c4sohuuchit

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4.2. Thương mại quyền sở hữu trí tuệ

4.2.1. Bản chất của thương mại quyền sở hữu trí tuệ

4.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí

tuệ

a. Khái niệm tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại.

Các sản phẩm trí tuệ gồm: Các ý tưởng sáng tạo, phát minh sáng chế, công nghệ, các tác

phẩm văn học nghệ thuật...

Tài sản trí tuệ có 4 đặc trưng cơ bản sau:

- Tính vô hình.

- Mang đặc tính của hàng hóa, dịch vụ công

- Tính phái sinh

- Tinh tương đối

Tài sản trí tuệ về bản chất là vô hình, nhưng nói chung nó được chứa đựng trong

một hình thái hữu hình cố định. Tuy nhiên, những vật thể này thường chẳng bao giờ có

một giá trị tương đương với giá trị của những ý tưởng được tổ chức mà vật thể đó thể

hiện.

b. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ.

Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu quyền lựa chọn ai có thể tiếp cận và sử

dụng tài sản của mình và bảo vệ nó trước việc sử dụng không được phép.

Quyền sở hữu trí tuệ được trao cho chủ sở hữu về ý tưởng, phát minh và những biểu

hiện có đặc điểm sáng tạo mang tính chất của tài sản (tài sản trí tuệ). Như vậy, quyền sở

hữu trí tuệ là quyền hợp pháp đối với kết quả của các hoạt động trí óc trong các lĩnh vực

khoa học, công nghiệp và văn học nghệ thuật.

Quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng dụng và quyền định đoạt đối

với một tài sản, các quyền lợi này gọi là các quyền lợi đối vật vì được hành xử trên các

vật hữu hình. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi đối vật và các quyền lợi đối nhân (nghĩa vụ

dân sự) còn có một quyền lợi thứ ba gọi là các quyền lợi tinh thần (quyền nhân thân) như

quyền được bảo vệ danh dự, quyền đối với bí mật đời tư, quyền được xác định tử hệ...

Các quyền lợi này có tính chất phi tài sản, không thể giá trị bằng tiền bạc và đương nhiên

chúng không thể đem ra trao đổi. http://www.ebook.edu.vn 37

Quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi về tài sản, vừa là

phi tài sản. Khi nói đến quyền sở hữu nói chung người ta thường nghĩ đến các quyền lợi

tài sản của chủ sở hữu. Song đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ thì các quyền lợi phi tài

sản (quyền lợi tinh thần) lại có tính trội yếu.

Quyền sở hữu trí tuệ hiện được đề cập chủ yếu bao gồm: Quyền tác giả và quyền

liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với người gây

giống.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác hoặc

sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc

biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương

trình được mã hóa.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạng tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật

kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành

mạnh.

Quyền đối với người gây giống là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống mới do

mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Những quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong nền kinh tế thị trường. Những quyền này

tạo ra một cơ chế cho những vật không thể sờ thấy được (sản phẩm vô hình) để được

buôn bán trên thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ quyết định giá trị của tài

sản trí tuệ.

Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế

- xã hội thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến và sử dụng kết quả của hoạt động

trí óc và khuyến khích trao đổi công bằng.

c. Khái niệm thương mại quyền sở hữu trí tuệ

Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là toàn bộ những hiện tượng,

hoạt động và những quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc mua bán, chuyển nhượng

quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại trên thị trường.

Trong trường hợp này quyền sở hữu đối với những tài sản trí tuệ là đối tượng của

hoạt động thương mại.

Trong thực tế, không phải mọi hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đều

mang tính thương mại, chẳng hạn việc chuyển nhượng đó chỉ đơn thuần là việc hiến, tặng

của tác giả cho người khác, hoặc cho xã hội mà việc chuyển nhượng này không mang

tính cạnh tranh và không vì lợi ích kinh tế. Đồng thời, việc chuyển nhượng quyền sở hữu

trí tuệ cũng chỉ được xem là có tính thương mại khi người nhận chuyển nhượng quyền sở

hữu trí tuệ phải sử dụng và khai thác các quyền đó liên quan đến mục đích sinh lợi. http://www.ebook.edu.vn 38

Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng bao gồm

người người bán (người chuyển nhượng) và người mua (người nhận chuyển nhượng).

Người bán có thể là bất kỳ cá nhân, tập thể hoặc tổ chức nào có quyền sở hữu đối với một

tài sản trí tuệ. Người bán có thể là tác giả (trường hợp tác giả và chủ sở hữu tài sản trí tuệ

là một) hoặc có thể người bán chỉ là người chủ sở hữu tài sản trí tuệ mà không đồng thời

là tác giả (ví dụ: Một tổ chức thuê người nghiên cứu ra phát minh sáng chế thì người phát

minh sáng chế là tác giả nhưng chủ sở hữu tài sản trí tuệ lại thuộc về tổ chức thuê nghiên

cứu). Người mua có thể là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu đối với một tài sản trí tuệ nào

đó nhằm mục đích chủ yếu là khai thác giá trị của tài sản này để kiếm lợi.

Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể diễn ra trong các lĩnh vực sau: Chuyển

nhượng quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật; Chuyển nhượng quyền sở hữu

công nghiệp; Chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng.

Cùng với sự phát triển của thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, thương mại

quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thương mại quyền sở

hữu công nghiệp liên quan đến chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển sang các

nước đang phát triển.

4.2.1.2. Đặc điểm của thương mại quyền sở hữu trí tuệ

a. Đặc điểm của đối tượng chuyển nhượng (mua, bán) trong thương mại quyền sở hữu trí

tuệ

- Đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu

đối với những tài sản trí tuệ, những tài sản do lao động trí óc của con người tạo ra.

- Quyền sở hữu trí tuệ về cơ bản chỉ thực sự trở thành đối tượng chuyển nhượng khi

quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận

và bảo hộ. Lẽ đương nhiên, quyền sở hữu trí tuệ sẽ không được thừa nhận là đối tượng

chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ nếu quyền sở hữu tài sản đó đã hết

thời gian bảo hộ.

- Quyền sở hữu trí tuệ với tư cách là đối tượng chuyển nhượng chỉ là quyền về tài

sản. Như đã nói ở trên, quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi

về tài sản, vừa là phi tài sản. Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, các quyền nhân thân

(hay quyền phi tài sản) không phải là đối tượng chuyển nhượng. Chẳng hạn, trong lĩnh

vực văn học nghệ thuật, khi tác giả chuyển nhượng tác phẩm của mình cho người khác

thì người này chỉ trở thành chủ sở hữu các quyền lợi tài sản đối với tác phẩm mà thôi, các

quyền phi tài sản vẫn thuộc về tác giả. Do đó, sau khi chuyển nhượng, người chủ sở hữu

cho phép người khác khai thác tác phẩm thì vẫn phải được sự chấp thuận của tác giả. Nói

cách khác, đối tượng chuyển nhượng ở đây chỉ là các quyền lợi tài sản của tác giả trên tác

phẩm mà không phải là quyền tác giả đối với tác phẩm. http://www.ebook.edu.vn 39

- Không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều có thể trở thành đối tượng của hoạt động

chuyển nhượng nói chung và chuyển nhượng mang tính thương mại nói riêng. Những

quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ chỉ mang tính phân biệt chung về xuất xứ nơi sản xuất

và địa phương có điều kiện về con người và tự nhiên đặc biệt cho việc sản xuất ra sản

phẩm thì không thể đưa ra chuyển nhượng, đó là tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lý của

hàng hóa.

b. Đặc điểm về chủ thể tham gia vào quá trình chuyển nhượng trong thương mại quyền

sở hữu trí tuệ

- Do đối tượng chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ là quyền

tài sản nên người nhận chuyển nhượng (người mua) trong quan hệ thương mại này phải

tôn trọng các quyền nhân thân (quyền phổ biến, quyền về sự tôn trọng tên tuổi, quyền về

sự tôn trọng tác phẩm) của tác giả. Người nhận chuyển nhượng phải nêu rõ tên hoặc bút

hiệu của tác giả trên tác phẩm; phải tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, không được thay

đổi, thêm bớt, sửa chữa tác phẩm nếu không được tác giả đồng ý.

- Trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ, người nhận chuyển nhượng phải thực hiện

trả thù lao (mức giá cả) cho tác giả tài sản trí tuệ hoặc theo một tỷ lệ phần trăm trên thu

nhập từ việc khai thác tài sản trí tuệ hoặc là một khoản tiền khoán nhất định. Tuy nhiên,

phương thức phổ biến là trả theo tỷ lệ phần trăm. Bởi vì, nếu trả một khoản tiền khoán

nhất định cho tác giả có thể đem lại sự rủi ro và thiệt thòi cho một trong hai bên hoặc

người khai thác hoặc tác giả.

c. Đặc điểm liên quan đến điều kiện chuyển nhượng trong thương mại quyền sở hữu trí

tuệ

- Việc thực hiện các hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể diễn ra

trong môi trường pháp lý có thực thi nghiêm túc sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà

nước. Bởi vì nếu không có sự bảo hộ này các tài sản trí tuệ sẽ trở thành hàng hóa công, và

do vậy các hoạt động chuyển nhượng mang tính thương mại sẽ không thể diễn ra.

- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được thực hiện thông qua hợp

đồng chuyển nhượng bằng văn bản với những điều khoản chủ yếu như quyền lợi được

chuyển nhượng (quyền sao chép, in ấn, trình diễn...); Thời hạn khai thác; Hành vi vi

phạm phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên;... Đặc điểm này bắt nguồn từ

tính dễ gian lận và đặc thù của đối tượng chuyển nhượng.

d. Các đặc điểm khác

Như là ính nhạy cảm trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm

trí tuệ liên quan đến bảo vệ sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến các cuộc chạy đua vũ

trang; tính cạnh tranh; giá cả... trong thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

4.2.2 Vai trò của thương mại quyền sở hữu trí tuệ http://www.ebook.edu.vn 40

- Vai trò kích thích các hoạt động sáng tạo của con người. Một thực tế là nếu hoạt

động lao động mà không đem lại lợi ích, đặc biệt là lợi ích về kinh tế thì hoạt động lao

động đó rất khó diễn ra và diễn ra có chất lượng. Các hoạt động thương mại quyền sở

hữu trí tuệ đem lại quyền lợi kinh tế thỏa đáng cho người sáng tạo ra những tác phẩm

nghệ thuật hay những sáng chế, giải pháp hữu ích. Thông qua các hoạt động thương mại,

tác giả của những tài sản trí tuệ có thể chuyển nhượng sản phẩm của mình trên thị trường

theo quan hệ cung cầu. Trong thời đại ngày nay, do hoạt động thương mại quyền sở hữu

trí tuệ được phát triển và mở rộng đã đang đem lại cho loài người một khối lượng sản

phẩm trí tuệ ngày càng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế,

bưu chính viễn thông... Chính vì vậy, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức

ngày nay có một vai trò rất quan trọng của thương mại quyền sở hữu trí tuệ.

- Vai trò thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ về công nghệ, gống cây trồng và phổ biến

các tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, tiến bộ xã hội chủ yếu dựa vào việc ứng dụng những

tài sản trị tuệ trong đời sống văn hóa, tinh thần và kinh tế. Nếu các tác phẩm văn chương,

nghệ thuật có vai trò làm giàu, đẹp đời sống văn hóa, tinh thần của con người thì các sáng

chế, các giải pháp hữu ích... lại góp phần làm giàu của cải vật chất cho xã hội. Tuy

nhiên, những tài sản trí tuệ đó chỉ có thể phục vụ hiệu quả cho con người khi nó có một

cơ chế khai thác thích hợp. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ thông qua thương

mại cho phép người có nhu cầu ứng dụng, khai thác các tài sản trí tuệ được thuận lợi hơn

trong tìm kiếm, lựa chọn các tài sản phù hợp. Đồng thời, trong quá trình chuyển nhượng

này cũng đòi hỏi những người khai thác phải sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả tài

sản mà mình đã mua. Thực tế, những sáng tạo của con người là vô hạn và nó có thể đem

lại sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ, cũng như những giá trị khoa học khác. Điều này

còn đòi hỏi người khai thác phải đẩy nhanh sự ứng dụng thì mới có thể đem lại hiệu quả

cho đầu tư của mình.

- Vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa. Hiện nay với sự phát

triển mạnh mẽ của thương mại mà đặc biệt là thương mại quốc tế, hoạt động chuyển

nhượng quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại ở trong từng quốc gia và giữa các

quốc gia theo đó cũng đã phát triển rất sôi động. Quá trình này đã giúp các quốc gia giao

lưu và hội nhập nhiều hơn về văn hóa, công nghệ, kinh tế... Việc chuyển nhượng những

ứng dụng khoa học công nghệ và phổ biến các tác phẩm nghệ thuật phục vụ các ngành

công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, viễn thông, điện ảnh, âm nhạc... giữa các quốc

gia đã góp phần không nhỏ làm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển

giữa các quốc gia và các khu vực.

- Các vai trò khác, như vai trò đối vấn đề giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển

văn minh nhân loại...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar