nhiệm vụ quyền hạn bộ tài chính

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả, chứng khoán và thị trường chứng khoán trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả, chứng khoán và thị trường chứng khoán; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và  dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

4. Quản lý ngân sách nhà nước.

5. Quản lý thu thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước.

6. Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ nhà nước và các quỹ tài chính khác của Nhà nước.

7. Quản lý dự trữ quốc gia.

8. Quản lý tài sản nhà nước.

9. Quản lý tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

10. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc tế.

11. Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.

12. Quản lý tài chính các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và dịch vụ tài chính.

13. Quản lý hoạt động hải quan.

14. Quản lý nhà nước về giá.

15. Phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý, giám sát chứng khoán và thị trường chứng khoán.

17. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thống kê trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.   

18. Hợp tác quốc tế và họi nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý của Bộ.

19. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

20. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.

21. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

22. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm về chế độ quản lý tài chính - ngân sách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

23. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình của Chính phủ.

24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro