngồi sát cạnh anh trên chiếc xe tải vỡ kính, tay ôm súng, như thể chỉ cần anh ho he một tiếng thôi, hắn sẽ lập tức chĩa súng vào họng anh và bóp cò vậy.

Nắng cuối hạ chẻ đôi từng vạt lá, lả lướt trên những làn da nâu.

"Em trai, chờ khi đến Sài Gòn, em sẽ được anh đưa về tận giường." Hắn ngả người, ghé sát vào cổ anh rồi nói nhỏ.

Một cái nhếch môi khoái trá, một đôi mắt bàng hoàng mở to.

Khi nào quạ đen rã cánh, khi nào hừng đông trở về, khi nào chân lý sáng cả hai miền Tổ quốc?

Trí Mân khẽ cười, chạy trời không khỏi nắng hóa ra lại là như thế này...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro