conduogquadolenCNXH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1   . Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội

a.     Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kì quá độ

-   Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến tính tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH. Theo các ông có hai con đường quá độ lên CNXH. Đó là con đường quá độ trực tiếp lên CNXH từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. Con đường quá độ gián tiếp lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển ở những nước tiền tư bản.

          Tiếp thu quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH và hai hình thức quá độ lên CNXH. Hồ Chí Minh đã lựa chọn hình thức quá độ lên CNXH ở Việt Nam là quá độ gián tiếp.

Theo Hồ Chí Minh khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển cao của đất nước có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, văn hoá, khoa học tiên tiến với xuất phát lạc hậu kém phát triển của nền kinh tế nước ta.

b. Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Hồ Chí Minh xác định thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ đầy khó khăn và phức tạp. Vì chúng ta phải cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, phải thay đổi những nếp sống, thói quen, thành kiến có nguồn gốc sâu xa hàng ngàn năm, phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới...

-                                                                                     Theo Hồ Chí Minh nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ là:

+ Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật, các tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng cho chủ nghĩa xã hội.

+ Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp xây dựng với cải tạo, trong đó xây dựng làm trọng tâm, chủ chốt, lâu dài.

- Những nhân khó khăn thử thách trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ nhất: Đây là cuộc cách mạng đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội.

Thứ hai: trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhà nước và nhân dân  ta còn thiếu kinh nghiệm nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

Thứ ba: Sự chống phá của các thế lực thù địch.

Do đó khi xây dựng chủ nghĩa xã hội cán bộ và nhân dân ta cần tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Phải xác định đúng hình thức và bước đi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro