Chương 6: Đáp trả

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Edit: uyenchap210

Vương Hi và Thường Kha mải tám chuyện, Thanh Trù phải gọi hai lần Vương Hi mới chú ý đến.

Thanh Trù bẩm:

- Vị Trần Nhị công tử kia phản kích bất ngờ đúng như tiểu thư nói. Giờ y đang đứng ở Sướng Xuân Đường, chiếu kính thiên lí về hướng chúng ta. Tiểu thư, tiểu thư muốn nhìn không ạ?

Vương Hi chỉ thấy phiền não vô cùng. Nàng không muốn nhìn. Nam nhân này giảo hoạt như một con thỏ vậy!

- Không cần! - Vương Hi mệt mỏi nói. - Bọn ta tiếp tục ngồi đây. Ngươi cứ quan sát đằng kia giúp ta đi. Ta đoán chàng còn chiêu gì đó chưa tung hết ra.

Thanh Trù gật đầu lia lịa.

Thường Kha trêu Vương Hi:

- Giờ muội còn cảm thấy Trần Lạc là nam tử tuấn tú nhất thiên hạ không?

Vương Hi nghiền ngẫm rồi nghiêm túc đáp:

- Muội vẫn thấy chàng là nam tử tuấn tú nhất mà muội từng gặp. Tuy rằng chàng hơi xấu xa...

Không đúng!

Cái gọi là xấu xa đều do Thường Kha nói chứ nàng chưa nhìn tận mắt, chưa nghe tận tai. Đương nhiên, nàng tin Thường Kha không tội gì phải lừa nàng. Nhưng mỗi người có một góc nhìn khác nhau, lời của Thường Kha chưa chắc đã chính xác.

Song, quân tử không đứng dưới chân tường sắp đổ*, vì an toàn của chính bản thân mình, dù Thường Kha nói đúng hay không thì nàng vẫn phải tính đến trường hợp xấu nhất, coi Trần Lạc thật xấu xa.

Quân tử đứng dưới chân tường sắp đổ có nghĩ là một đấng nam nhi thì phải biết nhìn ra trông rộng, biết tiên lượng và dự phòng được những nguy hiểm tiềm tàng; biết thoát thân kịp thời khi bản thân đang trong tình huống hung hiểm.

Vương Hi nghĩ thông suốt thì tâm trạng thoải mái hơn nhiều, còn có sức nói chuyện với Thường Kha tiếp:

- Tỷ và muội không giống nhau. Tỷ coi chàng như huynh trưởng, chàng không tốt với tỷ nên tỷ thất vọng là điều đương nhiên. Nhưng muội chỉ thích vẻ ngoài của chàng, chàng chỉ cần đẹp, thật đẹp thôi. Còn chàng có tâm địa Bồ Tát hay độc ác như Tu La thì cũng chẳng quan trọng với muội.

Thường Kha không tin nàng, phản bác:

- Muội cứ mạnh miệng đi! Đến lúc bị Trần Lạc bắt nạt đừng trách tỷ không nhắc đấy!

Hai người đang nói chuyện thì bên Thanh Trù có động tĩnh.

Trần Lạc quan sát một lúc rồi biết mất, nhưng một khắc sau lại xuất hiện trước cửa sổ của Sướng Xuân Đường. Cứ như thế mấy lần, chẳng mấy chốc đã sắp đến giờ cơm tối. Vương Hi nhịn không được bàn với Thường Kha, xem có thể dùng kế điệu hổ ly sơn, để Thường Tam gia đi gặp Trần Lạc, tạo cơ hội cho bọn nàng rời Liễu Ấm Viên.

Nhưng cũng may Trần Lạc đi lần này không trở lại nữa. Vương Hi và Thường Kha chạy vội về Tình Tuyết Viên như trốn khỏi hang cọp.

Thường Kha lo lắng nói:

- Thôi muội đừng nhìn trộm hắn nữa. Nếu chán quá thì tỷ chơi nhảy dây hoặc ném thẻ vào bình với muội cũng được.

Nàng ấy đã nhận ra hình như Vương Hi không quá thích những trò văn nhã.

Vương Hi cũng không muốn lấy tính mạng ra đùa. Nàng gật đầu lia lịa, lại nghĩ đến thái phu nhân sắp phái người qua gọi mình dùng bữa tối như mọi ngày, thế là cũng Thường Kha đến Ngọc Xuân Đường.

Thái phu nhân thấy Vương Hi và Thường Kha cùng xuất hiện thì kinh ngạc.

Vương Hi nghĩ, nếu Thường Kha có thể đi theo nàng thì đỡ phải quanh quẩn bên thái phu nhân, nghe Thường Ngưng chỉ cây dâu mắng cây hòe.

- Cháu không ngờ Kha biểu tỷ lại giỏi nữ hồng như vậy, do đó đã mời Kha biểu tỷ qua dạy thêu hoa.

Thường Kha không có tiền riêng nên thường tặng đồ thêu do mình làm. Còn Vương Hi, mới ở Hầu phủ mấy ngày nhưng mọi người đều nhìn ra nàng tiêu tiền như nước, cần cái gì là mở miệng nói "mua" nên không biết mấy chuyện thêu thùa may vá này cũng phải.

Thêm nữa, phủ Vĩnh Thành Hầu mới được hưởng tám ngàn lượng bạc từ Vương Hi, đang nghĩ đủ mọi cách chiều lòng Vương Hi. Thái phu nhân không suy nghĩ gì, lập tức nói:

- Nếu cháu thích thì cứ gọi A Kha qua chơi - Sau đó đánh mắt sang Thường Kha.

Vương Hi cũng quay sang nhìn Thường Kha.

Khác là ánh mắt thái phu nhân nghiêm túc, còn Vương Hi lại lém lỉnh nháy mắt với nàng ấy. Nàng ấy lập tức nhận ra Vương Hi đang giải vậy cho mình. Một luồng ấm áp bất chợt trào dâng trong lòng, nàng ấy không khỏi mỉm môi cười cười đáp Vương Hi.

Thường Kha được cho phép nên hay qua Tình Tuyết Viên tìm Vương Hi. Vương Hi thì nói bóng gió vài câu với thái phu nhân, quả nhiên thái phu nhân đã làm theo ý nàng, chia đôi Xuân Ấm Viên, Nam viện cho Phan tiểu thư ở, Bắc viện cho Thường Kha ở, còn nói với Thường Kha những câu khó mà có được: "Cháu là người nhà, Phan tiểu thư là khách, đành phải để cháu chịu thiệt."

Đã bao nhiêu năm rồi nhưng đây là lần đầu tiên người trong nhà mới cảm thấy nàng ấy phải chịu thiệt.

Nàng ấy cười khanh khách và nói mình không sao, nhưng khi kể với Vương Hi thì vẫn không kìm lòng được:

- Muội nói đúng, trẻ con biết khóc mới được ăn kẹo. Trước đây, tỷ nhường nhịn hết nước hết cái mà chẳng có ai để ý, nhưng không ngờ cuối cùng lại được hưởng hào quang của muội.

Vương Hi cảm thấy mình không nên nhúng tay vào một số việc. Đường đó, đi hay không là quyết định của mỗi người. Nàng cười đáp:

- Miễn sao kết thúc tốt đẹp là được rồi. - Sau đó nàng hỏi. - Khi nào Phan tiểu thư đến? Tỷ tính chuyển qua trước hay đợi Phan tiểu thư đến rồi cùng chuyển? Bên đó dọn dẹp đến đâu rồi? Cần muội phái người qua phụ một tay không?

Thường Kha ở với Vương Hi, ngày nào cũng được ăn điểm tâm Tô Châu, điểm tâm kinh thành, mà muốn đổi món thì có điểm tâm đất Quảng. Nàng ấy thế mới biết chỉ riêng đầu bếp đã có sáu, bảy người, mà Vương Hi còn chê a hoàn của phủ Vĩnh Thành Hầu không tận tâm nên đã một hơi mua mười a hoàn bà tử. Phủ Vĩnh Thành Hầu phải tốn hai canh giờ để lau chùi cửa sổ, còn bên Vương Hi nhiều nhất là hai khắc* phải quét dọn xong. Theo như Vương Hi nói là: "Chẳng lẽ tỷ thích mới sáng sớm đi đến đâu cũng bị hất bụi vào người, y phục vừa mặc đã dính đầy bùn đất?". Mặc dù biết Vương Hi không thiếu người nhưng nàng ấy vẫn nói:

- Không biết khi nào Phan tiểu thư đến. Nhưng mẫu thân đã bàn với Đại bá mẫu rồi, tính ngày, hai hôm nữa tỷ có thể chuyển qua. Còn chuyện quét dọn, tỷ sẽ nói với mẫu thân trước, nếu mẫu thân không quan tâm, tỷ lại không lo được thì sẽ nhờ muội.

1 khắc = 15 phút

Vương Hi gật đầu, càng cảm thấy Thường Kha là người đáng để kết giao.

Thường Kha hi vọng nói:

- Tỷ chuyển qua Xuân Ấm Viên thì càng gần muội rồi.

Xuân Ấm Viên ở giữa hai viện, cách Tình Tuyết Viên chỉ một lối đi, còn Liễu Ấm Viên thì xa hơn, phải đi qua một lối và một rừng hoa, nhưng đường cũng rất tiện. Còn đi từ Tình Tuyết Viên đến Liễu Ấm Viên thì phải mất thời gian khoảng một tuần trà. (10-15 phút)

Hồi nhỏ, Vương Hi đã hay được ông bà thưởng, và hầu hết là thưởng nhiều hơn các huynh đệ tỷ muội cùng trang lứa, mỗi lần nàng nhận cái gì, các trưởng bối sẽ thì thầm dặn nàng đừng nói với ai. Từ đó, nàng đã hình thành thói quen đóng cửa đếm tiền, cho nên cũng không thích người khác biết những chuyện xảy ra trong sân của mình. Truyện được đăng tại Wattpad uyenchap210

Với người khác, Liễu Ấm Viên có vẻ hơi xa, nhưng thật ra lại rất hợp ý nàng.

Tuy nhiên, trước khi Thường Kha chuyển chỗ ở đã xảy ra tranh chấp, cụ thể là gì thì Thường Kha không kể, Vương Hi cũng không hỏi đến. Nhưng cuối cùng, Thường Kha vẫn dọn đến đến khu Bắc của Xuân Ấm Viên như đã dự tính và cũng không cần Vương Hi giúp đỡ.

Vương Hi chuẩn bị một bức tranh chữ, một bộ đồ trà làm quà mừng nhà mới.

Thường Kha mời nàng uống trà chiều, còn nói là có điểm tâm do chính tay mình làm. Vương Hi vui vẻ vào chơi, thấy sân không chỉ được dọn dẹp sạch sẽ mà còn trồng rất nhiều hoa cỏ, dựng giàn hoa bên cạnh và kê một bộ bàn ghế đá. Một cái viện rách nát không ai ở nay đã thay đổi hoàn toàn, tràn ngập sức sống.

Vương Hi rất thích thú, ngồi xuống nhìn mấy bông hoa dại vươn lên giữa phiến đá.

- Biết tỷ thích thế này, muội đã không tặng tỷ tranh treo trong phòng mà đổi sang lư Tuyên Đức rồi. Sao tỷ lại nghĩ ra cách bố trí này? Thật hiếm có!

Lư Tuyên Đức được sản xuất vào vào thời Tuyên Đức đế triều Minh. Để tạo ra nhưng những lư đồng chất lượng cao, đích thân Tuyên Đức đế đã giám sát quá trình chế tác. Đây là một điều đắc biệt nhất vào chưa từng có trong lịch sử. Wattpad uyenchap210

Chẳng phải vì không có tiền ư?

Thường Kha thầm nghĩ, quyết không để Vương Hi biết, không thì Vương Hi lại cho nàng đồ mất.

Nàng ấy mời Vương Hi ngồi dưới giàn hoa:

- Tỷ làm bánh đậu vàng và lư đả cổn, muội ăn xem có ngon không?


Vương Hi nếm thử. Bánh đậu vàng được xay rất mịn, lư đả cổn thì mềm và dẻo, nhưng quan trọng nhất là không quá ngọt, hương vị lâu tan.

- Ngon lắm! - Mắt Vương Hi sáng lên. - Đây là món điểm tâm kinh thành ngon nhất mà muội được ăn đó!

Thường Kha cười ha hả:

- Tỷ chỉnh theo muội đó, quả nhiên muội thích ăn. Hai hôm nữa, tỷ lại làm cho muội nhé.

Vương Hi hỏi nàng:

- Thêu hoa dễ hơn hay làm điểm tâm dễ hơn nhỉ?

Thường Kha hiểu ý nàng, cười nói:

- Thêu quen tay, còn điểm tâm là đồ ăn nên làm không quá thạo. Thêu vẫn dễ hơn.

Vương Hi không ngờ Thường Kha lại như chim sợ cành cong, chứng tỏ trong phủ Vĩnh Thành Hầu này đã xảy ra không ít chuyện rắc rối. Nàng nói sang Liễu Ấm Viên:

- Vương Hỉ bảo là hai tháng nữa có thể chuyển sang. Chỉ mong họ có thể thuận lợi hoàn thành.

Thường Kha hỏi nàng thích gì:

- ...Để hôm đấy tỷ sẽ tặng muội làm quà mừng nhà mới.

Lúc nói câu này, mặt nàng ấy có hơi đỏ. Nàng ấy biết Vương Hi trông có vẻ tùy tiện nhưng thật ra rất quan tâm người bên cạnh. Nàng ấy hỏi như vậy, Vương Hi sẽ biết nàng ấy không có tiền, chắc chắn sẽ không chê quà nàng ấy tặng.

Vương Hi thì lại không nghĩ nhiều như thế. Nàng đang băn khoăn về chuyện có nên đi nhìn Lộc Minh Hiên thêm lần nữa, và tự hỏi liệu Trần Lạc có đáng ghét như Thường Kha nói không.

Nhưng nàng sẽ không cho Thường Kha biết. Thường Kha mà biết, chắc chắn sẽ cảm thấy nàng rất ngu ngốc.

Nàng sai Hồng Trù tiếp tục giám sát động tĩnh của Trần Lạc. Nhưng từ ngày đó, Trần Lạc như nước bốc hơi, không múa kiếm vào sáng sớm, cũng không luyện cung lúc xế chiều nữa.

Chẳng lẽ vì phát hiện bọn nàng nên chàng đã đổi chỗ rồi?

Vương Hi miên man suy nghĩ. Rồi bỗng một buổi chiều nọ, Hồng Trù tái mặt chạy về, hoảng sợ bẩm:

- Thưa Đại tiểu thư, chắc chắn là Trần Nhị công tử đã phát hiện ra chúng ta nhìn trộm. Hôm nay, nô tì thấy trong rừng trúc, nơi công tử hay luyện kiếm cắm một cây đao!

- Cái gì! - Vương Hi khiếp vía, mãi lâu sau mới hoàn hồn.

Nàng nghe phụ thân kể, ở Tây Bắc, khi phát hiện có người gây hấn trên địa bàn của mình thì sẽ cắm một cây đao lớn ở ranh giới địa bàn để cảnh cáo, nếu người gây hấn kia rút cây đao lên tức là chấp nhận tuyên chiến, sau đó hai bên sẽ quyết đấu phân thắng bại.

Đừng nói là Trần Lạc biến mất mấy ngày nay để dò la thông tin về nàng nhé? Vương Hi bồn chồn như bị nhìn thấu.

Nàng trầm mặt đứng dậy:

- Đi! Chúng ta đi xem thế nào!

- Đại tiểu thư! - Thành Trù và Hồng Trù cùng ngăn nàng lại. - Hay là mời đại chưởng quỹ vào phủ để bàn bạc. Đại chưởng quỹ đã ở kinh thành nhiều năm, nắm rất rõ kinh thành.

Nói không chừng có thể nhờ người quen giúp đỡ.

Vương Hi nhíu mày, khăng khăng muốn đi:

- Xem thế nào rồi tính!

Giữa ngàn xanh mát cắm một cây đại đao cửu hoàn.

Lưỡi đao sắc lạnh, chuôi đao thì được bọc bằng da đen tuyền, cuối cùng buộc một dải lụa đỏ rực tung bay trong gió. Dải lụa đỏ kia phần phật như đang ngoắc tay khiêu khích nàng: "Giỏi thì lại đây!"

Vương Hi tức phồng má. Nhưng nàng không dám qua đó.

Nàng nhớ đến lời của Đại ca: "Mình không muốn thì đứng bắt người khác làm". Nàng không thích người ta tọc mạch chuyện của mình nhưng lại đi nhìn trộm Trần Lạc, đó là nàng sai, sao nàng có thể mặt dày cãi lý với Trần Lạc?

Vương Hi nổi giận đùng đùng đến mà lúc về thì héo hon.

Nhưng cứ nghĩ tới Trần Lạc, tới Lộc Minh Hiên ở sát vách là nàng không hào hứng như trước được nữa. Đặc biệt là khi Thường Kha hỏi nàng: "Trần Lạc có làm gì quá đáng sau đó không?". Nàng ấp úng đáp không. Thường Kha đoán có lẽ Trần Lạc đã trở thành cái đinh trong lòng Vương Hi nên thôi nhắc đến Trần Lạc, cũng nhờ Vương Hi giúp đỡ trang hoàng nhà cửa, giúp Vương Hi dần bình tĩnh lại, ngoan ngoãn ngồi trong phòng chép kinh Phật cho bà nội ở Tứ Xuyên xa xôi.

Chẳng bao đâu đã đến lễ Phật Đản.

Thái phu nhân bàn với Hầu phu nhân, năm nay không đi chùa Linh Quang, cũng không đi chùa Đại giác như hàng năm mà sẽ đến chùa Vân Cư ở ngoại ô kinh thành:

- Chùa Linh Quang và chùa Đại Giác quá đông, thái phu nhân nhà Tương Dương Hầu hẹn chúng ta dẫn nữ quyến theo, ở lại chùa Vân Cư hai đêm, mọi người cũng được nghỉ ngơi.

Hầu phu nhân cũng muốn đi xa một chuyến nên tán đồng, dặn dò người dưới chuẩn bị.

Vương Hi vẫn đang sầu vì Trần Lạc, giờ nghĩ đến chuyện phải đi xa, ở trong chùa lạ hai đêm là cảm thấy khó chịu rồi. Nàng tính tìm lý do ở lại phủ Vĩnh Thành Hầu nên trước đó đã hỏi Thường Kha:

- Tỷ muốn đi không?

Thường Kha cũng không muốn đi lắm, nói:

- Thái phu nhân nhà Tương Dương Hầu thân với bà nội, nhưng mấy vị tiểu thư nhà đó mắt cao hơn đầu, tỷ muốn không đi để người ta sỉ nhục đâu. Nếu muội có thể nghĩ ra cách không đi thì tỷ cũng ở nhà.

Vương Hi cho rằng đây không phải việc gì khó. Nàng tò mò hỏi:

- Ngay đến Trấn Quốc công mà phủ Vĩnh Thành Hầu còn giữ hòa khí được thì tại sao mấy vị tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu lại kiêu căng như vậy?

Thường Kha thở phì phò:

- Đại tiểu thư nhà họ được gả cho Thế tử Khánh Vân Hầu, còn Thế tử thì cưới Tam tiểu thư của phủ Ngụy Quốc công. Thường Ngưng có gan trêu người ta nhưng không có miệng nói lại. Đặc biệt là ông nội nạp nhiều thiếp thất, sinh một đống thứ nữ nên ngoại trừ thái phu nhân thì tất cả con cháu nhà Tương Dương hầu đều khinh thường nhà mình.

Phủ Khánh Vân Hầu là nhà mẹ của Hoàng hậu. Còn phủ Ngụy Quốc công là một trong ba đại quốc công đương triều còn trụ được tới thời điểm hiện tại.

Vương Hi nghe vậy thì nhíu mày, nói:

- Xem ra không phải chỉ tại phủ Tương Dương Hầu!

- Đúng rồi đấy! Vậy mới càng khó chịu chứ! - Thường Kha thống khổ than.

- Thế thì tỷ nhìn muội đây!

Vương Hi thấy đây chẳng phải việc khó gì. Nàng xoa xoa hai tay, chuẩn bị thuyết phục thái phu nhân và Hầu phu nhân, nhưng ai ngờ lại bị tám ngàn lượng bạc kia kéo chân.

Thái phu nhân nắm tay nàng, nói:

- Đại cữu của cháu đã biết sự hiếu thảo của cháu rồi, thế nên dịp lễ Phật Đản này, nhà ta không đi chùa Đại Giác nữa mà chuyển sang chùa Vân Cư. Tất cả đều vì cháu đó! Tịnh Hiền đại sư của chùa Vân Cư rất được lòng quý nhân trong cung, nếu có đại sư nói giúp, hôn sự của cháu sẽ không còn gì đáng lo. Nhà chúng ta không hay qua lại với tăn ni phật tử, nhưng lần này đi chùa Vân Cư là nhờ thái phu nhân phủ Tương Dương Hầu. Sao cháu có thể không đi được?

Cái cớ này dùng hơi quá rồi thì phải!

Vương Hi đang định thuyết phục lại thái phu nhân thì Hầu phu nhân đã bước tới ôm vai nàng, dịu dàng khuyên nhủ:

- Đại cữu của cháu đã làm rất nhiều, cháu đừng phụ tấm lòng của ông ấy. Huống hồ, ba biểu tỷ của cháu còn muốn mượn hào quang của cháu, được một lần lộ mặt trước Tịnh Hiện đại sư đó!

Vương Hi thua trận, đành phải ấm ức chuẩn bị đồ đoàn đi chùa Vân Cư.

Thường Kha tròn mắt hỏi:

- Muội định mang theo cả cái bếp của mình vào chùa ư?

Vương Hi hỏi ngược lại:

- Tỷ qua đêm ở chùa Vân Cư chưa?

Thường Kha lắc đầu. Dù nàng ấy sinh ra ở kinh thành nhưng không phải chỗ nào cũng đã đi qua.

Vương Hi nói:

- Muội cũng chưa đến đó bao giờ! Ai biết ở đó thể nào, lo trước vẫn hơn! Mà tỷ cũng đừng nói là sẽ không ăn ké điểm tâm của muội đấy.

Thường Kha cười hắc hắc, cảm thán:

- Cuối cùng thì tỷ cũng hiểu vì sao muội không muốn ra ngoài.

Nhưng nàng đâu nhất thiết phải đi chứ. Vương Hi thở dài.

Không ngờ ngay trước đó một hôm, huynh muội Phan thị lại vào kinh.

Hầu phu nhân trợn mắt há mồm.

Vú hầu đi cùng không biết gì còn cười mãn nguyện: "Nhớ mai là lễ Phật Đản nên cố gắng tới trước để Đại công tử và Đại tiểu thư có thể ăn cái lễ với cô nhà."

Dù sao hai cháu cũng có ý tốt, Hầu phu nhân muốn nói gì thì cũng chỉ có thể nghẹn trong lòng, dẫn huynh muội Phan thị đi vấn an thái phu nhân.

Vương Hi, Thường Kha và Thường Nghiên tránh mặt, không nhìn thấy Phan Tái trông ra sao.

Phan tiểu thư khuê danh một chữ "Lương", còn nhũ danh là "Uyển Nương". Nàng ấy có nước da trắng sáng, mặt trái xoan, mắt hạnh long lanh, nói chuyện nhỏ nhẹ, nhã nhặn lịch sự điển hình của một nữ tử thế gia vùng Giang Nam.

Lễ vật mà nàng ấy tặng bọn Vương Hi là đồ thêu do chính tay nàng ấy làm.

Vương Hi thấy nàng ấy mặc áo khoác in họa tiết mây cuốn trơn bóng thịnh hành nhất Tô Hàng năm nay, trâm cài đầu chỉ khảm một viên hồng ngọc to bằng hạt sen nhưng đỏ như máu, cao cấp bậc nhất thì biết gia cảnh nàng ấy không tệ, trưởng bối trong nhà cũng quan tâm nàng ấy, chắc đây là một cô nương rất được sủng ái. Mà đồ thêu nàng ấy tặng không giống của Thường Kha, có lẽ chỉ để thể hiện phẩm hạnh hiền lương thục đức của nàng ấy.

Hơn nữa, khi thái phu nhân hỏi nàng ấy hay làm gì ở nhà, nàng ấy trả lời không đọc sách viết chữ thì cũng thêu thùa may vá. Có thể nhìn ra đó là cuộc sống hơi gò bó và khuôn phép, thích tĩnh không thích động.

Vương Hi khá tiếc. Nàng là một đứa rất hiếu động, e rằng không hợp với Phan cô nương này rồi.

Nhưng bất ngờ là trông Thường Ngưng có vẻ không thích biểu tỷ này. Khi Hầu phu nhân dẫn Phan tiểu thư vào hành lễ với thái phu nhân, Thường Ngưng cứ đanh mặt đứng im tại chỗ.

Thường Kha thấy vậy còn lén huých Vương Hi, khẽ hỏi:

- Tỷ ấy làm sao vậy? Phan tiểu thư vừa đến đã làm chuyện gì khiến tỷ ấy khó chịu rồi à?

Vương Hi nhỏ giọng đáp:

- Có lúc nào không khó chịu đâu.

Nghe vậy, Thường Kha nhịn lắm mới không bật cười ra tiếng.

Phan Lương được sắp xếp ở phía Nam của Xuân Ấm Viên. Đằng đó còn chưa dọn xong đồ mà một vú hầu họ Hồ đã mang ít quà quê Giang Nam qua chào hỏi Vương Hi, mong Vương Hi quan tâm tiểu thư nhà bà nhiều.

Vú Vương tiếp vú Hồ. Sau khi vú Hồ hành lễ với Vương Hi xong, vú Vương dẫn bà ta lui xuống uống trà ngồi chơi, dò hỏi ngọn nguồn Phan gia rồi trở về bẩm báo cho Vương Hi:

- Họ không định về. Coi bộ, nếu hôn sự với Lưu phủ thành công, Phan tiểu thư sẽ xuất giá ở kinh thành.

Vương Hi không quan tâm những điều này lắm. Nàng hỏi vú Vương:

- Bên Hầu phu nhân có xảy ra chuyện gì không?

Vĩnh Thành Hầu đã bắt đầu nghỉ lễ Phật Đản, kiểu gì bên Hầu phu nhân cũng phải có chương trình cho ngày mai. Nhưng đến giờ này rồi mà bà ấy vẫn chưa nói gì.

Vương Hi nghĩ thôi cũng sốt ruột thay Hầu phu nhân.

- Trông cậy vào bà ấy thì thể nào mai cũng có chuyện. Chúng ta phải chủ động hỏi trước để mọi người còn được nghỉ sớm thôi.

Vú Vương cũng cảm thấy không thể đặt niềm tin vào hai vị chủ mẫu của Hầu phủ. Bà thưa vâng rồi đến chỗ Hầu phu nhân. Ai ngờ Hầu phu nhân lại không có ở phòng mà đang dẫn theo Thường Ngưng qua Xuân Ấm viên trò chuyện với Phan tiểu thư.

Vú Vương lắc đầu, chạy sang chỗ thái phu nhân.

Thái phu nhân lại nói: "Hầu phu nhân tự có sắp xếp, mọi người cứ nghỉ trước đi!"

Vương Hi phát bực với cái kiểu làm việc này. Nàng nói luôn với bọn Bạch Quả:

- Mọi người giải tán đi, mai rồi tính.

Mấy đứa Bạch Quả xác nhận rồi chia nhau về phòng.

Kết quả, sáng sớm hôm sau, vú Phan đích thân qua đây truyền lời, nói là Phan tiểu thư sẽ đi cùng, hỏi có thể cho Thường Ngưng chung xe với nàng không.

Ban đầu sắp xếp Thường Ngưng và Thường Nghiên chung một xe, Thường Kha và vú Thi một xe.

Chuyện này như cố tình chọc Vương Hi tức giận hơn. Nàng nói thẳng:

- Ta và Ngưng biểu tỷ không hợp nhau. Nếu Hầu phu nhân khó xử thì để Kha biểu tỷ đi chung xe với ta ấy!

Còn Thường Ngưng có chịu đổi chỗ với Thường Kha không thì đó là việc của Hầu phu nhân.

Có tám ngàn lượng bạc kia, vú Phan vốn đã không dám làm Vương Hi phật ý thì nay càng không đủ can đảm nói "không". Bà biết, cứ thế này sẽ phải đổi chỗ ngồi của Thường Ngưng và Thường Nghiên, nhưng nếu bà tự ý quyết định sẽ càng tạo ra nhiều rắc rối không cần thiết, sẽ khiến Hầu phu nhân không vui. Thế nên thay vì giúp Hầu phu nhân khuyên Vương Hi, bà chỉ có thể gượng cười, mau mau bẩm lại cho Hầu phu nhân biết.

Quả nhiên Hầu phu nhân rất tức giận. Nhưng Hầu phu nhân không muốn vì chuyện này mà xảy ra mẫu thuẫn với Vương Hi, đành phải để Thường Ngưng đổi chỗ với Thường Kha.

Thường Ngưng không chịu, náo loạn một trận. Hầu phu nhân sợ trời tối vẫn chưa tới được chùa Vân Cư, cuối cùng quyết định để Thường Ngưng và Thường Nghiên chung xe, để vú Thi chen chúc với các quản gia khác, cho Phan tiểu thư một mình một xe.

Vương Hi không biết Phan tiểu thư có biết chuyện này không. Nhưng nếu ở vị trí đó, nàng chắc chắn sẽ bực lắm* và sẽ không bao giờ làm ra chuyện đắc tội với nhiều người như vậy. Cơ mà trông Phan tiểu thư có vẻ rất vui, nàng ấy lập tức lên xe, theo sau xe của Vương Hi và đi trước xe của Thường Ngưng.

膈应 là từ địa phương của Trung Quốc, chỉ sự thái độ ghét, bực bội, không thoải mái, kinh tởm, nhưng chưa đến mức độ buồn nôn. Truyện được đăng tại Wattpad uyenchap210

Thường Kha cũng cảm thấy Phan tiểu thư như thế là không phải. Nàng ấy vừa ghé cửa sổ xem cảnh đường phố với Vương Hi vừa hỏi:

- Muội nghĩ Phan tiểu thư không biết thật hay giả vờ không biết?

Vương Hi dửng dưng:

- Dù là thật hay giả vờ thì cũng khổ khi một cô mẫu như Hầu phu nhân.

Dứt lời, hai người không hẹn mà cùng nhìn nhau cười to.

Tâm trạng của Vương Hi khá hơn. Nàng thì thầm với Thường Kha:

- Hôn sự của tỷ thế nào rồi? Muội định về Tứ Xuyên trước khi vào đông. Nếu có thể gặp nhau là tốt nhất, không chỉ có thể thư từ qua lại thôi.

Thường Kha giật mình kêu lên:

- Muội về sớm thế?

Chẳng phải mọi người bảo Vương Hi đến kinh thành vì hôn sự của muội ấy ư?

Vương Hi không giấu Thường Kha:

- Mẫu thân muội hi vọng thái phu nhân có thể tổ chức lễ cập kê cho muội, giúp muội có tiếng hơn, thế nên muội định ở lại đến khi cập kê rồi xem thế nào. Nhưng nhìn tình bây giờ đi, trông chờ vào thái phu nhân hay Hầu phu nhân thì thà quay về nhờ bà nội hoặc các bà thím của muội vẫn hơn.

Trong nhà mấy trăm con người nhưng cho tới bây giờ cũng không có ai giống thái phu nhân hoặc Hầu phu nhân, nói ra rồi mà còn có người dám phản bác chống đối.

Thường Kha trầm mặc hồi lâu. Trước đây, nàng không chú ý mấy, nhưng từ ngày quen Vương Hi, nàng ấy dần nhận ra sự nhu nhược của bà nội và Đại bá mẫu mà mình đã vô cùng kính trọng.

Vương Hi trông mà thở dài theo, hỏi Thường Kha:

- Mẫu thân tỷ có thể lo liệu hôn sự cho tỷ không? Nếu có thể, muội nghĩ rằng tỷ nên tự tìm hiểu, sau đó bảo mẫu thân tỷ đi cầu hôn.

Nhưng nhìn Tam thái thái mặc kệ con gái mình bị người ta vùi dập thì cũng đủ biết là người không có chính kiến gì rồi.

Truyện được đăng tại wattpad uyenchap210.

Thường Kha nghe Vương Hi nói vậy thì trừng mắt, không ngờ Vương Hi lại to gan đến thế:

- Muội chớ làm loạn! Lệnh phụ mẫu, lời mối mai mới là đúng đắn. Muội liều lĩnh vậy, không cẩn thận sẽ biến khéo thành vụng rồi mang tiếng ra.

Vương Hi trợn trắng mắt, nói:

- Ai bảo tỷ lén lút trao nhận? Chẳng lẽ tỷ không tìm cơ hội ra ngoài xã giao với thái phu nhân, Hầu phu nhân, hỏi thăm về các công tử rồi thuyết phục mẫu thân tỷ đi cầu thân ư?

Thường Kha ngượng cười, nói:

- Tỷ nghĩ xấu về muội rồi —— Tỷ thấy muội còn dám trèo tường nhìn trộm Trần Lạc nên cho rằng muội có thể làm ra chuyện lập bảng bắt rể*!

Là một tục thời Tống, đầu tiên sẽ lập danh sách những chàng trai ưu tú để nhà gái chọn, nhưng nếu chàng trai quá ưu tú, quá nhiều người muốn chọn thì sẽ xảy ra tình trạng bắt rể.

Không nói không sao, nhưng vừa nhắc tới Trần Lạc là Vương Hi lại đau lòng.

Không gạt được người ta làm hộ vệ cho mình thì thôi, đằng này còn bị chàng phát hiện, cắm cây đao dằn mặt. Tội cho nàng tương tư suốt ngày suốt đêm, còn phải trèo tường ngắm trộm mà chẳng thu được gì, có khi còn bại lộ thân phận, bị chàng tố cáo với trưởng bối, mất hết mặt mũi đã đành, mà khoảng thời gian nhìn chàng cũng thành lãng phí.

Cả đời nàng chưa từng phải chịu thua lỗ như thế.

Vương Hi ủ rũ, cùng Thường Kha ghé cửa sổ nhìn phố phường náo nhiệt. Nhưng mỗi người trên xe lại mang một tâm sự khác nhau.

Giữa trưa, đoàn người nghỉ chân tại một rừng cây bên đường, ăn qua loa bữa trưa rồi tiếp tục khởi hành.

Tuy mai mới là lễ Phật Đản nhưng đâu đâu cũng mang không khí lễ hội.

Thỉnh thoảng lại gặp đoàn người đến tham gia pháp hội, càng đi về trước càng nhiều người. Vương Hi đoán họ sắp đến chùa Vân Cư rồi.

Quả nhiên khi trời nhá nhem tối, bọn họ đã tới nơi.

Xe ngựa xóc nảy khiến Vương Hi mệt lả như cải thìa ngâm nước, phải để vú Vương dìu đi. Tận đến khi nằm trên giường trong phòng cho khách, nàng mới bớt khó chịu một chút, nhưng vừa quay người thì mùi trầm hương lập tức xộc thẳng lên mũi. Bọn Bạch Quả vội thay sang mùi đàn hương rồi Vương Hi mới thoải mái hơn nhiều.

Vú Thi tới mời Vương Hi ra Phật đường ăn chay, còn nói:

- Thái phu nhân, Hầu phu nhân, các cô và các tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu đều đến. Thái phu nhân bảo tiểu thư ra làm quen ạ.

Nhận mặt làm quen là kiến thức cơ bản mà mỗi người trong Vương gia phải biết.

Nam đinh muốn làm ăn mà lại nhận nhầm đối phương thì sao có thể tạo được niềm tin cho người ta, sao có thể thuyết phục được người ta bỏ tiền vào túi mình? Nữ tử muốn quản xuyến gia đình mà ngay cả việc nhớ mặt cũng không làm được thì sao có thể tiếp đón khách tới chơi, sao có thể giải quyết mâu thuẫn trong gia tộc, sao có thể trở thành hậu phương cho nam nhân?

Nhưng Vương Hi quá mệt mỏi, nàng không muốn làm quen làm thân với ai hết!

- Vú cứ nói là ta không thoải mái! - Trong lời nói khách sáo của Vương Hi ẩn chứa sự cảnh cáo. - Ta những tưởng sẽ đến trước giờ Dậu, có thể nghỉ nửa canh giờ rồi đi vấn an thái phu nhân phủ Tương Dương Hầu. Nhưng hiện tại, ta bò không nổi thì đi ra chỉ làm xấu mặt trước phủ Tương Dương Hầu thôi, không đi còn hơn.

Muộn như vậy mới đến, chẳng phải do không chuẩn bị thỏa đáng sao? Vú Thi không dám nói gì, xấu hổ trở về.

Thường Kha hâm mộ ghê gớm. Hầu phu nhân có thể cho nàng ấy ngồi cùng xe với Vương Hi nhưng không thể được đằng chân lân đằng đầu, cho nàng ở cùng phòng với Vương Hi tiếp.

Buồn quá mà!

Nàng ấy ngồi ngay ngắn tại chỗ, vào tai trái ra tai phải nghe Thường Ngưng và các tiểu thư phủ Tương Dương Hầu xỉa xói nhau. Nhưng giờ nàng ấy không những không căng thẳng mà ngược lại còn thấy Thường Ngưng thú vị, lần nào gặp các tiểu thư phủ Trương Dương Hầu cũng như con nhím, nói không lại người ta mà vẫn ngoan cố.

Thường Ngưng cho rằng Thường Nghiên và Thường Kha không giúp mình, lúc về phòng còn la hét:

- Nếu có Thi Châu ở đây thì đã không thế rồi!

Thường Kha vẫn giữ im lặng trước hai đường tỷ như bình thường. Thường Nghiên thì nhíu mày khuyên Thường Ngưng:

- Nhị tỷ à, mọi người lớn rồi, vậy không hay đâu. Nếu tỷ không thích các tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu thì tránh họ ra, cần gì phải so từng cây kim, từng cọng râu với họ.

Thường Ngưng rất bực, còn kéo Vương Hi vào:

- Cả ngày hôm nay nó chưa xuất hiện lần nào, thế mà bà nội cứ khen nó hoài, nói cài gì mà xinh đẹp hiếm có, phóng khoáng rộng lượng, cởi mở thân thiện, toàn những lời sáo rỗng mà Nhị thái thái phủ Tương Dương Hầu còn nghe vô cùng chăm chú! Có khi Vương Hi cố tình vắng mặt để thái phu nhân phủ Tương Dương hầu chú ý đấy!

Thường Nghiên biến sắc, sau đó cố gắng nặn ra một nụ cười.

Trước khi ngủ, Thường Kha không nhịn được chạy tới phòng Vương Hi, muốn ngủ cùng nàng.

Tất nhiên là Vương Hi không đồng ý, nàng lớn như vậy nhưng chưa từng ngủ với ai ngoài bà nội và mẫu thân.

Thường Kha nói:

- Tỷ có chuyện muốn nói với muội.

Vương Hi bèn sai người kê một giường quý phi bên cạnh và thêm ngải hương, sau đó hỏi:

- Có chuyện gì, tỷ nói đi?

Nhờ chuyến đi lần này, Thường Kha được mở mang tầm mắt.

Giữa trưa, mọi người đều ăn lương khô chuẩn bị hôm qua thì Vương Hi lại bắc bếp đun nước, ăn đồ ăn do đầu bếp mới nấu sáng nay. Thường Kha ngồi chung xe với Vương Hi không chỉ được ăn chực cơm nóng mà còn được ly trà nóng.

Thường Kha không so đo với nàng, sung sướng kể lại chuyện trong bữa tối:

- ... Chắc chắn là Tam tỷ thích Tứ công tử của phủ Tương Dương Hầu. Dù chàng không nổi danh như huynh đệ Trần thị nhưng cũng tuấn tú, nho nhã, khiến người ta nhớ thương. Mà tỷ tỷ ruột của chàng còn là phu nhân Thế tử phủ Khánh Vân Hầu. Chàng giống Trần Lạc, mới mười sáu tuổi đã được vào Đằng Tương vệ. Nhưng tỷ ấy không chịu nghĩ đi, Nhị thái thái phủ Tương Dương Hầu là người kiêu ngạo, nhà họ còn luôn xem thường nhà ta, sao có thể thể xui gia với nhà ta được?

Vương Hi kinh ngạc. Nàng cứ tưởng Thưởng Nghiên sẽ theo quyết định của trưởng bối nên mới điềm nhiên như thế.

Vương Hi hứng thú bừng bừng, hỏi:

- Tứ công tử của phủ Tương Dương Hầu có tới không? Hắn rất tuấn tú ư? Nhưng chuyện hôn nhân đại sự có đôi khi cũng phải xem duyên phận, nếu đã thử mà vẫn không được thì mới coi như hết hi vọng. Cơ mà muội vẫn cho rằng Tam tỷ như vậy không hẳn là không tốt, đương nhiên còn phải xem tỷ ấy sẽ dùng cách gì để đạt được mục đích nữa.

Thường Kha cười ha hả, nói đến thái độ của Nhị thái thái phủ Tương Dương Hầu với Vương Hi.

Vương Hi không quan tâm, phất phất tay:

- Bà ấy sẽ không quan tâm đến muội đâu, mà dù có quan tâm thì cũng không xếp muội vào danh sách con dâu tương lai của bà.

Quá khoa trương về sự giàu có của gia đình nàng sẽ rước về những người không tốt, họ thấy họ là con nhà quý tộc hay quan lại thế gia rồi tự cho cái quyền tham đồ hồi môn của nàng, muốn nạp nàng làm thiếp. Giả như thái phu nhân và Hầu phu nhân khôn khéo tài giỏi thì nàng đã chẳng phải lo. Nhưng có lẽ mẫu thân của nàng cũng không ngờ thái phu nhân lại yếu đuối đến vậy?

Nàng kêu đầu bếp làm bánh bao nhân đậu, xíu mại trứng muối và bánh củ cải đất Quảng, sáng sớm hôm sau tới chỗ thái phu nhân nói chuyện với bà. Lúc này, thái phu nhân mới hoảng hốt nhận ra mình lỡ lời, nhưng Vương Hi đang ở đây nên chỉ có thể ấp úng cho qua, sau này không nói những điều tương tự như thế nữa.

Dùng đồ ăn sáng xong, Vương Hi gặp được thái phu nhân nhà Tương Dương Hầu.

Vị thái phu nhân này khác hoàn toàn với bà ngoại của nàng. Thái phu nhân phủ Tương Dương Hầu thấp bé, nước da trắng nõn, ăn mặc giản dị, nhưng lại có một đôi mắt sáng, dù cười hiền hậu mà vẫn khiến người ta không dám khinh nhờn.

Nữ quyến nhà đó cũng rất cung kính với thái phu nhân. Hơn nữa, có thể nhìn ra đây không phải giả vờ mà là tôn kính từ tận đáy lòng.

Các tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu cũng có lối ăn vận thanh nhã, phong thái điềm tĩnh thong dong, lịch sự đoan trang, trông ra dáng hơn phủ Vĩnh Thành Hầu nhiều.

Bảo sao nhà họ coi thường phủ Vĩnh Thành Hầu.

Vương Hi quan sát Nhị thái thái phủ Tương Dương Hầu nhiều hơn mọi người. Bà có vóc dáng tầm trung, hơi đầy đặn, đang im lặng đứng sau thái phu nhân, nhìn chung là trông rất hiền lành. Nếu trước đó không biết, chắc không ai có thể đoán ra trưởng nữ của bà là phu nhân Thế tử, còn trưởng nam đã nhập sĩ và đang giữ chức Thiêm sự Thông Châu vệ - một trong bốn thân vệ của Hoàng thượng.

Hình như chức quan còn cao hơn cả Trần Lạc.

Mọi người đi dạo ngắm cảnh trong chùa Vân Cư cả ngày, song, lại chia thành các nhóm, các tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu, Thường Ngưng và Thường Nghiên, Vương Hi và Thường Kha, còn Phan tiểu thư thì luôn theo sau Hầu phu nhân. Dù các phu nhân và tiểu thư của phủ Tương Dương Hầu không nói chuyện với người của phủ Vinh Thành Hầu nhưng Vương Hi đã nhớ kỹ dung mạo của họ.

Lúc xế chiều, mọi người quay lại Phật đường để nghỉ ngơi. Tịnh Hiều đại sư mày rậm mắt to dẫn theo mấy chú tiểu đến vấn an hai vị thái phu nhân, ngoài ra còn có mấy bùa hồ mệnh cho các công tử tiểu thư, nghe nói đã được đại sư khai quang trước đó.

Khi nói chuyện, Vương Hi phát hiện Thường Nghiên cứ nhón chân liếc ra ngoài Phật đường.

Không lẽ các công tử của phủ Tương Dương Hầu cũng đi theo?

Nàng tự hỏi chẳng biết khi tham gia thọ yến của Trưởng công chúa Bảo Khánh, mình có cơ hội được nhìn mặt mấy mỹ nam mà Thường Kha kể không.

Vương Hi buồn chán, bảo vú Vương công đức hai trăm lượng bạc cho chùa.

Ngoại trừ bùa hộ thân, nàng còn được tặng một chuỗi mười tám hạt gỗ Kê Sí.

Vương Hi chẳng nhớ mình nhận được bao nhiêu thứ như này mỗi năm. Nàng không thích đồ của chùa, nhưng nếu là am ni cô thì còn tạm được. Vậy nên nàng tiện tay thưởng Vương Hỉ chuỗi Phật này, hắn muốn làm thế nào thì làm.

Sáng sớm hôm sau, đoàn người các nàng lên xe ngựa xóc nảy trở về phủ Vĩnh Thành Hầu.

Bánh bao nhân đậu là món ăn nhẹ có nguồn gốc từ Bắc Kinh và Thiên Tân.


Hình ảnh minh họa cho xíu mại trứng muối.

Bánh củ cải là một món bánh truyền thống của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Cách làm là trộn đều bột mỳ trộn với thịt xay, củ cải bào sợi và gia vị, sau đó hấp cách thủy hoặc chiên. Bánh củ cải có màu trắng hơi đục, mềm, hương vị thơm ngon, thường được ăn vào mùa đông xuân và nhất là dịp Tết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro