Chương 8: Sinh thần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Edit: uyenchap210

Khi trở về phủ Vĩnh Thành Hầu, Vương Hi kể chuyện túi thơm với Thường Kha.

Thường Kha thất kinh, nói:

- Muội làm đúng lắm! Lần sau đi, chúng ta nhớ phải mang dưa ngâm nước tương của Lục Vị Viên cho Phùng đại phu! Phùng đại phu tốt thật! Thê tử của ông ấy cũng thật hạnh phúc!

Vương Hi biết mà. Bất kể người con gái nào nghe được chuyện của Phùng đại phu thì đều có thái độ như vậy.

- Mà khoan đã! - Nàng ngăn Thường Kha lại. - Muội chưa ăn thử dưa ngâm nước tương của Lục VỊ Viên bao giờ! Phùng đại phu nói ngon, chứng tỏ món này có chỗ độc đáo. Hay chúng ta mua hai hũ về ăn thử trước nhỉ?

- Sao muội lại như thế?! - Thường Kha rất  bất mãn trước thái độ dửng dưng của Vương Hi. - Tỷ đã ăn dưa ngâm của Lục Vị Viên rồi. Củ cải ngâm tương, dưa leo ngâm tương, củ tỏi ngâm tương, gừng non ngâm tương,... tổng cộng một trăm hai mươi bảy loại. Muội có thể mua từng loại về thử!

Vương Hi choáng váng.

Vương Hi trả thù Thường Kha bằng cách túm nàng ấy đến chỗ thái phu nhân dùng bữa tối.

Thường Kha không muốn, Vương Hi bèn cười hắc hắc, nói:

- Nay muội ra ngoài mua đồ cho thái phu nhân, nếu tỷ không đi thì muội đi một mình.

Thế chẳng phải thái phu nhân sẽ nghĩ nàng ấy không hiểu chuyện?!

Thường Kha mở to mắt hạnh, nói:

- Lần sau muội còn làm biếng, đừng mơ tỷ giả bộ ngu ngơ giúp muội.

Vương Hi càng hiểu người của phủ Vĩnh Thành Hầu thì càng không muốn dây dưa với họ.

Nàng ôm tay Thường Kha, cười duyên:

- Tỷ tỷ yêu dấu ơi! Chẳng phải muội nghĩ cho chúng ta ư? Chúng ta ra ngoài chơi, kiểu gì lúc về cũng phải qua vấn vấn an thái phu nhân, mà lại sắp đến bữa tối, thể nào thái phu nhân cũng giữ chúng ta lại ăn cơm. Thôi thì chúng ta chủ động qua chỗ bà, để mọi người cùng vui.

Thường Kha nói:

- Nhưng tỷ không có lòng như muội —— Thường Ngưng nghe nói tỷ theo muội ra ngoài chơi, thể nào cũng nghĩ cách dùng bữa tối ở chỗ thái phu nhân. Đến lúc đó, kiểu gì tỷ ta cũng dở dở ương ương. Muội có thể không nhìn, không nghe, nhưng tỷ không có cách tránh.

Đặc biệt là mẫu thân của nàng ấy, trông mong sau này nàng ấy xuất giá có Hầu phủ chống lưng, sợ nàng ấy làm mất lòng Thường Ngưng, khiến Hầu phu nhân không vui. Mà nàng ấy cứ nghĩ đến những chuyện rắc rối phát sinh này là lại không nhịn được thở dài.

Bấy giờ, Vương Hi mới chợt nhận ra mình làm vậy chưa thỏa đáng. Nàng do dự hỏi:

- Hay là chúng ta dùng bữa với thái phu nhân xong rồi đi luôn? Dù sao chúng ta cũng ra ngoài cả ngày, mệt là chuyện bình thường.

Như thế có thể bớt nghe Thường Nhưng nói mấy câu.

Nhưng Thường Kha lại cho rằng đó không phải cách hay.

- Tỷ ta muốn làm cái gì thì làm hả? Tỷ ta sĩ diễn với muội. Nếu có muội ở đó, tỷ ta châm chọc, khiêu khích vài câu là cùng, nhưng nếu tỷ giả bộ không hiểu, tỷ ta sẽ càng giận, thế coi như phản tác dụng rồi!

Vương Hi ngẫm lại. Đúng là tính Thường Ngưng như vậy. Nàng bật cười ha ha, nói:

- Dù sao đây cũng là một cách!

Sau đó, nàng chân thành nói với Thường Kha:

- Nhà ngoại đối xử với tỷ thế nào? Có biểu huynh hay thế bộc nào tin tưởng được không? Muội cho rằng gia chủ nhà tỷ không có tiền nên chỉ có thể phụ thuộc vào Hầu phủ. Chẳng thà tỷ suy ngẫm xem, tranh thủ lúc muội còn ở kinh thành tìm giúp nhà tỷ một công việc rồi kiếm cơ hội ra ở riêng.

Thường Kha lắc đầu, đáp:

- Vô dụng thôi. Đây không phải là chuyện tiền bạc. Phụ thân của tỷ ở lại Hầu phủ cũng bởi vì có năng lực quản lý công việc, nếu muốn ra ở riêng thì đã ra lâu rồi. Chủ yếu là phụ mẫu tỷ cho rằng rời Hầu phủ thì sẽ không có nơi che chở, không có ai để nhờ cậy. Giờ tỷ chỉ trông mong đệ đệ đừng bị phụ thân dạy thành cái tính giống ông ấy rồi tiếp tục làm việc cho Đại đường huynh thôi.

Vương Hi biết một số việc của phủ Vĩnh Thành Hầu nhưng cũng chỉ là bề nổi, vì vậy nàng không nên tùy tiện đưa ra lời khuyên cho người khác. Không thể để đến mùa thu, khi nàng đã chạy về Tứ Xuyên rồi mà đại chưởng quỹ vẫn phải xử lý mấy thứ rối rắm còn lại. Nàng chuyển câu chuyện sang đồ mua cho thái phu nhân, chẳng mấy chốc hai người đã tới Ngọc Xuân Đường.

Thái phu nhân đã biết hai nàng về, đang chờ hai nàng đến vấn an.

Vú Thi tươi cười ra ngoài đón.

Vương Hi đưa cho bà ta hầu bao ngũ độc:

- Ta và Ngũ biểu tỷ ra ngoài mua đồ, thấy đẹp nên tặng cho vú.

Trong dịp tết Đoan Ngọ, kinh thành có phong tục đeo hầu bao ngũ độc. Tuy bây giờ cách tết Đoan Ngọ hơi sớm nhưng cũng coi như có lòng.

Nụ cười trên mặt vú Thi càng tươi. Bà ta không thể ghét Vương Hi được. Mỗi lần Vương Hi qua chỗ thái phu nhân đều mang theo gì đó, mà bà ta lại là hầu cận của thái phu nhân nên mới chỉ hai, ba tháng này thôi đã được hưởng không ít lộc. Vú Thi luôn miệng cảm ơn, nhận hầu bao rồi dẫn hai người vào phòng thái phu nhân. Truyện được đăng tại Wattpad uyenchap210

Vương Hi và Thường Kha vấn an thái phu nhân, sau đó lấy ra mấy những thứ mua cho thái phu nhân ở Vân Thường Dung như băng che trán, khăn tay và mấy món đồ tinh linh.

- Cháu và Ngũ biểu tỷ chọn đó ạ. Dù tay nghề tầm trung nhưng trông thú vị lắm.

Đúng là rất thú vị. Những món đồ kia không hồng thì cũng là tím, trắng bạc, là màu sắc mà các cô nương trẻ hay dùng, lại còn thêu họa mi, vẹt, ong mật. Đặc biệt, các hình thêu này rất sáng tạo, sinh động, vui mắt.

Vương Hi nhớ mua quà cho bà, bà rất vui. Nhưng bà là thái phu nhân của phủ Vĩnh Thành Hầu, đã con cháu đề huề mà lại dùng những đồ như này thì hơi quá. Bà vuốt ve con họa mi được thêu bằng chỉ vàng lục đan xen, màu sắc tươi sáng, sinh động như thật trên nền quạt hồng.

- Đây không phải màu ta nên dùng. Con bé này thật là, càn quấy quá!

Vương Hi lại không nghĩ như thế, cười đáp:

- Bà thương chúng cháu như thế, chắc chắn sẽ sống lâu trăm tuổi. Chuyện quần áo thì không nói làm gì, nhưng chẳng lẽ những món đồ nhỏ thế này cũng không được chọn màu sắc tươi sáng? Lão hầu gia đã không còn, Hầu gia lại là người con hiếu thảo, nếu bà thích thì ai dám nói gì. Nếu không có bà, cái nhà này có được như ngày hôm nay không?

Ai bảo lão hầu gia không cứu mẫu thân nàng, dù ông ta chết rồi, nàng vẫn tranh thủ lôi ông ta ra làm bia đỡ. Nếu ông ta ở dưới đó biết thì càng tốt!

Thái phu nhân nghe nàng nói vậy thì lập tức nghĩ đến những ngày tháng chịu thương chịu khó của mình, cảm thấy mình không những nhận những món đồ này mà còn phải thoải mái dùng, xem ai dám chỉ trỏ!

- Vậy bà nhận! - Thái phu nhân cười ha hả, dặn vú Thi. - Khi nào tham gia tiệc mừng thọ của Trưởng công chúa thì dùng.

Vú Thi muốn nói nhưng rồi vẫn không hé răng.

Thái phu nhân càng thương Vương Hi. Nhà nhiều con nhiều cháu như thế mà không có đứa nào cảm thông với bà. Lão hầu gia đi rồi, bà là thê tử kết tóc nên thủ tiết cho ông, nhưng thủ tiết thế nào là chuyện của bà. Bà muốn để mọi người biết bà bất mãn với ông ra sao.

Thái phu nhân nắm tay Vương Hi, ánh mắt càng từ ái, nói:

- Cháu ngoan, hôm nay cháu dùng bữa tối ở chỗ ngoại đi.

Rồi bà quay sang nhìn Thường Kha đang ngồi cạnh Vương Hi, bồi thêm một câu:

- A Kha cũng ở lại đi.

Sau đó, bà hỏi Vương Hi muốn ăn gì.

Dạo trước Vương Hi phàn nàn về chuyện cơm nước, Hầu phu nhân bèn nhân cơ hội quản giáo lại phòng bếp, đuổi mấy người bằng mặt không bằng lòng, thay bằng người của mình. Chuyện cơm nước trong Hầu phủ cũng theo đó tốt lên rất nhiều, không ai dám nói "không làm được", mà nếu không làm được thì cũng nghĩ cách ra ngoài mua về.

Trên dưới trong nhà đều được thơm lây.

Mọi người nhất trí kín miệng trước thái phu nhân, và cũng không ai nói với Hầu gia. Còn Hầu phu nhân thấy Vương Hi thì cứ phải gọi là mặt mày hớn hở, khiến Vương Hi giật hết cả mình.

Vương Hi không phải người thích ngược đãi bản thân, cũng biết các bà cụ không chỉ thích màu tươi sáng mà còn mong con cháu vẫn dựa vào mình.

Nàng không khách sáo nhắc đến chân giò thủy tinh mà hôm nay chưa được ăn, còn nhắc khéo với người hầu của thái phu nhân:

- Nghe nói chân giò thủy tinh của Tứ Mỹ Quý rất ngon, nhưng con và Ngũ biểu tỷ không dám ăn một mình bên ngoài.

Thái phu nhân nghe vậy thì tươi cười vung tay, nói:

- Thế hôm nay ăn món đó.

Phòng bếp vội cuống cả lên.

Vương Hi và Thường Kha nói chuyện với thái phu nhân, kể về chuyện hai người may váy áo mới. Thái phu nhân nghe mà nhíu mày, nói:

- Mẫu thân của A ngưng không kêu người may đồ cho các cháu à?

- Tất nhiên là có ạ.

Hầu phu nhân cũng khá quan tâm đến Vương Hi nên Vương Hi sẽ không để Hầu phu nhân phải khó xử. Nàng vội nói:

- Chúng con nổi hứng muốn ra ngoài chơi đó ạ.

Bấy giờ, thái phu nhân mới gật đầu.

Vương Hi kể, thái phu nhân nghe, Thường Kha ngồi bên tiếp lời, đúng là một buổi nói cười rôm rả. Sau đó, mọi người dùng bữa tối.

Các công tử của Hầu phủ đã lần lượt tới vấn an thái phu nhân, vậy mà Thường Ngưng và Thường Nghiên vẫn chưa tới.

Thường Kha bèn thì thầm với Vương Hi:

- Chúng ta chuồn mau thôi.

Vương Hi gật đầu, lấy cớ quá mệt mỏi cùng Thường Kha ra về. Lúc rời chỗ thái phu nhân, Thường Kha thở phào nhẹ nhõm, chia tay Vương Hi ở ngã rẽ hành lang rồi về phòng nghỉ.

Truyện được đăng tại Wattpad uyenchap210

Vương Hi tắm rửa qua loa rồi lên giường nằm, nhưng không tài nào ngủ được. Nàng nghĩ đến ban sáng tình cờ gặp Trần Lạc trong hiệu thuốc. Rốt cuộc chàng đã biết mình là người nhìn trộm chàng chưa?

Vương Hi lại nghĩ tới lúc chàng đỡ mình, nghĩ đến ánh mắt dịu dàng ấy. Nếu chàng không biết thì không nói làm gì. Nhưng nếu đã biết mà ban sáng lại có thái độ như thế thì chắc chàng sẽ rút cây đao cắm trong rừng trúc kia!

Vương Hi ngứa ngáy, rất muốn đứng dậy, chạy ngay đến Liễu Ấm Viên xem cây đao kia đã được rút chưa.

Nhưng mà Liễu Ấm Viên đang sửa, để an toàn thì ban đêm sẽ khóa cửa và có người canh giữ.

Thôi sáng sớm mai qua xem vậy.

Nghĩ là thế nhưng nàng không thể bình tĩnh được, cứ trằn trọc mãi. Bạch Truật đọc mấy trang sách cũng vô dụng, đành phải thêm hương an thần. Mùi hương ngọt ngào giúp nàng từ từ vào giấc và có tràng mộng.

Trong mộng, nàng ghé vào đầu tường của Liễu Ấm Viên, thấy đại đao cửu hoàn vẫn cắm nguyên ở đó, nhưng dải lụa kia đã tắm ướt mưa gió, rách mát tả tơi, không còn chói mắt như trước. Gió lớn thổi qua, nó chỉ lắc lư mấy cái, không có sức tung bay phần phật, tựa như quân lính vỡ trận, bị người ta quên lãng trong góc tối, mất đi vẻ ngang tàng hống hách khi xưa.

Nàng ở trong mơ cười khoái trí, chạy tới nhổ cây đao, nhưng làm thế nào cũng không nắm được chuôi...

Vương Hi giật mình tỉnh.

Sắc trời chưa tỏ, a hoàn của nàng đều đã rời giường.

Có lẽ vì nàng phải đi vấn an buổi sáng như trước đây nên mọi người đã dậy từ trước giờ Dần.

Nàng chậm rãi đứng lên, để a hoàn hầu thay y phục. Nhưng trong lòng cứ nghĩ đến tràng mộng đêm qua, nàng càng muốn đi xem cây đại đao cửu hoàn còn cắm ở đó không.

Vương Hi quyết định đến Liễu Ấm Viên trước rồi mới qua vấn an thái phu nhân. Mà thế thì bữa sáng chỉ có thể ăn qua loa.

Bạch Quả khuyên nàng:

- Hôm nay, phòng bếp nấu cháo sườn cải mai, sủi cảo tôm và xíu mại chà bông trứng muối ạ.

Lâu rồi Vương Hi chưa được ăn chào sườn cải mai. Nàng do dự hồi lâu, cuối cùng sự tò mò vẫn chiếm phần thắng.

- Chúng ta qua chỗ thái phu nhân ăn chực bữa sáng. 

Hình ảnh minh họa cho cháo sườn cải mai.

Hình ảnh minh họa cho há cảo tôm.

Hình ảnh minh họa cho xíu mại chà bông trứng muối.

Kinh thành rạng sáng, đã sắp vào hạ mà tiết trời vẫn hơi se lạnh. Vương Hi đi ra từ cửa sau, nắm chặt áo choàng gấm đỏ trên người, nhưng vừa đến cổng của Tình Tuyết Viên thì lại chạm mặt Thường Kha.

- Sớm vậy muội đã ăn sáng chưa? Tỷ đang định qua chỗ muội ké bữa sáng. - Thường Kha hồn nhiên hỏi.

Vương Hi không chắc thanh đao cửu hoàn kia còn cắm trong rừng trúc không nên không muốn Thường Kha cùng theo đến Liễu Ấm Viên.

Coi bộ hôm nay nàng quá có duyên với cháo sườn rồi.

Nàng đành phải quay về cùng Thường Kha, vừa cởi áo khoác đưa cho tiểu a hoàn vừa nói:

- Sao hôm nay tỷ đột nhiên có hứng qua chỗ muội ăn sáng vậy? Muội vốn định qua chỗ thái phu nhân dùng bữa nè.

Thường Kha và Vương Hi ngồi xuống bàn tròn, đợi tiểu a hoàn bày bữa.

- Tỷ gần như thức trắng đêm qua. - Nàng ấy ghé lại gần Vương Hi, thì thầm. - Tỷ cứ thấy Trần Lạc sao sao ấy. Người xưa có câu "Ba tuổi thấy già*". Dù mấy năm rồi tỷ không gặp Trần Lạc, nhưng tính hắn thế nào, vớ đại một người hỏi là biết. Thế mà lúc ở hiệu thuốc, hắn thấy muội sắp ngã thì ba chân bốn cẳng chạy tới dìu, còn trưng ra bộ mặt dịu dàng. Hắn tự dưng làm bộ ân cần như vậy không phải lừa đảo thì cũng là trộm cướp, chắc chắn không có gì tốt. Chẳng phải muội coi Phùng đại phu như người thân ư? Tỷ nghĩ muội phải chú ý chuyện này đi, thế nào cũng phải cảnh báo cho Phùng đại phu biết. Hắn ở trước mặt Phùng đại phu và trước mặt người khác là hai người hoàn toàn khác nhau. Chắc chắn hắn định làm gì đó với Phùng đại phu!

Ba tuổi thấy nhỏ, bảy tuổi thấy già: ý muốn nói rằng từ vẻ ngoài của một đứa trẻ đã có thể biết được sau này nó trở thành người như thế nào. Truyện được đăng tại wattpad uyenchap210

Vương Hi không ngờ mới sáng sớm nàng ấy chạy tới lại vì chuyện này. Nàng không khỏi ngẩn người.

Thường Kha thấy nàng không có phản ứng thì tưởng nàng không để tâm lời mình nói, thế là hơi giận vỗ vai nàng, cao giọng lên:

- Không phải tỷ dù dọa đâu! Cái con người của hắn, ngay cả phụ thân của hắn cũng không ưa, vậy mà hôm qua lúc đỡ muội lại tỏ ra dịu dàng. Tỷ nghĩ lại là thấy rùng mình. Toan tính của hắn chắc chắn rất kinh khủng, muội nhất định phải chú ý, biết chưa?

Nói rồi còn lay lay vai Vương Hi.

Vương Hi bị lay mà hoa mắt chóng mặt, vội nói:

- Tỷ yên tâm, muội nhất định sẽ cẩn thận!

Nhưng trong bụng lại xem thường.

Nàng tin trực giác của mình. Như hồi còn bé, Tứ cô cô cứ thấy nàng là lại cười tươi như hoa, người khác đều nói Tứ cô cô quý nàng còn hơn cả con gái của cô, nhưng tự nàng biết Tứ cô cô không hề thích nàng.

Nàng có thể cảm giác được Trần Lạc không có ác ý gì. Nếu không, với sự sòi đời của mình, Phùng đại phu đã không chỉ khuyên nàng mấy câu.

Song, định kiến không phải là thứ có thể thay đổi tức thì. Vương Hi không định thay đổi cách nhìn của Thường Kha về Trần Lạc. Nhưng nàng cũng biết Thường Kha muốn tốt cho nàng nên lập tức nắm tay nàng ấy, đảm bảo:

- Tỷ yên tâm, muội nhất định sẽ nói lại với Phùng đại phu. Bình thường muội rất cẩn thận mà.

Thường Kha gật gật đầu, cuối cùng cũng vơi đi lo lắng trong lòng.

Hai người cùng ăn sáng. Thường Kha lại tán dương đầu bếp của nàng như mọi lần. Thấy sắc trời không còn sớm, hai người nắm tay nhau cùng đến chỗ thái phu nhân.

Ăn no thỏa thuê đâm ra hơi lười, Thường Kha và Vương Hi vừa đi vừa nói đến chuyện trong phủ:

- Muội biết tại sao hôm qua Thường Ngưng và Thường Nghiên tới muộn vậy không? Thường Ngưng cãi nhau với Phan tiểu thư. Đại bá mẫu tức quá, muốn cấm túc Thường Ngưng, trùng hợp lúc đó Thường Nghiên qua gọi tỷ ta đi vấn an thái phu nhân. Thường Nghiên khuyên Đại bá mẫu hồi lâu, Đại bá mẫu mới nguôi giận, thả Thường Ngưng đi.

Vương Hi "chậc chậc" cảm thán:

- Nhị biểu tỷ ghê gớm thật đó! Ai cũng gây sự được.

- Chứ còn gì nữa! - Thường Kha nói. - Tỷ nghĩ Phan tiểu thư không muốn làm ầm ĩ lên đâu. Dù sao nàng ấy cũng đến xem mặt, nếu có lời ra tiếng vào ảnh hưởng đến nàng ấy thì hôn sự với Lưu gia cũng khó. Chắc chắn là Nhị tỷ gây sự trước. Mà chẳng hiểu sao tỷ ta như suốt ngày ăn pháo, thấy ai cũng muốn gây sự. Giờ có Phan tiểu thư chắn trước hai ta, hai ta có thể yên bình một thời gian rồi. Mặc dù như vậy hơi có lỗi với Phan tiểu thư nhưng tỷ thật sự sợ tỷ ta nhiễu sự.

Vương Hi cũng thấy Thường Ngưng thích gây sự vô cớ. Nàng cười nói:

- Nhưng thương Tam biểu tỷ thật, bị kéo chân mà còn phải giải quyết hậu quả cho người ta.

Thường Nghiên trưởng thành, điềm tĩnh hơn Thường Ngưng nhiều. Dù Thường Ngưng lớn hơn Thường Nghiên một tháng tuổi, nhưng trong mắt mọi người, Thường Ngưng mới giống muội muội, còn Thường Nghiên lại là tỷ tỷ, và còn được đánh giá cao hơn. Vương Hi biết như vậy có hơi kỳ lạ, nhưng ai bảo Thường Ngưng khó ưa, nàng không muốn để ý đến Thường Ngưng.

Khi đến chỗ thái phu nhân, bọn nàng không chỉ thấy Thường Ngưng và Thường Nghiên mà còn có Phan tiểu thư. Ba người ngồi quanh thái phu nhân, tất cả đang nghe Thường Ngưng nói gì đó.

Đêm qua còn xích mích, thế mà sáng nay đã cùng tới vấn an thái phu nhân. Vương Hi và Thường Kha liếc nhau, sau đó mới bước tới thi lễ với thái phu nhân. A hoàn nhanh nhạy bưng ghế đôn tới. Hai người cảm ơn rồi ngồi xuống, bấy giờ mới biết mọi người đang bàn về tiệc mừng thọ của Trưởng công chúa Bảo Khánh.

Thái phu nhân hỏi các nàng chuẩn bị váy áo, trang sức thế nào rồi, sau đó nói:

- Tuy năm này không phải năm tròn nhưng Thục Phi nương nương vẫn dẫn Công chúa Phú Dương đến chúc thọ Trưởng công chúa Bảo Khánh. Các cháu nhớ chú ý, ngày đó mặc gì phải để Hầu phu nhân xem trước, đừng làm mất mặt ở yến hội.

Thục Phi nương nương ư? Vương Hi chớp mắt.

Nếu nói Hoàng hậu là người thống lĩnh lục cung thì vị Thục Phi nương nương này chính là người được sủng ái nhất hậu cung. Bà ấy còn sinh cho Hoàng thượng Tam Hoàng tử, Ngũ Hoàng tử và con gái duy nhất là Công chúa Phú Dương.

Vĩnh Hưng năm mười sáu, bà ấy xém chút được sắc phong làm quý phi. Bà ấy cũng là phi tần duy nhất trong hậu cung sinh hai vị hoàng tử, có thể nói là một nhân vật hết sức quan trọng trong chúng phi tần.

Bà ấy cũng đến chúc thọ Trưởng công chúa Bảo Khánh... Nàng chỉ biết Trưởng công chúa thân với Hoàng hậu chứ chưa hề nghe nói về mối quan hệ giữa Trưởng công chúa và Thục Phi nương nương!

Thường Ngưng nghe vậy thì hai mắt sáng lên, hỏi thái phu nhân:

- Trưởng công chúa Bảo Khánh phái người báo cho bà ạ?

Trước những yến hội vô cùng long trọng, chủ nhà sẽ phái quản sự vú hầu đi thông báo và lưu ý một số điều với các phủ tham gia, tránh cho ngày đó xảy ra sơ suất.

Thái phu nhân gật đầu, nói:

- Trưởng công chúa là người rất bình dị gần gũi. Ngoài trừ tiệc mừng thọ năm bốn mươi tuổi có Hoàng thượng và Hoàng hậu tới thì đây là lần đầu tiên Trưởng công chúa cẩn thận phái người đi thông báo cho các phủ. Song, chưa chắc Trưởng công chúa đã thật tâm hoan nghênh Thục Phi nương nương đích thân đến chúc thọ. Các cháu phải cẩn thận, đừng để lúc đó xảy ra chuyện gì.

Vương Hi nghĩ bụng. Xem ra tiệc mừng thọ này không đơn giản!

Chẳng biết có phải vì Tam Hoàng tử và Ngũ Hoàng tử đều đến tuổi kết duyên, khai phủ phong vương không mà nàng đã cảm nhận được một hồi mưa gió có trò vui để xem, dẫu còn cách mười ngày nữa mới đến sinh thần của Trưởng công chúa.

Mọi người thưa vâng. Nhưng trông Thường Ngưng khá hờ hững, hình như không để tâm đến lời của thái phu nhân. Thường Nghiên thì ngược lại, ánh mắt nghiêm túc, chắc trong đầu đang nghĩ nhiều lắm. Song, bất ngờ hơn hết chính là Phan tiểu thư, thần sắc bình tĩnh, mỉm cười dịu dàng, không có vẻ muốn ganh đua với ai.

Vương Hi nghĩ đến mục đích nàng ấy đến kinh thành thì cảm thấy nàng ấy cũng giống mình và Thường Kha, chỉ định tới dự cho đủ số lượng rồi thôi. Nàng thầm gật đầu, đánh giá vị Phan tiểu thư này có lẽ cũng là một người hiểu chuyện biết điều

Từ hôm đó trở đi, thỉnh thoảng Hầu phu nhân lại qua Tình Tuyết Viên và Xuân Ấm Viên xem bọn nàng chuẩn bị váy áo đi dự tiệc chúc thọ của Trưởng công chúa Bảo Khánh. Đương hiên, đây đều là chuyện sau này.

Mà lúc này đây, thái phu nhân vẫn không yên tâm dặn dò thêm lần nữa. Thường Ngưng bất ngờ hỏi tới Thi Châu:

- Khi nào tỷ ấy vào kinh ạ? Lỡ mất tiệc mừng thọ của Trưởng công chúa thì nguy!

Nhưng thái phu nhân lại mong đứa cháu gái này tới muộn một chút —— Bên Liễu Ấm Viên phải cuối tháng sáu, đầu tháng bảy mới xong. Thi Châu tới sớm quá sẽ không có chỗ cho nó ở.

Thường Ngưng hỏi vậy lại thành dở, Thái phu nhân ngượng ngùng, nói mấy câu rồi bưng trà,

Mọi người lập tức đứng dậy về. Vú Thi đưa các nàng ra cửa.

Như bình thường, Thường Ngưng và Thường Nghiên cùng đi một đường, Vương Hi và Thường Kha cùng đi một đường, còn Phan tiểu thư thì ăn ý đi sau.

Nhưng hôm nay lại không bình thường.

Vừa ra khỏi Ngọc Xuân Đường, Thường Ngưng đang kéo tay Thương Nghiên đi thẳng thì đột nhiên dừng bước, ngó lơ Vương Hi, hỏi Thường Kha:

- Nghe nói hôm qua ngươi ra ngoài dạo phố với Vương biểu muội? Mua được đồ gì tốt không?

Giọng điệu kia giống như đang chất vấn người hầu ra ngoài chưa xin phép.

Vương Hi không vui, nhưng không định trả lời thay Thường Kha, vì ra ngoài hay ở nhà là lựa chọn của Thường Kha. Nàng chỉ im lặng nhìn Thường Kha.

Phan tiểu thư đang đi song song với hai nàng tỏ ra kinh ngạc, đồng thời bước ra xa vài bước, tách khỏi chuyện này. Nàng ấy trông có vẻ không màng thế sự, nhưng ánh mắt cũng rơi trên người Thường Kha.

Thường Kha lập tức trở thành tiêu điểm.

Thường Nghiên giật tay áo của Thường Ngưng. Thường Ngưng lại hất tay Thường Nghiên ra. Sắc mặt của Thường Nghiên vô cùng khó coi.

Thường Kha đã không còn nhút nhát kiệm lời như trước. Nàng ấy như chẳng nghe ra ác ý trong lời của Thường Ngưng, vừa nhìn thẳng vào Thường Ngưng vừa mỉm cười ngọt ngào lộ ra núm đồng tiền ở má trái, vừa nhẹ nhàng đáp:

- Ừ! Muội không chỉ ra ngoài dạo phố với Vương biểu muội mà còn dẫn Vương biểu muội đến quán bánh nướng mà hồi nhỏ chúng ta rất thích ăn. Vương biểu muội thì dẫn muội đi may y phục. Chính là Vân Tưởng Dung đó. Mới đầu, muội không biết đó là Vân Tưởng Dung, nhưng sau khi họ tặng bọn muội túi thơm do đại sư Triều Vân của chùa Đại Giác làm thì muội mới giật mình nhận ra đó là Vân Tưởng Dung mà Lục tiểu thư của phủ Khánh Vân Hầu hay tán dương.

Tiếp đó, nàng ấy bình tĩnh kể lại chuyện mình và Vương Hi may đồ mới, kể lại thái độ cung kính của chủ tiệm. Nghe nói Vương Hi đến, cửa tiệm đặc biệt đóng cửa, chỉ tiếp mỗi mình và Vương Hi. Nương tử quản lý tiệm còn niềm nở nhiệt tình hỏi Vương Hi và nàng thích kiểu y phục thế nào rồi giới thiệu các loại vải hợp ý hai người nhất. Ngoại trừ được tặng túi thơm, tiệm còn mời khách bằng Minh Tiền Long Tỉnh chính cống. Ly trà là sứ thanh hoa, xuất xứ từ lò nung của trấn Cảnh Đức. Vì mỗi vị khách đến đều được uống một ly trà mới nên khi ra về đã tặng hai nàng bộ trà đó.

Rất rất nhiều điều khiến Thường Kha mở rộng tầm mắt, càng nói càng sáng hai mắt, thậm chí thốt ra:

- Bảo sao nhiều nhà có thợ giỏi nhưng vẫn thích đến Vân Tưởng Dung may y phục. Ai mà chẳng muốn muốn có người dâng trà bưng bánh tới tận tay, ngước mắt lên có người hỏi mình cần gì, hầu hạ mình như công chúa.

Thường Kha tán dương Vân Tưởng Dung một hồi.

Thường Ngưng nghe mà tức run người. Nàng ta cảm thấy từ khi Thường Kha chơi với Vương Hi thì quên hết phép tắc, không những không chuẩn bị váy áo theo ý mẫu thân của nàng ta mà còn chạy ra ngoài may đồ mới với Vương Hi. Vân Tưởng Dung tốt thế thì sao không được vào Châm Công cục? Sao còn phải mượn hơi của Lục tiểu thư phủ Khánh Vân Hầu? Đi theo Vương Hi, Thường Kha càng ngày càng giống cái thứ mang dòng máu con buôn, trong mắt chỉ có vàng có bạc!

Nàng ta lạnh lùng lườm Vương Hi một cái rồi nói với Thường Kha:

- Ngươi đi may đồ mới đó hả? Ta thấy ngươi đi hưởng thụ được người ta bợ đít thì đúng hơn! Sao người không nhìn lại mình đi, dùng tiền để người ta bợ đít mà còn tỏ ra vẻ vang lắm. Người chẳng biết liêm sỉ là gì nữa rồi!

Lời này cũng hơi quá.

Đừng nói là Thường Kha và Vương Hi, mà ngay đến Thường Nghiên không bao giờ xen tranh cãi của các tỷ muội và Phan tiểu thư bàng quan với tất cả cũng phải biến sắc.

- Nhị tỷ! - Thường Nghiên bật thốt gọi Thường Ngưng.

Phan tiểu thư nhíu mày.

Vương Hi thì sầm mặt. Ánh mắt vốn đang lấp lánh ý vui lập tức lạnh lùng sắc bén, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến mất. Ngay sau đó, nàng mỉm cười, cất giọng nói còn ngọt ngào, trong trẻo hơn bình thường:

- Nhị biểu tỷ sao vậy? Bọn muội thấy thợ trong phủ không có gì sáng tạo, quanh đi quẩn lại cứ lôi Châm Công cục ra nói nên thấy phiền thôi. Giờ ai chẳng biết trong lễ Phật Đản mấy ngày trước, Hoàng hậu nương nương và Thục Phi nương nương theo Hoàng thượng đi dâng hương đều mặc váy áo kiểu dáng Tô Châu. Mà phủ Khánh Vân Hầu lại thân gần cung cấm nên thích học theo trong cung. Chẳng phải bọn muội sợ làm Hầu phủ ta mất mặt nên mới tới Vân Tưởng Dung à? Hơn nữa, tại thương ngôn thương*, bọn muội tới tiệm họ may xiêm y thì chính là khách của tiệm, họ tiếp đón bọn muội chu đáo là lẽ đương nhiên! Còn về chuyện thưởng bạc, nhiều nhất là hai, ba mươi lượng, ngang với cây trâm vàng của chúng ta, mà bình thường thưởng cho người hầu cũng không chỉ có vậy. Hơn nữa, dù sao Vân Tưởng Dung người ta cũng là tiệm quen của nữ quyến phủ Khánh Vân Hầu, đâu hèn kém đến mức phải nịnh bợ bọn muội chỉ vì một cây trâm!

Trong mua bán nói chuyện kiểu mua bán

Nói đến đây, nàng còn buồn rầu liếc Thường Kha một cái rồi thở than:

- Thợ đo từng ly, may từng tấc mà phủ ta lại không thưởng cho họ ư? Hay do muội thưởng quá nhiều, chứ muội thấy họ còn ân cần với muội hơn cả người của Vân Tưởng Dung...

Vương Hi đang khoe khoang nó thưởng cho người hầu nhiều đấy hả?

Thường Ngưng càng tức, nhưng cũng không thể phủ nhận Vương Hi hào phóng. Ngay cả người hầu của nàng ta khi nghe nói được gặp Vương Hi cũng muốn săn sóc Vương Hi, muốn kiếm được ít tiền lọt từ kẽ tay của Vương Hi. Nhưng chính vì vậy mà nàng ta càng không thích.

Thường Ngưng cười mỉa:

- Muội cũng biết người khác yêu tiền của mình!

- Biết chứ! - Vương Hi làm bộ như trẻ nhỏ không hiểu sự đời, tròn mắt nghiêng đầu nhìn Thường Ngưng. - Trên đời này có ai không thích tiền? Thứ vặt vãnh này, muội tiện tay cũng làm được, nhưng có thể khiến người ta vui vẻ cung phụng, làm việc đâu ra đấy, thế chẳng phải chỉ là chút chuyện nhỏ nhặt thôi sao?

Rồi nàng tự trách, kiểm điểm:

- Muội không nên áp đặt sở thích của mình lên người khác. Cảm ơn Nhị biểu tỷ nhắc nhở, không thì muội vẫn không biết phủ ta không thích thưởng tiền cho người hầu. Muội đã vào phủ, tất phải nhập gia tùy tục, học ba vị biểu tỷ. Mọi người làm thế nào, muội sẽ làm thế đó.

Sau đó an ủi Thường Ngưng:

- Tỷ yên tâm, muội sẽ không làm loạn nữa, không tùy tiện thưởng người hầu nữa!

Có thể làm như thế ư?

Đừng nói là người hầu của Thường Ngưng, mà ngay cả người hầu của Thường Nghiên cũng bực bội.

Phủ Vĩnh Thành Hầu có tiền thì Vương Hi cần gì phải bỏ tiền ra sửa Liễu Ấm Viên? Vương Hi hào phóng là chuyện miễn bàn. Người được Hầu phu nhân phái sang Tình Tuyết viên quét sân hai tháng này đã kiếm được tiền thưởng hơn cả tiền công hàng tháng.

Nhưng giờ thì hay rồi, nhờ mấy câu của Thường Ngưng mà chỗ tiền thưởng ấy bay biến luôn rồi.

Mặc dù biết rõ đây là thần tiên đánh nhau, tai bay vạ gió đến họ, nhưng ai lại không tiếc chỗ tiền thưởng ấy? Ai có thể bình tĩnh như chẳng có gì xảy ra?

Đương nhiên không có ai.

Thế nên mấy đứa Thường Ngưng còn chưa giải tán thì chuyện này đã tới tai vú Thi. Vú Thi nhịn không được mắng thầm Thường Ngưng mấy câu "ngớ ngẩn", "ngu xuẩn". Là vú hầu thân cận của thái phu nhân, vú Thi nhận lộc nhiều nhất của Vương Hi, tới mức có thể đánh được một bộ trang sức. Chẳng hiểu Hầu phu nhân dạy kiểu gì ra đứa con gái như Thường Ngưng, bảo sao không được Đại tiểu thư đã xuất giá lấy Hầu gia thích.

Bà vội vã đứng dậy, muốn ra giải vây cho Vương Hi, nhưng tới cửa thì bước chân lại chậm lại.

Mặc dù Vương Hi nói vậy là nhắm tới Thường Ngưng, nhưng nếu bà đi ra, thể nào bọn a hoàn trong phủ cũng nghĩ Thường Ngưng chặn nguồn tiền của bọn nó, còn với những vú hầu giống bà thì sẽ cho rằng bà chuyện bé xé ra to, thủ đoạn non nớt. Nếu Vương Hi thông minh, ắt sẽ không chặt đường lộc của những người hầu thân cận. Thế thì bà tội gì phải lội vào vũng nước đục này?

Nhưng vú Thi lại không ngờ Vương Hi khó chơi hơn bà tưởng.

Vương Hi quay đầu, đi thẳng tới chỗ thái phu nhân rồi nhào vào lòng bà, khóc lóc:

- Có phải trong mắt mọi người, cháu chẳng khác gì giàu nhà nổi? Mất mặt quá! Cháu nghe Nhị biểu tỷ mắng Tứ biểu tỷ rằng người có địa vị không thưởng nhiều cho hạ nhân, không thì sẽ bị nói là dùng tiền mua chuộc lòng người, là chuyện vô cùng mất mặt. Nhưng cháu có muốn mua chuộc ai đâu. Trước khi cháu đi, mẫu thân cháu đã cẩn thận tìm hiểu xem người trong kinh thành khen thưởng cho hạ nhân thế nào. Cháu chỉ làm theo lời mẫu thân thôi mà. Chẳng lẽ sau nhiều năm mẫu thân rời kinh thành, nơi đây đã thay đổi rồi? Cháu, cháu còn tính sắp tới tết Đoan Ngọ rồi, bình thường không có cơ hội tặng quà cho mấy cữu cữu dịp lễ tết, nhân lần này vào kinh, kiểu gì cũng phải chuẩn bị quà. Cháu còn định không nói trước với mọi người, để mọi người kinh hỷ một phen. Nhưng bây giờ, có khi kinh hỷ* đấy lại là kinh hãi! Cháu biết phải làm gì đây?

Kinh ngạc, vui mừng

Nàng khóc đứt ruột nứt gan, khiến thái phu nhân cũng không nhịn được đau lòng khóc theo.

- Nói linh tinh! - Thái phu nhân ôm nàng, tự tay lau nước mắt cho nàng và quát a hoàn đang đứng hầu bên cạnh. - Đứng đây làm gì? Còn không mau lấy nước cho biểu tiểu thư rửa mặt.

Trong phòng lập tức nháo nhào.

Vương Hi lại càng tự thương tự cảm:

- Cháu không tham dự tiệc mừng thọ của Trưởng công chúa nữa. Thể nào mọi người cũng chỉ trỏ sau lưng cháu! Nhưng cháu đâu muốn thế! Cháu ở nhà cũng hay thưởng có người hầu, thậm chí còn thưởng nhiều hơn! Đôi lúc cháu cũng đắn đo, nhưng ai biết ở đây lại thành thưởng hậu hĩnh quá? Chẳng phải nói kinh thành là nơi vua ở ư? Đáng lẽ phải hiểu biết hơn những người miền núi như cháu chứ!

Nàng vừa nói vừa nắm chặt khăn lau nước mắt, tựa như con thú nhỏ rơi vào cạm bẫy, mất đi phương hướng, đáng thương vô cùng.

- A Ngưng này thật là, không biết nghĩ trước khi nói gì cả. - Thái phu nhân tức không thôi, đang kêu vú Thi đi gọi Hầu phu nhân thì bị Vương Hi ngăn lại.

- Không cần đâu ạ! Đừng ảnh hưởng đến Hầu phu nhân chỉ vì mấy chuyện không đâu này! Từ nay cháu sẽ chú ý, sẽ nhìn theo người ta, làm theo người ta.

Nói thì nói thế, nhưng nàng lại để người của mình lộ ít tin tức. Ban đầu, nàng định chuẩn bị quà lễ cho tất cả mọi người, năm ngàn lượng bạc biếu Hầu gia, ba ngàn lượng bạc biếu nhị phòng và tam phòng, còn mỗi người như thái phu nhân và Hầu phu nhân thì sẽ biếu từ hai trăm đến ba ngàn lượng tùy người.

Nếu hết thảy thuận lợi, rất có thể Vương Hi sẽ ở đây qua tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ rồi đến Trung Thu, sau Trung Thu là tết Nguyên Đán. Mà tết Nguyên Đán lại lớn hơn tết Đoan Ngọ và Trung thu.

Tính như thế, mọi người đều bị mất kha kha bạc!

Ngay đến Vĩnh Thành Hầu chẳng bao giờ quan tâm việc nhà cũng phải gọi Hầu phu nhân tới, trách mắng một trận.

Thường Đại nãi nãi, cũng chính là đại tẩu của Thường Ngưng, phu nhân Thế tử Vĩnh Thành Hầu còn phàn nàn với a hoàn thân cận của mình rằng: "Vương tiểu thư người ta không ăn của chúng ta, không uống của chúng ta, sao nó lại hoạnh họe với người ta làm gì? Ta nghe nói trước khi cô Cả xuất giá, nó cũng thường gây sự với cô Cả, cũng may tính Tam tiểu thư tốt, nhịn được nó."

Thường Ngưng bị phạt quỳ ở từ đường, chép một trăm bản "Nữ giới", mà còn phải tự chép, không cho người khác chép hộ và có vú Thi đích thân giám sát.

Thường Nghiên và Thường Kha cũng bị liên lụy. Một đứa bị cấm túc bảy ngày, một đứa bị phạt chép mười lần "Hiếu kinh".

Ầm ĩ đến nhường này nhưng Vương Hi vẫn giảm tiền thưởng, làm theo Thường Ngưng và Thường Nghiên.

- Hay! - Phan tiểu thư nghe tin thì vỗ tay tán thưởng trong lòng, nói với a hoàn. - Vị biểu tiểu thư này được đó! Nếu có cơ hội kết thân với nàng ấy thì tốt.

A hoàn kia lập tức thưa:

- Trước khi đi, bà nhà đã dặn đi dặn lại tiểu thư chỉ cần nghe theo Hầu phu nhân, tuyệt đối không được tùy tiện làm gì.

Phan tiểu thư thở dài, chỉ có thể giả bộ mắt điếc tai ngơ. Vườn Nam của Xuân Ấm Viên vẫn im ắng như không hề biết chuyện này.

Vương Hi thấy có lỗi với Thường Kha nên đã cùng Bạch Truật chép lén một bản "Hiếu kinh" giúp tỷ ấy.

Mới đầu, Thường Kha còn than ngắn thở dài, khiến Vương Hi không ngừng lia bút giúp nàng ấy suốt nửa ngày. Nhưng cuối cùng, nàng ấy cũng không nhịn được mà bật cười ha hả.

Nhiều năm rồi Vương Hi không phải chịu khổ thế này. Cổ tay nàng đau mỏi, hận không thể chặt xuống. Mà Thường Kha lại còn cười sung sướng vui vẻ như vậy khiến nàng trợn tròn mắt.

Thường Kha lập tức ôm Vương Hi, nói:

- Muội muội ngốc à, tỷ biết muội làm vì tỷ. Nhưng đâu giới hạn thời gian chép phạt, chúng ta vội cái gì? Nếu phải nộp trong vòng mười ngày nửa tháng thì lúc đó vội cũng chưa muộn.

Mẫu thân cũng chỉ phái người đến hỏi một cây, nhưng Vương Hi lại chân thành, tình cảm, sợ nàng ấy khổ nên đã đến giúp. Nàng ngửa đầu, không muốn Vương Hi phát hiện hai mắt mình đã rớm lệ.

Vương Hi vứt bút lông sói xuống, giận dữ nói:

- Tỷ đền nửa ngày cho muội.

Nàng bị cái chuyện vớ vẩn này kéo chân, đến bây giờ vẫn chưa đi xem thanh đại cao cửu hoàn kia còn cắm trong rừng trúc không!

Thường Kha vội ôm Vương Hi, cưng chiều nói:

- Được rồi, được rồi, tỷ không tốt. Muội đừng giận. Tỷ xin lỗi muội.

Vương Hi nghe vậy thì đâu thể không biết xấu hổ nói thêm nữa, cũng nhân cơ hội xin lỗi Thường Kha:

- Nói ra thì tỷ bị phạt cũng là do muội không đúng. Muội biết rõ huynh đệ tỷ muội trong nhà phải đoàn kết, nhưng lại châm chọc Thường Ngưng trước mặt tỷ, rồi còn đi mách lẻo với thái phu nhân...

- Ôi! - Thường Kha không muốn Vương Hi bận lòng nên làm bộ không vui. - Muội nói vậy tỷ giận đấy. Muội có thể đứng ra giúp tỷ, chẳng lẽ tỷ lại để ý mấy bản "Hiếu kinh" này?

Nói rồi nàng ấy nhìn Vương Hi, cười giảo hoạt:

- Đến giữa tháng Bảy, tỷ có thể đưa nó cho trưởng bối rồi quyên cho chùa, thế là vẹn cả đôi đường, có gì không tốt chứ!

Vương Hi cũng thường làm như vậy. nàng cười ha ha, càng cảm thấy mình và Thường Kha hợp tính nhau. Thế là nàng quyết định buồng bút, cũng bảo Bạch Truật không cần chép "Hiếu kinh" nữa.

- Được, tỷ đã có kế hoạch thì tốt rồi!

Nhưng Thường Kha lại hỏi ngược lại chuyện "nửa ngày":

- Muội vốn định làm gì hả?

Bị Trần Lạc dằn mặt là một chuyện quá xấu hổ, sao nàng có thể để Thường Kha biết?

Vương Hi cười hì hì, đảo mắt ngó lơ câu hỏi. Nhân lúc mọi người nghỉ giữa trưa, nàng dẫn theo tỷ muội Thanh Trù và Hồng Trù bí mật tới Liễu Ấm Viên.

Vương Hỉ đã đứng chờ ở cổng. Hắn vừa dẫn bọn nàng đến góc Đông Bắc vừa báo cáo việc tu sửa Liễu Ấm Viên:

- Thợ chăm chỉ và rất giỏi, còn khéo hơn cả thợ chúng ta thuê sửa phòng lần trước. Tôi sợ Thi tiểu thư tới sớm nên hôm kia đã mời thợ cả bữa rượu và yêu cầu họ đẩy nhanh tiến độ, kịp cuối tháng sáu này có thể dọn vào. Còn về con hẻm bên ngoài, tôi đã kêu thợ sửa lại, hai mươi mấy ngày nữa là xong. Sau này Đại tiểu thư chuyển qua, dù đi xe ngựa hay ngồi kiệu cũng rất thuận tiện. Đại tiểu thư không cần lo lắng.

Bị người múa kiếm phát hiện, lại còn chạm mặt người ta ở chỗ Phùng đại phu nên Vương Hi chỉ quan tâm xem Trần Lạc gặp Phùng đại phu làm gì, mà quên mất mình sắp chuyển nhà. Giờ nghe Vương Hỉ báo cáo, nàng liên tục gật đầu, khen Vương Hỉ mấy câu rồi cùng Thanh Trù và Hồng Trù đến chân tường.

Thanh Trù đi lấy thang.

Tự dưng trong nội tâm Vương Hi dâng lên cảm giác "cận hương tình khiếp"*. Nàng do dự đứng lên thang một lúc, nhưng cuối cùng vẫn vịn vai Thanh Trù, bò lên đầu tường.

Nguồn gốc từ bào thơ "Qua Hàn Giang" của tác giả Tống Chi Vấn, nói về nỗi bất an và lo sợ khi trở lại quê nhà sau nhiều năm xa xứ.

Quả nhiên lụa đỏ phai màu rách nát hay đại đao lẻ loi chỉ có trong mơ.

Đao kia vẫn căm nguyên ở đó, nhưng uy phong vô cùng, lụa đỏ tươi thì phấp phới trong gió. Còn cả sống đao đen đặc, lưỡi đao sắc bén, tựa như chớp mắt thôi cũng có thể chém đôi người ta. Nào có vẻ tả tơi? Nào có vẻ cô quạnh?

Tất cả chỉ là suy nghĩ linh tinh của nàng mà thôi!

Vương Hi ôm ngực, không biết tại sao lại rất giận.

Rốt cuộc Trần Lạc có ý gì? Chàng có biết mình là người chàng tình cờ gặp ở hiệu thuốc không? Nếu biết, tại sao còn cắm cây đao ở đây? Nếu không biết... Chẳng lẽ đúng như Thường Kha nói, chàng có mưu đồ gì đó?

Vương Hi thầm nghĩ một hồi.

Ai cần xem bệnh? Hoàng thượng? Khả năng rất rất thấp. Nếu ngài đổ bênh thì sao có thể thượng triều sớm? Sao có thể giấu được văn võ bá quan?

Hoàng hậu? Thế thì càng không có khả năng. Phùng đại phu nói với Trần Lạc là ông am hiểu phụ khoa và nhi khoa. Nhưng không phải vậy, ông giỏi nhất là nội khoa, còn biết phụ khoa là để giúp mẫu thân nàng sinh hạ bình an và nhi khoa là để xem bệnh cho nàng. Trần Lạc đích thân tới gặp Phùng đại phu thế này, chắc chắn nghe kỹ những gì Phùng đại phu nói.

Vậy Trần Lạc có ý gì đây?

Vương Hi nhìn rừng trúc hiu quạnh chỉ có tiếng gió thổi mà lòng vô cùng bứt rứt, cảm thấy mình nhất định phải biết rõ Trần Lạc tìm Phùng đại phu để làm gì. Nàng giận dữ trở về Tình Tuyết Viên, sau đó tìm cơ hội đến hiệu thuốc một mình.

Chẳng bao lâu nữa sẽ đến thọ thần của Trưởng công chúa Bảo Khánh, nên dù mấy đứa Thường Ngưng bị phạt nhưng cũng không bị quản nghiêm như mọi lần. Thường Kha không có hạn nộp "Hiếu kinh" thì bên Thường Ngưng cũng không phải quỳ hết bảy ngày. Mới được ba ngày, nàng ta đã được thả ra khỏi từ đường, còn bốn ngày kia lại tiếp tục chuẩn bị cho thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh.

Thường Ngưng biết Vương Hi ra ngoài thì càng bực, nhưng sợ trưởng bối chưa hết giận, ảnh hưởng đến việc tham gia thọ yến sắp tới nên đành hậm hực chạy đi tìm Thường Nghiên:

- Tỷ muội chúng ta đều bị phạt, còn nó thì hay rồi, có tâm trạng ra ngoài chơi! Bà nội thiên vị nó, nó càng quá đáng!

Thường Nghiên chỉ bị phạt đứng bảy ngày. Nhưng nàng không muốn qua thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh rồi lại chịu phạt tiếp. Lúc Thường Ngưng tới, nàng vẫn đang bị hai vú hầu giám sát.

Giờ nghe Thường Ngưng nói vậy, nàng không nhịn được lườm một cái, định ngó lơ Thường Ngưng.

Nhưng Thường Ngưng không đi. Sau khi kêu tiểu a hoàn của Thường Nghiên hầu trà, nàng ta ngồi luôn lên ghế đôn cạnh bàn tròn đặt giữa phòng, nói tiếp:

- Đánh không lại liền chạy, không chạy nổi liền mách lẻo với trưởng bối, thế cũng được tính à? Đừng tưởng nó không có nhược điểm gì, cứ đợi đấy, tỷ cũng muốn mách bà nội cho nó biết mặt.

Người ta chạy, hay người ta mách lẻo thì cũng đã hạ ngươi trong vòng một chiêu. Ngươi không học hỏi người ta thì thôi, lại còn ở đây mạnh miệng với ta. Ngươi không bị phạt thì ai bị phạt?

Thường Nghiên mấp máy môi, nhưng nhìn Thường Nhưng ngoài mạnh trong yếu thì vẫn nuốt lời này xuống bụng.

Ai ngờ Thường Ngưng lại hỏi:

- Muội biết nó chuẩn bị váy áo, trang sức thế nào để đi dự thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh không?

Thường Nghiên lập tức cảnh giác:

- Tỷ muốn làm gì?

Năm đó, Tứ tiểu thư phủ Khánh Vân Hầu xuất giá, trưởng nữ của Chỉ huy sứ Tả quân Kim Ngô Vệ theo kế mẫu tham dự hôn lễ bất ngờ bị đổ canh ra váy, mà y phục thay thế lại bị cắt thủng.

Nàng tuyệt đối không cho phép chuyện tương tự xảy ra với tỷ muội nhà mình!

Phủ Tương Dương Hầu vốn đã coi thường gia phong nhà nàng. Nếu chúng tỷ muội lại gây ra chuyện như thế, vạch áo cho người xem lưng như thế thì sẽ thành trò cười cho cả kinh thành. Và rồi cả đời nàng đừng mong bước chân vào phủ Tương Dương Hầu nữa.

Đúng vậy! Nàng muốn được gả cho Tứ công tử Giải Phùng của phủ Tương Dương Hầu.

Mẫu thân nàng cũng đồng ý và đang nghĩ cách đánh tiếng với thái phu nhân phủ Tương Dương Hầu.

Nhưng nàng cũng biết không dễ nói chuyện với nhị phòng của phủ Tương Dương Hầu. Ngay cả thái phu nhân của phủ họ thì cũng chưa chắc đã lay chuyển được Nhị thái thái.

Nhưng nàng không muốn từ bỏ, nàng phải tự cố gắng, tạo ấn tượng tốt trong mắt phủ Tương Dương Hầu. Nàng không muốn giống bà nội hay Đại bá mẫu. Một người chỉ biết lo lắng, một người thì quá thiển cận. Người đầu chẳng thể bảo vệ nổi con gái của mình. Người sau thì chẳng biết cách làm vợ. Kết quả là phủ Vĩnh Thành Hầu này không rõ tôn ti thứ bậc, con dâu cưới về cũng không giỏi giang. Cứ thế này, đời sau chẳng thể khấm khá hơn. Thay vì bị bọn họ kéo chết, phải nhân lúc cái danh phủ Vĩnh Thành Hầu còn đẹp đẽ, nghĩ cách kiếm được nhà chồng tốt.

Thường Ngưng không phụ sự kỳ vọng của Thường Nghiên. Quả nhiên nàng ta nghĩ tới chuyện ngoài ý muốn trong hôn lễ của Tứ tiểu thư phủ Khánh Vân Hầu:

- Tỷ đâu ngốc thế. Nhưng tỷ muốn nó mất mặt trong yến hội, để mọi người nhìn vào, coi nó là cái loại họ hàng tới đây làm tiền. Mà chắc không ảnh hưởng đến chúng ta đâu nhỉ?

- Không được! - Thường Nghiên dứt khoát ngăn cản. Nàng đột nhiên hiểu vì sao Đại đường tỷ lại cạch mặt đứa em ruột này. Giống như nàng bây giờ vậy, chỉ riêng việc chú ý Thường Ngưng, không để nàng ta gây chuyện đã quá mệt mỏi rồi.

- Tỷ làm loạn trong phủ thế nào cũng được, muội không quan tâm. Nhưng tỷ không được vạch áo cho người xem lưng. - Thường Nghiên khuyên bảo Thường Ngưng. - Tỷ đừng quên tỷ đã cập kê rồi.

Không bao lâu nữa sẽ bàn chuyện cưới hỏi.

Thường Ngưng cho rằng mình là đích nữ của Vĩnh Thành Hầu, dù thế nào cũng không lấy người quá kém nên chẳng lo lắng chuyện hôn nhân đại sự. Nhưng Thường Ngưng cũng nghe hiểu, Thường Nghiên đang sợ bị phủ Tương Dương Hầu chê cười.

Thường Nghiên muốn được gả cho Tứ công tứ phủ Tương Dương Hầu. Người khác không biết, nhưng nàng ta thân với Thường Nghiên nên chẳng khó để nhìn ra.

Nàng ta cảm thấy Thường Nghiên thật ngốc, sống thoải mái không muốn lại muốn vác mặt vào phủ Tương Dương Hầu cho người ta khinh. Nếu là bình thường, nàng ta sẽ giả như không biết vì tình tỷ muội. Nhưng hôm nay, Thường Nghiên lại lên giọng với nàng ta, nàng ta tức giận cười nói:

- Tam muội sợ phủ Tương Dương hầu không vui đó hả? Tỷ nhớ hôm ở chùa Vân Cư, người của phủ Tương Dương Hầu đều quý Vương Hi. Nhị thái thái của phủ Tương Dương Hầu lại là một người vô cùng tài giỏi —— có trưởng nữ là phu nhân Thế tử phủ Khánh Vân Hầu, có trưởng tử cưới con gái của Chủ sự Võ Tuyển ty Bộ Binh. Tứ công tử chỉ là con thứ, nhưng nghe nói đang định gán ghép với Công chúa Phú Dương đấy. Cơ mà quan hệ giữa Thục Phi nương nương và Hoàng hậu không tốt, phủ Khánh Vân hầu chắc chắn không muốn Tứ công tử lấy công chúa. Thế thì Vương Hi kia lại là một sự lựa chọn không tệ. Ít nhất, người ta có nhiều của hồi môn, nuôi cả Hầu phủ cũng không thành vấn đề.

Thường Ngưng chưa nói xong, mặt Thường Nghiên đã trắng bệch, nước mắt cũng lưng tròng. Thường Nghiên tự nhận không làm gì Thường Ngưng, nhưng Thường Ngưng nói thẳng những lời như này trước mặt nàng thì quá đáng  quá rồi!

- Vương biểu muội được gả tới phủ Tương Dương Hầu chưa chắc đã là chuyện không tốt! - Nàng cố ra vẻ bình tĩnh. - Giải Tứ công tử tuấn tú nho nhã, được người trong kinh xưng là rể quý, nếu có thể kết thân với nhà chúng ta thì cũng được lắm. Nhị tỷ nghĩ thế nào?

Thường Nghiên nhìn Thường Ngưng, dù đã kìm nén phẫn nộ nhưng vẫn không thể át hết lạnh lùng. Nàng thế này tựa như bỏ đi khăn che mặt, trực tiếp đánh thẳng vào lòng người.

Thường Ngưng ngạc nhiên.

Thường Nghiên đã cười khẩy, nói:

- Muội chẳng quan tâm Nhị tỷ toan tính điều gì. Nhưng nếu hôm đó Vương biểu muội gặp chuyện, muội sẽ nói với Đại bá phụ và Đại đường huynh là do tỷ làm. Tỷ đừng quên, phủ Khánh Vân Hầu vẫn muốn kết thân với nhà ta, Đại bá phụ không không ý, nhưng Đại bá mẫu lại ưng đó.

- Muội....

Thường Ngưng trợn mắt nhìn Thường Nghiên.

Thường Nghiên đang nói đến con út Bạc Minh Nguyệt của Khánh Vân Hầu. Gã không học hành không nghề nghiệp, cưỡi ngựa chăm ưng đã đành, lại còn thích bao nuôi con hát. Phàm là nhà có tiếng một chút cũng quyết không gả đích nữ cho hắn.

Hai tỷ muội bực bội chia tay.

Thường Nghiên vẫn nghĩ tới chuyện này. Nàng đi qua đi lại một hồi, sau đó vội vàng đến phòng của mẫu thân.

Lúc này, Vương Hi đã đến hiệu thuốc, nhưng Phùng đại phu đã ra ngoài. Nàng rất thất vọng, hỏi chưởng quỹ của tiệm:

- Ông biết ông ấy đi đâu không?

Chưởng quỹ tuổi ngoài tứ tuần hơi khom người, kính cẩn đáp:

- Ông ấy không bảo đi đâu ạ.

- Thế biết khi nào ông ấy về không?

- Không ạ.

Chưởng quỹ vốn là lão bộc của họ Vương, sau được ông nội Vương Hi thưởng cho Phùng đại phu, thành gia nhân của Phùng đại phu. Phùng đại phu ngao du khắp nơi, ông ấy làm tùy tùng, giờ Phùng đại phu mở hiệu thuốc, ông ấy lại thành chưởng quỹ. Do đó, ông ấy rất quen Vương Hi, nếu Phùng đại phu không đặc biệt dặn dò thì ông sẽ không giấu nàng bất cứ điều gì.

- Phùng đại phu không ở hiệu thuốc mấy ngày nay rồi. Tôi hỏi ông ấy đi đâu làm gì nhưng ông ấy không trả lời. May mà mấy ngày nay có cậu chủ ở nhà, không thì không biết ai sẽ khám cho người tới xem bệnh nữa.

Chưởng quỹ hầu Phùng đại phu nhiều năm, trước đây còn làm dược đồng cho Phùng đại phu nên phân biệt dược liệu không thành vấn đề. Nhưng kinh thành tàng long ngọa hổ, ông vẫn không dám bắt mạch xem bệnh. Mặt khác, Phùng Cao lại rất có thiên phú, không những kế thừa y thuật của Phùng đại phu mà còn có vẻ trò giỏi hơn thầy. Phùng đại phu đã lớn tuổi, chỉ ngồi trong nhà chứ không ra xem bệnh, ngay cả chuyện đến nhà xem bệnh cũng giao cho Phùng Cao. Lần trước Vương Hi tới tiệm không gặp Phùng Cao cũng vì huynh ấy ra ngoài xem bệnh.

Nàng thở phào. May mà vẫn gặp Phùng Cao. Biết thế nàng đã phái người tới hỏi trước rồi.

- Tiểu Cao ca ở đâu rồi?

Chưởng quỹ thưa:

- Đang chỉnh thuốc ở đằng sau ạ!

Hiệu thuốc gồm sáu sân, có một thư phòng ở sau phòng khách, chuyên để lưu trữ ca bệnh và phương thuốc. Còn sau thư phòng là nơi nghỉ của các sư phụ, đồ đệ làm cho hiệu.

Chưởng quỹ dẫn Vương Hi vào thì gặp Phùng Cao đang đi ra sau khi nghe bẩm báo. Huynh ấy dong dỏng, mặc áo bào vải mịn màu lam, ngũ quan thanh tú, mang theo nét cười luôn tạo cảm giác gần gũi, thoải mái cho người đối diện.

- Tiểu sư muội! - Huynh ấy gọi Vương Hi, cười hỏi. - Sao hôm nay muội lại qua đây? Sư phụ ra ngoài rồi. Có việc gì gấp không? Huynh giúp được không?

Rồi huynh ấy lại nói:

- Nhưng nay muội không qua thì hai hôm nữa huynh cũng đi tìm muội.

Vương Hi ồ lên, hỏi:

- Có chuyện gì ạ?

Phùng Cao liếc chưởng quỹ. Chưởng quỹ lập tức lui ra.

Phùng Cao nói:

- Muội đi theo huynh.

Vương Hi và Phùng Cao vào thư phòng ở phía sau. Hai người ngồi trước bàn sách lớn. Mấy đứa Bạch Quả dâng trà bánh thay tiểu a hoàn rồi lui ra, còn giúp họ đóng cửa và canh giữ ở ngoài.

Bấy giờ, Phùng Cao mới nói:

- Ngày muội đến hiệu thuốc đã xảy ra chuyện gì, có thể kể lại cho huynh không?

Vương Hi kinh ngạc. Nhưng sau khi xâu chuỗi với những gì chưởng quỹ nói, nàng lại lo lắng, lập tức kể lại tỉ mỉ chuyện hôm đó cho Phùng Cao.

Phùng Cao nhíu chặt mày, nói:

- Từ hôm đó đến nay, sư phụ cứ đi sớm về muộn. Mới đầu, huynh tưởng sư phụ muốn tránh mặt Trần Nhị công tử và Nhị Hoàng tử, hoặc có lẽ đi nhờ người ta tìm hiểu giúp tại sao họ lại muốn mới sư phụ xem bệnh. Nhưng ai ngờ hôm qua huynh hỏi mới biết. Mấy ngày nay, sư phụ chỉ vội nhờ người xin hương bách hoa của đại sư Triều Vân chùa Đại Giác. Hơn nữa, sư phụ còn một hơi ôm bảy, tám hộp về. Tóm lại là rất kỳ quái!

Vương Hi nghe mà sửng sốt.

Lần đó, Phùng đại phu mượn Vương Hi và Bạch Chỉ là để bọn họ lần lượt đến chùa Đại Giác mua hai hộp hương bách hoa dưới danh nghĩa của nàng và Thường Kha. Tiếc rằng cả dược lý lẫn điều hương của nàng đều học nửa vời, Phùng Cao mới là đệ tử chân truyền chính cống của Phùng đại phu. Nàng cũng biết nhận hương nhưng không hiểu quá sâu.

- Có vấn đề gì ư? - Vương Hi thận trọng hỏi.

Phùng Cao đáp:

- Đáng lẽ, sư phụ phải lo lắng chuyện Nhị Hoàng tử và Trần Nhị công tử tìm mình chứ?

Vương Hi hỏi tiếp:

- Chẳng phải Phùng gia gia nói thủ pháp điều hương của sư phụ Triều Vân rất giống mình sao?

Phùng Cao nhìn Vương Hi.

Vương Hi vỡ lẽ.

Đúng ha! Dù thủ pháp điều hương của Triều Vân và Phùng đại phu từ một gốc, nhưng vấn đề cấp thiết trước mắt mới là Trần Lạc và Nhị Hoàng tử. Thế mà Phùng đại phu lại đặt chuyện điều hương lên đầu, còn nói rõ chuyện này quan trọng hơn chuyện Trần Lạc và Nhị Hoàng tử.

- Chẳng lẽ chuyện Trần Lạc và Nhị Hoàng tử tìm gặp Phùng gia gia có liên quan đến Triều Vân kia?

Phùng Cao thở dài, nói:

- Huynh biết thể nào muội cũng nói vậy mà. Huynh đã điều tra rồi. Nhị Hoàng tử và Hoàng hậu nương nương thường dâng hương ở chùa Linh Quang, còn Hoàng thượng và Thục Phi nương nương lại thích chùa Đại Giác. Do đó, Nhị Hoàng tử không quen các sư phụ của chùa Đại Giác, ta không thể móc nối hai việc này với nhau được.

Nhưng Vương Hi lại nghĩ khác. Chính vì tất cả mọi người đều cho rằng hai việc này không ăn nhập với nhau nên chúng nó mới liên quan đến nhau đấy.

Nàng bày kế cho Phùng Cao:

- Hay chúng ta hỏi Phùng gia gia đi?

Phùng Cao bất đắc dĩ đáp:

- Huynh hỏi rồi. Nhưng sư phụ một mực gạt huynh. Huynh hết cách, giờ chỉ xem muội có làm được không thôi.

Vương Hi háo hức. Nhưng nàng đợi thẳng tới xế chiều mà Phùng đại phu vẫn chưa về, sai người tới chùa Đại Giác tìm cũng không thấy.

Nàng đành ỉu xìu nói:

- Muội về trước đây, mai lại qua!

Phùng Cao gật đầu, áy náy nói:

- Mai muội tới, huynh mời muội ăn chuông chiên giòn và vịt thượng hạng của Phong Đông Lâu.

Phong Đông Lâu cũng là tửu lâu vang danh kinh thành.

Hôm nay ở hiệu thuốc, Vương Hi đã được ăn no nê mấy món đặc sản Hoài Dương như canh gà xé phay, tôm trắng bóc nõn, cua viên đầu tư tử.

- Giờ đang đầu hạ, vẫn chưa phải lúc ăn vịt mà? - Nàng hoang mang hỏi.

Phùng Cao cười nói:

- Vịt thượng hạng nhà họ nướng bằng gỗ của cây ăn quả chứ không ninh canh, thế nên ăn mùa nào cũng ngon.

- Được đó! Được đó! - Vương Hi cười tít mắt. - Sáng mai vấn an thái phu nhân xong muội sẽ đến ngay.

Trước sự đáng yêu như vậy, Phùng Cao không nhịn được xoa đầu nàng, sau đó tiễn nàng ra về.

Chuông chiên giòn (炸响铃) là một món ăn truyền thống nổi tiếng của Hàng Châu, Chiết Giang.

Người ta kể rằng, có một vị anh hùng vào tiệm gọi món nhắm, nhưng lần đó tiệm vừa hết váng đậu. Anh hùng không muốn mất hứng, lại nghe nói váng đậu ở Phú Dương, Tứ Dương limited =)))) thế nên đã lập tức ra roi thúc ngựa, mua váng đậu về. Chủ tiệm rất cảm động, trổ hết tài nghệ, làm thành hình chuông ngựa. Từ đó, món "Chuông chiên giòn" được người người biết đến.

Haha, chuông chiên giòn nghe có vẻ ghê gớm nhưng thật ra chính là váng đậu cuộn tròn lại rồi chiên lên.

Hình ảnh minh họa cho món "Vịt nướng"

Cua viên đầu sư tử (蟹粉狮子头) là đặc sản lâu đời ở Dương Châu, Trấn Giang.

Tương truyền, món xuất hiện lần đầu ở thời nhà Tùy. Năm đó, Tùy Dương đế Dương Quảng đến Dương Châu. Trước cảnh đẹp núi non, ông nổi hứng muốn các đầu bếp làm ra món ăn dựa theo thắng cảnh của Dương Châu. Các đầu bếp trổ hết tài nghệ, làm ra ba món đó là Tùng Thử Quyết Ngư - cá quế chiên xù, Kim Tiền Hà Bính - chả tôm, Quỳ Hoa Trảm Nhục. Dương Quảng thử xong thì rất thích, thế là ban thưởng cho quần thần trong yến tiệc, làm cho món ngon Hoài Dương nổi tiếng từ triều đình đến dân gian suốt một thời gian.

Đến thời nhà Đường, một ngày nọ, Tuân Quốc công Vi Trắc mời khách. Đầu bếp trong phủ ông lại có tiếng làm món Dương Châu. Thế là khi "Quỳ Hoa Trảm Nhục" được dâng lên, mọi người thấy những viên thịt lớn được nặn hết sức tinh xảo, giống như đầu của sư tử dũng mãnh thì nhân cơ hội nâng chén tán dương: "Tuân Quốc công nửa đời trên lưng ngựa, chiến công chói lọi, xứng với ân soái sư tử."

Vi Trắc hưng phấn uống một hơi cạn sạch: "Để kỷ niệm thịnh yến hôm nay, chi bằng đổi Quỳ Hoa Trảm Nhục thành Sư Tử Đầu - thịt viên đầu sư tử".

Từ đó, thịt viên đầu sư tử Dương Châu lưu truyền khắp vùng Trấn Giang, Dương Châu, trở thành món ăn nổi tiếng của Hoài Dương.

Thịt viên đầu sư tử có nhiều cách chế biến, có thể om hoặc hấp. Ví dụ như món Giải Phấn Sư Tử Đầu - cua viên đầu sư tử, thịt cua tươi ngon, hương thơm ngào ngạt, được mọi người yêu thích.

Hình ảnh minh họa cho món "Tôm bóc nõn".

Gà xé phay...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro