Chương 1: Kinh trập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mùng 2 tháng 2, Long Sĩ Đầu

Hoàng hôn, địa phương yên tĩnh trong trấn nhỏ tên là ngõ Nê Bình, có thiếu niên gầy ốm lẻ loi hiu quạnh, lúc này hắn đang dựa theo thói quen, một tay cầm ngọn nến, một tay cầm cành đào, chiếu rọi căn phòng, vách tường, giường gỗ các chỗ, dùng cành đào gõ đánh, miệng lẩm bẩm, đây là theo một bài đồng dao trấn nhỏ này đời đời truyền xuống: 2 tháng 2, chiếu sáng nhà, đào đánh tường, rắn rết nhân gian không chỗ nập.

Thiếu niên họ Trần, tên Bình An, cha mẹ đã sớm qua đời. Đồ sứ của trấn nhỏ rất nổi danh, từ khi triều đình khai quốc tới nay, đã đảm đương trọng trách " Phụng chiếu nung đồ cúng tế hiến lăng" , có quan viên triều đình hàng năm chú đóng nơi đây, quản lý sự vụ. Thiếu niên không chỗ dựa, từ rất sớm đã là một thợ nung sứ, khởi điểm chỉ có thể làm chút việc nặng vặt vãnh, đi theo một sư phụ  nửa đường tính tình khó chịu, không ngờ thế sự vô thường, trấn nhỏ đột nhiên mất đi lá bùa hộ mệnh nung sứ này, mấy chục cái lò nung hình như rồng nằm quanh trấn nhỏ, trong một đêm toàn bộ bị quan phủ cưỡng chế đóng cứa tắt lửa.

Trần Bình An buông cành đào mới bẻ, thổi tắt ngọn nến, đi ra khỏi phòng, ngồi ở bậc thềm, ngửa đầu nhìn, bầu trời ánh sao lấp lánh

Thiếu niên đến nay vẫn nhớ rõ ràng, lã sư phụ chỉ nhận mình là nửa đồ đệ kia, họ Diêu, vào buổi sáng sớm mùa thu năm trước, bị người phát hiên ngồi trên một cái ghế trúc nhỏ, hướng đầu về phái lò nung, nhắm mắt xuôi tay.

Nhưng người để tâm vào chuyện vụn vặt như một người thợ già như vậy, chung quy là số ít.

Thợ thủ công trong trấn nhỏ đời đời chỉ biết nung sứ, vừa không dám đi quá giới hạn nung hàng cống phẩm, lại không dám mang đồ sứ trong kho ra buôn bán với dân chúng, đều phải tìm đường ra khác. Trần Bình An mười bốn tuổi cũng bị đuổi ra khỏi nhà, sau khi trở lại ngõ Nê Bình, tiếp tục thủ cái nhà cũ sớm rách nát không chịu nổi này, cảnh tượng không sai biệt lắm chỉ là bốn bức tường ảm đạm, nhung đây lại là chỗ ở duy nhất của Trần Bình An, không muốn ở cũng không được.

Sau một thời gian phiêu bạt tới lui, thiếu niên thật sự không tìm được nghề nghiệp để kiếm tiền, chỉ có thể dựa vào chút tích góp ít ỏi, miền cưỡng lấp đầy bụng, mấy ngày hôm trước nghe nói ở ngõ Kị Long mới từ bên ngoài đến một lão thợ rèn họ Nguyễn, tuyên bố với bên ngoài muốn thu bảy, tám thợ rèn học đồ, không trả tiền công, nhưng bao ăn. Trần Bình An liền nhanh chóng chạy đến tìm vận may, nghĩ nghĩ đến lão nhân chỉ liếc hắn một cái rồi cự tuyệt ngoài cửa từ chối. Lúc đó Trần Bình An còn buồn bực, lẽ nào công việc rèn sắt này không phải xem lực cánh tay có lớn hay không mà là xem tướng mạo tốt xấu?

Phải biết Trần Bình An tuy rằng nhìn gấy yếu, nhưng sức lực không thể khinh thường, đây là thiếu niên vào những năm làm gốm rèn luyện được, ngoài ra Trần Bình An còn theo lão nhân họ Diêu, chạy khắp cả trăm dặm núi sông quanh trấn nhỏ, quen thuộc cả bốn phía đất đai, thổ nhưỡng, nhẫn nhịn chịu khó, dạng nào khó khăn cũng chịu được, không chút nào chần chờ. Đáng tiếc lão Diêu không thích Trần Bình An, ghét bỏ thiếu niên không có ngộ tính, là gỗ mục không thể đẽo, đầu óc chậm chạp, kém xa đại đồ đệ Lưu Tiện Dương, việc này cũng không thể trách lão nhân bất công được, sư phụ dẫn vào cửa, tu hành tại cá nhân, ví dụ như việc làm một chiếc chén sứ đơn giản, Lưu Tiện Dương chỉ nửa năm là học được, còn Trần Bình An phải khổ cực 3 năm mới làm được.

Tuy rằng đời này chưa chắc dùng tới cái nghề này nữa, nhưng Trần Bình An vẫn theo thói quen trước đây, nhắm mắt lại, tưởng tượng trước người mình lại có bàn đá cùng bánh xe, bắt đầu luyện tập làm chén, quen tay hay việc.

Đại khái mỗi một một khắc , thiếu niên sẽ tạm nghỉ một chút, lắc lắc cổ tay, lặp đi lặp lại như thế, thẳng đến cả người tinh bì lực tẫn*, Trần Bình An lúc này mới đứng dậy, vừa tản bộ ở trong viện vừa thư giãn gân cốt. Từ trước tới nay không ai dạy Trần Bình An những việc này, tất cả là chính hắn qua nhiều lần suy nghĩ mà tìm ra được.

*Tinh bì lực tẫn: đại ý là không còn cả sức lực lẫn tinh lực, bị bóc lột đến không còn hơi sức, cạn kiệt sức lực

Trong không gian yên tĩnh, Trần Bình An nghe được một tiếng cười châm chọc chói tai, dừng bước chân lại, đúng như dự đoán, nhìn thấy bạn cùng lứa tuổi ngồi xổm ở trên đầu tường, nhếch miệng, không chút nào che dấu vẻ mặt xem thường.

Người này là hàng xóm của Trần Bình An, nghe nói là con riêng của Đốc tạo đại nhân tiền nhiệm, vị đại nhân nọ e sợ bị thanh lưu chê cười, ngôn quan buộc tội, cuối cùng một mình trở lại kinh thành nhận chức, giao hài tử lại cho vị quan tiếp nhận chức vụ có giao tình không tệ, giúp đỡ trông nom.

Bây giờ trấn nhỏ mất đi tư cách nung gốm cho triều đình một cách khó hiểu. Đốc tạo quan đại nhân phụ trách trông coi nung sứ cho triều đình, chính mình cũng là Nê Bồ Tát qua sông chính mình khó bảo toàn, làm sao còn nhớ đến con riêng của đồng liêu quan trường, để lại một ít tiền, liền vô cùng lo lắng chạy tới kinh thành móc nối quan hệ.

Thiếu niên hàng xóm bất tri bất giác* đã trở thành thứ bị vứt bỏ, ngày tháng vẫn như trước đây trôi qua trong thoải mái, cả ngày mang theo nha hoàn bên người, dạo chơi trong ngoài trấn nhỏ, quanh năm suốt tháng chơi bời lêu lổng, chưa bao giờ vì thiếu bạc mà phát sầu.

* bất tri bất giác: nói về trạng thái bị động, thuận theo tự nhiên khi việc gì đó xảy đến.

Ngõ Nê Bình nhà nhà tường viện đều rất thấp, thật ra thiếu niên hàng xóm không cần leo lên tường cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng sân bên này nhưng mỗi lần cùng Trần Bình An nói chuyện, cố tình thích ngồi xổm trên đầu tường.

So với cái tên Trần Bình An này thô thiển tục khí, thiếu niên hàng xóm lại có tên tao nhã hơn nhiều, gọi là Tống Tập Nhân, ngay cả tỳ nữ cùng hắn sống nương tựa lẫn nhau, cũng có cái tên nho nhã, gọi là Trĩ Khuê.

Thiếu nữ lúc này đang đứng ở bên kia tường viện, có một đôi mắt hạnh, rụt rè sợ hãi.

Bên kia cửa viện, có tiếng nói vang lên " Tỳ nữ này của ngươi có bán hay không?"

Tống Tập Nhân ngẩn người, theo âm thanh quay đầu nhìn lại, là một thiếu niên áo gấm với mặt mày mỉn cười, đứng ở ngoài viện, khuôn mặt hoàn toàn xa lạ.

Bên cạnh thiếu niên áo gấm đứng một vị lão giả thân hình cao lớn, khuôn mặt trắng nõn, sắc mặt hòa ái, nhẹ nhàng híp mắt dánh giá thiếu niên thiếu nữ trong 2 tòa nhà có sân tiếp giáp.

Tầm mắt lão giả đảo qua Trần Bình An, cũng không dừng lại, thế nhưng tại Tống Tập Nhân và tỳ nữ bên người, liền dừng lại, ý cười trong mắt ngày càng nồng đậm.

Tống Tập Nhân liếc mắt nói: " Bán! Làm sao không bán!"

Thiếu niên kia mỉm cười: " Vậy ngươi ra giá đi"

Thiếu nữ trừng lớn đôi mắt, vẻ mặt đầu không thể tin được, giống một con nai con.

Tống Tập Nhân lườm một cái, duỗi ra một ngón tay, quơ quơ " Một vạn lượng bạc!"

Thiếu niên áo gấm sắc mặt như thường, gật đầu nói: " Được"

Tống Tập Nhân thấy thiếu niên kia dáng vẻ không giống nói đùa, vội vả sửa lời: " Là một vạn lượng hoàng kim!"

Thiếu niên áo gấm khóe miệng nhếch lên, nói " Chọc ngươi thôi".

Tống Tập Nhân sắc mặt âm trầm.

Thiếu niên áo gấm không để ý đến Tống Tập Nhân nữa, rời tầm mắt nhìn về phía Trần Bình An " Hôm nay nhờ có ngươi, ta mới mua được cá chép kia, sau khi mua trở về, ta càng nhìn càng thích, nghĩ nhất định phải gặp mặt ngươi nói một tiếng cảm tạ, liền bảo Ngô gia gia mang ta suốt đêm đi tìm ngươi."

Hắn lấy ra một cái túi tiền nặng trịch, vứt cho Trần Bình An, khuôn mặt tươi cười xán lạn nói: "Đây là tạ ơn, ngươi và ta xem như đã thanh toán xong"

Trần Bình An vừa muốn nói truyện, thiếu niên áo gấm đã xoay người rời đi.

Trần Bình An nhíu nhíu chân mày.

Ban ngày hắn trong lúc vô tình thấy một người trung niên, mang theo lồng cá đi trên đường cái, bắt được một con cá chép màu vàng kim dài chừng cánh tay, nó tại giỏ trúc bên trong nhảy đến lợi hại, Trần Bình An chỉ liếc mắt một cái, liền cảm thấy rất thích, vì thế mở miệng hỏi, có thể dùng mười văn tiền mua nó hay không, người trung niên vốn chỉ để ăn, thấy có thể kiếm lời, nên đã lên giá, công phu sư tử ngoạm*, tới ba mươi văn tiền mới chịu bán. Trần Bình An trong túi làm gì có nhiều tiền như vậy, mà lại luyến tiếc con cá chép ánh vàng rực rỡ kia liền đi theo người trung niên, cố gắng trả giá, muốn mang giá hạ xuống mười lăm văn tiền, cho dù hai mươi văn cũng được, ngày tại thời điểm người trung niên có dấu hiệu nhả ra, thiếu niên áo gấm cùng lão nhân cao lớn đi ngang qua, bọn họ không nói hai lời, dùng năm mươi văn tiền mua cá chép cùng lồng cá, Trần Bình An chỉ có thể trơ mắt nhìn bọn họ nghênh ngang đi, không thể làm gì.

*Công phu sư tử ngoạm: chỉ việc đòi hỏi quá mức một cái gì đó.

Nhìn chằm chằm bóng lưng hai người kia đi càng lúc càng xa, Tống Tập Nhân sau khi thu hồi ánh mắt hung tợn, nhảy xuống đầu tường, lại tựa như nhớ lai cái gì, nói với Trần Bình An: " Ngươi còn nhớ rõ con rắn bốn chân hồi tháng riêng kia không?"

Trần Bình An gật gật đầu.

Sao lại không nhớ rõ, quả thực chính là ký ức vẫn còn mới.

Dựa theo phong tục truyền thừa mấy trăm năm của trấn nhỏ, nếu có rắn rết chui vào nhà mình, là dấu hiệu tốt, chủ nhân tuyệt đối không được đuổi đi hoặc đánh chết. Tống Tập Nhân vào thời điểm đầu tháng giêng, khi ngồi ở cửa phơi nắng, có con thằn lằn nhỏ tục xưng là rắn bốn chân, ở ngay dưới mí mắt của hắn chạy vào trong phòng, Tống Tập nhân bắt được liền quăng ra ngoài viện, không nghĩ tới con thằn lằn kia dù rơi tới thất điên bát đảo*, lại càng bị vứt càng đâm đầu chạy vào, làm cho Tống Tập Nhân chưa bao giờ tin thuyết quỷ thần tức giận đến mức không nhịn được, tức giận mang nó quăng vào sân nhà Trần Bình An, không nghĩ đến sáng ngày hôm sau Tống Tập Nhân lại thấy được con thằn lằn kia cuộn mình chiếm cứ ngay ở dưới giường mình.

*Thất điên bát đảo: bị rối loạn, hoảng hốt, mất cân bằng cực độ vì cái gì đó

Tống Tập Nhân nhận thấy thiếu nữ kéo tay áo mình

Thiếu niên cùng nàng tâm linh hữu tê*, theo bản năng đem lời nói đã đến bên miệng, một lần nữa nuốt về bụng.

*Tâm linh hữu tê: chỉ sự tâm ý tương thông

Hắn muốn nói là, con thằn lằn vô cùng xấu kia, gần đây trên trán hở ra, như đỉnh đầu mọc sừng.

Tống Tập Nhân thay đổi một câu khác " Ta cùng Trĩ Khuê có khả năng tháng sau sẽ rời khỏi nơi này".

Trần Bình An thở dài " Đi đường cẩn thận"

Tống Tập Nhân nửa thật nửa giả nói: " Có chút đồ vật ta không tiện rời đi, ngươi đừng thừa dịp nhà của ta không có người, liền không kiêng nể gì trộm mất."

Trần Bình An lắc lắc đầu.

Tống Tập Nhân bỗng nhiên cười ha ha, dùng ngón tay chỉ Trần Bình An, cợt nhả nói: " Nhát như chuột, khó trách hàn môn vô quý tử, đừng nói là đời này nghèo hèn, nói không chừng kiếp sau cũng trốn không thoát."

Trần Bình An im lặng không lên tiếng.

Sau khi quay về phòng, Trần Bình An đóng của lại, nằm ở trên tấm ván gỗ cứng rắn, thiếu niên bần hàn nhắm mắt lại, nhỏ giọng lẩm bầm: " Toái toái bình, tuế thế an, toái toái bình an, tuế tuế bình an..."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro