Câu 2: Sự thay đổi chức năng của ong thợ trong qua trình sống?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ong thợ là thành phần đảm nhiệm tất cả các công việc của đàn ong. Chức năng thay đổi tùy theo giai đoạn sống, cghia làm 2 thời kỳ:

* Thời kỳ đầu: Thời kỳ làm việc ngoài tổ: Sau khi vũ hóa 3-4 giờ ong thợ bắt tay vào làm việc cho đến 3-4 ngày thì dọn vệ sinh, đánh bóng lỗ tổ

+ Sau vũ hóa từ 4-8 ngày tuyến hàm trên phát triển và tiết ra sữa  thì lúc này nó tham gia vào nhiệm vụ nuôi ong chúa và ấu trùng nhỏ

+ Sau vũ hóa 8-12 ngày thì tuyến sáp bắt đầu phát triển và tiết ra sáp-sáp là một dịch lỏng. Lúc này ong đi xây tổ

+ Sau vũ hóa từ ngày thứ 12-18 ong thợ tham gia vào qua trình chế biến thức ăn và chế biến mật

+ Sau 18 ngày ong thợ tập bay định hướng để chuyển sang làm việc ở bên ngoài

* Giai đoạn làm việc ngoài tổ

Chủ yếu là hoạt động tìm kiếm và thu hoạch thức ăn, thụ phấn. Để giúp cho công việc hoàn thành tốt thì đàn ong chia ra các nhóm:

(1) Nhóm ong trinh sát: Tìm kiếm nguồn thức ăn dựa vào tín hiệu có điều kiện như màu sắc hoa, hương thơm, hình dạng

Số lượng ong trinh sát liên quan đến nguồn thức ăn. Sau khi tìm kiếm nguồn thức ăn thì quay về thông báo các điệu múa (điệu vũ

- Thông báo khoảng cách

+ Ong nội dưới 7m, ong ngoại dưới 15m thì múa vòng tròn

+ Nếu khoảng cách xa hơn (ong nội (50m, ong ngoại <100m) thì múa hình trăng khuyết

+ Nếu khoảng cách xa (ong nội >50m, ong ngoại >100m) thì múa hình số 8 nằm ngang

- Thông báo về phương hướng: Để xác định phương hướng ong dựa vào ánh sáng mặt trời. Trời nhiều mây ong thợ vẫn xác định được

+ Nguồn hoa cùng hướng mặt trời ong thợ múa từ dưới bánh tổ lên trên

+ Nguồn hoa ngược hướng mặt trời thì múa từ trên bánh tổ xuống dưới

+ Nguồn hoa lệnh một góc α so với mặt trời thì nó chạy lếch một góc α so với phương thẳng đứng.

- Thông báo trữ lượng mật có nhiều hay ít: Thông báo qua tần số lắc bụng. Nếu nguồn mật nhiều lắc bụng chậm, nếu nguồn mật ít lắc bụng nhanh

Vừa chạy ong trinh sát vừa nhả mật ra để cho các con ong khác nếm để biết được mùi vị, hương thơm của các loài hoa

(2) Nhóm ong thu hoạch: Có nhiệm vụ đi thu hoạch thức ăn theo tín hiệu của ong trinh sát. Nhóm này có số lượng lớn nhất

Để thu hoạch thì số lượng thức ăn kiếm được phụ thộc 3 yếu tố:

+ Số lượng nguồn hoa

+ Khoảng cách từ tổ đến nguồn hoa

+ Thời tiết

Nếu cả 3 yếu tố tốt thì trung bình có 12 chuyến/1 ngày

Số lượng mật được mang 1 lần đối với ong nội: 40mg/con, đối với ong ngoại: 60-65mg/con

(3) Nhóm ong chế biến: CÓ nhiệm vụ chế biến mật hoa thành mật ong. Quá trình chế biến được chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Loại bỏ bớt nước dư thừa. Trong mật hoa hàm lượng nước dư thừa từ 50-80%, trong mật ong là 16-21%. Hoa nhãn có lượng nước thấp nhất

Để loại bỏ bớt nước thì ong chế biến đổ mật bằng 1/3 lỗ tổ và tiến hành quạt gió bằng cách vẫy cánh lien tục sẽ làm cho mật nhanh khô. Song song với quá trình này nó chuyển mật từ lỗ tổ này sang lỗ tổ khác bằng cách hút vào nhả ra.

- Giai đoạn 2: Qúa trình chuyển hóa đường

- GIai đoạn 3: Quá trình tạo phản ứng axit của mật. Do phần đường gluco → axit gluconic và axit này làm cho mật có mùi thơm nhẹ, pH giảm 3,9 nên có tính sát khuẩn.

- Giai đoạn 4: Quá trình vít nắp mật: Khi ong đạt tiêu chuẩn về hàm lượng nước cho phép thì nó đổ đầy lỗ tổ và dung sáp vít kín để giành (để tránh hút ẩm)

Chế biến phấn hoa: Tương đối đơn giản: Sauk hi mang về tổ thì nó “lèn” chặt lỗ tổ và lên men axit lactic nên phấn hoa có thể bảo quản được 2-3 tuần. Khi thiếu phấn ong chúa sẽ ngừng đẻ

Ngoài 3 nhóm ong trên còn có ong canh gác làm nhiệm vụ bảo vệ tổ vào ban ngày. Thường ong già có nhiều nọc nên đốt đau. Nhóm ong lấy nước xảy ra vào mùa hè để làm mát tổ, pha loãng mật để ăn.

Tuổi thọ ong thợ ngắn: 35-50 ngày

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sfsfsf