Chương III

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dân ao nối đuôi nhau thành một hàng dài, đầm mình trong con mương cạn đâm thẳng ra cánh đồng rộng. Trời vẫn mưa không ngớt. Nước từ hai bên bờ chảy xuống mương ồ ồ như thác, mang theo mùi nồng thơm của cỏ béo. Nước thấm vào mang, vào vẩy, vào yếm, vào vây, làm cho tất cả dân ao thấy choáng váng ngất ngây một hồi lâu, họ đứng lặng như bị đóng đinh vào nước, chìm ngập vào cái cảm giác choáng ngợp, bàng hoàng của tự do. Rồi tất cả mọi người cùng một lúc nhao lên khỏi mặt nước, tung cao mình, reo tưởng chừng muốn vỡ bong bóng:

- Thoát rồi! Sống rồi! Sống rồi! Thoát rồi!

Không hiểu sao nghe tiếng reo mừng của bà con, Chép còm, Bò, Cua yếm nâu, Chày đỏ mắt, Rô nhọ, Lóc hoa đều rơm rớm nước mắt. Cụ Nheo mù mếu máo nói:

- Già ngần này tuổi đầu tôi mới biết hạnh phúc là điều có thật.

 Sau khi xem xét kỹ tấm bản đồ của Cua yến nâu, Chép còm mới hay con mương cạn này là con mương xương cá nằm trong hệ thống kênh mương chằng chịt của cánh đồng.

Chép còm nói với Cua yếm nâu:

- Từ đây tất cả mạng sống của bà con dân ao là nằm trong cái yếm nhỏ của bạn, mong bạn hãy hết sức giữ mình.

Cua yếm nâu mở rộng đôi càng ôm choàng lấy đầu Chép còm xiết chặt vào lòng thay cho câu trả lời.

Chép còm giao Chày đỏ mắt bơi dọc theo con mương truyền lệnh:

- Bà con xếp thành hàng trật tự bơi theo hướng mưa chếch. Phải gắng bơi thật nhanh để rạng sáng mai đến được con kênh mở về hướng gió nồm, trên mặt con kênh này phủ kín bèo lục bình. Hai bạn Lóc hoa và Rô nhọ bơi trước làm nhiệm vụ dẫn đường.

Răm rắp theo lệnh truyền, bà con dân ao hồi hộp, náo nức quạt vây, vẫy đuôi, rào rào bơi theo Lóc hoa, Rô nhọ. Con mương đủ rộng để bơi hàng năm hàng bảy, nhưng Chép còm kiên quyết chỉ cho bơi hàng đôi. Trong những đêm có cơn giông lớn như đêm nay, phải cẩn thận đề phòng cạm bẫy và các loài thú dữ ăn đêm.

Nước mưa mát lạnh, dễ thở và đầy màu từ trên bờ trôi xuống. Bà con vừa bơi vừa tranh thủ hớp màu. Tất cả đều phễnh bụng no nê.

Chép còm cũng đói lắm nhưng hầu như chú không có lấy một chút rảnh rỗi để hớp màu. Trách nhiệm đầu đàn này quả nặng nề so với sức vóc còm nhom của chú.

Trời mỗi lúc một tối đen. Bóng đêm đan mưa phủ lên mặt con mương tưởng có thể hớp được. Tiếng truyền lệnh của chú bị chìm lấp trong tiếng mưa sầm sập, tiếng gió rít, tiếng sấm rền...

Bầu trời sau cơn mưa, sạch làu trong vắt. Mặt trời chói lọi rọi xuống con kênh. Ánh nắng lọt qua tấm thảm bèo thành những cái cọc lớn nhỏ màu vẩy cá chày, trắm chênh chếch xuống đáy kênh. Những chú cá nhỏ thấy lạ, bơi túm tụm đùa nghịch với những chiếc cọc ánh sáng đó.

Bò và Trê phải nạt nộ, lấy đuôi bợp đầu chúng mới giải tán được chúng quay về chỗ nghỉ ngơi. Bò nhìn theo chúng, chép miệng nói:

- Cái sắp nhỏ này chưa biết chết là cái gì hết! Bao giờ đến dòng sông lớn các bé tha hồ mà chơi, mà đùa nghịch.

Vừa đúng lúc đó, phía ao Cây Sung bỗng bùng lên một tiếng nổ vang rền hơn cả tiếng sét. Cả bầu trời như bị tiếng nổ làm chao đảo ngả nghiêng. Bèo trên mặt kênh xô ép và nhau. Cánh hoa bèo rụng tơi tả như một đàn bướm tím bay tán loạn.

Bà con dân ao đang dựa lưng, tựa vây, dở thức, dở ngủ, choàng hết cả dậy. Họ cuống cuồng chúi bùn để ẩn trốn. Chỉ Chép còm là giữ được bình tĩnh. Chú bơi dọc theo con kênh nói to:

- Bà con hãy bình tĩnh! Tôi chắc đó là tiếng mìn của tụi Bói cá rằn ri cho nổ xuống ao để ăn thịt chúng ta. Nhưng chúng nó có mà ăn bùn.

Rồi chú cùng Chày đỏ mắt bơi lên mặt kênh, đón xem có anh chim nào từ phía đó bay qua, để hỏi xem sự thể ra sao.

Quả nhiên, một lát sau, có một đàn sẻ từ phía ao Cây Sung sải cánh rào rào bay đến. Tất cả đều có vẻ rất hoảng sợ.

Đàn chim gọi nhau rích rích rồi đổ xuống những khóm cúc tần rậm rạp lòa xòa bên bờ nước. Chép còm nhận ra trong đám có một chị chim sẻ quen. Chị này rất dễ nhận vì cộc đuôi. Chị ta thường bay đến đậy trên cành sung ngả ra ao, đầu nghiêng ngó soi xuống nước rỉa lông rỉa cánh làm duyên. Chép còm bơi lại gần hỏi chuyện. Chị nhìn chú chăm chăm, nhưng có vẻ không nhận ra chỗ quen biết cũ. Chắc chắn là chị không thể ngờ được có một anh cá ở ao Cây Sung lại có thể xuất hiện ở đây. Nhưng vốn mau miệng và hay chuyện như phần đông các chị Sẻ, chị Sẻ cộc đuôi líu ríu kể cho Chép còm và Chày đỏ mắt nghe cái chuyện “Eo ôi, khiếp quá!” vừa xảy ra ở đằng kia.

Chị kể là chưa bao giơ chị thấy tụi Bói cá rằn ri kéo ra tụ tập quanh bờ ao đông như sáng hôm nay. Nổi bật lên trong đám là con cạp nong khổng lồ đứng cao vượt lên tất cả như một anh cò đứng giữa đàn chim bói cá.

Hắn đứng dạng chân, hai tay chắp đít, miệng ngậm điếu thuốc to bằng cái đầu chị, khói bốc xanh lơ. Tên Bói cá đầu đàn khúm núm đứng cạnh hắn. Nhiều tên Bói cá cởi trần, tay cầm các dụng cụ bắt ca như vợt, những sợi dây thép dài để xâu mang cá, những cái vỏ thùng đạn thay giỏ nhốt cá... Một thằng cao lớn, xăm trổ đầy mình, khệ nệ bưng một trái mìn to như cái rá vo gạo, bơi ra giữa ao đặt chìm xuống nước. Có sợi dây xanh đỏ nối từ quả mìn lên đến bờ. Thằng đầu đàn khoác tay hô lên một tiếng ra lệnh. Một tiếng nổ gấp bao nhiêu tiếng sét, bùng lên từ giữa lòng ao. Một cột nước bùn dựng lên cao đến quá ngọn cây sung. Ao giống hệt như một thau nước ai bưng lắc thật mạnh. Bùn, chà gai, cành cây mục, rong, cỏ nước... chôn vùi dưới đáy ao bị bốc lên cao, đảo lộn quay cuồng trên mặt ao. Nước bùn đen kịt dồi cào, trào qua bờ.

Chính lúc đó chị đang đậu trên chót vót ngọn tre. Chị sợ hãi bay tót lên cao. Chị nhìn xuống ao và chắc mẩm tất cả đàn ao sẽ nổi phơi bụng trắng, chết không sót một mống. Nhưng chị đã kinh ngạc xiết bao, khi nước lặng trở lại, mặt ao không một xác cá nào nổi bập bềnh. Chị ngờ rằng cá bị sức mìn nổ quá mạnh đã tan ra thành nước. Tụi Bói cá rằn ri xem chừng cũng ngạc nhiên không kém chị. Chúng xì xào bàn tán có lẽ cá bị chết chìm. Chúng hò nhau nhảy xuống ao, hụp lặn như một đàn rái cá. Nhưng chúng lặn chán lặn chê, mắt đứa nào cũng đỏ kè, mà không đứa nào bắt lấy được một con tép. Chúng ngơ ngác nhìn nhau tâng hẩng. Cá trong ao như có phép thần thông đã biến đi đâu hết.

Con Cạp nong khổng lồ nhún vai, nết mặt hầm hầm giận dữ cắp đít bỏ đi. Chắc hắn cho là tụi Bói cá rằn ri đã đánh lừa hắn. Tưởng được mời nhậu một tiệc cá ra trò, không ngờ chỉ có nước bùn tanh tưởi với cành rong, lá mục!

Câu chuyện của chị Sẻ cộc đuôi làm bà con dân ao vô cùng hả hê. Họ đã chơi cho bọn Bói cá rằn ri một vố điếng người, đau hơn cả hóc xương cá.

***

Ba ngày đêm ròng rã, đàn cá ao Cây Sung mải miết bơi về hướng dòng sông lớn. Họ chỉ dừng lại nghỉ ngơi lấy sức khi nào quá mệt...

Bơi liên miên suốt ngày đêm như vậy nên cả đàn đều đói thắt ruột, cồn gan. Hễ trông thấy mồi là họ xô ngay lại, tranh nhau đớp. Nhiều bà con bất ngờ bị giật tung lên khỏi mặt nwocs không kịp chớp mắt... Những ai miệng rộng, xác to, háu ăn lại càng dễ bị mắc lưỡi câu.

Trước nguy cơ đó, Chép còm không còn cách nào khác là phải ra lệnh cấm không ai được ăn một thứ mồi ngon nào bắt gặp dọc lối bơi. Tất nhiên trong mwoif cái mồi, chỉ có một hai cái là dó dấu lưỡi câu. Nhưng làm sao phân biệt được? Đành phải tránh xa tất cả là hơn. Từ đó cả đàn chỉ còn được ăn các thứ cỏ, rong, lá mục, bùn non... Những thứ này ăn chỉ cốt đánh lừa dạ dày.

Mặc dầu có lệnh nghiêm cấm, nhưng lác đác vẫn có những bà con không nhịn nổi cơn thèm, vẫn mắc phải lưỡi câu. Chép còm vô cùng đau khổ, phiền muộn nói với cả đàn:

- Thưa bà con, từ giờ trở đi, nếu ai còn phạm lịnh nghiêm cấm thì tôi buộc lòng phải mời ra khỏi đàn. Bởi vì không có kỷ luật nghiêm thì đàn chúng ta sẽ có nguy cơ tan rã.

Chú họp các bạn Rô nhọ, Lóc hoa, Bò, Trê, Chày đỏ mắt, Cua yếm nâu, nói với họ:

- Sự sống còn của cả đàn trong hết cả vào chúng ta. Bởi vậy chúng ta cần phải nghiêm khắc tuân theo điều cấm kị này hơn lúc nào hết. Chúng ta giữ mình để khỏi mắc vào cạm bẫy không phải vì chúng ta mà vì sự sống còn của cả đàn.

Chép còm yêu cầu cụ Nheo mù đặt ngay một bài vè hoặc bài thơ thật dễ nhớ, dễ thuộc nhắc nhở bà con đừng tham mồi mắc phải lưỡi câu.

Cụ Nheo mù vừa bơi vừa rung rung hai sợi râu, đuôi khẽ ngúc ngoắc tìm nhịp điệu cho bài thơ Chép còm yêu cầu. Và chỉ sau một chặng bơi ngứn, cụ đã đặt xong một bài thơ theo điệu lý Thờn bơn – một điệu dân ca quen thuộc của loài cá:

Miếng mổi thơm i i a...

Là miếng mồi ngon i i a...

Nhưng hãy coi chừng.

Hớp vào là mất mạng oan.

Bài thơ vừa tuân ra khỏi miệng cụ chỉ chốc lát đã được cả đàn truyền khẩu, thuộc lòng. Họ vừa hát vang theo nhịp vây. Cả những bà con có tiếng là tối dạ cũng thuộc một cách dễ dàng. Từ ngữ và âm điệu của bài thơ còn vượt quá cả mong đợi của Chép còm. Được bài thơ nhắc nhở, số bà con bị mắt lưỡi câu giảm rõ rệt.

Vì đói, sức bơi của đàn yếu dần. Nhất là các bé như Hạt, Bông, Đòng đong, Rô don, Rô cờ... đói quá, mang nhợt nhạt, đuôi và vây không nhấc nổi. Các anh chị cá lớn phải thay nhau dìu các bé. Và cứ bơi một chặng, Chép còm phải cho đàn dừng lại đợi các bé. Dọc lối bơi, gặp ba thứ rong cỏ gì các bé cũng xông lại tranh nhau rỉa, đớp. Có hôm chúng ăn phải rễ củ ráy dại mọc xanh um dọc một con kênh hẹp. Vừa nuốt vào miệng chúng đã phát điên phát cuồng vì nứa. Chúng quay lộn trong nước, đớp cả vào đuôi nhau. Chép còm thương quá, nhưng đành bó vây nhìn các bé. Nạn đói ngày càng trầm trọng. Lẻ tẻ có một số bà con bỏ trốn khỏi đàn. Đay đó bắt đầu nổi lên tiếng xì xầm oán trách:

- Cứ cái điệu nuốt toàn rong rêu, lá mục, bùn hôi này, thì chưa kịp thấy dòng sông lớn đã thành cá ươn, cá thối!

- Tôi đã nói ngay từ đầu, dòng sông lớn chỉ là chuyện bịa đặt mà thôi.

Những tiếng xì xầm ấy lọt tai Chép còm, làm cho lòng tin của chú không khỏi có lúc lung lay. Chú đau khổi thoáng nghĩ: Hay chính lời các cụ cá già có lý: việc bơi đến dòng sông lớn là điều vượt quá sức của loài cá.

Nhưng đúng vào lúc đó cái đầu to sụ, gồ ghề, hốc hác của cụ Nheo mù lại lướt đến chạm vào vây chú. Cụ làm như vô tình ngâm khe khẽ những câu ngạn ngữ cụ đặt ra dưới hình thức những bài thơ rất ngắn. Những câu thơ của cụ như làn gió ban mai xua tan những ý nghĩ u ám trĩu nặng trong lòng Chép còm, làm cho chú vững tâm trở lại.

Một đêm, bầu trời mây đen kịt như một vũng bùn lưu niên. Đàn cá bơi theo một con rạch khá rộng, đáy rạch san sát một rừng rong liễu, rong bơi chèo, rong đuôi chó. Chép còm sợ bà con sẽ bị lạc lối trong rừng rong nên giao cho Chày đỏ mắt bơi đi truyền lệnh. Tất cả dồn sát lại vây chạm vây, đuôi chạm đuôi, và bơi lướt trên ngọn rong.

Đã quá nửa đêm. Một đàn chim bay ngang qua bầu trời, không nhìn thấy chúng nhưng nghe tiếng kêu quang quác điếc cả tai và tiếng cánh vỗ nặng nề.

Bỗng phía trước lóe sáng nhiều ánh chớp, tiếp theo là tiếng nổ rền ùng ục. Tiếng nổ kéo dài không ngớt, lọt qua nước nghe như tiếng sấm rền trước con giông. Chép còm liền cho đàn dừng lại, phái Rô nhọ, Lóc hoa bơi lên trước dò xem có chuyện gì.

Khoảng trời phía đông bỗng hừng sáng một màu đỏ khé. Ánh sáng dữ dội chiếu xuống mặt nước soi rõ cả những nhánh rong lả lướt dưới đáy rạch. Cả đàn sợ hãi, lặn hết xuống đáy rạch, bụng ép sát bùn.

Lát sau Rô nhọ trở về báo cho Chép còm biết đó là tiếng súng, tiếng mìn của các Hiệp sĩ áo xanh từ phía dòng sông lớn kéo đến đánh tụi Bói cá rằn ri, và ánh lửa đỏ là do họ đốt hang tổ của chúng. Rô nhọ và Lóc hoa đã được nhìn thấy các Hiệp sĩ áo xanh, tay cầm súng cúi lom khom, chạy dọc theo bờ kênh lao về hướng có tiếng súng nổ. Nghe bạn kể, Chép còm mừng lắm. Các Hiệp sĩ áo xanh từ phía dòng sông lớn kéo đến đây... Vậy có nghĩa là dòng sông lớn không còn xa nữa.

Tiếng Chày đỏ mắt bơi lướt trên ngọn rong, reo to lanh lảnh:

- Bà con không sợ! Đó là tiếng súng của các Hiệp sĩ áo xanh bắn tụi Bói cá rằn ri. Bà con nổi lên mà xem, ánh lửa đốt hang ổ của chúng cháy to lắm.

Đàn cá từ dưới đáy bơi phóng lên mặt nước, xôn xao hỏi nhau:

- Họ đâu? Các Hiệp sĩ áo xanh đâu?

- Họ kia kìa! Kia kìa!

Từ phía ánh lửa sáng hừng, một đoàn người rất đông lúp xúp chạy lại, kéo thành một hàng dài. Họ mặc quần áo và đội mũ vải như cái lá bèo. Trên vai người nào cũng mang vác những bó súng, những cái thùng lớn nhỏ (loại xà lim thép đã nhốt Lóc hoa) và nhiều đồ đạc lạ lẫm khác. Chạy nối theo sau họ là một bọn Bói cá rằn ri đông đến hàng trăm đứa, đứa nào hai tay cũng bị trói giật ra đằng sau, bàn tay chúng xòe ra trông như vây cá.

Hai Hiệp sĩ áo xanh cầm súng áp giải bọn chúng. Họ thúc mũi súng vào lưng chúng và hô:

- Muốn sống thì chạy nhanh lên!

Đàn cá trố mắt nhìn cảnh tượng lạ lùng diễn ra trên bờ kênh, và cùng một lúc bật reo to:

- Tụi Bói cá rằn ri bị trói! Tụi Bói cá rằn ri bị trói!

Rồi cả đàn thi nhau tung cao mình lên khỏi mặt nước, hoan hô vui sướng. Nhưng có lẽ vì quá vội nên những người trên bờ rạch không nghe tiếng.

Các bé cá vừa hò reo vừa bơi theo đoàn người để xem cho rõ. Chép còm phải cho Chày đỏ mắt, Bò và Lóc hoa bơi đuổi theo gọi lại:

- Bơi xa quá sẽ lạc đàn đấy các bé ơi!

So với hôm vượt khỏi ao Cây Sung, Bò gầy đi có đến một nửa. Cái mình thuôn dài tròn lẳn mập mạp của chú bây giờ hóa thành ba cạnh và nhọn như một mũi chùy. Cái đầu bẹt vốn to sù của chú bây giờ trông to gấp đôi, gồ ghề toàn những cạnh với hốc như đầu cụ Nheo mù.

Bò gầy sút vì công việc canh gác bảo vệ đàn hết sức nặng nhọc căng thẳng, không đêm nào chợp mắt lấy được một hai canh gà, lại phải đói ăn liên miên. Tính chú vốn phàm ăn và ăn rất khỏe nên việc phải nhịn đói liên miên đối với chú là cả một cực hình không thua gì bị đánh vẩy, chặt vây.

Cả đàn không ai không mến yêu thương xót chú. Hễ nhìn thấy chú là họ ái ngại nói:

- Dũng sĩ dạo này gày quá đấy!

Chú bắt chước Ngạnh lầm lì xưa, mỉm cười trả lời:

- Càng gầy ngạnh càng sắc.

Thương và lo lắng cho chú nhiều hơn cả là Chép còm. Mỗi lần chia thức ăn, Chép còm đều bắt chú và Trê phải nhận phần nhiều hơn.

- Các cậu phải ăn thêm một chút để còn có sức mà canh gác bảo vệ đàn.

Trê thì hí hửng nuốt chửng ngay miệng còn tóp tép thèm thuồng. Nhưng Bò nhất định từ chối không nhận phần hơn. Chú bắt chước Chép còm, nói với bà con :

- Tôi không phải ông già bà lão, cũng không phải trẻ con. Tôi có quyền gì được nhận phần nhiều hơn bà con khác!

Nếu Chép còm buộc quá, chú nhận vậy, nhưng liền chia cho các bé cá.

Được giao nhiệm vụ chia thức ăn cho cả đàn, mãi lẫn chia xong, Bò đều há miệng thật to kêu ọ ọ. Chú muốn bà con nhìn thấy trong các kẽ răng của minh không dính sót một chút thức ăn nào mà chú phải cắn ra để chia.

Bơi đi bơi lại mấy chục lần liền, Bò thấy mệt. Tại đói đây mà - Chú nghĩ vậy - chứ trước đây mình bơi suốt ngày cũng chẳng mùi mẽ gì.

Đêm yên tĩnh lạ thường. Gió lặng. Sương tí tách rơi. Bóng sao thôi nhảy nhót như cũng thấm mệt đứng im trong nước, tựa vào các nhánh rong nghỉ ngơi. Chú xoay vây bơi chèo, lặn từ từ xuống đáy kênh, định bụng nghỉ vây chốc lát rồi sẽ bơi tiếp tuần tiễu cho đến hết phiên. Nhưng chú không sao nằm yên được. Chú thấy đói hoa cả mắt. Cái đói như từ lâu ngủ thiếp trong dạ dày, lúc này bỗng đột ngột thức dậy, điên cuồng hành hạ chú. Ruột gan chú cứ cồn cào sôi ùng ục, vây ngạnh như muốn rời khỏi thân. Chú có cảm giác nếu tình trạng này kéo dài, chắc chú sẽ lả đi và chết. Không thể chịu đựng thêm, chú gượng quạt vây, bơi men theo rìa cỏ dọc bờ kênh. Chú muốn tìm kiếm chút rễ cỏ hoặc rong rêu gì đó có thể ăn được, để dịu bớt cơn đói. Bơi thêm chút nữa... May ra - Chú nghĩ vậy và bơi mỗi lúc một xa hơn. Chú bỗng ngửi thấy một mùi tanh lừng ở phía trước. Miệng chú không khiến mà tứa đầy nước bọt. Chú bơi như dao đến chỗ nước đang vả ra mùi tanh ngon lành, mỗi lúc một đậm đặc. Chú chững vây lại, trời đất! Tưởng như đang nằm mê. Một con giun đất béo nần nẫn, treo ngay trước mắt chú, cựa quậy, ngo ngoe. Chú bơi lượn quanh con giun. Con giun càng ngo ngoe nhanh hơn như mời mọc khiêu khích chú. Nhưng chú chưa dám đớp, bụng dạ cứ bồn chồn ngần ngại. " Biết đâu trong lưỡi câu lại chẳng phục một cái lưỡi câu hoặc một cái lưỡi hóc thép hai ngạnh ".

Chú nghĩ vậy chỉ có Trời mới xét đoán được việc này mà thôi!

Nhưng cái mùi tanh béo ngậy quái ác cứ vã ra từng đợt, xộc thẳng vào mũi chú làm đầu óc chứ trở nên mụ mẫm như mất hết hồn vía. Chú bỗng giận dữ quát to như mắng ai :

- Không được ăn! Mất mạng như chơi!

Nhưng cũng lúc đó, một giọng khác quyến rũ thì thầm bên tai chú :

- Đêm hôm khuya khoắt thế này, tụi bói cá rằn ri đời nào dám mò ra khỏi đồn mà câu kẹo... Bỏ đi thật phí uổng.

Thế là Bò kêu ọ ọ chép miệng một cái... Chú hơi chạm râu vào con giun lúc nào không hay. Miệng chú cứ tự nhiên há to. Và cả con giun béo ngậy cứ như tự ý nó lọt vào miệng và chui thẳng thật vào bụng chú; Cái mùi thịt tanh béo ran ran khắp miệng và thấm vào các chân răng, làm chú thấy đau nhức một cách khoái trá.

Thôi bây giờ ta phải quay về thật nhanh mới được, Chép còm nó thức dậy, thấy mình bỏ gác nó nói cho thì ê cả mặt. Chú nghĩ vậy. Chú quạt vây, lượn đuôi, quay đầu lại. Nhưng thấy miệng có cái gì vương vướng. Chú muốn bơi vượt lên nhưng cái vương vướng này kéo đầu chú trở lại. Chú nổi xung, quật mạnh đầu định giật đứt cái vật vướng víu khó chịu ấy ra khỏi miệng. Chú bỗng kêu ọ một tiếng đau đớn. Một vật gì rất nhọn đâm mạnh vào bụng chú và như muốn móc lòi ruột chú ra.

- Trời ơi lưỡi câu! - Chú kinh hoành vì nhận ra con giun vừa nuốt chính là một thứ cạm bẫy hiểm độc của tụi Bói cà rằn ri.

Trong cơn tuyệt vọng, chú vùng vẫy như như hóa điên. Mắt chú đổ hào quang. Càng vùng vẫy, ruột gan chú càng bị lưỡi câu đâm xé. Cuối cùng kiệt sức, chú đành xuôi vây, ngay đuôi, nằm thẳng đơ như bị treo giữa nước.

Tỉnh trí lại, chú liền hiểu rằng, vùng vẫy vô ích, càng vùng vẫy lắm càng mau chết. Chú giận dữ, đau đớn tự nhủ : Trên đời chẳng còn có ai đủ sức cứu nổi mình, vì lưỡi câu mình đã nuốt xuống thấu bụng! Tốt hơn cả là nằm yên mà chờ chết. Tự nhiên chú bỗng nghĩ đến Rô Cờ, đứa em kết nghĩa xinh đẹp như bải thơ hay nhất của cụ Nheo mù. Chú cay đắng nghĩ : Nếu nó mà biết mình chết khốn khổ, nhục nhã như thế này, chắc nó phải vô cùng hổ thẹn, khóc hết nước mắt...". Tự nhiên Bò ứa nước mắt, những giọt nước mắt uất ức tủi nhục ...

Hình như bên trên kia có gió thổi, làm lay động ngọn cần câu, sợi dây khẽ đu đưa chú trong nước, làm như chú là một thứ đồ chơi của tụi con nít, và nỗi uất ức tủi nhục làm cho chú chừng như muốn tắt thở.

Đêm đã khuya Chép còm dựa vây vào một thân cỏ nước nghỉ ở phía cuối đàn, đang mơ mơ màng màng chú vội choàng tỉnh dậy. Chú thường rất ít khi ngủ. Mối lo lắng những tai họa bất tường có thể xảy ra cho đàn trong đêm tối, không một phút nào thôi canh cánh bên lòng chú. Chỉ khi nào không gượng được, chú mới chợp mắt nhuế nhóa một chút rồi lại choàng ngay dậy.

Chú rời khỏi chỗ dựa vây, bơi đì tim Bò để đổi gác cho bạn. Chú bơi đi bơi lại mấy vòng liền vẫn không thấy Bò đâu cả. Chú bắt đầu thấy lo lắng : Hay có chuyện gì không may xảy ra cho bạn rồi chăng! Chú nghĩ vậy và ruột gan tự nhiên quặn đau như nuốt phải hột thác mác. Chú lại bơi dọc theo đàn lần nữa, lặn vào cả những chỗ khuất tối nhất vẫn không thấy tăm dạng bạn đâu. Chú liền bơi tìm gọi các bạn Rô nhọ, Lóc hoa, Chày đỏ mắt, Trê để báo tin Bò mất tích. Chú nói:

- Chúng ta phải chia nhau, bơi đi các ngả để tìm. Tôi rất lo Bò gặp phải chuyện không may,

Chỉ một lát khòng, Rô nhỏ đã hớt hải quay lại, báo với Chép còm:

- Tìm thấy cậu ta rồi. Cậu ta mắc phải một cạm bẫy gì dễ sợ lắm đang nằm chờ chết ở đằng kia.

Chép còm và các bạn bơi nhào theo Rô nhỏ đến chỗ Bò bị mắc nạn. Vừa trông thấy các bạn. Bò khẽ quẫy đuôi, ngượng ngùng xấu hổ kêu :

Ọ... Ọ....

Chép còm chạm vây vào từng bạn, đau đớn hối: .

- Làm sao bạn phải đến nông nỗi này?

Bò kể lại đầu đuôi, ứa nước mắt nói:

- Các cậu tha lỗi tho tớ... Chỉ vì không tuân theo kỷ luật của đàn, tham chút mồi ngon mà mắc phải cạm bẫy khốn kiếp của chúng. Mình chết là đáng đời lắm. Mình chỉ ân hận một điều là không còn được sống và chết có ích cho bà con và không bao giờ cùng với các cậu nhìn thấy dòng sông lớn

Chép Còm ứa nước mắt nhìn bạn, lòng đau rát vừa thương vừa giận. Chú bơi quanh bạn chăm chú xem xét thứ cạm bẫy hiểm ác mà bạn đương mắc phải: Một sợi dây câu rất mảnh từ trên mặt kênh buông xuống và chui sau vào họng Bò, mắc cứng trong đó. Chép còm nhìn sát tận mắt và không sao hiểu nổi sợi dây mảnh như tơ thế mà Bò không sao giựt đứt nổi, mặc dầu bạn là tay vũ dũng có sức khỏe nhất đàn. Chú dựa theo sợi dây câu, nổi lên mặt kênh, xem thật kỹ lại. Một đầu sợi dây buộc vào một ngọn cần rất mềm. Đầu cần câu không có người cắm mà cắm chênh chếch vào bờ kênh, sát mặt nước. Ngọn cần vươn ra đến giữa lòng kênh, cách mặt nước chỉ một tầm nhảy đớp mồi của Lóc hoa. Mỗi lần bên dưới nước Bò vùng vẫy, cái ngọn cần dẻo quẹo lại nhún nhẩy theo như bóng với hình. Lúc sà xuống mặt nước, lúc bật lên cao, lúc rẽ sang trái, lúc rẽ sang phải... Bò vùng vẫy mạnh, nó vùng vẫy mạnh. Bò năm yên, nó nằm yên. Chép còm đã đã hiểu với cái ngọn cần mềm dẻo đến khó chịu này thì dù một anh cá nào sức vóc gấp mười Bò cũng không thể nào giựt đứt nổi sợi dây câu.

Chú nghĩ ngợi một thoáng rồi lặn xuống nước, bơi sát bùn dọc theo bờ kênh, vừa bơi vừa gọi:

- Có bà con nào đó còn thức, ra cho tôi hỏi thăm nhờ một chút!

Gọi chừng năm sáu lần, thì chú thấy một bà Lươn già mốc thếch đại vương, từ từ thò cái đầu nhọn trơn nhẫy ra khỏi miệng hang nằm khuất

sau một đám cỏ nước. Bà hấp háy cặp mắt ti hí nhìn quanh, vừa ho khục khục vừa hỏi:

- Đêm hôm khuya khoắt thế này mà còn có ai gọi kêu gì đấy?

Chép còm bơi lại, chắp vây cung kính chào :

- Thưa bác, cháu là Chép còm cùng với các bạn từ một miền rong nước rất xa bơi đến đây. Vì có chuyện quá khẩn cấp nên đành phải liều lĩnh động rong động nước đánh thức bác và bà con vào giữa khuya khoắt đêm hôm... Mong bác và bà con tha lỗi.

- Có chuyện gì vậy cháu? - Bà Lươn dịu giọng hỏi và bụng lấy làm ưng ý cung cách và giọng nói cung kính lễ độ của Chép còm. Bà nghĩ ngay đến thằng cháu nội, cũng trạc tuổi với Chép còm mà nói năng lỗ bỗ, hỗn hào lại lắp ba lắp bắp.

- Thưa bác, có một bạn của chúng cháu hiện đang mắc phải một thứ cạm bẫy gì lạ lùng lắm , một cái cần câu không có lưỡi câu!..

- Có phải ở gần cái đám cỏ dừa phía đằng kia không? Bà quay cái mỏ nhọn như cái mỏ chim chỉ về phía Bò mắc nạn.

- Dạ đúng đấy ạ...

- Ra thế đấy... cái thứ cạm bẫy hiểm độc ấy gọi là cần câu cầm của cái tụi lính trong đồn gần đây nó cắm đấy cháu ạ. Chúng cắm vào lúc chạng vạng, đến mờ sáng thì nhổ về, hàng trăm chiếc suốt dọc cả khoảng kênh này.

- Thưa bác từ trước đến nay đã có bà con nào mắc phải thứ cần câu cắm này chưa?

Bà Lươn chép miệng:

- Ta sống ở vùng này đã ngót nghét chục năm. Hầu như không đêm nào không có bà con ta mắc phải...Thôi thứ đủ : trê, nheo, bò, ba ba, lươn... Cái thứ cạm bẫy cần câu cắm này nó hiểm ác vô cùng... Cước mảnh, ngọn cần dẻo, mồi béo, cắm lửng lơ trong nước tối, giữa đêm khuya thanh vắng... Những bà con nào quen nghề ăn đêm, dù tinh khôn đến mấy cũng khó lòng thoát khỏi.

- Thưa bác có bà con nào mắc phải mà lại thoát ra được không ạ?

- Chưa, bác chưa thấy lần nào. Đã mắc phải thì nó dù có tài thánh cũng không gỡ nổi. Ác là ở cái ngọn cần câu. Nó bằng cật tre đực tươi mà già, nhìn thì mảnh như lá lúa nhưng dẻo vô cùng, sức thần cũng không bẻ gãy nổi.

- Liệu còn có cách gì cứu được bạn cháu không bác?

- Không có cách gi... Đã mắc phải là chế.ế..t!

Tờ mờ sáng là chúng ra dỡ cần đấy cháu ạ.

Chép còm có nuốt tiếng khóc đang muốn bật ra khỏi cổ, chào bà cụ Lươn rồi bơi lên mặt kênh. Chú ngước nhìn trời và thấy bóng đêm đang nhạt dần. Sao đã vơi dần chỉ còn lác đác vài ba ngôi đây đó, phía chân trời, long lanh như những giọt nước mắt. Vây và đuôi chú bỗng rung lên như bất thần bị đánh một sống đao vào đỉnh đầu. Chưa bao giờ chú thấy xót xa thương bạn như lúc này. Chú bật òa khóc tức tưởi...

Đưa vây lên gạt nước mắt, Chép còm buồn rầu ngoặt đuôi xoáy nhẹ vây bơi chèo định lần xuống nói với bạn những lời vĩnh biệt cuối cùng. Lúc đó chú bỗng nhìn thấy phía xa xa nước ngời lên thành vệt dài. Chú biết có một anh cá khá to đang bơi lại phía mình. Nghĩ ngợi một chút chú chưa lặn vội mà nép vào một khóm cỏ có ý đón đợi.

Một bác cá Măng thân hình đường bệ to lớn gấp năm, bảy Chép còm đang bơi đến mỗi lúc một gần. Măng bơi là là trên mặt nước, vây lưng nhô cao, rẽ nước ngời lên thành vệt. Mình Măng tròn lẳn, thuôn dài như cá Chày, nhưng gần guốc như thân hình một đô vật nhà nghề. Vẩy Măng nhỏ hơn vẩy Chày, lưng và đuôi màu nước trước cơn giông. Bụng và ngực lại màu nước lúc rạng đông. Đầu nhọn như mũi lao... miệng rộng ngoác, hàm răng bạnh dày xin xít, ngắn dài nhọn hoắt, lởm chởm xếp thành hàng như chuông dựng. Măng chuyên bơi lội trên mặt nước để bắt mồi sống như ếch nhái, chẫu chàng... Trong các loài thủy tộc Măng nổi tiếng là kẻ ngang tàng, hung dữ và liều lĩnh, Măng thích cuộc sống giang hồ nay đây mai đó, coi các miền rong nước đều là xứ sở quê hương.

Chép còm đã nhiều lần nghe bà con đồn đại tính nóng như lửa và hay gây sự của Măng, và khi đã nổi nóng thì Măng không ngại bất cứ ai. Đầu Măng đã từng đâm thủng bụng nhiều đối thủ to xác gấp đôi, và chỉ một cú đớp là tiện đứt đôi mình đối thủ, Chép còm không hề chùn vây. Chú bơi thẳng ra giữa lòng kênh đón Măng.

- Kính chào hảo hán! - Chú lễ độ mà không chút khúm núm, cất tiếng chào Măng.

Măng hãm đà vây trừng mắt nhìn Chép còm, xẵng giọng hỏi:

- Mày là thằng nào mà dám ngăn lối bơi của ta?

- Thưa hảo hán, Chép còm tôi ở một miền rong nước xa xôi mới đến vùng này. Vì đang mắc phải chuyện khó khăn hiểm nghèo nên phải đường đột vô lễ với hảo hán...

Nghe Chép còm gọi minh là hảo hán, Măng thấy khoái lỗ tai và cung cách đàng hoàng, giọng nói lễ độ của Chép còm tự nhiên làm Măng khép hai hàm răng lại. Măng nói với giọng đàn anh kẻ cả:

- Vậy liệu ta có thể giúp chú được gì?

- Xin hảo hán cảm phiền lặn quá xuống gần đáy kênh, cho Chép còm tôi được thưa chuyện.

- Được.

Chép còm dẫn Măng bơi đến chỗ Bò bị mắc nạn. Các bạn lúc này đang bơi lượn quanh Bò, nóng ruột đợi Chép còm trở về. Chép còm chỉ vào Bò, nói với Măng với giọng cung kính bội phần:

- Thưa hảo hán, đấy là Bò, bạn kết nghĩa cùng sống chết với mấy anh chị em chúng tôi đây. Vào lúc nửa đêm chúng tôi bơi đến đây thì vô tình Bò mắc phải cạm bẫy hung hiểm này.Chúng tôi ở mãi tận một vùng rong nước hẻo lánh, từ lâu đã từng được nghe danh hảo hán là bậc vũ dũng hiếm có trên đời, hay cứu khốn phò nguy, thấy việc bất bằng là vung đầu nhe răng can thiệp, sống cuộc đời giang hồ của các bậc nghĩa hiệp, giao du với hầu khắp các hảo hán lừng danh của các loài thủy tộc... Vậy xin hảo hán hãy chỉ giáo cho anh chị em chúng tôi liệu còn có cách gì cứu được Bò hay không?

Măng nhìn chăm chăm sợi dây câu mảnh nhỏ trong miệng Bò. Nói giọng ồm ồm:

- Chà chà, khó đấy, khó đấy! Trừ phi cắn đứt sợi dây cước kia mới cứu nổi chú ta.

- Hàm răng của hảo hán lừng danh lợi hại, vậy có thể cắn giúp cho được không? Ơn cứu mạng suốt đời anh em chúng tôi xin ghi lòng tạc dạ...

- Không ăn thua, không ăn thua... - Măng ngúc ngắc cái đầu nhọn như mũi lao nói - Răng ta tuy có nhọn sắc thật đấy, chỉ đớp một phát cũng đủ làm gãy bét ngang mình một thằng chuột lớn, nhưng với thứ dây cước mảnh nhỏ mà dai nhách kia thì không ăn thua. Cắn nó chỉ tổ dính chặt vào kẽ răng chứ không đứt được.

Chép còm nghe nói vậy, vẻ mặt rầu rầu thất vọng.

Cái chết coi như đã ngậm chặt, Bô lúc này trở lại bình tĩnh khác thường. Chú nói :

- Đằng nào mình cũng một lần chết, các cậu đừng có bịn rịn vì mình mà có hại cho cả đàn. Trời sắp sáng rồi các cậu nên quay lại với đàn, kẻo bà con thấy vắng mặt lâu lại thêm hoang mạng lo sợ. Cho mình gửi lời thăm hỏi tất cả và xin bà con rộng lượng tha lỗi cho mình... Mong các bạn gắng hết sức đưa cho được bà cạn đến cuộc đời mong ước... Biết được vậy thì dù có chết trong chảo mỡ rán sôi hay trên giàn lửa thiêu, mình cũng ngậm cười.

Chép còm gạt nước mất nói với Măng:

- Mặc dầu việc không thành, nhưng anh em chúng tôi cũng hết lòng cảm tạ lòng tốt của hảo hán đã không tiếc chút thì giờ lặn xuống đây chỉ giáo điều hơn lẽ thiệt cho chúng tôi. Chúc hảo hán lên đường bình yên, gặp nhiều may mắn...

Nghe Chép còm nói tự nhiên hảo hán Măng cũng thấy lòng rưng rưng... Như bất chợt nhớ ra điều gì, Măng bỗng quạt mạnh đuôi há miệng kêu to:

- Suýt nữa thì ta quên khuấy! Ta có một anh bạn kết nghĩa, có thể giúp được các chú. Đó là anh cá Cóc, một bậc vũ dũng lừng danh trong làng khách giang hồ. Anh ta có hàm răng vô cùng lợi hại, sắc như gươm báu. Loại dây câu to bằng cọng rong đuôi chó, anh ta chỉ cần nghiến mạnh một cái là đứt. Tụi Bói cá rằn ri xưa nay đều kiêng mặt anh. Vô phúc chúng gặp phải anh là mất cả chì lẫn chài.

Chép còm nghe nói mừng đến nghẹn thở, chú hồi hộp hỏi :

- Thưa hảo hán, anh cá Cóc hiện đang ở đâu. Liệu có thể tìm gặp được trước khi trời sáng không?

- Gần đây thôi. Các chú cứ bơi xuôi theo dòng nước ước chừng vài trăm sải vây. Các chú sẽ gặp một kè đá rất nhiều hang hốc. Hang anh bạn cá Cóc ta ở gần cuối kè đá, gần sát đáy kênh. Trước cửa hang có một gốc cây mục rất lớn rễ chôn xuống bùn. Giờ này chắc là anh ta có ở

hang, các chú đến tìm thế nào cũng thấy.

Chép còm lại một lần nữa cảm tạ cá Măng, chào từ biệt và cùng với các bạn hối hả bơi về phía hang cá Cóc.

Cá Măng dặn với theo :

- Các chú nhớ là đừng bảo ta mách nhé. Vồn tính thích ẩn dật, không muốn dây vào việc đời, nếu biết ta mách bảo,anh ta sẽ giận...

Cũng gọi là cá, nhưng cá Cóc thuộc loại kỳ hình dị tướng. Thoạt trông, cá Cóc hao hao giống 1 một con nòng nọc lớn. Mặt to bè bè giống hệt mặt cóc, miệng rộng hoác đến mang tai, mắt lồi, hai hàm răng mọc thành hình vòng cung, dày xin xít và rất sắc. Mình cá Cóc ngắn một khúc, bụng phình tròn như bụng ễnh ương, đuôi thót nhỏ như đuôi chuột. Nhìn cá Cóc chỉ thấy toàn bụng với răng, vây cá Cóc nhỏ, cứng, nháp, màu bùn non , điểm những chấm tròn màu vàng nghệ.

Đúng như Cá Măng nói, từ trước đến nay tui Bói cá rằn ri đã phải mất không biết bao nhiêu dây câu, lưỡi câu vì hàm răng sắc, đến rợn vẩy của cá Cóc. Ví bằng chúng có câu được thì cũng vô ích thôi, vì lẽ thịt cá Cóc rất độc, ăn vào có thể bị ngộ độc chết. Do đó mỗi lần câu được cá cóc, bọn chúng vô cùng tức tối, nguyền rủa tục tằn và tìm những cực hình ghê gớm nhất để hành hạ cho bõ tức.

Chép còm, Rô nhọ, Lóc hoa bơi đến kè đá, tìm kiếm một lúc thì thấy hang cá Cóc. Tất cả đều mừng rỡ khi nhìn thấy cá Cóc đang nằm lù lù trên khúc rễ cây trước cửa hang. Các chú bơi lại, thấy cá Cóc nằm im không động cựa như đang ngủ rất say. Cái bụng to phềnh, trăng trắng, phập phồng lên xuống theo nhịp thở.

Chép còm khẽ động vây và gọi :

- Thưa nghĩa sĩ... nghĩa sĩ làm ơn...

- Nhưng cá Cóc không ngủ. Vừa nghe Chép Còm gọi, Cóc hỏi ngay:

- Ai gọi gì ta đó?

- Thưa nghĩa sĩ, anh em chúng tôi từ một miền rong nước xa xôi đến đây, mắc phải chuyện nguy nan nên đành phải mạo muội tìm đến quấy rầy nghĩa sĩ...

- Liệu ta có thể giúp gì được các bạn.

- Thưa nghĩa sĩ, bạn chúng tôi là Bò, không may mắc phải lưỡi câu cắm của tụi Bói cá rằn ri, cái chết coi như ngậm chặt... May mắn có một bà con bơi ngang qua mách cho biết nghĩa sĩ cá Cóc là bậc hiệp khách, danh khắp các miền sông nước. Hàm răng của nghĩa sĩ sắc hơn mọi thứ dao kiếm trên đời, có thể cắn đứt trong nháy mắt mọi loại dây câu, dây cước. Vậy xin nghĩa sĩ lấy lượng nghĩa hiệp, cứu khốn phò nguy, đến cắn đứt dây cước, cứu sống bạn chúng tôi... '

Cá Cóc trương cặp mắt lồi nhìn mấy anh bạn trẻ rồi cất giọng nói, lào thào nghe rất khác lạ :

- Thật đáng tiếc là các bạn đến gặp ta hơi muộn. Vừa mới lúc chiều ta sơ ý mắc phải lưỡi câu của thằng lính đồn. Thằng này cũng là tay cao thủ, giật cá nhanh như lia chớp, làm ta trở răng không kịp mà cắn đứt dây câu... Hắn không giết ta mà dùng lưỡi dao díp xé toạc cả hai mép ta ra và ném trả xuống nước. Hắn muốn ta phải chết từ từ, chết đau đớn, chết miệng ngậm chặt không ăn uống gì được. Hiện ta đang nằm đây là để chờ chết đấy các bạn ạ.

Chép còm và các bạn sửng sốt, bơi nhích lại gần, nhìn kỹ cá Cóc. Quả đúng là hai mép Cóc bị xẻ toạc đến mang tai, do vậy mà giọng nói nghe lào thào khác lạ, mỗi lần nói, máu nhiễu ra đầy hai bên mép.

Chưa kịp mừng đã phải thất vọng, Chép còm thấy cổ mình nghẹn tắc không sao nói được thành tiếng. Cái mình gầy còm của chú cứ rung lên từng đợt như bị đặt nằm trên thớt.

Một nỗi giận dữ chưa từng thấy đột ngột bừng lên trong lòng chú làm cho trái tim trai trẻ của chú cơ hồ muốn nổ tung. Chú bật kêu lên, giọng căm thù :

- Ôi chao, tụi Bói cá rằn ri gian ác đã gieo rắc tai họa không còn thiếu một vùng sông nước nào của quê hương!

Trong khoảnh khắc ấy chú , thèm khát đến run vây, rún vẩy, toàn thân mình được biến thành một trái mìn lớn cả cái ao Cây Sung. Chú sẽ tự làm nổ tung tất cả hang ổ của chúng, không sót một cái nào.

Cả Cóc giương cặp mắt nhìn Chép còm không chớp, từ đáy mắt lồi cháy lên một ánh lửa buồn rười rượi. Cá Cóc chợt hỏi:

- Chỗ Bò mắc nạn có xa đây lắm không?

- Chỉ chừng ba bốn trăm sải vây.

- Nếu vậy ta thử cố giúp các bạn, miễn là ta đừng chết trước khi đến nơi. Ta không muốn chỉ là trong một đêm để chúng giết mất hai dũng sĩ của sông nước! Mà dũng sĩ của loài ta đâu có nhiều như vỏ ốc vỏ hến ... Các bạn hãy xúm lại dìu ta đến đó. Ta đã sắp kiệt hết máu, không thể nhấc vây cựa đuôi được nữa.

Chép còm và Chày đỏ mắt liền bơi sát lại hai bên mang cá Cóc, dương rộng vây nâng cái mình tròn ngắn của cá Cóc lên. Rô nhọ và Lóc hoa lặn xuống dưới, một đỡ bụng, một đỡ đuôi. Chép còm đếm khe khẽ để giữ đều nhịp vây của các bạn. Cả bốn cố hết sức thật nhẹ nhàng, dìu cá Cóc đến chỗ Bò mắc nạn.

Dìu đến nơi, Cóc ra hiệu dìu mình sát vào sợi dây câu lào thào nói với Bò:

- Ngậm miệng lại, răng cắn thật chặt sợi dây câu, để lưỡi câu trong bụng bớt ngọ nguậy khi ta cắn.

Cá Cóc gắng hết sức há miệng cắn vào sợi dây câu, Chép còm và các bạn vẫn đỡ vây, đỡ bụng, đỡ đuôi cho Cóc. Bình thường loại dây câu mảnh nhỏ này cá Cóc chỉ cần nghiến nhẹ là đứt. Nhưng lúc này hai mép bị xé đến mang tai, lại thêm kiệt sức vì mất quá nhiều máu nên cá Cóc cắn nhai mãi dây vẫn không chịu đứt. Mỗi lần cắn nhai, máu hai bên mép ứa ra ròng ròng... Cặp mắt cá Cóc vốn lồi, lúc này như lồi hẳn ra ngoài vì đau đớn và gắng sức. Trong lúc đó Bò cũng đau đớn không kém. Dù đã cắn thật chặt sợi dây câu, nhưng theo đà nhai cắn của cá Cóc cái lưỡi câu vẫn cứ xóc lia lịa vào ruột gan. Mặt Bò mỗi lúc một trắng bệch như rễ cỏ nước.

Trước cảnh tượng khủng khiếp mà cả hai phải chịu đựng, Chép còm và các bạn đều phải nhắm tịt mắt, không dám nhìn. Nỗi đau đớn như vã ra trong nước và thấm vào mang, vào miệng họ, làm cho họ quằn quại run rẩy suốt từ đầu đến đuôi.

Cá Cóc ngừng cắn, khẽ hỏi Bò qua kẽ răng :

- Đau lắm phải không! Chú đáng mặt là một trang dũng sĩ! Ta sẽ chết rất mãn nguyện nếu cứu được chú...

Dùng phép vận khí gia truyền, Cóc vận toàn bộ sức lực còn sót lại lên hai hàm răng, rồi nghiến thật mạnh. Phựt! Sợi dây câu đứt lìa, cách miệng Bò bằng chiều dài sợi râu cụ Nheo mù. Không kịp kêu một tiếng cá Cóc mình lộn tròn nhiều vòng trong nước và nổi lên mặt kênh. Chép còm bơi nhào lên theo, gọi to :

- Bác Cóc ơi! Bác Cóc ơi!

Nhưng cá Cóc đã chết, nằm ngửa, phơi cái bụng tròn trắng điểm những chấm vàng lên trời. Hai tròng mắt lồi đứng im, vây và đuôi xuôi thẳng.

Đêm trắng loãng dần. Gió lạnh ban mai thổi lao xao trên các ngọn bèo, lá cỏ... Mặt kênh nhăn sóng. Xác cá Cóc dập dình, đung đưa nhẹ nhàng trong những vòng sóng ửng sáng sắc bình minh.

Chép còm và các bạn bạn bơi vây tròn quanh xác cá Cóc. Bò dùng vây cố vuốt mắt, nhưng mắt Cóc vẫn mở to như còn mải bận ngắm nhìn cỏ, bèo, sóng, nước con kênh quê... Bò cúi xuống hôn hai mép bị xẻ toạc đầm đìa máu của Cóc, nói thì thầm như một lời nguyền:

- Từ nay tôi quyết sống và chết cho xứng với tấm tình rong nước bao la của bác...

Chép còm cùng các bạn xếp vây, ngay đuôi, thì thào nói qua nước mắt :

- Chúng tôi xin tạ từ, vĩnh biệt trang nghĩa sĩ muôn đời của rong nước quê hương.

Cụ Nheo mù khi nghe kể lại cái chết của cá Cóc, đã lặng im suy gẫm rất lâu suốt dọc đường bơi. Cụ chợt nói to lên những câu tục ngữ không biết tự cụ nghĩ ra hay học được của ai, bàn về cái sống, cái chết:

- Cái chết vừa nặng hơn núi vừa nhẹ hơn mảnh vây cá

- Kẻ khiếp nhược cái sợ chết, kẻ khốn khổ cầu chết, bậc anh hùng đọ vây đọ ngạnh cùng cái chết

- Khi đã dám thách thức, đọ sức cùng cái chết, dù thắng hay bại, cũng đã là một bậc phi thường.

- Những kẻ hèn nhát phải chịu chết nhiều lần trước khi chết thực sự. Những bậc anh hùng chỉ nếm cái chết có một lần,.

- Đời ta ngắn ngủi nhưng thanh danh ta bất diệt như sóng, như nước.

Cụ tỏ vẻ vô cùng phiền muộn, bứt rứt vì đã gắng hết sức mà chưa làm được bài thơ xứng đáng với cái chết của cá và Cóc.

Vì cả đàn khẩn thiết yêu cầu, cụ đành phải ngâm tạm bài thơ chưa ưng ý:

- Thịt độc mà hồn thơm

Răng sắc hơn gươm sắc

Việc nghĩa không tiếc thân

Vang danh nghĩa sĩ Cóc.

Cả đàn lại tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ và đói khát. Nhưng ai nấy đều cắn răng chịu đựng, bóp bụng vượt qua. Riêng Trê ngày càng tỏ ý chán nản, nét bực dọc lộ hẳn ra ngoài. Cả chục hôm liền chú không được chút chất tanh nào dính mép, chú thèm đến phát cuồng. Chú thở ngắn than dài rồi cuối cùng buột ra thành lời.

- Dòng sông lớn chẳng thấy đâu, chỉ thấy độc cỏ dại với chết chóc! Cứ lao đầu dấn than thêm nữa rồi lớn bé già trẻ sẽ không còn một mống…

Điềm đạm là thế mà Chép còn nghe Trê nói, hai mang phải tái mét vì giận. Cố hết sức để khỏi quát to, Chép còn nói với bạn gần như thì thầm:

- Nếu tự thấy không còn đủ can đảm để theo an hem thì xin cậu cứ việc tách khỏi đàn, bơi đi đâu sống tùy ý. Nhưng cậu không được nói năng kiểu đó, làm rối lòng nản chí bà con.

Rõ rang nỗi cực khổ, gian nguy ngày càng chồng chất suốt dọc đường bơi đã xé rách nát bộ khoác hùng dũng của Trê. Cho đến lúc này chú đã hiện nguyên hình một kẻ ươn lười, ích kỷ , thèm khát cuộc sống an nhàn với trùn tanh, thính béo. Thật ra, nếu thuận buồm xuôi gió, Trê cũng muốn được làm trang dũng sĩ có tiếng tăm với quê hương rong nước. Khi bốc lên chú cũng đã làm được một số công trạng, được bà con ngợi khen. Nhưng những công trạng đó chú làm với mục đích mua tiếng khen chứ không phải để dâng hiến cho một mục đích cao cả như Rô Cờ, nghĩa sĩ Cóc. .Những người như Trê nếu gặp quá nhiều trở lực, gian nan thì lòng nhiệt thành rất chóng nguooj lạnh, dũng khí rất dễ bị tiêu tan. Chỉ nhìn cách Trê ăn hàng ngày, Chép còm cũng đã thấy sự việc ngày hôm nay tất không tránh khỏi xảy ra.

Trê cũng như Bò, tính vốn tham ăn, ăn khỏe.Trê phải nhịn dối liên miên và công việc canh gác bảo vệ đàn hết sức căng thẳng, nên chú đã gầy sọp hẳn đi. Nhưng Trê đã xử sự khác xa so với Bò bao nhiêu. Mỗi lần được chia thức ăn, Trê chúi đầu vào một xó khuất vắng, nhai nuốt ngấu nghiến , ăn hết trước tiên. Chú sợ ăn chậm lại phải noi theo cách xử sự của Bò: chia bớt phần mình cho các cá bé.

Đêm đến, lợi dụng lúc làm nhiệm vụ canh gác tuần tiễu, Trê thường bơi lội, đi ăn mảnh một mình. Cũng may chú chưa vấp phải lưỡi câu cắm như Bò. Chép còm biết vậy nên thường xuyên gần gũi trò chuyện, khuyên nhủ. Thường là Trê ừ, à cho qua chuyện nhưng bụng lại nghĩ: Ui dào, khôn sống mống chết. Từ giờ mình phải khôn ngoan hơn mới được. Mình phải lo sao cho cái thân mình phải an toàn no đủ trước.

Sau tai nạn Bò mắc phải, Trê càng chán nản thất vọng hơn, ..chú thường tìm cách lẩn tránh những công việc có thể nguy hại đến thân.

Lúc này cặp mắt ti hí của Trê lảnh tránh cái nhìn nghiêm khắc của Chép Còm. Trê nói với giọng bướng bỉnh cố ý:

- Chẳng phải tớ sợ cho cái thân tớ, Với cặp ngạnh tẩm chất độc gia truyền này tớ sống ở đâu mà chả được. Nhưng tớ biết chắc cái dòng sông lớn của cậu chỉ là chuyện hão huyền.Và cậu đang dắt cả đàn tới chỗ đi đứt.

Bò từ phía sau đuôi Chép Còm, lao vọt lên trước mặt Trê quát to:

- Cậu tách ngay ra khỏi đàn cho khỏi bẩn mắt bà con: Cụ Nheo mù đã nói thật có lý: Từ xưa đến nay có biết bao nhiêu việc lớn không thành chỉ vì trong hàng ngũ những người mưu đồ đã để lẫn vào những quân hèn nhát.

Vì nói to, cái lưỡi câu trong bụng chú cục cựa làm máu ứa ra đầy hai bên mép.

Cua yếm nâu cũng có mặt ở đó. Cô ngọ nguậy đôi càng nói với giọng buồn buồn:

- Mà từ hèn nhát đi đến phản bội chỉ cách có một quãng từ cái càng bên trái sang cái bên phải thôi.

Lóc hoa, Chày đỏ mắt,Rô nhọ cũng bơi đến vây quanh Trê, nhao nhao phản đối:

- Cậu muốn bơi đi đâu thì bơi ngay đi. Nhưng cấm cậu không được xúc phạm tới mục đích mà cả đàn đang theo đuổi.

- Cậu không được vấy nhớt tanh ở mình cậu lên vong linh những bà con đã vì đàn mà vùi thân trong rong nước.

Trê ngọ nguậy đôi râu ngắn ngủn, làm điệu bộ trâng tráo cóc cần:

- Các cậu không phải đuổi.Chỉ vì thương các cậu nên tớ mới nói cho các cậu tỉnh ra. Tớ vừa tìm thấy một cái đồng toàn trùng đất béo ngậy. Cậu nào không muốn theo đuổi chuyện mơ ước hão huyền để rồi chết phơi cái bụng đói lép xẹp trên mặt kênh rạch cho diều tha quạ rỉa thì theo tớ.

Bò quên phứt cái lưỡi câu đang ngọ nguậy trong bụng trương ngạnh gầm lên:

- Cút ngay, cút. Tao sẽ cho một ngạnh vào giữa bụng bây giờ.

Vẻ giận dữ ghê ghớm của Bò đã làm Trê phải hốt hoảng bơi lùi lại. Chép Còm liên bơi ra ngăn Bò và nói:

- Các bạn, chúng ta không nên đối xử với Trê như vậy. Dù sao Trê cũng đã chia với chúng ta một chặng đường dài dằng dặc, cũng chịu nhiều gian nguy, cũng ăn bùn ăn rêu với chúng ta từ ngày thoát khỏi ao Cây Sung đến nay. Chú quay sang nói với Trê, nỗi giận dữ trong chú lúc này đã tiêu tan hết và nhường cho nỗi xót xa:

- Cậu nên nghĩ lại đi. Cậu đã dũng cảm theo đàn, làm được nhiều việc có ích cho bà con, cùng với bạn bè vượt qua biết bao nhiêu gian khổ hiểm nghèo…Nay dòng sông lớn đã đến gần, cậu lại nản lòng thối chí, Mình rất tiếc. Nếu cậu nghĩ lại thì bạn bè bà con sẽ quên đi những lỗi lầm vừa rồi…

Trê lúc lắc cái đầu bẹt:

- Tớ chán rồi. Không có cái dòng sông lớn của các cậu tớ vẫn sống được, mà sống phong lưu no đủ là đằng khác.

Trê lách đuôi bơi tách ra khỏi đàn. Các bạn lùi xa tránh đường cho Trê bơi, vẻ mặt ghê tởm và giận dữ.

Trê bơi chéo sang bên kia bờ kênh không một lần ngoái đầu lại. Hắn lặn xuống sát bùn, bơi men theo chân bờ, mũi mấp máy đánh hơi tìm đến cái đầm trùn béo vừa tìm ra.

Đầm trùn béo tanh thối đã lù lù ngay sát mũi hắn, nhưng hắn không sao vươn tới được. Nó bị ngăn bởi một cái chấn song nhỏ ken rất khít. Hắn lượn quanh đánh hơi, cặp mắt ti hí hấp háy cố tìm chỗ để chui vào bên trong. Mùi tanh hôi của trùn đất, của là diếp cá và cả ngụy trộn lẫn, xộc ùa vào mũi làm nhớt dãi chảy đầy miệng hắn. Hắn mừng rơn vì đã tìm thấy cửa vào ngách của đầm trùn. Cửa ngách ngoài to trong cứ nhỏ dần, thoạt nhìn hắn tưởng khó lòng chui qua được.Nhưng úc chui cửa ngách cứ tự nới rộng ra, đi tuồn tuột rất thích.

Bơi lượn bên ngoài đánh hơi, hắn chắc mẩm bên trong có cả một đống trùn to tướng. Nhưng lúc này đã chui vào trong hắn mới ngớ ra. Trùn không phải chất đống mà băm nát như bùn và phết một lượt rất mỏng quanh các kẽ chấn song. Hắn phải dọ dẫm dạo mõm nhặt nhạnh từng tí một. Nhặt nhạnh khá lâu mà chỉ mới thấy lửng dạ.

Đang mải nhặt nhạnh, hắn bỗng giật mình. Cả cái đầm bỗng nhiên động đậy và từ từ nâng hắn lên cao. Hắn hốt hoảng đâm đầu chui ra cửa ngách. Nhưng hại thay, cái cửa ngách lúc chui vào cứ trơn tuồn tuột nhưng chui ra lại không được. Quanh lỗ ngách có những cái gai nhọn cứ nhè đâm thẳng vào giữa mặt hắn. Hắn sợ hãi cuống cuồng, đâm đầu tứ tung hòng tìm một chỗ chui khác. Nhưng vô ích. Cái đầm trùn thối lạ lùng này được làm bằng những gióng tre nhỏ, bện ken dày, các khe hở chỉ vừa đút lọt một sợi râu.

Hắn đã nhận ra cái đầm trùn béo bở này là một cái lờ Trê. Hắn vùng vẫy tuyệt vọng. Vừa lúc ấy qua các khe nan hở,hắn nhìn thấy gần sát dưới đáy kênh, Chép Còm đang dẫn đàn bơi qua. Bà con bạn bè cứ xếp thành hàng, lặng lẽ, trật tự diễu qua dưới mặt hắn, trong làn nước đục mờ.

Hắn bất thần la lên:

- Chép Còm ơi, các bạn ơi, cứu tôi với…tôi xin thề,…chưa kêu dứt câu thì hắn đã bị nhấc hẳn lên khỏi mặt nước. Thế là tàn đời một kẻ háu ăn.

Đàn cá vẫn lẳng lặng bơi qua, bỗng có tiếng xôn xao chộn rộn. Tin từ phía cuối đàn truyền lên, chị Diếc sắp phải vật để, không thể bơi tiếp được nưa. Chép còm cho đàn tạm dừng lại, hối hả bơi đến chỗ chị.

Đến nơi chú thấy chị đang dựa lưng vào một đám dong đuôi chó lướt giữa lưng chừng dòng kênh, thở dốc từng hồi. Bụng chị căng tròn cơ hồ muốn rạn nứt. Vẻ mặt chị căng thẳng vì lo lắng. Nhưng đôi mắt chị sáng rực, long lanh như có nắng rọi bên trong. Đây là lân sinh con so của chị. Cái giờ hạnh phúc mà chị vẫn hằng mơ tưởng từ bao lâu nay, sắp đến với chị nhưng lại đến trong một hoàn cảnh thật ác nghiệt biết chừng nào. Mấy chị Vền, chị Ngão bơi lượn đảo quanh đám rong chị Diếc dựa lưng, các chị có vẻ cuống quít, đã qua năm bảy lần sinh nở nhưng chưa bao giờ các chị thấy bối rối như lúc này.

Chép còm hỏi chị Diếc:

- Chị thấy trong mình như thế nào?

- Chị chuyển bụng từ đêm qua, chỉ một chốc nữa là phải vật đẻ thôi em ạ.

- Chị có thể gắng đẻ muộn lại ít ngày không? Dòng sông lớn không còn xa nữa…

Một chị Ngão kêu lên:

- Cái chú này thật ngớ ngẩn. Đến lúc thì phải đẻ chứ nhịn làm sao được?

Chị Diếc nhìn Chép còm hồi lâu, cặp mắt chị bỗng nhòa lệ.

Chị thổn thức nói:

- Chú cứ dẫn đàn bơi tiếp cho đến đích, chị đành phải ở lại đây thôi…

- Không! Chép còm kiên quyết nói, - không đời nào chúng tôi bỏ chị lại một mình giữa cái vùng rong nước xa lạ này. Đàn sẽ đợi chị…Chị Diếc rầu rĩ nói:

- Không được đâu em ạ….đẻ xong chị không thể bỏ trứng lại mà bơi đi, thế thì thà chị chết đi còn hơn. Nhưng mà nếu đợi đến khi trứng nở, các cháu cứng cáp có thể theo đàn được thì phải mất cả tháng trời. Chị không muốn vì một mình chị mà làm khổ cả đàn. Dừng lại ở đây lâu, ai lường được hết những rủi ro bất trắc có thể xảy ra cho bà con…

Nghe chị nói, chép còm cũng thấy đúng là nan giải. Biết làm thế nào bây giờ đây…

Như đoán biết những ý nghĩ của chép còm, chị Diếc cố gượng nói giọng bình tĩnh:

- Em không việc gì phải lo nghĩ quá nhiều cho chị. Để sức mà lo lắng cho cả đàn. Từ hôm biết mình có trứng chị mừng đến trào nước mắt, khi tuwognr tượng đến đàn con của chị sẽ được sinh ra trên dòng sông lớn. Chúng mở mắt đã thấy được cuộc sống khác với cuộc sống khổ cực của chị trước đây, thế mà không ngờ….Chị rúc vội đầu về khóc rống, giấu những giọt nước mắt mà chị không sao kìm được. Chép còm bảo Chày đỏ mắt bơi mời cụ Nheo mù và mấy cụ cá già nhất đàn tới đây.

Chú nói với các cụ:

- Thưa các cụ, các cụ giúp cho ý kiến xem có cách gì có thể mang tất cả trứng của chị Diếc bơi đến dòng sông lớn không?

Một cụ Chắm đen nói:

- Khó đấy. Mang hàng nghìn nụ trứng, bơi qua hàng bao nhiêu dặm sông nước,,,,việc này từ cổ chí kim, loài ta chưa ai làm bao giờ. Cụ Nheo mù ngẫm nghĩ rồi nói:

- Thì chính bà con ta đang làm những việc mà tự cổ chí kim ai đã dám làm? Tôi nhĩ cách này các cụ liệu xem có được không. Chúng ta ngắt rong làm thành cái ổ cho chị ta đẻ vào đó, rồi chọn những ai khỏe mạnh hơn cả, thay phiên nhau tha cái ổ mà bơi đi.

- Hay! Ý kiến của cụ thật là hay! Bác Chắm cỏ đập đuôi, quạt vẩy tỏ ý tán đồng hoan hỉ -Mà việc ấy thì chú Chép còm phải giao cho tôi. Không ai rứt rong cỏ thạo hơn cái thằng Chắm cỏ này đâu nhé! Và sức vóc tôi thì tôi thách cánh trai trẻ ăn đứt được thằng này.

Một khó khăn tưởng chừng không thể nào qua nổi ai ngờ được giải quyết một cách chóng vánh. Bác Chắm cở rứt luôn cả đám rong đuôi chó mà chị Diếc vừa dựa lưng. Với cái miệng rộng ngoác và gân guốc, bác ngậm chặt các cọng rong thành bó, quạt vây đứng yên trong nước làm thành một cái ổ. Chị Diếc vật đẻ ngay trên đầu bác, chị phun trứng vào các nhánh rong, chỉ chốc lát cả bụi rong, trứng bám trắng xóa như hàng nghìn nụ hoa rong.

Vật đẻ xong chị Diếc mệt lả, các chị Vền, chị Ngão xúm lại đỡ vây đỡ đuôi chị. Nhưng chưa bao giờ gương mặt chị rạng rỡ và đẹp như lúc ấy. cặp mắt chị long lanh trông như vừa cười vừa khóc. Sức lực chị hồi dần đã có thể tự ngoi lên mặt nước. Dáng dấp chị lúc này trở lại nhẹ nhàng thanh mảnh gần như thủa con gái.

Chép còm cho đàn tiếp tục bơi lên,Bác Chắm cỏ ngậm cái vòng đầy trứng, bơi ở quãng giữa, sát bên chị Diếc. Các nhánh dong lấm tấm nụ hoa xỏa ngược về phía sau trùm phủ lên mình bác. Cái lưng to bè màu rễ bèo của bác lúc ẩn lúc hiện giữa đám rong trông rất ngoạn mục. vẻ mặt bác căng thẳng, trang trọng rất khác thường, với cái miệng ngậm chặt, cặp mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước. Cách quạt vây từ tốn khoan thai, đuôi xòe rộng lái đường bơi thật nhẹ nhàng, trông bác giống một vị chủ tế trong một cuộc tế nước thần thánh. Hễ nhìn thấy từ xa một chướng ngại, một đám chuôm chà hoặc một mảng bèo lục bình, là bác bơi chậm lại, ước lượng, lựa chiều tính toán nên rẽ trái hay phải, nổi lên cao hoặc lặn xuống thấp…sao cho những nhánh rong khỏi quật vào rụng mất trứng.

Bà con nhìn bác tấm tắc:

- Đúng là nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Ngắm những cọng rong nở hoa trứng đung đưa uyển chuyển trên cái đầu đồ sộ mặt hiền hậu của bác, nhiều bà con cười nói:

- Nhìn kìa! Thật y như bác Chắm cỏ đang đội một vành nguyệt quế! Ngó mà sướng cả mắt.

- Bậy! bác Chắm cỏ lứ mắt vẻ, nạt yêu, nói mà không mở miệng.Có vành nguyệt quế nào trên thế gian này có thể sánh được với những cọng rong ấp ủ hàng ngàn chú bé sắp ra đời trong sông nước tự do, đang vuốt ve cái đầu của thằng cha Chắm cỏ này?

Nhiều ngày đêm nữa trôi qua, đàn cá mải miết bơi không nghỉ. Một buổi sáng, bà con bỗng nhận ra con kênh đang bơi hai bên bờ cứ nới rộng dần. Gió thổi trên mặt kênh nghe khang khác. Sóng vỗ mạnh hơn. Nước có vẻ thơm rất lạ, từ màu trắng đục chuyển dần sang màu sáng xanh. Bùn dưới đáy kênh rất tơi, phơn phớt màu nâu hồng, Đêm thanh vắng, những bà con thính tai nhận ra có tiếng gì trầm trầm âm vang, văng vẳng trong các ngấn nước. Sau hai đêm liền nghe như vậy, cụ Nheo mù tự nhiên ứa nước mắt nói:

- Chao ôi, có lẽ nào… cuộc đời già nua tàn phế của lão lại còn được hưởng một diễm phúc lớn lao đến như vậy?

Vẻ mặt và giọng nói khác thường của cụ tự nhiên làm cho bà con hồi hộp. Họ xúm quanh cụ tranh nhau hỏi:

- Cụ nói sao? Diễm phúc gì mà lớn lao?

Giọng cụ bồi hồi rưng rưng:

- Ngày còn trẻ, lão thường nghe các cụ cá già truyền tụng: khi cách dòng sông lớn không còn xa nữa, sẽ nghe vang vọng trong nước tiếng trầm đồng đều du dương của muôn ngàn đợt sóng nô đùa nhảy nhót trên mặt sông…Lão rất ngờ cái tiếng vang trầm lạ tai mà bà con nghe thấy một hai hôm nay, chính là tiếng hát của dòng sông lớn…

Lời phỏng đoán của cụ Nheo mù làm cho bà con đang bơi bỗng dưng chững hết cả lại. Họ đến lặng cả vẫy đuôi. Lúc này những bà con nặng tai nhất cũng bắt đầu nghe thấy tiếng hát của dòng sông lớn. Riêng Chép còm, từ mấy hôm trước chú đã biết chuyện này. Xem bản đồ của Cua yếm nâu, chú ước tính với đà bơi này chỉ trong vài hôm nữa là đến dòng sông lớn. Nhưng chú dấu kín bà con. Chú lo lắng; biết đâu cái chặng bơi cuối cùng lại là chặng gặp nhiều gian nguy khó khăn hơn cả. Nếu để bà con biết vội tin này bà con sẽ tiêu phí hết khả năng sức lực vào hy vọng và chờ đợi. Rồi đến lúc gặp khó khăn họ sẽ chẳng còn gì mà chống đỡ.

Chiều hôm đó, bà con bơi dọc một con kênh lơn chảy ngang qua một vùng dày đặc hang tổ của bọn Bói cá rắn ri. Cua yếm nâu cho biết vùng hang tổ này cô bơi qua vẫn còn nguyên vẹn thế mà hôm nay đã bị đập tan tành.

- Đúng là chiến công của các hiệp sĩ áo xanh đây.

Không còn lo sợ nữa, đàn cá nổi lên cao, bơi lướt trên bóng những cái tổ, lặn ngược xuống dưới đáy kênh. Họ bỗng có cảm giác mình đã hóa thành chim và đang bay bình thản ngang qua đầu kẻ thù. Bao nhiêu mệt nhọc như tiêu tan theo các tăm nước họ nhả ra. Đàn cá bơi suốt cả đêm hôm đó. Mỗi lần Chép còm định cho bà con dừng vây nghỉ, bà con đều khăng khăng: - Mệt nhọc gì đâu mà phải nghỉ! Chú cứ để cho bà con bơi, vẫy đang có đà. Cái nước vùng này lạ thật, càng bơi càng thấy khỏe ra.

Tiếng trò chuyện, cười nói run ránh mặt kênh.

Tờ mờ sáng, bơi đến một ngã ba, Trong bản đồ chỉ rõ, bơi theo con kênh rộng nhất, hơi chếch về hướng mặt trời sẽ gặp sông lớn.

Lóc hoa và Rô nhọ bơi trước dẫn đường. Đang bơi như xé nước, Lóc hoa bỗng tung mình vọt lên khỏi mặt nước khá cao. Chú reo to:

- Dòng sông lớn xa xa kia rồi! Đẹp quá bà con ơi!

Thế là đàn cá bơi ùa lên như xé nước. Mặt kênh phủ sương sớm phẳng lì như gương, rợn lên từng đợt sóng, nhiều bà con bắt chước Lóc Hoa tung mình lên cao, để nhìn sông lớn xa xa. Các bé cá không quen nhảy thì ném lia thia trên mặt nước. Cây cỏ lau sậy hai bên bờ kênh lùi vun vút lại phía sau, hai bờ kênh càng lúc càng nới rộng ra. Nước chảy dạt dào, xô cản vây bơi. Gió thổi mạnh, vén cao màn sương mù giăng phủ mặt kênh. Sóng mỗi lúc một lớn, lượn khúc xua đuổi nhau. Bầu trời xanh vời vợi rung rinh nghiêng ngả trong làn nước ửng sắc hoa đào.

Dòng sông lớn, dòng sông ước mơ, bỗng đột ngột hiện ra trước mắt đàn cá. Tất cả chững vây lại, tim như muốn ngừng đập. Mặt trời chói lọi vừa vặn chọc thủng màn sương, tưới "vàng nấu chảy" lên muôn ngàn đợt sóng trùng điệp của dòng sông. Cả dòng sông như được làm bằng sóng vàng và trời xanh, không thấy bến bờ đâu cả. Tưởng chừng như sóng nước nối liền với chân trời và dòng sông từ trời cao đổ xuống. Bất thình lình, cả đàn tung mình lên khỏi mặt nước, trong tiếng reo hò muốn vỡ cả bong bóng. Những cái mình cá ánh vẩy bạc loáng nước vàng nấu chảy, nhào lộn nhiều vòng trong khoảng không rơi xuống nước, rồi lại tung lên cao. Như một kẻ nghịch ngợm nào đó ném ngược từ mặt sóng lên cao hàng nghìn thoi vàng, thoi bạc.

Cứ thế, cả đàn không bơi nữa mà ném thia lia trên mặt sóng cho ra đến cửa kênh. Cả đàn hồi hộp nhún vây chào dòng sông.

Khi đã đẫm mình vào dòng sông tự do, đàn cá lại tiếp tục tung cao mình khỏi mặt nước. Bây giờ không phải để biểu lộ vui mừng mà để được nhìn bao quát dòng sông.

Dòng sông ước mơ, dòng sông chảy trong cổ tích của các loài thủy tộc, hay xa hơn nữa, chảy mãi tận vừng trăng lung linh dưới đáy ao Cây Sung. Dòng sông làm bằng sóng, bằng nước, bằng bầu trời lãng đãng những áng mây ngũ sắc lơ lửng dưới đáy sông... Dòng sông đang phô ra trước mặt họ tất cả những gì rực rỡ kỳ diệu nhất mà một dòng sông phải có. Và họ cảm nhận được tất cả những điều kỳ diệu đó. Tất cả chúc đầu nhìn xuống đáy sông, và đều tin chắc rằng nếu họ cứ lặn mãi, lặn mãi thì vây đuôi họ sẽ vướng quệt vào những áng mây ngũ sắc đang trôi kia. Nếu gặp nguy khốn, họ sẽ chúi núp vào cái lớp bùn sáng xanh như ngọc của bầu trời dưới đáy sông.

Nhiều bà con, nhất là các cụ già vẫn còn nghi nghi hoặc hoặc: Hay đây chỉ là một giấc mơ? Chuyện sao mà khó tin! Vừa vặn lúc đó, như muốn để các cụ tin đây là dòng sông có thực, một đoàn thuyền lớn nhỏ nối đuôi nhau cưỡi sóng tiến đến và lướt qua trước mặt họ. Thuyền nào cũng trắng sáng với một cánh buồm no gió. Những người đi trên thuyền mặc áo màu rong liễu non, đội mũ vải hình lá bèo, vai mang súng. Một thuyền đi khoảng giữa, lá buồm màu cánh sen chở toàn các cô gái thật trẻ và thật đẹp. Các cô gái ngồi dọc hai bên mạn thuyền, tóc để xõa bay trong gió. Các cô cũng mặc áo rong liễu non, vai đeo súng. Các cô gái bỗng cất tiếng hát. Sóng như ngừng vỗ. Gió như ngừng thổi. Mây như ngừng bay!

Đàn cá nổi hết lên mặt nước nghe các cô hát. Họ thì thào bàn tán:

- Các nàng tiên của dòng sông lớn.

Khi tiếng hát bay xa, cụ Nheo Mù lặng lẽ bơi ra trước đám đông, cất giọng khàn khàn:

- Thưa bà con, chúng ta đã thực hiện ước mơ lớn nhất từ bao đời nay, đó là tìm đến với dòng sông lớn. Nếu bà con không phản đối thì tôi xin tặng cho Chép Còm danh hiệu Dũng Sĩ của loài ta!

Cả đàn lập tức múa đuôi, xòe vây cất tiếng reo hò vang dội:

- Hoan hô Chép Còm! Dũng Sĩ Chép Còm!

Chép Còm bẽn lẽn, nép sau lưng các bạn. Nhưng trên môi chú không giấu được nụ cười rạng rỡ.

Hết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro