Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khu vườn ươm những loài hoa đẹp đẽ và thanh tú, lớn lên từ những mầm non nớt , được nếm sương tinh khiết và ngậm nắng rực rỡ. Mỗi bông, mỗi lá vươn ra đều lộ sắc nổi bật hay hương thơm tỏa đậm.

Rồi đùng một cái, cây dại nào đó chui vào vùng đất ươm ấy. Vốn chỉ là hạt giống bén rễ từ mẩu đất khô cằn đầy sỏi đá, sống sót qua những trận mưa âm u và những đợt nắng nóng rát.

Cây dại ấy như một vật thể kì dị lọt thỏm giữa nơi chỉ qui tụ hoa quý. Chỉ với cành lá xù xì, không hoa cũng không tỏa hương, cây dại ấy hoàn toàn tách biệt và trơ trọi.

Đó chính là cảm giác xâm chiếm mãnh liệt lấy Lộc Hàm khi cậu tiến vào cánh cửa thép bọc sơn vàng kim huy hoàng.

Ngay từ bước chân đầu tiên, cậu đã thất hụt dù đang đứng trên mặt phẳng là những viên gạch lót đều nhau, in những họa tiết khá cầu kì.

Sân học viện rộng thoai thoải, còn vương làn không khí mọng hơi nước bởi dư âm bướng bỉnh mà cơn mưa ban sáng để lại.

Từng tốp học sinh cùng rảo bước, những gương mặt ngẩng cao đầy tự tin, những mái tóc kiểu cách đầy cá tính, những đôi giày bóng bẩy của thiếu gia bảnh bao và những đôi tất màu sặc sỡ lồng ngoài dưới jupe của tiểu thư điệu đà.

Thật kì diệu khi những con người thời thượng này lại hòa hợp tuyệt hảo cùng dãy nhà tầng có kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ nguyên mái vòm theo thiết kế cổ xưa.

Với các sắc giọng khác nhau, những cuộc trò chuyện vang lên làm náo nhiệt bầu không gian vốn khá nghiêm trang khi được bọc kỹ bởi những quy củ khắt khe hay dãy nhà đặt giữa sân này là nơi lui tới của ban giám hiệu trường.

Rồi bỗng một vài câu chuyện lạc nhịp khi ai đó vô tình nhìn về phía cậu nhóc đang đứng im không hề nhúc nhích. Cậu xuềnh xoàng trong bộ đồng phục khá rộng so với vóc người nhỏ con, đôi giày vải lấm lem đất và chiếc balo to kềnh. Mái tóc rối màu tím nhạt lòa xòa che luôn con mắt to tròn của cậu.

Cậu đã hoàn toàn bị cô lập ngay giữa khung cảnh mỹ lệ của học viện danh giá này.

Những ánh mắt thích thú hiện rõ khi học sinh bắt đầu rỉ tai nhau về sự xuất hiện của Lộc Hàm – nam sinh giành học bổng trong đầu năm nay.

Trung Anh – nơi quy tụ những bộ óc tinh anh . Học viện được lập ra từ rất lâu, với hệ giáo dục từ lớp 10 đến tận đại học. Dàn giáo viên xuất sắc được lựa đi chọn lại qua bao đợt khảo sát mới được đứng trên bục giảng, chính vì thế, đối tượng để đào tạo cũng phải qua xét tuyển kĩ lưỡng.

Chỉ duy nhất hai trong số 100 người có điểm số cao nhất mới được chính thức khoác trên mình bộ đồng phục thanh lịch ấy.

Tỉ lệ chọi khốc liệt là thế nên tất cả đều phải hình thành sẵn tâm lý thật kiên cường trước khi lao vào cuộc đấu chất xám!

Căng thẳng hơn là, khi muốn lọt vào top 100 kia, thành tích từ tiểu học cho tới trung học cơ sở phải đạt xuất sắc tuyệt đối!

Vì khắc nghiệt ngay từ điểm khởi đầu nên không ít học sinh đã phải gồng mình trong từng thì giờ để bảo toàn thành tích. Đó là nguyên do tại sao đa phần những học sinh ấy đều tổn thương nặng nề về tâm lý khi bị hất khỏi danh sách sau bao năm của họ là chỉ để học!

Phải một thời gian dài họ mới nguôi ngoai và chấp nhận ổn định học tập tại một trường thông thường nào đó.

Cơ hội rất mỏng, chỉ tựa màng hơi nước nhưng bao người vẫn không ngừng chen lấn trên con đường hẹp đầy rẫy cam go ấy. Bởi khi cầm trong tay bằng tốt nghiệp từ Trung Anh thì mọi công sức bỏ ra đều là xứng với từ đáng!

Theo một cách riêng, Trung Anh luôn khiến những cái đầu thờ ơ nhất cũng sục sôi ham muốn.

Đè lên từng chồng hồ sơ xin việc luôn là tập giấy có kèm theo chiếc bằng Trung Anh – chiếc vé ưu đãi luôn được đặt lên hàng đầu!

Những doanh nghiệp hay bất kì tập đoàn nào, nhân sự thuộc cấp quản lí đa phần là những người tốt nghiệp từ Trung Anh hay thậm chí, họ làm chủ những cơ ngơi khổng lồ ấy.

Vì thế, Trung Anh đã được đẩy lên là học viện danh giá nhất trong cả nước, kéo theo đó , nhu cầu đối với những cơ sở vật chất hay hệ thống nhà trường đều cầu phải nâng cao để đáp ứng được môi trường đào tạo thật chất lượng !

Đấy là kẽ hở để bàn tay của những người sở hữu sản một sản nghiệp kếch xù nào đó nhúng vào, họ thường là những doanh nhân tài ba, sẵn sàng vung tiền đầu tư cho trung Anh. Và một quy ước ngầm đã được thiết lập từ đó – đổi lại cho sự đóng góp ấy là chiếc ghế trống tại học viện sẽ dành cho con cái của họ.

Con người tạo ra vật chất những cũng bị điều khiển bởi chính nó !

Học viện ngày một lớn mạnh và càng thêm dày đặc những cô cậu ấm mà chẳng cần biết sức học của họ như thế nào, trong khi đó, số lượng học sinh được vào thông qua cuộc thi tuyển chọn lại bị thu hẹp dần.

Là họ không chấp nhận được những thiên vị vô lý ấy, những đánh đổi mệt nhọc của họ lại không bằng lớp người ung dung kia nên họ tự xin rút khỏi trường.

Hoặc là... một thế lực ghê gớm nào đó đã cai quản nơi này... khiến họ không thể bám trụ thêm nữa !

Trung Anh đã như biến thành học viện quý tộc khi cắt phăng chế độ thi tuyển kia.

Vì sự phản đối quá kịch liệt từ công chúng nên trường đã đưa ra chế độ học bổng – cứ nửa năm, sẽ có một học sinh từ trường ngoài được nhận vào đào tạo. Vẫn là chỉ được một thời gian, lại có học sinh tự xin rút.

Qua ngần ấy sự việc, một kết luận đã được rút ra – học sinh tầm thường không thể nào tồn tại trong môi trường cao quý ấy !

Thế nhưng, vẫn có hàng ngàn đơn gửi vào... và đầu năm nay, đơn xin học của một nam sinh nào đó đã được chấm.

Ngày khai giảng hôm đó, cậu nhóc dáo dác nhìn quanh để tìm kiếm một bóng dáng nhưng cho đến khi nam sinh ấy bước về phía bục thì cậu đã quên hẳn đi điều mình đang làm.

Là người cậu đã đi cùng xe ban sáng, anh nhìn xuống sân trường , lạnh nhạt cất lời :

" Luật của tôi vẫn như cũ ".

Những ô cửa kính sáng bóng gắn trên dãy nhà tầng được phủ lớp sơn trắng mịn trơn nhẵn còn đọng vài vệt nắng nghịch ngợm.

Trên những hành lang trải dài, học sinh tụ tập trước cửa lớp, cùng làm vài thứ để tiêu bớt thời gian còn lại của giờ nghỉ trưa kéo dài một tiếng đồng hồ.

Hỗn tạp âm như cơn lốc ầm ĩ , chỉ phút chốc đã văng vẳng khắp học viện.

Giai điệu sôi động từ chiếc MP3 không cắm phone, tiếng hú hét khi nam sinh nào đó đột nhiên trèo lên lan can để diễn xiếc giữ thăng bằng, bàn về một trò chơi điện tử mới ra hay tranh luận về những hãng thời trang nổi tiếng.

Phảng phất quanh bầu không khí tinh sạch là hương thơm của những loài hoa sau khuôn viên trường.

Phía căn tin yên tĩnh chỉ còn thưa thớt vài bóng người, những học sinh này vì một vài lí do nào đó nên có bữa trưa muộn.

Những chiếc bánh ngọt được phủ thêm lớp kem trắng, đặt trên những chiếc đĩa sứ. Những loài trái cây nhiệt đới đựng trong giỏ gỗ nhỏ xinh . Máy nước tự động đặt ở bốn góc phòng thi thoảng lại phát ra tiếng bộp bộp khi có lon nước rơi xuống.

Một chiếc bàn kê ngay sát cửa kính, bày trên khăn trải bàn sọc kẻ caro là ly nước lọc và hai chiếc bánh mì đen.

Lộc Hàm uống cạn nước rồi mới ăn bánh. Bữa trưa của cậu đơn giản đến nỗi vẫn luôn có vài ánh mắt thảng thốt nhìn theo cho đến khi cậu ăn nốt mủn bánh còn lại.

Cậu như được an ủi đôi chút... ít ra thì cũng được chú ý tới !

Lộc Hàm đã nhập học được hơn tuần nay nhưng dường như chẳng ai màng tới sự hiện diện của cậu ngoài giáo viên ra.

Cậu cứ tưởng mình sẽ bị lấy ra làm trò hay bị tỏ thái độ coi khinh nhưng không... ngoại trừ ngày khai giảng thì cho đến nay, chẳng ai thèm nhìn cậu hay hé môi nói với cậu dù chỉ nửa chữ.

Không một dấu hiệu bài trừ nào được thể hiện ra nhưng cậu biết mình đã bị cô lập hoàn toàn...

Phải chăng những học sinh rời Trung Anh trước kia cũng vì luôn cảm thấy đơn độc thế này? Bị ném khỏi bầy đàn, bị chính cộng đồng chối bỏ ?

Như có một rào cản chắn ngang giữa cậu và toàn thể học sinh trong trường khiến cậu thật sự rất hoang mang... không khác nào đang lạc vào địa ngục u ám.

Đã nhiều lần cậu muốn mặc kệ, bỏ chạy khỏi nơi mà cậu chỉ như những phân tử không khí bay lơ lửng xung quanh nhưng... nếu cậu bỏ cuộc, khác nào tự mình đạp đổ những cố gắng đã từng ép ra?

Số tiền người dì ruột lén lút cho cậu đã chỉ còn lại một ít.

Thật kinh khủng khi học viện rộng lớn thế này lại không hề có ký túc xá ! Cũng dễ hiểu, chẳng cô cậu ấm nào lại muốn ở lại trường khi quanh đây đều là biệt thự tư nhân , hoặc những khách sạn có hẳn quán bar, câu lạc bộ đêm.

Cậu đành chi hẳn phần lớn số tiền kia vào khoản thuê phòng trọ, một nhà nghỉ cũ kị cách khá xa trường ... Lộc Hàm dự định sẽ kiếm một việc làm thêm để bù vào số chi phí phát sinh ấy nhưng... nơi đó sắp giải thể. Một công ty du lịch muốn đặt văn phòng ngay tại đấy.

Cậu sẽ phải chuyển đi ngay ngày mai... Chủ nhà chấp nhận trả lời số tiền nhà cậu đã đóng cho một tháng , dù thế, Lộc Hàm cũng không thể tìm một nơi nào để nhảy vào.

Đã hết cách, cậu đành phải trình bày hoàn cảnh của mình lên ban giám hiệu trường. Thầy giám thị bảo cậu đợi, trường sẽ xem xét và tìm cách giúp đỡ .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro