Tịnh Đế Liên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Khể thủ từ bi Đại Sĩ tiền

Mạc sinh Tây thổ mạc sinh thiên

Nguyện vi nhất trích dương chi liễu

Sái tác nhân gian Tịnh Đế liên."

*Dịch thơ:

Đại sư cứu khổ, cúi xin Người

Tiên giới, Niết bàn chớ dẫn tôi.

Nguyện biến thành sương sa ngọn liễu

Xuống trần liền cuống hoá sen đôi.

Sen Tịnh Đế, đến từ vùng Trung Á và Tây Á. Sen Tịnh Đế có các loại như "Song tôn hai đầu", "Cửu phẩm đài sen", "Tứ phía bái Quan Âm", cũng có loài trên đài đến mười ba hoa sen, nhưng một đài hai bông như thế này cũng rất hiếm thấy rồi. Sen Tịnh Đế, đến từ vùng Trung Á và Tây Á. Sen Tịnh Đế có các loại như "Song tôn hai đầu", "Cửu phẩm đài sen", "Tứ phía bái Quan Âm", cũng có loài trên đài đến mười ba hoa sen, nhưng một đài hai bông như thế này cũng rất hiếm thấy rồi.

Trong số hàng ngàn vạn loài sen, loài sen này là trân phẩm quý hiếm vô cùng. Hai bông hoa trên một đài sen, dễ dàng tạo nên một hình ảnh hết sức kỳ diệu. Từ cổ chí kim, đối với tất cả mọi người, hoa sen Tịnh Đế biểu trưng cho sự cát tường, dấu hiệu vui mừng, thiện lương, hóa thân của sự xinh đẹp. Trong các loài sen khác, sen Tịnh Đế được coi như là thể biến dị di truyền. Trên thực tế, nó chỉ có hai hoa, các hoa này trên cùng một đài sen nở ra hai bên. Vì vậy, có người cũng gọi là nó là loài hoa của tình yêu vợ chồng.

Tịnh Đế Liên Hoa hay còn gọi là Sen Phu Thê. Là tượng trưng cho hạnh phúc, sự hòa hợp.

Điều đặc biệt của loài sen này không chỉ bởi cái tên của nó. Có lẽ chúng ta chỉ biết rằng một đài sen chỉ có thể nở được một bông hoa sen. Nhưng điểm khiến Tịnh Đế Liên khác với những loại sen bình thường khác, chính là cùng chung một đài lại có hai bông sen.

Cùng nở, cùng tàn, dù quay về hai hướng nhưng tâm niệm như một. Giống như một cặp phu thê thâm tình ý trọng vậy.

"Tương truyền ở Trung Quốc xưa, có một thôn tên là Đường Liên. Ở phía đông của thôn có một nhà Hồng viên ngoại ngày đêm hy vọng có con. Một năm kia vợ ông ta rốt cuộc cũng mang thai, lại ngoài ý muốn sinh ra một đứa con gái. Hồng viên ngoại kia liền mất hứng, hai người cuối cùng cũng thương lượng được, nuôi cô gái nhỏ này như một người con trai, gọi là Tái Lang. Tái lang vừa được mười hai tuổi, Hồng viên ngoại dựng lên một thư quán, mời thầy đồ đến dạy Tái lang đọc sách. Lại nói đến ở phía tây của thôn, có một nhà Bạch viên ngoại. Vợ ông ta đã từng sinh ba người con nhưng toàn bộ đều chết non. Một năm kia, vợ ông ta tiếp tục sinh hạ một đứa con trai, hai người lại thương lượng nuôi đứa con này như là con gái, có lẽ như vậy mới tránh khỏi vận mệnh chết non của nó. Vợ chồng ông ta cho đứa trẻ đeo khuyên tai, gọi là Trinh nương. Trinh nương vừa được mười ba tuổi, mặc quần áo trang điểm vào, so với những cô gái khác còn xinh đẹp hơn..."

"Sau đó, Trinh nương cũng được đưa đến thư quán này, cùng những đứa trẻ khác chơi rất hợp với nhau. Đặc biệt tình cảm với Tái lang ngày càng tốt, mỗi ngày đến trường đều ngồi chung bàn đọc sách, xong buổi học hai người đều ở ngoài hồ sen chơi cùng nhau thật lâu mới về nhà. Những người bạn học nhìn cả hai gần gũi như vậy nên có một ngày, thừa dịp thầy giáo không có ở đây, liền đùa giỡn, muốn Tái lang và Trinh nương bái đường thành thân. Không ai biết Tái lang là nữ, Trinh nương là nam. Tái lang cũng cho rằng Trinh nương thật ra là một cô gái, mà Trinh nương cũng cho rằng Tái lang thực sự là một chàng trai. Nhiều năm trôi qua rất nhanh, Tái lang cũng đã mười lăm tuổi, Trinh nương thì đã mười sáu. Hai người thường xuyên nhớ tới buổi học cùng nhau bái đường ấy. Tái lang nghĩ rằng: Trinh nương này thông minh lại hòa đồng, tài học lại rất tốt, tương lai ai cưới được nàng làm vợ thực sự hạnh phúc. Trinh nương cũng nghĩ như vậy: Bản thân nếu thật yêu nữ tử nào, nhất định phải gả cho Tái lang. Tái lang sau khi về nhà, thay đổi nữ trang, cả ngày ngồi trong khuê phòng, thường xuyên nhớ đến Trinh nương. Trinh nương ở nhà, cũng rất muốn nhìn Tái lang một lần. Cha Trinh nương, lão Bạch, đã nhiễm bệnh mà chết, mẫu thân phải cho Trinh nương tháo bỏ khuyên tai, thay nam trang, muốn hắn mặc tang phục đưa tang cho cho cha mình, đưa lão Bạch xuống mồ. Cho đến lúc này, người toàn thôn mới hiểu được thì ra Trinh nương vốn là nam tử.

Chuyện này truyền đến trong nhà của Hồng viên ngoại, Tái lang nghe xong vừa mừng vừa sợ. Viên ngoại nghe xong tức giận, đau lòng trách móc mẫu thân Trinh nương, rõ ràng nuôi dưỡng con trai, lại nam phẫn nữ trang đọc sách cả ngày, lại cùng Tái lang ở một chỗ, bại hoại mông phong. Mẫu thân của Trinh nương nghe xong mới hiểu được thì ra Tái lang là nữ, mà Trinh nương nghe mẫu thân nói Tái lang là nữ tử, vô cùng vui mừng, lập tức muốn cưới nàng. Mẫu thân chàng đau lòng thay con, đành phải chạy tới cửa cầu hôn. Không ngờ rằng bà mối chưa được vào đến cửa đành phải quay trở về. Trinh nương gặp sự tình không thể thành công, ưu sầu thành bệnh. Sau đó, Tái lang nghe được Bạch gia cầu hôn nhưng lại bị cha mẹ từ chối, cũng gấp đến độ rầu rĩ rồi đổ bệnh.

Một ngày, Trinh nương lắc lắc trống bỏi trong tay, vụng trộm vòng đến hoa viên phía sau của Hồng gia. Nha hoàn của Tái lang vừa thấy Trinh nương, vội vàng chạy vào đi nói cho Tái lang. Tái lang lập tức viết một phong thư, hẹn chàng canh ba ở hồ sen ven đường gặp gỡ. Vào lúc canh ba, ở bên bờ hồ sen, Tái lang cùng Trinh nương vừa thấy mặt nhau liền ôm nhau mà khóc. Tái lang nói với Trinh nương, "Phụ thân rất ngoan cố, đôi ta khó thành vợ chồng. Mong chàng bảo trọng thân thể, đừng lại nhớ mong thiếp." Nói xong, liền hướng mình vào hồ nước. Trinh nương từng bước tiến lên, ôm nàng, khóc nói, "Đôi ta sinh không cùng một ngày, nguyện chết chung một ngày." Nói xong, hai người ôm lấy nhau, cùng nhảy xuống nước..."

"Giang Nam mưa khói tháng năm
Núi xa vẩy nét, nước lam ánh trời.
Đôi bờ liễu rủ Tần Hoài
Luyến lưu níu kéo thuyên trôi xuôi dòng
Sóng tựa tuyết say má hồng
Chèo đưa biếng nhác, bóng chồng lan can.
Giữa dòng xanh rợp lá sen
Đáy sâu bỗng nảy búp duyên vợ chồng."

  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#花たち