Một số chi tiết ẩn và phân tích (5)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(Bài này đã đăng FB, chỉ up lại để lưu trữ thôi)

.--- .. -. -.-- .- -.

1. Bản nhạc mà Lý Ninh Ngọc đã đàn lúc ở Cầu trang, khi người nhà đến dự tiệc là Varia màn đầu tiên trong vở nhạc kịch Fidelio. Màn này kể câu chuyện về một cô gái đem lòng yêu một người phụ nữ cải nam trang đã có chồng.

(Chữ trên ảnh) Pizarro sợ tội lỗi của mình bị Florestan vạch trần, thêu dệt tội danh để Florestan vào tù. Leonore - vợ của Florestan, đã cải nam trang và dùng tên giả Fidelio để lẻn vào ngục giam, vào làm thủ hạ canh gác của Rocco. Marzelline - con gái của Rocco, đã đem lòng yêu Fidelio, đồng thời bỏ mặc vị hôn phu của mình.

2. Vào buổi sáng hôm sinh nhật, Cố Hiểu Mộng đã nằm trên giường và đọc câu thơ: "Tử thần giống như một kẻ đầy tớ trên cuộc hành trình của tôi". Câu thơ này được trích từ "Seven Pillars of Wisdom" của Thomas Edward Lawrence, mà bài thơ này chính là thơ tình ông ấy viết cho Sheikh Ahmed - một cậu bé Ả Rập mà ông rất yêu quý. Lý Ninh Ngọc cũng cho thấy, cô đã nghe và hiểu được.

Đoạn trích:

Death seemed my servant on the

Road, 'til we were near

And saw you waiting:

When you smiled and in sorrowful

Envy he outran me

And took you apart:

Into his quietness.

3. Chiếc váy Lý Ninh Ngọc xếp cho Cố Hiểu Mộng bắt nguồn từ chiếc váy trong bài "Thơ định tình" của Bà Khâm thời Đông Hán, mang ý nghĩa là vật định tình mà các cô gái trẻ trao cho người mình yêu.

4. Bài hát "Tình cờ" của Từ Chí Ma mà Lý Ninh Ngọc vừa đàn vừa hát cho Cố Hiểu Mộng nghe là một bài thơ tình kỷ niệm lần đầu gặp gỡ trên biển với Lâm Huy Nhân. Trong phim, Lý Ninh Ngọc và Cố Hiểu Mộng cũng gặp nhau lần đầu tiên khi ở trên biển.

Là cáo bạch (tỏ tình), cũng là cáo biệt (vĩnh biệt).

5. Vương Điền Hương đã dùng thảm án mưu sát đồng tính luyến ái nữ nổi tiếng thời Dân Quốc - thảm án Lưu Đào (vụ này ở group SLNM đã có dịch) để thăm dò tình cảm của Cố Hiểu Mộng đối với Lý Ninh Ngọc.

6. Sau khi hai người ôm nhau ngủ (cảnh này ko có trong kịch bản. Hai chị diễn viên kính nghiệp tự biên =))), sáng hôm sau, Vương Điền Hương đã tặng lược chải đầu cho Cố Hiểu Mộng, là điển cố sau khi ân ái giữa khách làng chơi và nữ tử thanh lâu, ám chỉ hai người từng có tiếp xúc xác thịt.

7. Trong phim, khi người chồng thứ 2 (cũng là người chồng thật duy nhất) của Lý Ninh Ngọc qua đời, cô đã mặc đồ đen, cài hoa trắng trên ngực, trang phục tiêu chuẩn của góa phụ. Sau khi Lý Ninh Ngọc hi sinh, Cố Hiểu Mộng đi ra khỏi Cầu trang, cũng đã đổi sang cách ăn mặc của góa phụ.

8. Ở Cầu trang, Lý Ninh Ngọc đã đọc những câu thơ: "Tôi chỉ muốn hóa thành một chú bướm, bay ra khỏi chốn lao tù như địa ngục này", mà biệt hiệu ở Quân Thống của Cố Hiểu Mộng là "Hồ Điệp". Sau khi ra khỏi Cầu trang, Cố Hiểu Mộng mặc sườn xám có thêu chim đỗ quyên, chiếu theo câu thơ "Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp. Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên".

Ám chỉ hồ điệp sẽ bay ra khỏi lồng giam

9. Căn cứ theo gợi ý của tổ đạo cụ: Lúc đầu, Cố Hiểu Mộng làm cấp dưới của Lý Ninh Ngọc đã giải mã điện văn mang số hiệu "316", và sau khi ra khỏi Cầu trang, nàng xuất hiện ảo giác. Trong các tập điện văn bị rớt xuống chỉ có duy nhất một tập có đánh số và số hiệu là "316". Dựa theo bảng chữ cái Alphabet, 3 = C, 16 = P, ám chỉ hai người họ là một CP.

10. Căn cứ theo biên kịch gợi ý, điện văn 417 mà Cố Hiểu Mộng chưa giải mã đã ám chỉ kết cục của hai người. Biên kịch lão sư đã nhắc đến "Nữ quan tử", mà trong suốt bộ phim chỉ có một chi tiết có liên quan đến cái tên này, chính là văn kiện 417. Suy ra, chúng ta có được bài thơ "Nữ quan tử - ngày 17 tháng 4".

Dịch nghĩa bài thơ: Ngày mười bảy tháng tư, chính là ngày này năm ngoái, lúc tạm biệt người, kìm nén nước mắt, cúi đầu, lông mày ẩn chứa nét ngại ngùng. Không biết hồn đã đứt đoạn, chỉ có giấc mộng theo cùng. Ngoài ánh trăng nơi chân trời, không ai hay biết.

Cho nên 417 tượng trưng cho tình cảm nhung nhớ của những người yêu nhau. Ám chỉ Cố Hiểu Mộng sống với nỗi nhớ nhung, Lý Ninh Ngọc hi sinh vì cô là người đã giải được mật điện 417 và ký tên của mình lên

11. Sau khi Lý Ninh Ngọc và Cố Hiểu Mộng đóng kịch tố cáo nhau, Tatsukawa đã nói: "Phụ nữ là động vật bạc tình bạc nghĩa, dễ thay lòng đổi dạ nhất trên thế gian này. Đừng bao giờ hi vọng họ sẽ thật lòng thật dạ. Trừ khi họ bị tình yêu mê hoặc. Nhưng mà, Lý Ninh Ngọc không phải là đàn ông." Nếu như Tatsukawa cũng "sâu sắc" như Vương Điền Hương thì có phải kết cục của ổng sẽ không thảm như vậy không =)))

12. Lúc Lý Ninh Ngọc giúp Cố Hiểu Mộng sửa lại chiếc đầm trong sinh nhật, Cố Hiểu Mộng đã nói chiếc đầm này có thể xem như đầm cưới rồi. Chỗ này khác với trong kịch bản, nguyên bản là "... có thể xem như đầm dự tiệc rồi." Nhưng chính điều này đã nhấn mạnh sự đối lập của Cố Hiểu Mộng trước và sau khi Lý Ninh Ngọc hi sinh. Sau khi Lý Ninh Ngọc hi sinh, lúc Cố Hiểu Mộng từ chối lời cầu hôn của Tatsukawa thì đã nói bản thân là người theo chủ nghĩa độc thân.

13. Bản OST "Dòng nước ấm không ngừng chảy."

Chưa từng nói với em lời yêu

Trồng xuống đất một đóa ngải tiên rồi phủ cát vàng lên

Thật muốn nụ cười của em lại giống như lúc trước

Hi vọng em một đời một kiếp mãi mãi nếm được ngon ngọt.

Bài hát này có thể xem như là tiếng lòng của Lý Ninh Ngọc dành cho Cố Hiểu Mộng (mặc dù bài hát này được dùng cho Ngô Chí Quốc nhưng hình tượng nhân vật và ngữ cảnh lại không phù hợp)

Tôi nhìn em không phải là em. Tôi đẩy em ra nhưng thật ra là đang bảo vệ em. Tôi là sóng ngầm cuồn cuồn, nhưng toàn bộ tiếng lòng đều bị an táng dưới đáy hang động. Tôi yêu em nhưng tôi không nói, không có ai biết, chỉ có gió biết.

Hoa ngải tiên còn có tên là hoa hồ điệp trắng. Âu Mỹ còn có một tên gọi khác là bách hợp hồ điệp, là loài hoa bảo vệ cho chòm sao Cự Giải, cũng là loài hoa tượng trưng cho tình cảm. Ngôn ngữ loài hoa: lưu giữ ký ức tại mùa hè.

Trong phim, sinh nhật của Cố Hiểu Mộng là ngày 30/6, chính là cung Cự Giải. Lý Ninh Ngọc là người vẫn luôn bảo vệ cho Cố Hiểu Mộng.

Cố Hiểu Mộng chung tình với rượu vang và thức ăn ngon, từ khi ra khỏi Cầu trang thị đã không còn mỉm cười thật lòng nữa, hoàn toàn phù hợp với miêu tả trong lời nhạc.

Quãng đời còn lại của Cố Hiểu Mộng đều không quên được Lý Ninh Ngọc.

14. Biên kịch nói thiết lập hình tượng nhân vật của Cố Hiểu Mộng được tham khảo tử Khổng nhị tiểu thư (là T đầu tiên ở thời Dân Quốc, nghe nói cô ấy có tam thê tứ thiếp, hồng nhan tri kỷ nhiều vô số kể). Ví dụ, cảnh mở màn tranh chấp với binh sĩ, uy hiếp đòi nhảy thuyền, chính là câu chuyện có thật của Khổng nhị tiểu thư.

15. Lý Ninh Ngọc và Tatsukawa chơi bài. Những lá bài poker cũng có chi tiết ẩn

16. Trong phim, ám chỉ đến từ các bức tượng đồng

17. Khi Lý Ninh Ngọc trò chuyện với Bạch Tiểu Niên, nhắc đến người chồng thứ ba - lão Phan, đã hình dung anh ta là ánh mặt trời. Lão Phan và cô chỉ là vợ chồng giả, nhưng đoạn này đã tiết lộ kiểu người mà cô yêu thích. Cô thích người tự tin, hăng hái. Trong cả bộ phim, chỉ có Cố Hiểu Mộng phù hợp với hình tượng này.

18. Những đóa hoa bách hợp xuất hiện liên tục trong Cầu trang. Nguyên cái Cầu trang to đùng mà chỉ xuất hiện hoa bách hợp, thậm chí còn có cả ống kính đặc tả riêng.

19. Khi biên kịch tiếp nhận phỏng vấn, đã tiết lộ khi thiết lập hình tượng cho hai nữ chính đã tham khảo một vài tác phẩm văn học bách hợp, ví dụ như "Fingersmith".

20. Chiếc nút áo thứ hai, giao trái tim của tôi cho người. Hình ảnh chiếc nút áo thứ hai xuất hiện từ trong poster vào đến trong phim. Poster tuyên tuyền nhìn thấy rất rõ chiếc nút áo thứ hai chưa cài nên không thể nào là sơ sót do của đoàn phim. Ngoài ra, trong phim, khi Lý Ninh Ngọc phơi đồ cho Cố Hiểu Mộng cũng cài ngay chiếc nút áo thứ hai (cái này có thể là trùng hợp thôi), nhưng sau khi Lý Ninh Ngọc hi sinh, bộ quân phục được trải ra trên giường, Tatsukawa cũng có hành động che lại chiếc nút áo thứ hai và còn được ống kính đặc tả.

21. Khi Lý Ninh Ngọc bị thôi miên, tiến sĩ cầm hình nhân Cố Hiểu Mộng đưa cho Lý Ninh Ngọc, Tatsukawa hỏi Lý Ninh Ngọc, Cố Hiểu Mộng có phải là đồng chí của cô hay không thì trong đầu Lý Ninh Ngọc lại hiện ra những hình ảnh hoàn toàn không liên quan đến câu hỏi của Tatsukawa, thậm chí cô còn rơi nước mắt.

22. Cố Hiểu Mộng tặng cho Lý Ninh Ngọc một chậu quân tử lan, tuy cứ kêu Cố Hiểu Mộng lấy về, còn ra vẻ không thích, nhưng sau đó lại được đặt ở nơi Lý Ninh Ngọc dễ nhìn thấy nhất.

23. Đến từ gợi ý của biên kịch

Biên kịch từng gửi vào group nào đó một bài viết chứng thực Lý Cố là một cặp đôi đồng tính.

Và có người từng nhắn tin hỏi biên kịch Lý Ninh Ngọc có thích Cố Hiểu Mộng không thì chú ấy nói thích =)))

24. Sau khi xuống thuyền mật mã, Cố Hiểu Mộng hoàn toàn không nhớ rõ bất cứ chi tiết nào của máy Enigma thế hệ hai, nhưng lại nhớ rõ từng cử chỉ, hành động của Lý Ninh Ngọc. Trí nhớ cũng có tiêu chuẩn kép ghê =)))

25. Opening (khúc này có bài nói rồi)

26. Khi Ngô Chí Quốc kiếm chuyện với Lý Ninh Ngọc, Cố Hiểu Mộng không kịp suy nghĩ tình hình đã chạy ngay đến chỗ của Lý Ninh Ngọc, trong khi Vương Điền Hương có súng mà vẫn phải canh chừng sợ Ngô Chí Quốc tức giận thì sẽ giết chết mình. Ngoài ra, khi Tatsukawa nổi điên giết người, Lý Ninh Ngọc đã đứng lên nói mình là Lão Quỷ, gần như ngay lập tức, Cố Hiểu Mộng cũng đứng lên nói bản thân là Lão Quỷ. Phải yêu thích một người như thế nào mới có thể xem người đó còn quan trọng hơn cả mạng sống của bản thân.

27. Không chỉ một lần này, hầu như mỗi lần Lý Ninh Ngọc xảy ra chuyện thì ống kính đầu tiên luôn sẽ hướng đến Cố Hiểu Mộng. Mỗi khi Lý Ninh Ngọc có chuyện thì Cố Hiểu Mộng luôn là người lên tiếng, hành động đầu tiên.

28. Một vài đoạn mập mờ trong kịch bản.

29. So sánh đối chiếu với bộ phim "Titanic"

Trong nguyên tác (tiểu thuyết), "tôi" từng miêu tả Cố Hiểu Mộng lúc về già hệt như nữ chính Rose trong "Titanic".

Lúc Lý Ninh Ngọc và Cố thuyền vương liên lạc, đặc tả mô hình chiếc thuyền.

Lý Ninh Ngọc giỏi chơi bài giống như Jack.

Cố Hiểu Mộng giỏi uống rượu giống như Rose.

Lý Ninh Ngọc và Jack đều tình nguyện hi sinh mạng sống của mình.

30. Cuốn sách "Anna Karenina"

Lúc nằm trên giường ở Cầu Trang, Cố Hiểu Mộng đã vuốt ve cuốn sách này.

Khi Vương Điền Hương nói vụ tình cảm đồng tính mập mờ thì cuốn sách này cũng có ống kính đặc tả.

Quyển tiểu thuyết này kể về việc một vị quan quân trẻ tuổi đem lòng yêu người phụ nữ đã có chồng dẫn đến một loạt sự kiện sau đó.

31. Từ "lão ma tử" này theo tiếng địa phương có nghĩa là vợ (trùng hợp thôi =)))

32. Tuyến tình cảm nam nữ vờn qua vờn lại của Ngô Lý thật ra là được thêm vào. Trong nguyên tác (tiểu thuyết) thì Ngô Chí Quốc rất ít đất diễn. Mà tại sao lại muốn tăng thêm đất diễn của một nhân vật nam không quá quan trọng? Tăng một cái thì dĩ nhiên một cái khác sẽ bị giảm xuống. Có lẽ Ngô Lý được tăng đất diễn để che bớt cái tình cảm chị em chủ nghĩa xã hội hơi bị lộ liễu của Lý Cố, để bác Cục cho qua ải ó .

33. Có mười chữ số có thể tổ hợp thành rất nhiều con số khác nhau, nhưng mà cứ nhất quyết phải là 314, 60 mới chịu =)))

34. Bài hát Cố Hiểu Mộng đã đàn trong đêm cuối cùng của Lý Ninh Ngọc là bài Ave Miria - trích từ Khúc ca an hồn mà trước đó Lý Ninh Ngọc đã đàn khi Hà Tiễn Chúc bị bắt, tra tấn và tự sát. Cố Hiểu Mộng đã từng nói Lý Ninh Ngọc đàn bài này để an ủi linh hồn các đồng đội của mình. Trước đó, Lý Ninh Ngọc đã từng tranh cãi nhau. Cố Hiểu Mộng cho rằng hai người một Quốc một Cộng thì không thể nào là đồng đội được. Nhưng đến tối hôm đó, Cố Hiểu Mộng lại đàn bài này. Có lẽ, Lý Ninh Ngọc đã nghe thấy và hiểu được ý nghĩa của nó nên cuối cùng mới rơi nước mắt.

ps: Đang coi lại phim, nào tìm ra thì bổ sung thêm =)))

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro