KDTV NOI DIA-chuong5(58)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG V

KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

Điều 24. Nội dung của công tác kiểm dịch thực vật nội địa:

1. Quản lý tình hình sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và sinh vật có ích;

2. Quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý khi phát hiện ổ dịch.

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Thường xuyên điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại trên giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho;

2. Khi có giống cây, sinh vật có ích nhập nội về địa phương gieo trồng, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương phải thực hiện:

a) Kiểm tra giấy tờ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật của giống cây, sinh vật có ích;

b) Theo dõi, giám sát nơi gieo trồng, sử dụng;

c) Nếu chủ vật thể không thực hiện đúng các thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu quy định tại Điều 12 của Điều lệ này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật;

3. Xác định ranh giới vùng dịch, địa điểm kiểm dịch thực vật nội địa khi vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch, thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa, giám sát việc vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch;

4. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và theo dõi, giám sát lô vật thể được đưa từ vùng dịch tới địa phương;

5. Quyết định biện pháp xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện biện pháp xử lý;

6. Ở nơi có nhiều ổ dịch, có dấu hiệu các ổ dịch lan tràn thành vùng dịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 26. Trách nhiệm của chủ vật thể:

1. Chủ vật thể phải thường xuyên theo dõi tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình hoặc do mình trực tiếp quản lý.

Ở những nơi thường tập trung vật thể nhập khẩu, quá cảnh hoặc đưa từ vùng dịch đến thì việc theo dõi nêu trên phải theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

2. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể hoặc người phát hiện phải áp dụng các biện pháp cần thiết để diệt trừ và ngăn chặn sự lây lan, đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;

3. Thực hiện biện pháp xử lý vật thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định;

4. Tạo mọi điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiếp tục theo dõi, kiểm tra vật thể đã được xử lý trong quá trình gieo trồng, sử dụng, bảo quản;

5. Chịu mọi chi phí khi áp dụng biện pháp xử lý; kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Điều lệ này.

Điều 28. Nghiêm cấm việc di chuyển đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống đến các vùng chưa có dịch. Trong trường hợp di chuyển nhằm mục đích nghiên cứu thì phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro