Những lời chê bai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có lẽ không tác giả nào viết truyện mà không gặp những lời chê bai từ độc giả. Thay vì chú tâm vào những lời chê bai đó, thì chú tâm vào tác phẩm sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, chẳng một tác giả nào không chạnh lòng khi đứa con tinh thần của mình bị người khác đánh giá thấp hay chê bai thậm tệ. Nếu để ý các bạn sẽ thấy, chỉ những người thân thiết mới chê bai, nói ta này nọ, phán xét, người khác có quan tâm gì đâu cơ chứ?

Tôi đã cảm thấy thực sự buồn bã khi chú mình nói mình viết về bố bị ít cảm xúc. Người ngoài đọc, không biết rõ về bố tôi lại rất xúc động. Tôi liền hỏi một cậu bạn đã vững vàng trong nghề:

"Truyện của tớ có một số người khen viết mượt và hay, nhưng cũng có một vài người cứ bảo thiếu thiếu gì đó."

Bạn ấy nhắn lại, bảo:

"Không sao cậu ạ! Ai cũng gặp trường hợp đó. Ý kiến độc giả chỉ để tham khảo. Không thể chiều hết được tất thảy độc giả."

Mỗi tác giả có một phong cách viết riêng. Mỗi độc giả thích một văn phong riêng. Vì thế họ hợp nhau, dõi theo nhau, mong ngóng đứa con tinh thần của nhau trào đời.

Biết vậy, nhưng vẫn buồn!

--------

Lần trước là cậu ấy hỏi tôi.

"Có người chê văn tớ viết cậu ạ!"

Trời ơi, đui mù à! Người ta viết hay vậy. Dùng từ chuẩn tới mức đi thẳng vào tim. Miêu tả không chê vào đâu được. Lồng vào cảnh không thừa chẳng thiếu.

Các bạn độc giả nhìn với một cặp mắt khác. Tác giả dùng cặp mắt để nhìn, trái tim để cảm nhận và viết ra. Não để tổng hợp, bình phẩm, nhận xét và đánh giá, tai để lắng nghe...

Các bạn cứ yên tâm, tác giả nghe hết những lời nhận định, đóng góp ý kiến từ các bạn. Tác giả sẽ cảm thấy vui, phấn khởi khi các bạn tương tác. Chứng tỏ các bạn đọc, đọc rất kỹ.

--------

Tôi đã dành ra cả một buổi tối ngừng làm việc để sũy nghĩ (chắc đứa nào viết lách cũng hay suy nghĩ) rồi tôi đưa ra kết luận như thế này:

- Bông hồng vàng và bình minh mưa (Pauxtopxki) hay vậy mà ra đời vẫn bị chê tơi bời. Nhưng nó vẫn trường tồn cùng thời gian. Chứng tỏ, tác phẩm hay và có giá nó không phản ánh ở chỗ độc giả khen hay chê, mà là giá trị nó để lại cho đời. Hết lớp thế hệ này đến lớp thế hệ khác (làm hay theo đuổi nghề viết lách) vẫn dùng nó làm kim chỉ nam soi đường. Vậy thì, thay vì nghĩ về những lời chê bai từ ai đó không rõ họ cảm nhận tác phẩm mình thế nào, hãy tập trung vào giá trị tác phẩm để lại cho đời.

Điều này mới thực khó.

- Đa phần những người chê bai thường nhìn tác phẩm dưới cặp mắt khắt khe của bản thân. Vì khắt khe đó mà cái nhìn có phần phiếm diện.

- Từ những người chê bai văn tôi viết thì tôi nhận thấy, họ là những người thân thiết biết rất rõ về tôi. Chả là tôi viết về một nhân vật dựa trên cuộc đời mình, không thay đổi bất kỳ điều gì vì bản thân tôi tự nhận thấy mình sống quá chân thật. Điều này rất khó sửa.

Tôi chợt nhận ra, văn phong của một người thường được quyết định bởi tính cách của người đó. Tính cách của nhân vật chính cũng vậy, chịu ảnh hưởng rất lớn từ tính cách tác giả. Đó là trường hợp những người mới viết hoặc sống quá chân thật như chúng tôi.

Còn nhiều điều cần phải tranh luận.

Nhưng điều cuối cùng tôi muốn nói, văn đơn giản là kể lại câu chuyện của một cuộc đời, dưới hình thức này hay hình thức khác, ngắn hay dài, hay hay dở đều do tác giả.

Một yếu tố nho nhỏ nhưng không thể bỏ qua, là nó thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào độc giả.

Thế nên, cho dù thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn cần lắng tiếng nói của độc giả và so sánh nó với tiếng nói trái tim của chúng ta.

Và chúng ta sẽ biết nên tiếp tục trên hành trình này như thế nào?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro