cmt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chủ nghĩa nguồn gốc là một thứ rất vớ vẩn. Nói về nguồn gốc thì cả cái anh Trung Hoa (3,000 năm từ vị hoàng đế đầu tiên) phải gọi anh Ấn Độ (5,000 năm từ thời Vệ Đà) bằng anh, gọi anh Ai Cập (7,000 năm từ thời Pharaoh) bằng chú và tất cả các anh đấy đều phải gọi anh châu Phi bằng ông tổ.

Gene thì không có dân tộc nào có thể gọi là gene thuần cả, gồm cả đống thứ tả pí lù trộn vào. Văn hóa thì luôn luôn giao thoa và thay đổi. Vì vậy, chủ nghĩa nguồn gốc cả về gene và về văn hóa đều thất bại thảm hại.
---------------------
Theo lịch sử chị học thì Thái có nguồn gốc từ dân tộc Thái, từ Vân Nam ( Trung Quốc) hoặc Tứ Xuyên ( tùy thuyết nha), nhưng nguyên nhân chủ yếu đều là do cuộc viễn chinh (?) của Thành Cát Tư Hãn, mà di dân đến vùng đất của người Thái đen ( Lào), Miến ( Myanmar), Mã ( Malaysia), có 1 số qua miền Bắc Việt Nam ( dân tộc Thái ở nước mình), sau khi định cư và tập hợp thành các tiểu quốc nhỏ. Nhà nước đầu tiên của Thái là Sukhothai, thành lập vào thế kỷ 13, năm 1238. Có nhiều cuộc tranh cãi xung quanh Sukhothai, vì có một số cho rằng nó là vương triều đầu tiên của Thái, một số khác bảo Sukhothai chỉ là tiểu quốc thôi, đến Ayuthaya mới gọi là vương quốc. Đúng là dân Thái cũng không ưa mấy người gốc Hoa, nhưng mấy người đứng đầu của Thái ( thủ tướng), hầu như đều là người gốc Hoa. Đơn cử như cựu thủ tướng Thaksin vs em gái ổng, đều là người Thái gốc Hoa cả thôi, ổng từng tuyên bố muốn biến Thái Lan thành 1 " tiểu Trung Hoa" nên dân Thái người ta ghét là vậy. Hồi vua Rama 9, sự phụ thuộc và hợp tác vào TQ không nhiều. Vì đường lối đối ngoại của Thái xưa giờ đều là " ngoại giao cây tre" ( gió chiều nào theo chiều đó), kiểu cả Mỹ và TQ, Thái đều quan hệ tốt. Từ ngày Rama 10 lên chị thấy Thái Lan mới tăng cường hợp tác TQ đó.
----------------
lúc nhỏ mình rất thích xiếc khỉ khi xen trên tivi, lớn lên mình cũng muốn dẫn con xem xiếc các con thú... Nhưng rồi có Facebook, tôi đã có cái nhìn đa chiều, được và mất, nhân đạo hay dã man, đúng hay sai... Khi chúng ta đang cười hả hê, khoái chí  với những tiếc mục xiếc của các con vật... Vâng , nhưng đằng sau đó chúng đã bị biết bao nhiêu trận đòn roi, bỏ đói... Chỉ vì đem lại niềm vui cho con người. Thử 1 lần nhìn vào 1 tiết mục xiếc khỉ , CHẬM NHẤT CÓ THỂ, bạn có thể thấy ánh mắt lấm lét, sợ sệt khi nó làm sai 1 hành động nào đó trc người huấn luyện... Rồi nó lại bắt đầu làm lại...
………………………………
CHẠNH LÒNG GIÁO DỤC VIỆT

Mỗi lần ra nước ngoài giao lưu với bạn bè thế giới không thể khỏi chạnh lòng. Chả hiểu sao lần  nào cũng vậy, một nỗi chạnh lòng không thể gọi thành tên. Thấy mình quá nhỏ bé, thấy mình còn thiếu quá nhiều, và nỗi buồn không gọi thành tên đó, mơ hồ lắm, nhưng hình như đều là về một nền giáo dục. Nhìn bọn trẻ con các châu lục khác, hồn nhiên, thoải mái, tự tin thể hiện mình, lại chạnh lòng nhìn những đứa trẻ Á Châu. Co ro, rúm ró( kể cả những đứa trẻ của nước mạnh, nước lớn như Nhật, Hàn, TQ…). Chúng có thể béo, chúng có thể da màu, chúng có thể nói rất tệ ngôn ngữ nước bản địa, nhưng ở chúng luôn toát ra sự tự tin, thỏa mãn, còn bọn trẻ con Á Châu thì ngược lại, nhìn đăm chiêu như các cụ già, nói không dám nói to, cười cũng chỉ he hé, mặt lúc nào cũng như toan tính một cái gì đó ghê gớm lắm. Ảnh hưởng của cái xã hội phong kiến thật kinh khủng.

Nghĩ đến Bôm Bốp, dù mình cũng đã ý thức được vấn đề nhưng quả thật không biết cách nào để giải quyết khi sống trong môi trường như vậy cả. Và thực tế là đến bản thân mình cũng không thể hình dung được nền giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội của họ như thế nào mới có thể cho ra được những sản phẩm tuyệt vời đó. Ngồi nói chuyện với các giáo viên lãnh đội của những nước đó( đây là những Hoa Kiều) mới thấy sự khác biệt một trời một vực của hai nền giáo dục. Họ bảo: bọn trẻ con bên đó hư lắm, thích gì là làm nấy, học thì ít, một tiết học được 5 từ mới thì đi ra đến cửa quên mất 3 từ. Nhưng trường bảo không sao, từ từ rồi sẽ giỏi, đừng ép chúng học. Phụ huynh và học sinh quan trọng nhất là thể thao, rồi năng khiếu, lạc quan, vui vẻ. Híc… giá mà mình cũng có thể lựa chọn như thế cho Bôm Bốp và học sinh của mình.

Kể ra thì cũng khó, khi mà cơm áo gạo tiền vẫn là vấn đề phải đặt lên hàng đầu, thì giáo dục sẽ bị đẩy xuống tít phía sau, và khi giáo dục chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức thì sao có thể phát triển con người được, vậy là mãi vẫn chỉ luẩn quẩn trong cái vòng chật hẹp đó.

Khi mà ta vẫn đang luẩn quẩn nghĩ hết cách lọ đến cách kia để thay đổi cái ngọn( thi thế nào, thi cái gì…), thì nền giáo dục thế giới đã bỏ xa chúng ta cả vài trăm năm. Cái quan trọng nhất, cái cốt lõi nhất cần thay đổi, đó là nhiệm vụ của nhà trường không phải chỉ là dạy học sinh 1+1=2, bài thơ này có ý nghĩa gì, Việt Nam nằm ở châu nào, mà là cần thay đổi tiêu chí đánh giá cho sản phẩm giáo dục thì chỉ thấy viết vài dòng trên giấy, chưa thấy có biện pháp gì cả, đến biện pháp trên giấy cũng chả thấy chứ đừng nói là thực hành.

Chúng ta cần sản phẩm giáo dục đạt học sinh giỏi, thi giải nọ giải kia, nhưng đến một câu chào, một lời cảm ơn, một lời xin lỗi cũng không biết dùng đúng chỗ, đúng lúc; chúng ta cần sản phẩm giáo dục học ngày học đêm, học đủ loại kiến thức, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, nhưng khi vứt ra ngoài môi trường quen thuộc thì run rẩy, tự ti, không biết cách bắt chuyện với một người lạ thế nào; chúng ta cần sản phẩm giáo dục siêu đến mức chỉ cần viết công thức hóa học lên bảng là biết sẽ điều chế ra chất gì, màu gì, mùi gì, chỉ vẻn vẹn 4 câu thơ “Mời trầu” mà viết được hẳn 8 trang giấy phân tích, nhưng những sinh vật siêu sao đó không biết nốt son ở đâu trong khuông nhạc, 15’ thể dục một ngày bị coi là quá xa xỉ. Đó là sản phẩm chúng ta cần và hàng ngày vẫn đang cố gắng để tạo ra. Hay chúng ta cần sản phẩm giáo dục trước hết là những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng như đúng tuổi của nó, khác biệt hẳn với những người trưởng thành đầy toan tính, lo âu; trước khi là một người giỏi toán, giỏi văn, giỏi sử, chúng phải là một CON NGƯỜI với đầy đủ yêu thương, sức khỏe và nhân văn.

Điều đáng buồn là mình không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải làm cách nào, và cũng không biết liệu sẽ có ngày Bôm Bốp được hưởng một nền giáo dục như thế hay không.

P/s: Cảm xúc ghi vội khi ngồi ăn một mình trong cái phòng ăn với sức chứa 400 người, và giữa phòng bọn trẻ con các châu lục: Âu, Mỹ, Phi, Úc đẩy bàn ghế vào một góc và nhảy hát, hò la. Tiếc một thời học trò của mình không được hồn nhiên và tự tin như thế.

Bắc Kinh, 2016.10.20
………………………………………………

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro