Poveglia (1).

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Venice, Ý.

Hôm nay có một cuộc họp quan trọng của G7 nên tốp 7 quốc gia có kĩ nghệ thuộc hàng khủng của thế giới tụ họp về Ý đây để cùng đưa các vấn đề ra mà bàn bạc. Sau gần 3 tiếng họp, 7 quốc gia, người thì vươn vai, người thì ngáp dài mệt mỏi, lê lết ra khỏi phòng.

Mỹ lười biếng bước đi, vừa đi vừa kéo bàn tay mơn trớn từng viên gạch trên tường. Hình như, cậu ta đã nghĩ ra một kế sách sách gì hay lắm, vội vã lách lên trước, gọi lớn tên Ý mà mời mọc.

- Iiiiiiitaly ơi!

- Vâ...vâng? America?

Ý sởn gai ốc vì tiếng kêu vừa rồi, anh rùng mình, quay ra sau để tiếp lời Mỹ. Cậu chàng kia nhìn anh cười tươi rói, sáp lại gần rồi quàng vai:

- Nè nè, Italy, tôi thấy, đã đến đây rồi không thăm thú Venice thì tiếc quá. Dù gì cũng là thành phố thuộc hàng đẹp nhất thế giới mà, đúng không?

Ý cười, hình như đoán được ý của cu cậu.

- Vậy, America, cậu muốn?

- Hì hì, Italy nhạy bén thật đấy! Nè nè, cậu thấy sao nếu ta đi chơi một chút?

Ý xoa cằm nghĩ ngợi một hồi, ngẫm lại thì hôm nay và ngày mai anh không có lịch làm việc. Thôi thì chiều đối tác một chút, biết đâu tương lai có cơ hội hợp tác dự án gì đó "kinh thiên động địa" thì sao. Ý chưa kịp đồng ý thì Anh Quốc đã xen vào.

- Cái thằng này, nhỡ đây Italy đây có việc bận thì sao? Con không thể ngưng làm phiền người khác được à?

Mỹ nhíu mày, bỏ Ý ra, khoanh tay bĩu môi làm vẻ thiếu đòn đặc trưng. Cậu xì lạnh:

- Ông già, cứ lải nhải chuyện đâu không. Italy chưa đồng ý hay từ chối mà ông đã quyết giùm rồi. Ông đâu phải là chùm EU đâu, đừng như Germany mà cứng nhắc tự quyết định hết mọi việc như thế.

Đức đang nói chuyện với Nhật Bản, nghe thế cũng ngóc đầu lên "Hả" một tiếng.

Anh Quốc không hài lòng, anh nhíu mày nhìn thẳng vào đứa con trời đánh.

- Ta không dạy con nói như thế. Thật vô phép.

- Ô, thưa cha.---- Mỹ phất tay.---- Ông dạy tôi nhiều hơn thế. Khoan, ông có dạy tôi được gì đâu. Suốt ngày lo ve vớt sản vật vùng đất tôi thì làm gì có thời gian để dạy dỗ đứa con trai này cơ chứ?

Canada thấy mọi chuyện có vẻ tệ, cậu đứng bên Mỹ khẽ nhắc nhở.

- Anh, thôi đi. Anh làm cha buồn đấy.

Mỹ nghe vậy thì phụt cười, cậu vỗ vai Canada, hất đầu về phía Anh Quốc.

- Buồn? Em nhìn ông ta đi, ổng giận đỏ cả mặt. Hề hề, đem ấm nước mà để lên đầu ổng vài phút sau sẽ sôi sùng sục cả lên đấy.

Biểu cảm của Anh Quốc thay đổi đột ngột, khiến ai cũng phải rùng mình. Mặt anh tối sầm, con mắt đã nổi những sợi gân đỏ chi chít. Dùng ánh mắt đe dọa ấy, Anh Quốc xoáy vào người Mỹ, cùng lúc là một câu trầm, nhè nhẹ, bình thường với các bậc phụ huynh nhưng lại là ác mộng của bầy con Anh Quốc.

- United States of America, con đừng có quá đáng như vậy.

Mỹ nổi cả da gà da vịt, cậu đang run rẩy nhưng cũng cố làm vẻ ngầu lòi trước chúng bạn. Mặc dù có những lời lẽ không hay, nhưng Mỹ vẫn nể Anh Quốc lắm. Dù gì thì anh và Canada là gia đình quan trọng nhất của cậu, đùa vui một chút thì đùa nhưng cậu chàng này vẫn kính trọng người cha của mình lắm. Mỹ xị mặt, quay đi chỗ khác nói câu xin lỗi lí nhí trong miệng. Cũng may là Anh Quốc nghe thấy, mặt anh lập tức giãn ra, khẽ mỉm cười vẻ hài lòng.

Ý bị ra rìa nãy giờ cũng không bằng lòng, anh giơ tay lên xin phép nói:

- Mọi..mọi người. Đừng lo lắng, cả ngày hôm nay và ngày mai, tôi cũng chẳng có lịch làm việc gì sất. Nếu ai rỗi, có thể cùng tôi và America thăm Venice mà.

Mỹ nghe thấy thế thì mắt sáng hẳn lên, vui vẻ:

- Thật à? Đấy ông thấy chưa, ông già? Người ta rỗi mà, tôi đâu có làm phiền người ta!

Rồi cậu hí hửng quay sang Canada mời mọc:

- Canada! Đi với anh không?

- Xin lỗi anh, America.---- Canada đưa tay lên gãi đầu, cậu khéo từ chối.---- Em còn có cuộc họp với Cuba vào sớm mai nên em đành từ chối vậy...

- Ugh! Lại tên Cuba đó!---- Mỹ kêu lên.---- Sao em cứ thích chơi với nó thế?

Canada xoa cằm, rồi đưa mấy ngón tay lên từ từ đếm:

- Ừ thì... Cậu ta tốt bụng, rất lịch sự, rồi...làm việc với cậu ta rất vui...--

- Anh nói nè, Canada.---- Mỹ cắt lời cậu em.---- Anh không chấp nhận một tên cộng sản làm rể nhà này đâu.

Canada đỏ mặt, huých mạnh vào sườn anh trai. Mỹ cười, vội vàng xin lỗi đứa em đang dỗi. Sau cùng có năn nỉ Canada lại một lần nữa nhưng vẫn cho kết quả từ chối, cậu chàng bỏ cuộc, quay hoắt qua người bạn thân ở tận Thái Bình Dương.

- Japan! Đi với tôi không?

- Xin lỗi America-san.---- Nhật Bản cúi đầu.---- Sắp tới ngày kỉ nhiệm Hiến pháp Hiện hành* nên tôi phải về chuẩn bị cùng người dân cả nước.

[*Hiến pháp Hiện hành:
   - Là một bản hiến pháp được kí ngày 3/5/1947 giữa Mỹ và Nhật Bản.

   - Hiến pháp quy định:
      • Nhật Hoàng không còn quyền hành với đất nước, chỉ còn là một biểu tượng quốc gia.
      • Nhật Bản sẽ từ bỏ quyền khai chiến và quyền tham chiến. Có nghĩa là Nhật Bản sẽ không thể phát động chiến tranh hay dùng vũ lực đe dọa một quốc gia khác.
       • Lục quân, hải quân và không quân không được phép duy trì, nhằm mục đích bảo vệ hòa bình cho thế giới.
       • Bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thay bằng dân chủ đại nghị. Nói cho dễ hiểu là chấm dứt sự tồn tại của Đế Quốc Nhật Bản. ]

- A! Chúc mừng ngày cậu mất quyền khai chiến và cả ngày giỗ mẹ cậu nhá.

- Á, cái thằng da trắng này chết bầm này...

Nhật Bản điên tiết, thầm lí nhí chửi bới trong cổ họng. Đức đứng bên cạnh nghe thấy thì khổ tâm mà nhịn cười. Đức cũng không ngờ rằng mình là mục tiêu tiếp theo. Dù không bận việc gì nhưng khi Mỹ rủ rê, Đức lại lịch sự từ chối:

- Xin lỗi, America. Tôi muốn dành thời gian rảnh với gia đình.

- A! Cái cậu Phát Xít mắt chột á hả?

- Xin đừng nói như vậy... Tiên sư cái thằng béo...

Đức cũng như Nhật Bản, anh lại lí nhí chửi bới trong miệng chỉ đủ cho Nhật Bản nghe thấy. Cả hai nhìn nhau cười khúc khích rồi đập tay tỏ vẻ chí cốt. Mỹ thì chả biết gì vì đang bận rủ rê hai người cuối cùng trong nhóm, Pháp và Anh Quốc.

Sau một hồi ỉ ôi thì chỉ có Pháp và Ý trong nhóm G7 đồng ý đi cùng Mỹ. Những người còn lại lần lượt chào nhau rồi ra về. Mỹ có hơi thất vọng một chút vì số lượng thành viên trong "squad" của mình quá ít, nhưng cậu chọn cách kệ quách nó đi. Mỹ nhanh nhạy bước lên hai ba bậc cầu thang phía trước tòa nhà họp, dõng dạc định phổ biến lịch đi chơi. Ngay lúc này, cả nhóm của Mỹ lại bắt gặp người quen.

Đó là Tây Ban Nha và Việt Nam, thong thả đi trên con đường của Venice để ngắm cảnh, gặp hội bạn thì vẫy tay nhiệt tình lắm. Cậu chàng thấy vậy thì hào hứng ngay, lập tức loắt choắt nhảy xuống đi tới để chào:

- Spain! Vietnam! Hai người đi đâu đây?

Việt Nam vui vẻ tiếp lời:

- Chào Mỹ, Pháp và Ý, tôi và Tây Ban Nha đây đang đi du lịch Venice.

- Cùng nhau sao?---- Mỹ hứng thú châm chọc.

- Không.---- Tây Ban Nha phất tay.---- Chuyện là tôi đang đi dạo phố thì may mắn gặp được Vietnam, thế là cả hai đi chung, hình như mới được có một đoạn.

- Thôi, sao cũng được.---- Mỹ mặc kệ họ có đi chung hay không. Cậu vội vàng chuyển đề tài.---- Nè, hai người đang rảnh đúng không? Tham gia tour du lịch Venice do Italy làm hướng dẫn viên nhé?

Việt Nam nghĩ đó là ý kiến không tồi, cậu nhìn sang Tây Ban Nha hỏi ý kiến:

- Nghe hấp dẫn đấy, anh thì sao Tây Ban Nha?

- Hừm...cũng được.---- Tây Ban Nha gật đầu.---- Dù gì tôi với cậu chưa có kế hoạch đi chơi gì, nhập hội với họ sẽ tốt hơn.

- Tuyệt!

Mỹ nhảy cẫng lên vui sướng. Số lượng thành viên trong "squad" đã tăng lên 5 người. Cậu nhanh nhảu chạy ra phía cửa biển, đứng trước mọi người để bắt đầu phổ biến kế hoạch đi chơi.

- E hèm! Các quý ông! Tôi, United States of America, đoàn trưởng tour du lịch hôm nay và cả đội trưởng đội "squad" bao ngầu của thế giới! Hôm nay sẽ lên kế hoạch đi chơi cho toàn đội. Nghe kĩ nhé, ta sẽ đi thám hiểm hòn đảo ma quái nổi tiếng của nước Ý, Poveglia!

Vừa nói Mỹ vừa chỉ tay về phía hòn đảo nhỏ ngoài khơi Venice. Nó là một hòn đảo âm u sương mù, ẩn hiện như một con ma. Xung quanh đảo tuyệt nhiên không có một con thuyền dám bén mảng đến gần, nó cứ như tách biệt với nhịp sống sôi động của Venice. Hòn đảo này, làm mọi người trong nhóm, nhất là Ý, cảm thấy khó chịu cực kỳ.

Ý ngay lập tức phản bác:

- Ta sẽ không ra cái đảo ấy! America, tôi tưởng chúng ta chỉ đi một vòng nội địa Venice thôi chứ?

- Ôi xời!----- Mỹ chán nản.----- Venice chẳng có gì vui, chỉ có ngắm cảnh với nghệ thuật, chán phèo! Ra thăm thú đảo hoang mới chất!

Ý chịu thua với bạn mình, anh day trán, thở dài thầm nghĩ:

- Biết ngay là cậu ta không có thiết tha gì với mảng sáng của Venice mà.

Hết Ý đến lượt Việt Nam tiến lên phản đối chuyến phiêu lưu mạo hiểm thế này:

- Mỹ, tôi tôn trọng cậu, nhưng ra đảo Poveglia không phải quá nguy hiểm sao? Cậu không nghe về mấy câu chuyện kinh dị về nó à?

- Ôi Vietnam!---- Mỹ gõ vào trán cậu bạn.----- Cả cậu cũng tin mấy cái lời đồn đó à?

- Một người đồn thì không, nhưng ở đây, cả mạng xã hội đều đồn thổi cùng một câu chuyện về nó, không dễ gì mà nhắm mắt cho qua.

- Poveglia đã quá nổi tiếng với mấy tay thám hiểm rồi.---- Tây Ban Nha khoanh tay.----- Họ đều hiếu kì đến đây sau khi nghe lời đồn về ma quỷ nhưng sau cùng lại bị hồn ma dọa đến mức chẳng dám quay lại nữa.

- Có ma hả?----- Pháp cảm thấy bất an, muốn rút lui.

- Với một lịch sử đen tối như vậy, cậu muốn đến đó làm gì?---- Việt Nam cố gắng ngăn cản người bạn của mình trước khi cậu ta kéo cả nhóm vào địa ngục.

Nghe tới hai từ "lịch sử" Mỹ ngớ người ra. Cậu chàng gãi đầu:

- Lịch sử gì?

Việt Nam nghe xong câu hỏi thì sốc toàn tập, cậu đưa tay lên trán mà kêu lên:

- Hỡi ơi cái bánh chưng thơm lừng! Cậu định đi đến một địa điểm ma quái mà không thèm tìm hiểu về lịch sử của nó à?

- Tìm hiểu về mấy thứ đó làm chi? Phiền phức.---- Mỹ bĩu môi.

- Nghe đây ông tướng, "mấy thứ đó" có thể cứu cậu một mạng đấy.

- Ôi giời thì cứ nói ra xem nào! Vòng vo mãi!

- Chuyện này, ta nên để Ý truyền đạt cho sẽ hay hơn. Anh có thể?

Việt Nam vừa nói vừa nhìn sang phía Ý, anh thấy thế thì gật đầu:

- Được, Vietnam. Là một quốc gia, nên tôi được phép tìm hiểu rất kỹ về nó.

Cả bọn im lặng để nghe Ý kể về một trang sử đen tối nhất của đất nước hình chiếc ủng. Anh bắt đầu:

- Lịch sử của Poveglia gắn liền với chết chóc và dã man. Ta hãy bắt đầu từ năm 421, khi cuộc chạy chốn của những người từ Padua và Este diễn ra. Trước những cuộc xâm lược man rợ của tộc người Germania và sự kiện tan rã của Đế Chế La Mã, một toán người từ hai thành phố đã chạy đến hòn đảo này để ẩn nấp. Tuy vậy họ vẫn không tránh khỏi những cuộc càn quét vô nhân tính--

- Ôiiiii trờiiiiii! Hamburger tôi ơi!----- Mỹ lên tiếng cắt ngang câu chuyện.------ Lại lịch sử loằng ngoằng! Sự kiện ở đâu xa lắc xa lơ! Skip đoạn đó đi Italy!

Ý khó chịu vì bị cắt ngang ngay khi đang nhập tâm nhưng cậu cũng cố gắng nhắm mắt cho qua.

- Thôi được rồi, cậu muốn thì tôi chiều vậy.----- Ý đứng thẳng lên, tằng hắng một cái để lấy lại phong độ. ----- Vậy hãy bắt đầu lại từ thế kỉ thứ 14, khi nạn dịch hạch càn quét Châu Âu. Vào năm--

- Italy! Italy!---- Mỹ giơ tay lên xin đặt câu hỏi.

- Cái gì?!?---- Ý đã phát bực lên.

- America, không hay đâu nhé.---- Tây Ban Nha nhắc khéo Mỹ.---- Lịch sử là một phần quan trọng của mỗi quốc gia, cậu không nên cắt ngang chúng khi một quốc gia nào đó đang truyền đạt. Nên, America, hãy dừng việc cắt ngang Italy nếu cậu không muốn Thế Chiến III xảy ra bởi vì cái lí do ngu ngốc như thế này.

- Hì hì, xin lỗi mọi người.---- Mỹ gãi đầu.----- Chỉ là, tôi có vài điều chưa rõ. Italy! Bệnh hạch là gì?

Ý thở dài rồi chán nản tuông một tràng kiến thức đã thuộc nằm lòng:

- Là một căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn Yersinia Pestis, tác nhân lây truyền là bọn bọ chét bám trên loài gặm nhấm như chuột chẳng hạn. Bệnh lây từ bọ chét sang người, có tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được chữa trị bằng thuốc kháng sinh kịp thời. Tùy cơ quan mà bệnh tấn công vào mà có các triệu chứng khác nhau. Ngoài các hạt hạch bong bóng xuất hiện trên cơ thể, bệnh nhân còn có dấu hiệu đột ngột sốt cao, đau cơ, mệt mỏi. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm chảy máu dưới da và ở miệng, mũi, hậu môn. Chưa hết nó còn gây suy hô hấp cấp và có thể lây trực tiếp từ người sang người từ các giọt nước bọt khi người bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh gây tử vong, hoại tử tứ chi và viên màng não. Đã rõ chưa?

Mỹ vui vẻ gật đầu. Thấy vậy, Ý nói tiếp:

- Còn ai hỏi gì không? Không à. Từ đây đến hết câu chuyện ai cắt lời tôi nữa tôi cán người đó thành cái bánh Pizza. Nhé?

Cả nhóm đồng loạt gật đầu rồi ngoan ngoãn im lặng nghe Ý kể hết câu chuyện.

Ý chỉnh chu quần áo, lấy tinh thần để bắt đầu câu chuyện lần thứ ba:

- Thế kỉ thứ 14, dịch hạch hoành hành ở Châu Âu đã cướp đi sinh mạng của một nửa dân số châu lục. Các quốc gia khi đó phải sống trong những ngày tăm tối nhất lịch sử nhân loại mà không biết khi nào ánh sáng lại chiếu rọi trên mảnh đất của họ. Số người nhiễm bệnh và tử vong tăng đột biến không ngừng qua từng ngày đến nỗi các bác sĩ không tài nào đủ minh mẫn để xác nhận nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, một vài người đổ lỗi cho người Do Thái, họ cho rằng, chính dân tộc này đã hóa phép tạo ra tai ương để trừng phạt những con chiên của Chúa. Mặc dù giáo hội đã chứng minh họ trong sạch nhưng quần chúng chẳng mấy ai quan tâm, vì thế đã xảy ra một vài cuộc tàn sát người Do Thái ở khắp các quốc gia.

- Lại phân biệt chủng tộc.----- Việt Nam nhíu mày.

Ý nghiêm nghị gật đầu:

- Phải, rất tàn độc. Năm 1347, dịch bệnh đã bắt đầu bùng phát ở đất nước này, reo rắt nổi kinh hoàng đến mọi căn nhà trên hè phố, ban phát vẻ điêu tàn từ thành thị đến nông thôn. Thần chết đến gõ cửa từng gia đình, sáng thức dậy đã có người chết. Khắp nơi sặc một mùi ôi thiu của xác chết chất đầy trên xe đẩy, tan khóc bao trùm mọi nơi. Số người chết nhiều đến mức những hố chôn tập thể lớn nhất cũng chẳng đủ sức chứa. Họ phải vùi một lớp đất mỏng lên một nhóm người rồi quăng nhóm người khác xuống lớp đất đó. Việc chôn cất diễn ra sơ sài và hấp tấp dẫn đến việc phần đất trên cùng cực kì mỏng và lũ chó hoang có thể kéo những cái xác đen ngòm lên từ miệng hố. Đất liền đã hết chỗ chôn cất, lại thêm vấn đề này khiến những nhà cầm quyền phải bắt đầu ngay việc tìm kiếm nơi khác tách biệt với xã hội. Và hòn đảo ngoài khơi Venice mang tên Poveglia đã vào tầm mắt của các họ.

Ý dừng lại một chút để lấy hơi, anh lại tiếp tục. Với giọng kể trầm và chậm, anh rót từng câu chuyện kinh hoàng vào tai những người bạn đang đứng trước anh đây.

- Thời Đế Chế La Mã, Poveglia đã được dùng như một nơi cách li những người bị bệnh với xã hội nên rất dễ hiểu khi những nhà cầm quyền của Cộng Hòa Venezia tái sử dụng nó với mục đính tương tự. À, đúng rồi, nói cho mọi người hiểu. Từ khi Đế Chế La Mã tan rã, đất nước chúng tôi bị chia cắt ra làm hai, Bắc Ý và Nam Ý. Ở Bắc Ý có một đế quốc thương mại hàng hải mang tên Cộng Hòa Venezia. Mảnh đất Venice mà mọi người đang đứng trên từng là một phần của Ngài ấy. Trở lại với câu chuyện, do vị trí cách biệt với đất liền và có một lớp sương mù quanh năm bao bọc, Poveglia chính thức trở thành điểm đến cuối cùng của những bệnh nhân mắc dịch hạnh thế kỉ 14. Những bệnh nhân, dù nặng hay nhẹ, đều được đưa đến đây, để chôn sống.

Mỹ nghe tới đây thì bất bình, cậu reo lên:

- Chôn sống? Tại sao? Họ không chữa cho người dân họ à?

- Đáng tiếc là thời đó y tế chưa phát triển, các dụng cụ tẩy trùng rất hiếm.---- Ý ôn tồn trả lời.---- Nên, tôi nghĩ, họ chọn giết những người bệnh để triệt tiêu mầm bệnh trong cộng đồng, khi giết đủ, bệnh sẽ không có cơ hội bùng phát nữa.

- Thật kinh khủng.---- Pháp nắm chặt tay.---- Thương thay việc này cũng từng xảy ra tại Royaume de France (Vương Quốc Pháp).

- Vương quốc liên hiệp Castilla và Aragon ( tiền thân của Vương Quốc Tây Ban Nha) cũng không tránh khỏi hiểm họa này.---- Tây Ban Nha khoanh tay, đau khổ khi nhớ về những điều mình được đọc trong cuốn sách lịch sử lâu đời của dân tộc. ----- Trong đại dịch Cái chết đen, tiền nhân của chúng ta đã phải gánh chịu tổn thất lớn nhất trong các nước Châu Âu đúng không, France?

- Rất tiếc đó lại là sự thật.---- Pháp buồn bã gật đầu.

- Dịch hạch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Trung Quốc.---- Việt Nam xoa cằm.---- Trong các tài liệu ghi chép cũ của tiền nhân tôi và cả của Trung Quốc đều ghi chép về thảm họa này. Chiến tranh của Mông Cổ và nhà Tống, thời tiết lạnh khắc nghiệt và nạn đói đã khiến dịch hạch càng kinh khủng hơn. 1/3 dân số Trung Quốc khi đó đã tử vong vì đại dịch.

- Kinh...kinh dị thế?

Mỹ toát mồ hôi khi những người bạn của mình lần lượt đưa ra những dẫn chứng có thật trong lịch sử. Không thể tin được cậu lại bỏ qua những thông tin về đại dịch khủng khiếp nhất hành tinh.

- Còn quá sớm để sợ hãi đó, America à.---- Ý đưa ánh mắt nghiêm trọng nhìn cậu. Anh tiếp tục phần sau câu chuyện.----- Trong thời kì Cái chết đen, ước tính có khoảng 160.000 bệnh nhân đã bỏ mạng trên hòn đảo tàn khốc với diện tích chỉ vỏn vẹn 60 nghìn mét vuông. Tôi không rõ mức độ kinh hoàng mà các bệnh nhân đã nếm trải nhưng chắc chắn nó không hề thấp chút nào. Người dân của tôi, sợ hòn đảo ấy như sợ ma nên không ai liều mạng đến gần đó để đánh cá. Họ sợ rằng một bộ xương người sẽ không may mắc vào lưới của họ. Tuy vậy, những ngư dân vẫn thường phơi lưới trên đê đảo, nhưng đến chiều họ đều vội vã ra về không nán lại lâu.

- Tại sao?---- Mỹ hỏi.

- Vì họ sợ phải nghe thấy, cậu biết đấy, những tiếng đó.

- Tiếng "đó"?

- Theo một bài báo tôi đọc trên mạng thì, "đó" chính là những tiếng la hét của những bệnh nhân khi bị chôn hoặc thiêu sống.---- Việt Nam giải thích.

- Cái gì?!?---- Mỹ reo lên.

- Đừng lo, Mỹ à.---- Việt Nam vỗ vai cười cười.----- Họ không hét to vào tai cậu đâu, những tiếng ấy chỉ nho nhỏ vang xa xa trong một buổi ngày tàn đầy gió và xương mù bao quanh tứ bề...

- Cậu không cần phải tả thế, 'Nam.---- Mỹ run cầm cập.

- Một lần nữa, America.---- Ý đưa ngón tay lên.---- Vẫn còn quá sớm để hoảng sợ. Vẫn còn một câu chuyện kinh hoàng về Poveglia. Như cậu thấy, vào thời của Padre (cha) nhà tôi, nói chính xác là năm 1922, cả nước lại rộ lên lời đồn về một bác sĩ bị tâm thần làm việc trong một bệnh viện tâm thần trên đảo ngày đêm thực hiện các thí nghiệm tàn độc lên các bệnh nhân tâm thần được đưa đến đó chữa trị. Chuyện này, hồi còn bé, tôi được người dân kể lại, họ nói rằng do không chịu nổi những ám ảnh của hồn ma trên đảo nên y đã gieo mình xuống tháp chuông của bệnh viện, cổ và tứ chi tên đó gãy lặc lìa, trông gớm chết!

Tây Ban Nha đợi Ý kể xong câu chuyện, anh quay sang nhìn Mỹ. Anh hỏi:

- Thế, America. Sau câu chuyện vừa rồi cậu còn muốn đi không?

- Ờ, đi chứ.---- Mỹ trả lời tỉnh bơ khiến cả nhóm bất ngờ.

- Cái gì? Cậu vẫn muốn đi à?----- Pháp reo lên.----- Ôi trời ơi, Angleterre (Anh Quốc)! Đến đón tôi đi, tôi hãi lắm rồi!

Mỹ hí hửng, cậu bước lên trước mọi người mà dõng dạc:

- Một hòn đảo bị đồn là ma ám, có bề dài lịch sử "bố đời" như vậy, không tham quan hơi phí!---- Rồi cậu quay phắt qua Ý đang đứng bên cạnh.---- Thôi mà Italy, ta đi tham quan chút rồi về, không ở qua đêm đâu mà sợ!

- Việc tham quan chưa có sự cho phép của chính quyền địa phương là bất hợp pháp.----- Ý trả lời.----- Không đi được đâu.

- Cậu xin một chút là được ấy mà.---- Mỹ nài nỉ. ----- Đi mà! Đi mà! Đi mà!

- Có thật là đi một chút rồi về không?---- Ý nghi ngờ.

- Hứa danh dự!---- Mỹ đưa tay lên thề.----- Mọi người thì sao?

Tây Ban Nha nghĩ một hồi thì cũng bị trí tò mò đánh gục. Với lại chỉ đi một chút rồi về, có chuyện gì xảy ra được cơ chứ? Vì vậy mà anh đồng ý đi theo. Pháp thì có hơi sợ nhưng cũng như Tây Ban Nha, anh rất muốn chính mắt xem hòn đảo ma ám nổi tiếng của Ý như thế nào. Ngoài ra anh còn muốn chứng minh cho Anh Quốc thấy mình không phải là một con gà nhát gan, cái danh xấu hổ đó đã theo anh từ Thế Chiến II và anh thật sự muốn bỏ quách nó cho rồi. Chỉ còn mỗi Việt Nam là cực lực phản đối, cậu vẫn cho rằng bước chân lên hòn đảo đó là điều nguy hiểm.

- Thôi nào, 'Nam.---- Mỹ cố thuyết phục người cuối cùng trong nhóm.---- Đi cùng đi mà, một chút rồi về. Trời vẫn còn sáng, cậu dùng dằng mãi thì tối om không đi được đấy!

- Không được đâu, Mỹ à.---- Việt Nam lắc mạnh vai cậu.---- Nơi đó oán khí mạnh lắm, đứng từ đây tôi còn cảm nhận được, đi đến đó là đi vào chỗ chết đấy! Mọi người đừng đi!

- Giả sử có ma thì trời sáng bọn nó làm được gì?---- Mỹ mất kiên nhẫn.----- Cứ mê tính mù quáng như cậu thì chẳng tận hưởng cuộc sống được đâu.

- Tôi mê tính mù quáng?!? Tôi đang cố cứu mạng cậu đấy!

Ý nhận thấy tình hình căng thẳng nên chạy đến can ngăn. Mỹ giận dữ, cậu xì lạnh quay đi:

- Ờ phải, "vùng đất hòa bình" như cậu cũng chẳng muốn hòa nhập với tư bản chúng tôi. Kệ xác cậu vậy.

Việt Nam khó sử, cậu sợ nếu không theo mọi người thì điều này sẽ ảnh hưởng đến hợp tác hữu nghị của nước nhà trong tương lai. Nhưng hòn đảo đó làm Nam thật sự khó chịu, có phải do sợ mà tưởng tượng quá lên không? Nam thở dài, cố trấn an bản thân, nghĩ lại thì tham quan một chút cũng chẳng sao. Việt Nam đồng ý:

- Thôi được, tôi đi cùng.

Vừa dứt câu, Mỹ chạy đến ôm chầm Việt Nam, vội vàng cảm ơn, nịnh nọt ríu rít:

- Ôi bạn tốt! Bạn tốt! Cảm ơn nhá! Mà này, phở nước cậu ngon lắm á! Bánh mì nữa a!

- Được...được rồi...khó thở!

Mỹ bỏ Việt Nam ra và cả nhóm cùng nhau đến khu hành chính xin phép thị trưởng đến đảo Poveglia.

Sau khi được cấp phép tham quan và một câu cảnh báo quen thuộc. Cả nhóm thuê ngay một chiếc thuyền có động cơ để phóng thẳng ra đảo. Càng đến gần, hơi lạnh từ lớp sương mù càng nhiều, tạo vẻ âm u đặc trưng cho những nơi bị đồn là ma ám.

Nhóm neo con thuyền ở bến tàu bằng gỗ đã cũ của hòn đảo, rồi nhanh chân tham quan nơi này. Hơn cả mong đợi, nơi này bị thời gian phá hủy nghiêm trọng. Những vết tích của con người dần mai một đi, trả lại vẻ hoang sơ, im lìm cho thiên nhiên một màu xanh thẳm. Càng đi, tòa tháp chuông của bệnh viện càng hiện rõ trước mắt. Mỹ ngước lên nhìn nơi đó, cậu đánh ực một cái khi tưởng tượng cảnh tên bác sĩ điên khùng gieo mình xuống từ nơi ấy ngay trong đêm mưa tần tã. Ngay tại cổng chính của bệnh viện tâm thần đã bỏ hoang, cả nhóm gặp được một người nữa.

- Trung Quốc?---- Việt Nam khó hiểu nhìn gã.

- Anh làm gì ở đây?---- Mỹ khó chịu ngay khi nhìn thấy đối thủ. Cậu hỏi với chất giọng không có gì là thiện cảm.

- Tôi làm gì ở đây không quan trọng.---- Trung Quốc trả lời bằng một giọng trầm, ồn ồn khó nghe.---- Dù sao thì tôi cũng định về rồi và tôi cũng khuyên mấy người nên làm thế.

Vừa nói, anh vừa lách qua từng người một, hướng về phía biển. Ý khó chịu vì có người xâm nhập bất hợp pháp, đứng ra gọi Trung Quốc:

- Nè, làm sao anh đến được đây? Anh có được cấp phép chưa đấy? Cho tôi xem giấy tờ!

Không thèm trả lời hay giải thích, Trung Quốc đi một mạch, khuất bóng sau hàng cây mọc lởm chởm. Ý giận lắm, nhưng nhờ có Pháp hạ hỏa nên anh khá hơn được phần nào. Tây Ban Nha nhìn thái độ của Trung Quốc kì cục như vậy, buôn lời nhận xét:

- Thái độ gì thế kia, hắn ta coi thường tụi mình thế cơ à?

- Đó là lí do không một ai thích hắn.---- Mỹ xì lạnh.----- Thôi, kệ xác hắn ta, chúng mình đi tiếp thôi.

- Nhưng nãy ta đi tới đây, ngoài thuyền mình đâu còn thuyền nào khác?----- Việt Nam cảm thấy có gì đó không đúng.

- Chắc hắn ta neo thuyền bên kia đảo.---- Pháp giúp Việt Nam gỡ rối.---- Thôi, đừng bận tâm Vietnam, ta đi thôi.

Việt Nam vẫn chưa thấy thỏa đáng với câu trả lời, tuy vậy cũng mặc kệ mà đi tiếp, cậu không muốn những lo sợ vẩn vơ ảnh hưởng đến cuộc vui. Tây Ban Nha dẫn trước mọi người, gắng sức đẩy cánh cổng sắt của bệnh viện để mọi người đi vào. Đẩy một hồi thì hết sức, còn cánh cổng lì lợm thì chỉ nhích một chút vào trong, Tây Ban Nha nhíu mày, đánh giá một loạt tình trạng rỉ sét của nó. Chà, nhìn cánh cổng tàn tạ vì thời gian mà xem, khó mà phục hồi được cho nó. Những dây leo bên đường nữa chứ, chúng mọc dài ra quấn chặt vào cánh cổng đến nỗi chẳng thấy thanh sắt nào đâu.

Cũng may, Tây Ban Nha có đem dao đa năng, anh cẩn thận tiến lại gần bụi dây leo bên trái, sau khi đã chắc chắn không có loài vật gây hại nào, anh dùng tay lần mò tìm bản lề trong đám dây leo. Cắt đi một lớp, anh đã phát hiện bản lề nằm sâu trong đám cỏ dại. Cẩn thận, Tây Ban Nha thay thế lưỡi dao bằng phần tuốc nơ vít được lắp đặt sẵn trong con dao đa năng kia. Tháo được bản lề, anh định ngóc đầu lên báo mọi người thì một thứ gì đó bí ẩn cắn anh một phát đau điếng. Tây Ban Nha giật mình lùi lại, tay mơn trớn vết thương đang rỉ từng giọt máu.

- Spain, sao vậy?

Ý lo lắng, chạy ngay đến hỏi.

- Chuột, một con chuột vừa cắn tôi. Ack! Đau thế.

- Để tôi xem nào.

Ý cẩn thận xem xét vết thương rồi từng bước khử trùng nó. Trong khi mọi người lo cho Tây Ban Nha, Mỹ và Việt Nam đi xem xét cánh cổng. Ngó nghiêng một hồi thì Mỹ mới lên tiếng hỏi:

- Spain! Anh tháo bản lề ra rồi à?

- Ờ.---- Tây Ban Nha đáp nhanh.---- Đá mạnh một cái là cổng sập thôi.

Pháp nghe thấy thì phản đối:

- Này, phá cổng như vậy có ổn không? Dù sao cũng là di sản trăm năm của Italy, mọi người làm thế coi được à?

Việt Nam cho là phải nên cậu và Mỹ cùng nghĩ cách mở cổng mà không làm hư hại gì. Cuối cùng, hai người cũng kéo được nó nhích vào trong, đủ cho một người lách qua. Ba người kia cũng xong việc khử trùng vết thương cho Tây Ban Nha, đến đứng trước cổng bệnh viện tâm thần đã bỏ hoang mà lấy tinh thần chuẩn bị bước vào.

Bên trong bệnh viện thật hoang tàn, chỉ còn một tòa nhà cũ rít chẳng còn giá trị gì nữa. Cửa sổ đã vỡ từ lâu, cây cối bên ngoài tự do len lỏi qua khung cửa. Trên tường đầy những vết rạn nứt và mấy hình vẽ kì dị, có nơi một mảng tường còn sập xuống, gạch vụn vươn đầy trên sàn. Mấy cái khung giường bệnh gỉ nặng, nằm ngổn ngang khắp mọi căng phòng mà nhóm đi qua. Cầu thang dẫn lên tháp chuông đã sập vài bậc, khó mà leo lên để xem trên đó có cái gì thú vị. Trong những mảng tối của tòa nhà là ổ mối, ổ gián với mấy tiếng sột soạt vang vang trong cái không gian to lớn mà im lìm này.

Cả bọn hào hứng lắm, nên chụp hình mọi lúc mọi nơi. Chỉ trừ Ý, cậu đi sau mọi người, mắt hướng nhìn những đường nứt nẻ trên tường mà trong đầu cứ tưởng tượng ra những hình thù kì quái. Có lúc đi qua chỗ khuất sáng, Ý lại cảm giác như có hàng nghìn con mắt chòng chọc nhìn vào cậu. Đột nhiên, Mỹ ra hiệu cho mọi người im lặng. Cậu chàng lắng tai nghe ngóng cái không gian im lìm xung quanh. Cậu nhanh nhảu bước qua bên này, lại nhảy sang bên kia, điệu bộ trông rất quái dị. Pháp lo lắng, anh hỏi:

- US, có chuyện gì vậy?

- Tôi nghe có tiếng lạ.---- Mỹ vừa lắng tai nghe ngóng, vừa vội trả lời.---- Nó như tiếng "xè xè", phát ra từ phía trước thì phải.

- Có thể là rắn.---- Ý giả sử.---- Nơi này đã bỏ hoang lâu, có khi bọn rắn đã sinh sôi nảy nở nhiều, ta nên cẩn thận thì hơn.

- Dù sao cũng gần 4h chiều rồi, nên nhanh chóng đi hết một lượt rồi về.---- Tây Ban Nha lên tiếng báo tin cho cả bọn sau khi kiểm tra đồng hồ.----- Vết thương ban nãy lại lên cơn nhứt rồi, tôi muốn vào bệnh viện xem thử.

- Khoan, xem cái tiếng đó là gì đi.----- Mỹ vội vã.

Dứt lời, cậu chàng hấp tấp chạy lên phía trước xem thử, cả nhóm thấy vậy cũng dí nhanh theo sau. Đang chăm chú bật cái camera trong điện thoại lên thì bất ngờ Mỹ đâm sầm vào một người khác. Cả hai theo quán tính lùi lại, sau khi định thần xong xuôi mới ngước lên nhìn nhau.

- China?!?---- Pháp bất ngờ, reo lên.

- Mấy người--

Trung Quốc cũng ngạc nhiên không kém. Nhưng ngay lập tức dành sự chú ý sang một người trong bọn.

- Ô, chào em, Việt Nam.

Việt Nam vẫn chưa hết sốc nhưng vẫn lịch sự trưng nụ cười méo mó mà vẫy vẫy tay chào. Mỹ khó chịu, khoanh tay, hất mặt về phía Trung Quốc:

- Xem xem ai quay lại này.

- Quay lại? Đây là lần đầu--

- Nào, trước khi hai người trao đổi, tôi muốn kiểm tra vài thứ.---- Ý bước lên chen ngang.----- China, anh vui lòng cho tôi xem giấy phép tham quan.

- Ồ, tất nhiên.----- Vừa nói, Trung Quốc vừa rút trong túi áo ra một tờ giấy trắng.----- Tôi đã đến tòa thị chính xin phép, nếu có vấn đề gì cậu có thể cùng tôi đến gặp ngài thị trưởng.

Pháp lách lên nhìn Ý đang kiểm tra giấy tờ, hỏi:

- Sao rồi?

- Hợp lệ.---- Ý vẫn chưa bỏ ánh mắt nghi ngờ, trả lại giấy phép cho Trung Quốc.----- Chào mừng đến với Poveglia.

Mỹ chỉ đợi có nhiêu đó, sau khi Ý và Trung Quốc nói chuyện xong, đến lượt cậu chất vấn tên đáng nghi này.

- Đến đây làm gì?

- Tham quan.---- Trung Quốc dựa vào thái độ không tốt lành của Mỹ mà trả lời cộc lốc.

- Định diễn tuồng chắc? Nực cười!

- Chàng trai, ý cậu nói diễn tuồng là sao?---- Trung Quốc nhướng mày.---- Chẳng nhẽ, việc tỏ ra thân thiện trước mặt người khác là diễn hài kịch hay sao?

- Lúc nãy anh vừa xuất hiện trước mặt chúng tôi, China à.---- Tây Ban Nha khoanh tay, lên tiếng.---- Vừa mấy phút trước ở cổng vào bệnh viện.

- Cổng trước?---- Trung Quốc khó hiểu.---- Tôi vào tòa nhà này bằng cửa sau. Người ngư dân mà tôi quá giang đã nói rằng cổng trước không vào được nên tôi đã vào đường sau. Ý mấy người là sao khi nói rằng đã thấy tôi ở cổng trước?

Cả bọn im lặng nhìn nhau, kinh hãi có, hoang mang có, nghi ngờ có. Nhưng có một sự thật mà ai cũng nhìn ra, Trung Quốc này khác Trung Quốc lúc nãy, người này có sức sống và cư xử giống người hơn, chắc chắn là vậy. Có khi nào cả bọn gặp phải ma? Hay một tên song trùng nào đó? Hay hoang tưởng tự biên tự diễn nãy giờ? Rất nhiều câu hỏi đang hiện hữu và cả nhóm không biết giải quyết thế nào cho xong. Nhưng vẫn không thể bỏ qua giả thuyết rằng Trung Quốc đang đóng kịch trêu bọn họ. Họ đang ở đảo bị đồn là ma ám, trêu kiểu này thì đúng bài rồi!

Thấy mọi người nhìn mình đầy nghi ngờ và hoang mang khiến Trung Quốc cũng thấy lạ. Nhưng gã mặc kệ mà nhìn đồng hồ, "ồ" lên một tiếng, gã nhanh chóng thông báo cho mọi người:

- Chết, đã 4h hơn. Tôi phải đi đây, tôi có hẹn với ngư dân đến đón tôi vào lúc 4h15. Tạm biệt mọi người.

Nói rồi, gã quay lưng đi nhanh về phía cửa sau để hướng ra đê biển. Nhóm của Mỹ vẫn đứng lại đó, vẫn thầm nghĩ là Trung Quốc có thể sẽ trêu họ một vố nữa cho mà xem. Tây Ban Nha ghé sát vào Mỹ, anh hỏi:

- Chú em thấy thế nào?

- Diễn tuồng. Chắc chắn luôn!

- Mọi người ơi, không xong rồi!

Pháp đến bên cửa sổ để ngắm cảnh, vừa ló đầu ra ngoài thì vội vã la lên. Cả nhóm nghe vậy thì tập trung lại ngay chiếc cửa sổ đó. Từ bên trong, họ có thể nhìn rõ bầu trời xám xịt một màu trên tầng không. Gió đã nổi lên dữ dội, cuốn theo mấy tán lá khô bay khắp trời. Xa xa là tiếng gầm lớn của giông tố, xét rạch ngang một đường như muốn hù dọa con người ta. Tình hình này, khó mà đi đâu được.

Cùng lúc đó, Trung Quốc vội vàng quay lại chỗ mọi người, vừa đi gã vừa thông báo:

- Sắp có giông, nhìn trời cũng biết. Biển động lắm, chắc tôi nên gọi cho người ngư dân đừng đến đón tôi vội.

- Sao vậy? Sợ quá nên mới tìm bọn này à?---- Mỹ mỉa mai.

- Bị kẹt trên một hòn đảo ma ám, ngoài trời giông tố như vậy, nơi có người là nơi an toàn nhất còn gì.

Trung Quốc nhún vai, gã suy nghĩ như vậy cũng có lý. Điều cần thiết bây giờ là mọi người phải "dính" lấy nhau, chứ tách đoàn như mấy bộ phim kinh dị kiểu nào cũng phải bỏ mạng.

- Italy.---- Pháp gọi.---- Mưa vẫn chưa lớn, nhanh chân về có thể kịp.

- Không được, France à.---- Ý vừa nhìn bầu trời, vừa phản đối.---- Sức gió hiện giờ rất mạnh nên sóng sẽ rất cao, sợ rằng chưa vào tới đất liền thì thuyền đã bị lật. Nguy hiểm lắm, tôi không thể để mọi người mạo hiểm thế được.

- Vậy là ta phải ở qua đêm à?---- Việt Nam bắt đầu ớn lạnh.

- Tình hình là vậy rồi.----- Ý cũng thấy bất an.----- Mọi người phải ở chung với nhau, hết sức cẩn trọng đấy.

Thế là cả bọn 6 người bị kẹt lại trên hòn đảo ma ám nổi tiếng nhất nước Ý. Bên ngoài trời một tối dần và tối dần, gió rít lên từng đợt, mạnh bạo tuông hết vào trong tòa nhà bằng các khung cửa sổ vỡ. Mấy cái cây dại bên ngoài cũng chẳng khá hơn là bao, chúng thay phiên nhau quật mạnh vào bức tường đã xuống cấp, tạo thành những tiếng "uỳnh uỵch" dồn dập thật kinh khủng. Càng về đêm, không khí càng lạnh và ẩm ướt, cả bọn run rẩy ngồi co ro sát vào nhau để sưởi ấm. Thấy nguy, Ý đánh bạo đốt bãi lữa nhỏ bên trong tòa nhà, để một chút hơi ấm quý báu có thể xua đi cái lạnh thấu xương.

Hết rét đến đói, bụng tên nào tên nấy thi nhau kêu như sấm ngoài trời. 6 người quyết định xúm lại đem quà vặt mà từng người có ra để góp chung ăn dần. Mỹ có vài thanh snickers, Tây Ban Nha và Ý mỗi người có 2 viên kẹo táo, Pháp thì có đúng một túi đường để uống cà phê, Việt Nam thì chẳng khá hơn, tài sản cỏn con mà cậu sở hữu là một túi snack với cái size cực kỳ khiêm tốn.

Mọi người nhìn nhau thở dài, quay sang Trung Quốc xem xem gã có mang gì ăn không.

- Trung Quốc.----- Việt Nam lay vai.----- Anh có mang thức ăn theo không?

- Ờ! Có!

Trung Quốc bắt đầu lấy trong túi trong áo khoác ra hàng loạt loại mặt hàng thức ăn vặt nội địa chất lượng cao. Nào là lẩu tự sôi, cơm ăn liền, đến cả hoa quả sấy khô, sữa dưa hấu và cả một cái bánh hamburger. Mấy tên háu đói kia nhìn một phát đã sáng mắt sáng mũi lên, hết nhìn đống đồ ăn lại ngóc đầu lên nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt cún con đáng yêu. Gã thấy thế liền phụt cười, chia số đồ ăn cho những người còn lại. Gã trêu:

- Một phần mỗi người là 50 đô, trừ em Việt Nam, em không cần trả tiền. Thay vào đó, e hèm, em biết đấy, một đêm nhé~

- Không ăn nữa. Dù gì cũng đã chịu khổ lâu, nhịn đói một buổi đã là gì?

Việt Nam bỏ phần ăn mình xuống, quay đi chỗ khác. Trung Quốc thấy vậy cuống cuồng xin lỗi, còn năn nỉ đút cho cậu ăn. Mọi người ngồi quay quần quanh bãi lữa, vừa nhâm nhi chút thức ăn quý hóa vừa trò chuyện. Thời gian rảnh này Mỹ quyết định lôi điện thoại ra để gọi khoe chiến tích ở qua đêm trên đảo ma cho Anh Quốc và Canada. Cũng may là họ vẫn còn nằm trong tầm phủ sóng, sau một hồi đổ chuông thì khuôn mặt của Anh Quốc và Canada hiện lên không quá rõ trên màng hình.

- Yo! Ông già, Canada! Xem xem anh mày đang ở đâu này.

Nói rồi Mỹ chuyển camera sau, quay một vòng cho hai người thấy. Anh Quốc thấy cảnh vật kì lạ như vậy mới hỏi:

- Con đang ở đâu vậy? Giờ này mà chưa về khách sạn à?

- Đừng nói là anh túng quẫn đến nỗi phải vô nhà hoang qua đêm nhé, 'Merica.

- Thằng này!---- Mỹ mắng Canada.---- Mày nghĩ anh mày nghèo đến mức thế à? Đấy, thấy mọi người không? Chẳng lẽ cả bọn hết tiền thuê khách sạn phải ngủ bờ ngủ bụi à?

- Em xin lỗi.---- Canada ngây ngô gãi đầu.

- Con và mọi người đang ở đâu vậy, America?---- Anh Quốc lo lắng.

- Ông biết hòn đảo Poveglia không? Vâng, tụi tui đang bị kẹt ngoài đó.

Anh Quốc lúc này càng lo hơn nữa, anh bắt đầu hoảng:

- Cần cha ra đón mọi người không?

- Xì! Thôi đi, ở qua đêm thôi mà. Với lại, đang có giông, ông mà ra đây là làm mồi cho cá đấy!

Là một người cha, chắc chắn Anh Quốc nghe vậy cũng chưa yên lòng. Anh gấp gáp:

- Cho cha nói chuyện với France.

Mỹ nhướng người, cố gắng giữ thăng bằng để đưa chiếc điện thoại cho Pháp, người ngồi đối diện với cậu qua đống lữa. Pháp đón lấy, mỉm cười nói lời chào. Anh Quốc cẩn thận dặn dò hai người, nào là giữ ấm, ăn uống cho no, nghỉ ngơi cho khỏe và còn hàng đống việc khác mà kể đến mai cũng chưa hết. Bên này thì Việt Nam và Trung Quốc đang ngồi ngắm nguồn hơi ấm duy nhất của cả hội. Suy tư một hồi thì Nam khẽ gọi Trung Quốc:

- Anh này, anh cảm thấy nơi đây thế nào?

Trung Quốc ngạc nhiên, lại lên cơn chọc ghẹo:

- Ể, hỏi anh à? Hết dỗi rồi à?

- Bởi vì anh là quốc gia Châu Á tin vào tâm linh duy nhất mà em có thể trao đổi được.---- Việt Nam cóc đầu Trung Quốc một cái.---- Nếu chẳng phải cái lí do củ chuối ấy thì em cũng chẳng thèm hỏi đâu.

- Xin lỗi mà. Anh thích ghẹo em thế thôi. Nếu em không thích thì anh sẽ dừng.---- Trung Quốc bỗng trở nên nghiêm túc để đánh giá vấn đề.----- Theo anh thấy thì tình hình của ta chẳng khả quan lắm đâu. Oán khí khắp nơi, dày đặc rất khó chịu. Từ khi bước chân lên đảo, lâu lâu anh phải chịu cơn đau đầu từ đâu ập tới, kì lạ.

Việt Nam nghe tới đây thì bồn chồn, cậu hạ giọng xuống:

- Có khi nào anh hợp tuổi rồi lọt vào mắt xanh của họ không?

- Có thể.---- Trung Quốc vẫn bình tĩnh.---- Trong trường hợp anh bị đoạt xá hay thao túng, phiền em ngăn anh lại nhé?

- Đừng nói điềm gở như vậy.

Việt Nam vẻ buồn, cậu rời mắt khỏi Trung Quốc, tiếp tục nhìn ánh lửa đỏ đang nhảy múa. Ngất ngây như men rượu say, đôi mắt cậu chênh vênh giữa mơ giữa tỉnh. Nam thở dài, lí nhí câu lo lắng trong cổ họng. Trung Quốc ngồi bên cạnh không nói gì, ánh mắt theo người kia mà gửi vào ánh lữa.

Trời đã về khuya, mưa bên ngoài vẫn cứ rơi, rơi mãi. Mưa xưa có nhớ gì về nơi này? Chẳng ai biết cả.


"Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường."

---Văn tế thập loại chúng sinh.---
Nguyễn Du.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro