Cần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lịch trình cuộc thi : diễn ra từ ngày 31/07/2012 đến ngày 19/08/2012, trong đó:

- Từ ngày 31/07 đến 12/08: Nhận hồ sơ dự thi và chốt danh sách thí sinh

- Từ ngày 04/08 đến 12/08: Nhận ảnh dự thi của các thí sinh tham dự phần thi “ Gương mặt MC ăn hình nhất” ( Lưu ý: phần thi ảnh này không bắt buộc đối với tất cả thí sinh đăng kí tham gia casting)

- Từ ngày 12/08 đến 24h00 ngày 18/08: Bình chọn thí sinh có gương mặt ăn hình nhất, thông qua số lượt like ảnh thí sinh trên facebook Đào tạo Âu Lạc.

- 14h00 Ngày 19/08: Diễn ra cuộc thi tại địa điểm khu văn phòng Âu Lạc, địa chỉ : số 14a10 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Quy trình cuộc thi: Lần lượt cast từng thí sinh, trong đó mỗi thí sinh sẽ thi qua các phần như sau:

- Phần 1: Thí sinh tự giới thiệu về mình, và tự dẫn 1 đoạn kịch bản ( đề tài tự do) mà thí sinh đó chuẩn bị sẵn ( 03 phút)

- Phần 2: Thí sinh xử lý môt vài tình huống mà ban giám khảo đưa ra.( 03 phút )

Tiêu chí đánh giá:

- Kỹ năng hoạt náo

- Khả năng biên tập

- Khả năng thể hiện

+ Ngoại hình

+ Giọng nói

+ Phong cách

- Khả năng ứng biến MC 

Cơ cấu giải thưởng

- 01 Giải nhất: 01 suất học bổng 100% khóa học MC cơ bản

- 01 Giải nhì: 01 suất học bổng 70% khóa học MC cơ bản

- 01 Giải ba: 01 suất học bổng 50% khóa học MC cơ bản

- 01 Giải thí sinh ăn hình nhất: 01 suất học bổng 20% khóa học MC cơ bản

- 01 Giải xử lý tình huống hay nhất: 01 suất học bổng 20% khóa học MC cơ bản

- 01 Giải biên tập kịch bản hay nhất: 01 suất học bổng 20% khóa học MC cơ bản

Ngoài ra, sau khóa Đào tạo MC cơ bản, các học viên có tiềm năng nổi bật sẽ có cơ hội bồi dưỡng năng lực nâng cao tại các khóa học nghệ thuật bổ sung và các cơ hội nghề nghiệp trở thành MC tại các chương trình của các Đài truyền hình, đối tác của Công ty như Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, các đài truyền hình cáp, …

Nếu bạn hứng thú và đã từng truyền đạt tốt những cảm xúc của mình trước đám đông hay chỉ đơn giản là bạn muốn thay đổi lại hình ảnh bản thân, muốn rèn luyện sự tự tin, khả năng giao tiếp trước đám đông, tại sao bạn lại không thử tham gia cuộc thi lần này??

Hãy cùng chúng tôi phát triển tài năng của bạn!

--------------------------------------------------------------------------

 8 bí mật để thuyết trình hiệu quả

Đào sâu

       Để có một buổi thuyết trình có khả năng thu hút mọi người không phải là việc chỉ cần đưa những gì bạn muốn nói vào một file Powerpoint. Hãy tìm kiếm những thông tin thù hợp với đề tài của bạn, những thông tin bên ngoài những gì mọi người thường biết về đề tài đó. Sau đó, cho họ thấy những điều họ chưa biết hoặc không ngờ tới. Một thông tin gây tò mò hoặc đưa ra cái nhìn đối lập sẽ khiến cho những cái đầu đang mơ ngủ kia phải suy nghĩ và nhảy vào tranh luận.

       Vậy bạn tìm những thông tin đó ở đâu? Hãy để các công cụ tìm kiếm giúp bạn. Hãy tìm trên các trang web của các trường, các viện, trung tâm giáo dục, đào tạo, những bài phỏng vấn trên báo hay các nguồn báo chí doanh nghiệp khác.

       Tránh quá nhiều thông tin

       Khi bạn đưa quá nhiều thông tin cho người nghe, điều đó đồng nghĩa với việc bạn "khóa miệng" họ lại, vì họ không có cơ hội để tranh luận, trao đổi. Mà đây lại là một phần rất quan trọng để giúp người nghe đưa ra quyết định.

       Các chuyên gia khuyên bạn rằng, khi bạn bỏ đi những thông tin thú vị nhưng không phù hợp ra khỏi bài thuyết trình, bạn sẽ tăng khả năng ghi nhớ của người nghe lên 189% và tăng khả năng áp dụng của họ lên 109%.

       Thực tập trước

       Một buổi thuyết trình có sức thuyết phục là một buổi mà ở đó dường như người ta quên mất sự xuất hiện của người thuyết trình. Chỉ có họ và thông tin mà họ đang thu nhận thôi. Do đó hãy luyện tập thật kỹ để tránh được những sự gò bó, không thoải mái hoặc lo lắng trong cách nói cùng như những đoạn ngắt quãng không nên có. Hãy chú trọng tới cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Một người thuyết trình tốt sẽ luôn tỏ ra hết sức tự nhiên trên "sân khấu".

       Quên những chuyện hài hước đi!

       Nhiều người thuyết trình sẽ tìm cách tán tỉnh, làm trò với người nghe, hy vọng họ sẽ thích bài thuyết trình của mình hơn. Hãy nhớ là "khán giả" của bạn tới vì công việc kinh doanh chứ không phải đi xem hài kịch. Hãy để những câu chuyện cười ở nhà. Thỉnh thoảng bạn nói một vài từ hài hước hay có một cử chỉ thú vị nào đó là việc có thể chấp nhận được, nhưng đừng lạm dụng nó hay làm đi làm lại.

       Chọn đạo cụ tốt

       Bạn không cần phải đem theo một bộ đồ nghề đủ mọi thứ. Bạn chỉ mang theo một vài đồ vật hết sức đặc trưng (nếu cần) để giúp cho người nghe của bạn dễ theo dõi và dễ nhớ hơn.

       Nó về mình ít nhất có thể

       Nói thẳng ra, những người tới nghe bạn thuyết trình, họ không quá quan tâm tới lịch sử công ty của bạn đâu, họ tới để xem liệu bạn cung cấp cho họ giải pháp gì để giải quyết vấn đề của họ. Hãy soạn ra một kịch bản để thuyết trình mà trong đó bạn khiến cho người nghe của bạn cảm thấy họ mới là nhân vật chính, những người đang đối mặt với các vấn đề mà bạn đang tìm cách tháo gỡ cho họ.

       Nói rõ ràng

       Một bài thuyết trình tốt sẽ không làm cho người nghe phải băn khoăn không hiểu bạn đang nói gì. Bạn đừng nói ra những từ, thuật ngữ khó hiểu mà không giải thích chúng.

       Dùng slide đơn giản

       Hãy nhận thức đúng về việc sử dụng Powerpoint để thuyết trình. Nếu bạn không sử dụng máy chiếu của chính mình, bạn hãy cẩn thận khi làm các slide, bởi vì với sự không đồng đều về phần mềm và máy móc hiện nay, có thể những công cụ bạn đang dùng lại không tương thích với máy bạn sử dụng tại nơi thuyết trình. Do đó, hãy dùng những hiệu ứng đơn giản và an toàn.

       Nếu ở các buổi thuyết trình trước, người nghe của bạn bỏ đi hoặc chẳng nhớ gì tới những điều bạn nói, vậy thì hãy áp dụng 8 bí quyết này để có được một buổi thuyết trình thật thuyết phục nhé.

-------------------------------------------------------------------------------------

Người dẫn chương trình, Họ là ai?

Có thể nói người dẫn chương trình là người thường mở đầu cho các chương trình như: Hội nghị, lễ hội, hội thảo, thảo luận…có khi xuất hiện suốt từ đầu đến cuối như: Giao lưu, lửa trại, hội diễn văn nghệ… từ đó họ trở thành là bộ mặt, là linh hồn, là không khí của cả buổi lễ. Tùy theo tính chất và quy mô của từng chương trình họ vừa là người thiết kế, đạo diễn và rất thường khi thực hiện luôn vai trò diễn viên cho suốt buổi lễ, họ thay mặt Ban tổ chức, đạo diễn, tập thể kịp thời xử lý những tình huống ngoài ý muốn: như cúp điện, sự cố kỹ thuật sân khấu (có thể xen vào các nội dung khác như văn nghệ, trò chơi…).

Đại biểu đi trể nhất là đại biểu quan trọng (phải chờ nhưng làm sao để mọi người đừng biết, đừng sốt ruột); khi phỏng vấn gặp đại biểu nói dài, hoặc có người dự tự ý xen vào chương trình các nội dung ngoài ý muốn (phải khéo léo dừng lại các nội dung đó một cách tế nhị). Người dẫn chương trình có vị trí và vai trò quan trọng, cho nên để trở thành người dẫn chương trình hoàn mỹ, ngoài năng khiếu bẩm sinh (hình thể, giọng nói…) còn đòi hỏi họ phải đam mê công việc này, phải biết tự tích lũy kinh nghiệm, phải biết “tạo duyên” cho mình, phải học hỏi cái hay cái mới của người dẫn chương trình khác, phải thường xuyên nghe góp ý sau mỗi buổi dẫn chương trình… phải tự rèn luyện mình một cách thật sự nghiêm khắc.

2- Một số yêu cầu cần có ở người dẫn chương trình:

– Trong các bộ phận, các thành viên của Ban tổ chức, sau Trưởng ban tổ chức thì người dẫn chương trình có vị trí và quan trọng bậc nhất, mọi thành bại ở người dẫn chương trình ảnh hưởng rất lớn đến thành bại cả buổi lễ, cho nên đòi hỏi cao ở người dẫn chương trình ý thức chấp hành thực hiện công việc. Người dẫn chương trình phải lấy sự thành bại qua mỗi lần tổ chức làm niềm vui, nỗi buồn cho cá nhân mình, là danh dự, uy tín của cả đơn vị, cả tập thể, cho nên mọi sự thay đổi nội dung, thứ tự các tiết mục phải có sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời từ Ban tổ chức.

- Người dẫn chương trình phải có hiểu biết và nắm chắc mục đích ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, đặc điểm của từng loại chương trình cụ thể để tham mưu kịp thời cho lãnh đạo, để thực hiện công việc cho phù hợp. Có uy tín nhất định, có bề dày kinh nghiệm, biết phát huy được tối đa năng lực các bộ phận trong lúc phối hợp, lãnh đạo chỉ đạo được các bộ phận có liên quan như âm thanh, ánh sáng, hậu cần, trang trí, nhạc công…

- Người dẫn chương trình phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu ở nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, địa lý, pháp luật, nghệ thuật, xã hội… vừa có thể điều chỉnh hành vi của mình vừa có thể nhận biết và uốn nắn kịp thời với người khác, vì trước tập thể không để nói sai bất kỳ nội dung nào.

- Người dẫn chương trình phải biết năng lưu loát, nói có duyên, biết nói đùa đúng lúc, biết nói diễn cảm để thu hút người nghe, biết kể chuyện, đọc thơ, nếu cần có thể hát, chơi trò chơi (làm phong phú cho chương trình). – Người dẫn chương trình cần có ngoại hình dễ xem, biết cách ăn mặc cho phù hợp với từng loại chương trình (không quá lố bịch nhưng cũng không quá xuề xòa), phải biết tôn trọng mọi người qua cách ăn mặc của mình. Người dẫn chương trình nên biết thực hiện chương trình vừa sức và phù hợp với sở trường mà mình có nhiều kinh nghiệm thì có thể mới phát huy được khả năng ứng xử linh hoạt, chủ động để dễ thành công hơn.

- Để đạt được những điều trên người dẫn chương trình cần phải học, nếu có điều kiện thì nên học các lớp chuyên dành cho người dẫn chương trình. Tuy tốn nhiều thời gian nhưng lại giúp ta nắm được căn bản công việc của người dẫn chương trình, ngoài ra còn phải tự học ngay ở chính mình một cách thật sự nghiêm túc qua mỗi lần dẫn chương trình, biết ưu điểm của mình cố gắng phát huy, đâu là hạn chế để khắc phục, học ngay ở những người dẫn chương trình khác nếu có dịp tham mưu.

- Phải biết tự rèn luyện bản thân từ đi, đứng, nói, cười, cách diễn tả nội dung bằng ánh mắt, điệu bộ.

3- Một số kinh nghiệm trong xử lý tình huống:

- Khi có một người nào đó phát biểu sai kiến thức, nói dài quá thời gian cho phép… có thể nhờ bộ phận âm thanh cúp tiếng giúp xem như có sự cố, sau khi sửa lại âm thanh ta có thể xin lỗi và sang nội dung khác.

- Khi ta hoặc một người nào đó nói sai, nhằm lời, hát lạc giọng… tự tắt micrô để mọi người xem có sự cố, không lưu ý đến sự việc, ta tranh thủ chuyển sang đề tài khác hoặc hát lại, nói lại…

- Khi cầm micrô trong tay phải lưu ý các điều sau:

+ Không để đầu micrô quay về hướng mặt loa, âm thanh sẻ hú, có khi hư luôn cả micrô dễ gây ác cảm với người phụ trách âm thanh và đại biểu. + Không vỗ tay khi có micrô trên tay, dễ làm hư micrô.

+Không sử dụng micrô để nói chuyện linh tinh, hát ngêu ngao dễ làm người khác không hài lòng.

+ Không được nói trong hậu trường khi chưa tắt micrô.

+ Đối với các loại micrô có công tắt trực tiếp khi cần sử dụng thì mở nếu không thì nên tắt cho tiện.

- Trong chương trình các tiết mục hát, đọc thơ, kể chuyện… nên bố trí có người tặng hoa sẽ làm không khí buổi lễ hưng phấn lên. Nếu có lễ phát thưởng, ca, kể chuyện, nhất là đối thoại… nên nhờ người khác phỏng vấn (các câu hỏi phải do ta chuẩn bị) cũng là cách làm cho chương trình sinh động thêm.

- Trước khi ca một bài, mời một người lên phát biểu… nên có lời dẫn để chương trình thêm phong phú; tuy nhiên cũng lưu ý cần tránh nói nhiều quá sẽ làm loãng nội dung.

- Khi cần khán giả đồng tình với người dẫn chương trình về một vấn đề nào đó thì thay vì nói: Các bạn, các đồng chí… có đồng ý với tôi không? Nên nói: Tôi tin rằng các bạn, các đồng chí sẽ đồng ý với tôi là… tránh đi các phản ứng ngược lại điều mình muốn nghe từ khán giả.

- Các chương trình có tính chất vui chơi, giải trí và quy mô lớn… nên bố trí 2 người dẫn chương trình tuy có cực hơn ở phần viết kịch bản, tập dợt… nhưng cũng chính điều đó làm cho quy mô, hình thức được nhân lên nhiều lần, người dự cảm thấy sinh động hơn.

- Phải gặp gở các nhân vật xuất hiện trong chương trình, trong kịch bản để tạo cảm giác gần gũi, tạo thêm sự tự tin khi xuất hiện, đặc biệt là có thêm nhiều “chất liệu” để khai thác tình huống “đắt giá” về nhân vật.

- Dẫn chương trình phải luôn ăn mặc nghiêm túc, phải khác và đẹp hơn ở những người tham dự, đó là cách tạo cảm tình ở người với chung ta. – Luôn tự tin vào chính khả năng mình là điều không thể thiếu dành cho công việc của người dẫn chương trình, chính nó sẽ đưa bạn nhanh chóng tiến đến sự thành công.

 ------------------------------------------------------------------------------------

Định nghĩa MC: MC là từ

viết tắt của Master of Ceremonics (chuyên gia xướng lễ),

cụm từ này được biết đến như là một người dẫn dắt chương trình biểu diễn hay

các sự kiện. Có rất nhiều hình thức MC: MC cho các chương trình giải trí, talk

show, tiệc cưới, game show trên truyền

hình…

_Có thể nói, MC là

một nghề “nói ra tiền” và dễ nổi tiếng, tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có

thể làm MC. Ngoài yêu cầu về chất giọng, ngoại hình, người làm nghề MC cần phải

tích lũy được khối lượng tri thức phong phú cũng như sự vững vàng trong chuyên

môn. Để làm được điều này, các MC không có gì khác hơn là phải học và tự học. 

· 

Điều

quan trọng đầu tiên với mỗi một MC là khả năng ăn nói lưu loát, rõ ràng. Là MC

có nghĩa là đứng trước một đám đông bạn phải có được sự tự tin với những gì bạn

sẽ nói, bạn phải trở thành cầu nối giữa khán giả và những nhân vật của chương

trình, phải nắm bắt để khai thác câu chuyện cho phù hợp. Một điều quan trọng khác

nữa khi làm một MC không có nghĩa mình sẽ là người nói nhiều nhất, cũng luôn

phải biết lắng nghe những người xung quanh, thậm chí lắng nghe cả khán giả

trong chương trình nói gì. Nói chung, làm một MC thì yếu tố quan trọng nhất vẫn

là “bản năng” và “duyên ăn nói”.

Mỗi người có một giọng nói riêng. Trong thực tế không có

những giọng nói hoàn toàn giống nhau. Đa số người dẫn chương trình đều được

"trời ban" cho một chất giọng hay (chất giọng thiên phú). Điều quan

trọng nhất về giọng nói khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ

tiếng" (hoặc "tròn vành, rõ chữ"). Nếu nói không rõ tiếng, rõ

lời thì thông tin muốn truyền đạt đến công chúng không được rõ ràng, đôi khi bị

hiểu lầm. Hơn nữa nói không rõ chữ, rõ tiếng thì sẽ kém truyền cảm. Một số

người tuy không có chất giọng thiên phú, nhưng thông qua quá trình rèn luyện,

tiếp xúc nhiều với nghiệp vụ, nhờ vào kinh nghiệm, khi làm việc thì cách nói

đúng có thể để lại ấn tượng tốt cho khán, thính giả. Để có thể nói hay, người

dẫn chương trình cần có những phương pháp nhất định trong nghệ thuật nói. Để

dẫn dắt tốt một chương trình, người dẫn chương trình cần có "kỹ năng dẫn

chương trình". Đây chính là nền tảng của nghiệp vụ. Không có kỹ năng dẫn

chương trình, người dẫn chương trình sẽ bị áp lực tâm lý đó là không tự tin,

luôn có cảm giác mơ hồ tựa như đang đi trong sương mù vì không biết làm như thế

đúng hay sai, không biết bắt đầu từ đâu, sáng tạo trên cơ sở nào và trong quá

trình tác nghiệp vô tình phạm lỗi.

Một số

kỹ năng cơ bản, tạm liệt kê như sau:

1. "Tiếng nói sân

khấu" giúp người dẫn chương trình phát âm chuẩn.

2. "Nghệ thuật

diễn cảm" giúp người dẫn chương trình tạo được cảm xúc cho khán thính giả

bởi sự biến đổi âm điệu trong lúc nói.

3. "Phong cách

sân khấu" giúp người dẫn chương trình hiểu biết về cách phục trang và quan

trọng hơn hết là tư thế đúng đắn khi xuất hiện trước công chúng cũng như những

cử chỉ diễn đạt bằng tay, bằng mắt mang nét riêng của nghệ thuật dẫn chương

trình.

4. "Nghệ thuật

biên soạn lời dẫn" giúp người dẫn chương trình biết cách khai thác đề tài,

sẽ nói gì trong chương trình và sử dụng ngôn từ.

5. "Phương pháp

phối hợp" hướng dẫn cách phối hợp giữa hai hay nhiều người dẫn chương

trình sao cho hoà quyện, nhịp nhàng. Ngoài ra còn một số kỹ năng khác, ví dụ:

Giao lưu trên sân khấu, nghệ thuật sử dụng ngôn từ hài hước...

Đặc biệt 8 chữ

vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: "Chính xác - Linh hoạt - Truyền cảm - Nhiệt tình". Tám chữ vàng

này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử

tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách

nhiệm.

[center] “Tiếng

nói sân khấu”

[/center]

Giọng nói khi nói trước công chúng là "tròn vành, rõ

tiếng" (hoặc "tròn vành, rõ chữ").Cho nên yêu cầu người MC phải

thống nhất về phát âm tùy theo vùng miền, hoàn cảnh mà tập phát âm cho đúng

VD: Người miền Trung- miền Bắc – miền Nam.

Người xưa có câu “ Lời nói không mất tiền mua lựa

lời mà nói cho vừa lòng nhau” vì vậy chúng ta phải nói có duyên dễ nghe

một chút.

Muốn nói không bị đứt quãng thì phải tập hơi nói cho

khỏe nói được vang,ấm.

Tốt nhất không nên uống nhiều rượu bia, ăn kem…..để

giữ giọng cho tốt/

Khi dẫn chương trình phải nói chậm rõ chữ, lên xuống

âm quản cho tốt.

Nên nhớ là dẫn chương trình thì trừ ra những đoạn

văn bản để đọc, còn lại chúng ta phải nói chứ không đọc.Tránh trường hợp

đọc một chương trình.

Nói trên sân khấu thì ta không được nói những từ mất

khiếm nhã, tránh nói láy, nói ngọng,nói mất âm, nói quá nhanh, nói ngắt

quãng, pha tiếng nước ngoài……

[center]"Nghệ thuật diễn cảm"

[/center]

Khi dẫn

chương trình thì người MC là người truyền đạt thông tin tới khán giả là người

mang linh hồn của chương trình.Nên phải biểu lộ cảm xúc của mình làm sao cho

phù hợp với chương trình, khán giả.

VD: Trong tiệc cưới chúng ta phải vui

vẻ, háo hức…Trong nghi lễ thì phải trang trọng, nghiêm túc….

Nói tóm lại người dẫn chương trình là 1 diễn viên của

chương trình,là 1 nghệ sĩ biểu diễn trước khán giả. Bạn phải diễn hết mình mới

đúng là 1 người nghệ sĩ thực thụ. 

[center]"Phong cách sân khấu"

[/center]

Trên sân khấu MC

phải có một tác phong riêng, hoàn chỉnh để có thể tự tin, không nên có những

trang phục quá lộ liễu.

+ Nam thường

mặc áo sơ mi tay dài,quần tây, giầy tây…nhưng theo mỗi chương trình mà phải mặc

đồ cho phù hợp.

+Nữ mặc áo dài

hay váy áo sơ mi là nhiều, cũng giống nam tùy theo loại chương trình mà mặc đồ.

_Phải có một tác

phong lịch sự, đứng đẹp, tạo dáng cho khớp sân khấu.

[center]“Nghệ thuật biên soạn lời dẫn”

[/center]

Trước một

chương trình bạn cần có một kịch bản, kế hoạch để chuẩn bị cho chương trình

mình dẫn.

Phải

biết rằng kịch bản có kết cấu giống như 1 bài làm văn(mở bài, thân bài, kết

bài). bạn nhất thiết phải có kiến thức sâu rộng, có khả năng khai thác đề tài

và sử dụng ngôn từ khi dẫn chương trình. Những lúc gặp tình huống bất ngờ, bạn

không thể để mình bị “khớp” mà nhanh nhạy xử lý, suy nghĩ ngay trên những bước

đi của mình

[center]"Phương pháp phối hợp"

[/center]

Phối hợp với những người dẫn chương trình, giao lưu với

khán giả... Để làm chủ một sân khấu nhưng quan trọng là biết khiêm tốn mình để

nâng những người khác lên đúng với mục đích, rất nhiều bạn trẻ mới tham gia làm

MC đã quá tham nói, tham chọc cười cho khán giả dẫn đến khô cứng và nhạt nhẽo.

Đối với các MC hiện nay, điều quan trọng nhất là biết gây

cười hài hước đúng lúc, để khỏa lấp những thiếu xót, chỗ trống trong chương

trình. Nếu bạn có thể làm khán giả bật cười thoải mái thì dù bạn không có một

khuôn hình xinh như mộng nhưng bạn vẫn chiến thắng những thử thách của nghề MC.

[center]PHƯƠNG PHÁP & BÀI

TẬP MC

[/center]

“Tiếng nói sân khấu” :

Căn bản của MC là không đọc mà nói, kể… muốn làm

được bạn phải có một hơi thở dài và khỏe

BT: Lấy hơi từ mũi, miệng đưa về bụng giữ lại thật

lâu.và phát âm ra là bằng hơi bụng chứ không phải âm của phổi.

[center]Thực hành

[/center]

1. 

Bắt con cá rô bỏ vô rỗ ,nó nhảy kêu rột rột

2. Hôm qua Qua nói Qua qua mà Qua hổng qua,hôm nay Qua nói Qua hổng qua mà Qua

qua

3. Một ông sao sáng, hai ông sáng sao………..hai mươi ông sáng sao.

4. Cạnh Chùm

Cây Chi Chít Cỏ, Có Con Cua Canh Chừng Chụp Con Cá. Chợt Con Còng Chụp Con Cá

Của Cua.

-Cua Cự: "Con Cá Của Cua".

-Còng Cãi: "Con Cá Của Còng".

Cua Còng Cứ Cãi Cọ: "Của Cua - Của Còng, Của Cua - Của Còng"

... Cạnh Có Con Công, Con Cò Cũng Cùng Coi Chúng Cãi Cọ.

-Cò : Con Cá Của Còng , CÒng Có Công chụp.

-Công cự: "Con cá của cua , cua có công canh chừng".

Công cò cũng cãi cự: "Của cua - của còng, của cua - của còng".

... Chợt có con cọp, cọp cười: "con cá của cọp". Cua chạy, còng chạy,

con công con cò cũng cất Cánh. Cọp chụp con cá

5. 

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thỏ, trú tại thôn

Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên. Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thuờng thôi,

tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! 

Tới tuổi trang tròn, Thủy tròn trặn, tuoi tắn, trắng trẻo, tay tròn trinh, tóc

thom thom, thật tuyệt! 

Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế. 

Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới

tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ: 

“Trời! Trắng tựa tuyết!” 

“Thon thả thế!” 

“Tóc thật thuớt tha!” 

“Ti to thế! Tròn thế!” 

“Trác tuyệt! Trác tuyệt!” 

Trai tơ thổn thức, tứ tuần tơ tuởng, thất thập thẫn thờ. Thấy Thủy thấp thoáng,

tất thảy táo tác, thập thà thập thò, thật tội. Tứ tuần thách trai tơ: tán thắng

Thủy thì thua tam trâu. 

Thất thập thách tứ tuần: tán thắng Thủy thì thua tám thúng tiền. 

Thách thì thách thế thôi, thua Thủy tất tần tật. Thủy tựa thần tiên, trai tráng

trong thôn thì thô thiển, tiền tài trắng trợn, thân thế thấp tè, thế thì tán

tới trăm tuổi!

"Phong cách sân khấu":

Tùy vào hình dáng mà đứng dẫn cho đẹp, người MC không đi đứng lung

tung trên sân khấu, hai chân để vưa với nhau, hai tay để tự nhiên, nếu cầm míc

thì không để míc sát miệng quá.

Đi đứng phong thái lịch sự chậm rãi, mắt nhìn sân khấu, khán giả,

tùy chương trình mà miệng luôn mỉm cười.

"Phương pháp phối hợp":

- Khi có một người nào đó

phát biểu sai kiến thức, nói dài quá thời gian cho phép… có thể nhờ bộ phận âm

thanh cúp tiếng giúp xem như có sự cố, sau khi sửa lại âm thanh ta có thể xin

lỗi và sang nội dung khác.

- Khi ta hoặc

một người nào đó nói sai, nhằm lời, hát lạc giọng… tự tắt micrô để mọi người

xem có sự cố, không lưu ý đến sự việc, ta tranh thủ chuyển sang đề tài khác

hoặc hát lại, nói lại…

- Khi cầm micrô

trong tay phải lưu ý các điều sau:

+ Không để đầu

micrô quay về hướng mặt loa, âm thanh sẻ hú, có khi hư luôn cả micrô dễ gây ác

cảm với người phụ trách âm thanh và đại biểu. 

+ Không vỗ tay khi có micrô trên tay, dễ làm

hư micrô.

+Không sử dụng

micrô để nói chuyện linh tinh, hát ngêu ngao dễ làm người khác không hài lòng

.+ Không được

nói trong hậu trường khi chưa tắt micrô.

+ Đối với các

loại micrô có công tắt trực tiếp khi cần sử dụng thì mở nếu không thì nên tắt

cho tiện

.- Trong chương

trình các tiết mục hát, đọc thơ, kể chuyện… nên bố trí có người tặng hoa sẽ làm

không khí buổi lễ hưng phấn lên. Nếu có lễ phát thưởng, ca, kể chuyện, nhất là

đối thoại… nên nhờ người khác phỏng vấn (các câu hỏi phải do ta chuẩn bị) cũng

là cách làm cho chương trình sinh động thêm

.- Trước khi ca

một bài, mời một người lên phát biểu… nên có lời dẫn để chương trình thêm phong

phú; tuy nhiên cũng lưu ý cần tránh nói nhiều quá sẽ làm loãng nội dung.

- Khi cần khán

giả đồng tình với người dẫn chương trình về một vấn đề

nào đó thì thay vì nói: Các bạn, các đồng chí… có đồng ý với tôi không? Nên

nói: Tôi tin rằng các bạn, các đồng chí sẽ đồng ý với tôi là… tránh đi các phản

ứng ngược lại điều mình muốn nghe từ khán giả

.- Các chương

trình có tính chất vui chơi, giải trí và quy

mô lớn… nên bố trí 2 người dẫn chương trình tuy có cực hơn

ở phần viết kịch bản, tập dợt… nhưng cũng chính điều đó làm cho quy mô, hình

thức được nhân lên nhiều lần, người dự cảm thấy sinh động hơn.

- Phải gặp gở

các nhân vật xuất hiện trong chương trình, trong kịch bản để tạo cảm giác gần

gũi, tạo thêm sự tự tin khi xuất hiện, đặc biệt là có thêm nhiều “chất liệu” để

khai thác tình huống “đắt giá” về nhân vật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro