Chương 4: Chàng khờ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Au's POV

-----------------------------------------------

Con Yên bối rối hai tay run run, trả lời:

"Con chỉ giúp bạn lấy lại đồ bị con Hạnh ăn cắp thôi."

Con Yên nhớ lại lúc đó khi nó bước vào lớp không may thấy đám con Hạnh đang lúi húi lục đồ của An Chi. Chi là cô bạn thân thiết nhất của con Yên. Từ khi con Yên về đây đi học cũng chỉ có mỗi Chi là hay hỏi han, giúp đỡ nó nên nó quý Chi lắm.

Con Hạnh moi từ ngăn bàn ra một cái túi nhỏ đựng vài đồng lẻ trong đấy. Cái túi đựng tiền bị bẩn và đã thủng một vài chỗ. Đó là tất cả số tiền mà Chi đã tranh thủ phụ việc cho bà bán hàng ở trên chợ huyện. Chi định hôm nay sẽ mang chúng về làm mẹ bất ngờ.

Mới cầm ở trên tay chưa kịp chạy đi, con Yên đã xông vào, hỏi:

"Chúng mày làm gì đấy?"

Con Hạnh không giấu giếm mà còn trả lời với thái độ xấc xược:

"Không thấy mà mày còn phải hỏi. Cút ra chỗ khác cho tao đi."

"Mày để cái túi kia lại rồi đi. Làm vậy không thấy xấu hổ à?" Con Yên nói rồi giựt lại cái túi trong chớp mắt.

Cuộc cãi vã xảy ra, mọi người bu vào xem, con Hạnh chẳng thể làm gì tại xung quanh đang có rất nhiều người chứng kiến. Con Hạnh bỏ đi trong sự bực tức còn cảnh cáo Yên:

"Hôm nay chưa xong đâu con ranh con. Tao sẽ còn gặp lại mày."

Nói rồi Hạnh kéo cả đám đi. Vừa lúc đấy Chi bước vào thấy mọi người đang thì thầm bàn tán vì đám con Hạnh chẳng hiền lành gì. Chúng nó là lũ đầu đường xó chợ chuyên đi gây rắc rối và làm phiền người khác. Ai mà động vào nó thì nó sẽ tìm đến dở thói côn đồ, chửi bới.

Chi cảm thấy có gì đó bất thường nên hỏi con Yên:

"Vừa có chuyện gì đấy Yên?"

"Không"

"Không. Không có gì, người ta nói chuyện khác." Con Yên trả lời với gương mặt lạnh tanh, gồng mình để che giấu đi sự lo lắng.

Chi cũng không suy nghĩ nhiều rồi hai đứa thu dọn mấy quyển vở vào trong chiếc túi vải rồi về nhà.

***

Biết được câu chuyện qua lời con Yên kể lại, bác Ba cũng lộ rõ sự lo lắng trên gương mặt

"Thôi được rồi. Giúp bạn là tốt nhưng con nhớ phải giữ an toàn cho bản thân không được liều lĩnh với chúng nó."

Con Yên gật đầu:

"Vâng bác."

Bác xoa đầu và lấy tuýp thuốc bôi thêm vào vết thương cho nó

"Về ngủ ngoan không được trêu anh Định biết chưa."

Con Yên tự hỏi "Điều gì đã làm cho bác lo lắng như vậy?" Bình thường bác sẽ nói rất nhiều điều với nó nhưng hôm nay chỉ nói qua loa một vài câu rồi thôi. Đấu tranh tư tưởng diễn ra trong tâm trí của con Yên.

"Có phải bác sợ con Hạnh không?"

"Không."

"Suy nghĩ thật ngốc nghếch, làm sao bác sợ nó được. Nó chỉ đánh được mình thôi."

Cuối cùng con Yên không tìm ra câu trả lời nên chẳng suy nghĩ gì nữa. Đêm đến, bác tắt hết đèn đi, tắt cả cái đèn dầu trong bếp, không gian yên ắng, nó sợ quá chạy nhanh vào phòng ngủ.

Nói là phòng ngủ thì chẳng phải bởi nó bé lắm. Nó là một phần của khu bếp được bác Ba dựng mấy tấm tre để ngăn ra. Trong căn phòng nhỏ bé đấy, Định và con Yên phải ngủ cùng với một đống đồ. Nào là nồi to nồi bé, có cả mấy cái rổ bác Ba đang đan dở chưa xong.

Bên cạnh cửa sổ là một chiếc giường cũ kĩ, dưới đất bác trải chiếu cho Định nằm. Thứ mới nhất trong căn phòng của hai đứa trẻ có lẽ là cái tủ quần áo. Tủ không lớn nên chỉ đựng được một vài bộ còn lại cũng là đồ đạc. Vậy mà hai đứa lại thích vô cùng.

Dạo này Định với Yên cũng không còn đánh nhau nhiều như trước. Con Yên chạy vào, nó nhảy một cái "rầm" lên giường.

Định thấy vậy mở mắt, ngồi dậy nói:

"Đêm rồi mày có thôi đi không Yên? Cả ngày mày như con điên chẳng ai nói gì. Mày có chạy nhảy, hò hét tao cũng không nói mày nữa."

"Bây giờ cư xử giống người một tý cho mọi người còn nghỉ. Mày cứ sống hoang dã theo bản năng như này bọn đi săn nó nhốt mày vào lồng đấy."

Con Yên nghe được mấy câu này, mặt mày nhăn nhó:

"Kệ tao."

"Chả kệ mày chứ ai làm gì mày." Nói rồi Định lại nằm xuống, gác tay lên trán.

Nó tức lắm mà có làm được gì đâu đành phải ngậm cục tức, chùm chăn kín mít rồi dần chìm vào giấc ngủ.

***
Mọi thứ cứ thế yên bình trôi đi.
Khoảng một tháng sau, trời dần chuyển đông, làng Yên Đà không còn cái mát của mùa thu, cơn gió thoảng qua cuốn theo chiếc lá cuối cùng trên cành. Mùi hương hoa của cây bưởi trước hiên nhà cũng không còn. Thay vào đó là tiết trời hơi se lạnh, mùa đông này chắc sẽ lạnh lẽo lắm.

Cũng đã khá lâu bố mẹ của Định không về thăm nó. Chắc nó cũng suy nghĩ, lo lắng nhiều lắm. Không một tấm thư tay, thi thoảng thì có gọi một hai cuộc hỏi thăm. Cô Thanh cũng chỉ tranh thủ gọi trong lúc nghỉ ngơi nên Định không được nói chuyện với mẹ nhiều.

Bác Ba thấy Định có vẻ buồn bã, đến bên hỏi:

"Nhớ bố mẹ lắm đúng không Định?"

"Vâng ạ."

"Nhớ lắm, thương lắm, yêu lắm đôi bàn tay của mẹ. Khổ lắm, xót lắm đôi vai gầy của cha. Sao cho nỗi nhớ được vơi đi hả bác?"

Bác ba ôm Định vào lòng ngậm ngùi:

"Thương lắm! Cố gắng lên."

Đông năm đấy, mẹ có gửi cho Định một chiếc áo len màu đỏ đô. Hơi sẫm màu một chút so với lứa tuổi nhưng nó thích lắm. Lúc đi học về bác ba đưa cho nó túi đồ nhỏ, nó bóc ra mà lòng vui sướng không thể tả nổi.

Một chiếc áo len mẹ gấp gọn gàng để cùng với lá thư tay. Định rơi nước mắt, ôm chiếc áo:

"Đẹp thật. Đẹp thật đấy. Áo mẹ làm đẹp quá!"

Nói xong Định chạy vào thay áo luôn. Mặc dù mẹ không được nhìn nó đã cao lớn như nào nhưng vẫn làm được một cái áo vừa vặn, mặc rất đẹp.

Con Yên vừa đi chơi về, thấy Định có áo mới mặc nó gào mồm lên hỏi bác:

"Áo mới ở đâu đây bác? Sao không mua cho con."

Thằng Định mới khoe:

"Áo mẹ tao làm cho tao đấy, mày làm gì có."

Bác thấy con Yên tủi thân nên ra dỗ ngon dỗ ngọt nó:

"Kệ anh, mai bác làm cho em Yên một cái đẹp hơn luôn. Tranh thủ vào đi tắm không trời lạnh."

"Anh Định xuống bếp mang ấm nước nóng bác vừa đun vào pha nước hộ bác. Tắm nước ấm đi không là ốm cả lũ với nhau." Định nhanh chóng vào làm với gương mặt hí hửng.

Đêm hôm đấy, đang nằm tự nhiên con Yên hỏi:

"Sao bác Ba không lấy chồng nhỉ? Bác ở một mình không buồn à?"

Định đã thiu thiu ngủ thì bị tiếng nói của con Yên đánh thức. Định trả lời con Yên trong cơn ngái ngủ:

"Ai mà biết được, sao mày hỏi tao? Hình như mẹ tao bảo bác có chồng nhưng bác ấy đi làm xa. Mày là cháu ruột của bác mà không biết à? Thôi mệt lắm ngủ đi mai hỏi."

Cả hai đứa mỗi đứa một cái chăn cuốn lên người, lạnh buốt mà vẫn ngủ ngon như bình thường.

Sáng hôm sau, cả làng đã bắt đầu xì xào nói với nhau về một người đàn ông mới đi tù về. Hắn ta loạng choạng đi từ đầu làng đến một con chợ nhỏ. Tay cầm chai rượu vừa tu lấy tu để vừa lẩm bẩm chửi. Quần áo lôi thôi, tóc tai rũ rượi, cái áo nâu bạc màu bị đứt vài ba cái cúc. Quần dài lê thê, chỗ rách, chỗ bị sứt chỉ phải chấp vá nhiều. Mặt mũi hắn lờ đờ trông chẳng giống ai, hai cánh tay đầy những vết sẹo.

Tướng đi nghênh ngang, đi đến đâu hắn đạp, dẫm nát hết rau cỏ, hàng hóa. Mấy cô mấy bác tức lắm mà chẳng dám nói hắn một câu.

Trong lúc ấy, bác Ba đang đun nước ở sau bếp thì loáng thoáng nghe thấy hai bà ngồi ở bờ ao nói chuyện:

"Thằng Khải, thằng Khải nó về rồi đấy cô ạ. Nhìn lếch tha lếch thếch, vênh váo lắm."

Nghe xong cô Mùi thắc mắc:

"Sao nó về sớm thế? Em nhớ là đông năm sau nó mới về cơ mà?"

Bà Ngà thì thầm với cô Mùi:

"Chắc người ta thả sớm cô ạ. Thằng Khải về lại khổ cô Ba. Cả đời làm lụng vất vả cuối cùng nó cầm đi ăn chơi hết. Cái nghèo đói nó vùi dập hết tương lai của cô Ba."

"Hình như cô Ba còn chẳng sinh con đẻ cái gì cả. Sao mà khổ thế không biết! Suốt ngày lủi thủi một mình may bây giờ có hai đứa kia nó ở cùng, cũng vui nhà vui cửa lên."

Bác Ba nghe xong mà sững người lại, chân tay cứng đơ, khuôn mặt lộ rõ sự lo lắng. Bác bối rối không biết phải làm gì, nhanh chóng vội vã chạy lên nhà bảo hai đứa nhỏ:

"Định dắt em Yên chạy đi, đi nhanh đi, nhanh lên. Hắn sắp về tới đây rồi, nghe bác chạy đi."

Định trong lòng đầy những lo lắng mà hỏi bác:

"Đi đâu hả bác, sao phải chạy mà chạy về đâu?"

"Sang tạm nhà cháu đi, hai đứa trốn ở đấy. Nếu nguy quá thì chạy xuống bờ đê cuối làng. Mau đi đi, nhanh lên!"

Thế là hai đứa trốn sang nhà thằng Định. Bây giờ là lúc bác Ba phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã. Hắn ta về đến sân nhà, giơ tay ra đập rầm rầm vào cửa rồi gọi inh ỏi:

"Tao về rồi, thằng Khải về rồi đây. Con mụ định nhốt thằng này ở đây à?"

Mấy nhà hàng xóm xung quanh nghe thấy tiếng hắn ta mà khiếp sợ nên vào nhà đóng kín cửa. Bác ba ra mở cửa, mặt lạnh tanh không nói lời nào. Dường như bác đang gồng mình để che đi sự sợ hãi.

"Mày thấy chồng mày về không mở mồm ra chào được một câu à?" Ông Khải cằn nhằn với bác

Bác vẫn giữ nguyên sự im lặng đấy, vào ghế ngồi tiếp tục công việc hàng ngày. Người hắn bốc mùi hôi thối cộng thêm cái mùi rượu nồng nặc thật khó ngửi, hắn tiến đến chiếc giường nằm vật xuống, vùng vằng tay chân cười phá lên:

"Tao tưởng tao đi rồi mày phải dắt mấy thằng về tí tởn rồi chứ. Vẫn ăn ở một mình à?"

Bác Ba kìm nén cảm xúc lại, từ từ nói:

"Ông hơi quá đáng rồi đấy." Hắn thấy bác nói thế liền giận dữ, vùng dậy rồi tát vào mặt bác một cái đau điếng người.

"Con đàn bà hỗn láo, mày định bật cả chồng mày à? Mày khôn hồn thì im mồm vào đừng để tao phải bực lên."

Khóe mắt bác đỏ hoe, giọt nước mắt nối tiếp nhau rơi lã chã

"Tôi nói sai chỗ nào? Ông ăn chơi, bài bạc tiền ai? Tiền tôi hay tiền ông? Tôi lam lũ, khổ cực rồi chả có được đồng nào, chân tay bùn đất không có cái mà ăn, thế là đủ lắm rồi."

"Còn mỗi cái nhà của bố mẹ tôi để lại, ông mà bán nốt nữa thì tôi cũng hết nước. Chả ai còn sức để kiếm tiền cho ông ăn chơi nữa đâu."

Ông Khải tự nhiên lại không giận dữ nữa, ông ngồi xuống, uống một ngụm rượu rồi hỏi:

"Con tao đâu? Con Hạnh đâu. Mày làm gì nó rồi, sao nó không ở đây?"

...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro