bvcbcvbcfghvb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 29: Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, được Đảng ta vận dụng và phát triển như thế nào? Tr ả lời : Phát huy kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng ta phải xác định CMVN là một bộ phận không thể tách rời của CM thế giới, Vn tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào CM, các xu hướng và trào lưu tiến bộ xã hội vì các mục tiêu hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đảng ta và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới vìđất nước cũng là góp phần thiết thực vào đổi mới CNXH, vào sự nghiệp CM chung của TG. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, chúng ta phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, cộng nghệ và gia nhập thị trường TG nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực. Trong b ối cảnh đó, để đứng vững và phát triển, chúng ta phải khéo léo các mối quan hệ, nghĩa là phải chủ động thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa, cải thiện và tối đa hóa quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước có chế độ xã hội và con đường khác nhau, Càng giữ vững độc lập tự chủ càng có đk đa dạng hóa, đa phương hóa. Ngược lại càng thực hiện có hiện quả đa đang hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại càng củng cố được độc lập tự chủ. (Các bạn tham khảo thêm :Trích trong bài tiểu luận của nhóm mình) Tư duy lý luận của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ đổi mới: Tình hình chính tr ị thế giới ngày nay đãđổi thay so với thời kỳ nhân dân ta chống Mỹ, cứu nước và trước Đổi mới (1986). Tuy nhiên, bài học quý giá rút ra được là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Sức mạnh thời đại ngày nay thể hiện qua các xu thế lớn sau: - T ất cả các nước phát triển hay đang phát triển đều dànhưu tiên cho phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Vị thế quốc tế của mỗi nước ngày càng tuỳ thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự. Các nước đều ý thức được rằng, muốn có điều kiện để giữ vững an ninh, ổn định thì trước hết tiềm lực kinh tế phải mạnh. Từ đó, lợi ích kinh tế trở thành động lực chính trong quan hệ đối ngoại cả về song phương và đa phương. Chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa có động lực thúc đẩy các nước cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác, vừa là nhân tố làm gia tăng sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước trên thế giới. Trật tự thế giới mới và các tập hợp lực lượng trong trật tự đó sẽ được tạo dựng không phải do chiến tranh, mà trên cơ sở kinh tế-chính trị là chính. -Đẩy mạnh đa dạng hoá quan hệ quốc tế trở thành xu thế phổ biến của các quốc gia. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, đo đời sống kinh tế đã vàđang được quốc tế hoá cao độ. Kinh tế thị trường trở thành phổ biến. - Xu th ế liên kết khu vực và quốc tế về kinh tế ngày càng phát triển và là xu thế phổ biến, khách quan. Xu thế này mang lại những cơ hội mới cũng như những thách thức lớn cho tất cả các nước, nhất làcác nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước làn sóng khu vực hoá và toàn cầu hoá, các nước vừa và nhỏ một mặt nâng cao ý thức độc lập tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc; mặt khác, tìm cách thíchứng với tình hình mới, tạo thế thuận lợi nhất cho mìnhđể tham gia tích cực và chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế. - Xu th ế hoà bình, hợp tác để phát triển là xu thế chủ đạo trên thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới tiếp tục giảm đi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bá quyền, can thiệp từ bên ngoài, đang làm mất ổn định và tiềm ẩn những hậu quả khôn lường. Nh ững năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá kinh tế với những tác động sâu sắc tới các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế. Trào lưu nhất thể hoá khu vực và toàn cầu hoá kinh tế không chỉ cuốn hút các nước công nghiệp phát triển, mà cũng là mối quan tâm của các rước đang phát triển và chậm phát triển. Các nước đang phát triển và chậm phát triển đứng trước sự lựa chọn hết sức khó khăn, không hội nhập với khu vực và thế giới sẽ dẫn dện hệ quả tất yếu là bị loại ra khỏi cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu, với tất cả hậu quả của nói mà hội nhập tức là chấp nhận cuộc cạnh tranh không cân sức. Tuy nhiên, vì lợi ích phát triển, tuyệt đại đa số các nước đang phát triển và chậm phát triển đều chấp nhận sự cạnh tranh này. Th ực tế trên thế giới vàở nước ta cho thấy, nếu nắm vững những xu thế mới của thời đại và biết điều chỉnh chính sách phù hợp với xu thế thời đại thì sẽ có thêm thuận lơi về mặt khách quan; trái lại, nếu đi ngược lại hoặc tự tách mình khỏi xu thế chung, không coi trọng, tuân thủ những luật lệ nghiêm ngặt của nền kinh tế thế giới, thì sẽ rất nguy hại cho an ninh và phát triển của dân tộc. Nói cách khác, đây là sự vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới. Việc Đảng ta nêu cao ngọn cờ độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác để phát triển là thuận chiều với xu thế của thời đại, phù hợp với mục tiêu chung của nhân dân thế giới. Trong tình hình m ới, chuẩn mực cao nhất trong vấn đề tập hợp lực lương trên thế giới không còn chủ yếu trên cơ sở ý thức hệ như trước nửa, mà xuất phát từ lợi ích quốc gia. Việc tập hợp này diễn ra một cách cơ động, linh hoạt, theo từng thời điểm, từng vấn đề cụ thể, theo sự trùng hợp lợi ích với từng nước hoặc nhóm nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau, không câu nề đối tượng. Kết bạn với tất cả đối tượng có khả năng hợp tác cùng có lợi. Nh ững xu thế trên tácđộng qua lại lẫn nhau tạo nênđộng lực cộng hưởng làm thay đổi sâu sắc nền chính trị và kinh tế thế giới. Một quốc gia biết lợi dụng những xu thế dó sẽ tạo thêmđược sức mạnh và vị thế quốc tế cho mình, nếu tự tách mình ra hoặc đi ngược lại những xu thế đó thì sẽ gây nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc mình. Thực tiễn đời sống chính trị quốc tế cho thấy, yếu tố chính trị và yếu tố kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫn nhau mật thiết. Công tác chính trị đối ngoại có hiệu quả sẽ tạo môi trường chính trị thuận lợi cho việc mở rộng kinh tế đối ngoại. Đồng thời, kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tác động trở lại, tạo thế và lực mới cho đất nước. Với từng khu vực, từng đối tượng, yếu tố này hoặc yếu tố kia nổi trội lên hơn, song yếu tố kinh tế ngày càng quan trọng trong quan hệ của nước ta với các nước lớn và các nước trong khu vực. Nh ững năm đổi mới vừa qua, với chính sách đối ngoại thể hiện tính khoa học và cách mạng, nước ta đãđạt được những thành tựu hết sức quan trọng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam đãđược nâng lên một tầm cao mới. Ta đã tạo được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ đối ngoại, phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển đất nước. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy, thế của ta chưa thật vững chắc và lực của ta nói chung còn yếu. Nước ta vẫn là một nước đang phát triển, trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật còn thấp, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Để biến những vấn đề có tính nguy ên lý trên đây thành hiện thực, để có thể kết hợp sức mạnh thời đại với sức mạnh dân tộc, thành sức mạnh tổng thể có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vấn đề đầu tiên là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải được tăng trưởng không ngừng. Phải làm sao chuyển nhanh thành hiện thực những khẩu hiệu chống tệ nạn tham thũng, tham ô lãng phí, chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống hằng ngày. Sức mạnh dân tộc chính là tổng hợp các nhân tố kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao và ý chí. Nói cách khác là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước luôn phù hợp với lòng dân. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 30: Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. Trả lời: 1.Cơ sở lý luận TTHCM hình thành và phát tri ển trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê Nin, trong đó có tư tưởng của Người về Đảng Cộng Sản. Mác Angen đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN gắn với sự diệt vong tất yếu của CNTB. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử giai cấp CN cần phải tổ chức ra chính đảng CM của mình. Tuy nhiên thời kỳ đó chưa có một ĐCS nào được thành lập. Kế tục sự nghiệp của Mac AnGen, Lê Nin đã nêu lên những quan ¬điểm cơ  bản về ĐCS và xây dựng ĐCS –Đảng của giai cấp CN. Đặc biệt Lê Nin đã đề ra những quan điểm về CM giải phóng dân tộc theo con đường CM VS, trong đó có vai trò lãnhđạo của ĐCS ở những nước thuộc địa. Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ Nghĩa Mác Lê Nin , trong đó có lý luận về xây dựng ĐCS ở những nước thuộc địa để lãnh đạo giai cấp CN. 2.Cơ sở thực tiễn Năm 1918, HCM đã giác ngộ CM và gia nhập Đảng XH Pháp. Tháng 12/1920 Đảng XH Pháp họp ở Tua, HCM bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế CS và trở thành Đảng viên ĐCS và lãnh tụ sáng lập ĐCS Pháp. Điều này chứng tỏ HCM đã giác ngộ sâu sắc và thấu hiểu những vấn đề lý luận của Chủ Nghĩa Mac-Lê Nin về ĐCS. Sau khi trở thành người CS, HCM tích cực truyền bá CN Mác-Lê Nin về Việt Nam và các nước thuộc địa, chuẩn bị cho việc ra đời của ĐCS Việt Nam, một Đảng ở một nước thuộc địa nữa phong kiến, kinh tế lạc hậu, giai cấp CN còn non trẻ, số lượng chưa nhiều. Cách mạng tháng 8 thành công, ĐCS Việt Nam thành Đảng cầm quyền, HCM là lãnh tụ Đảng 24 năm. Người hiểu sâu sắc yêu cầu và đề ra những quyết định đúng đắn về xây dựng Đảng cầm quyền. HCM đã kết hợp nhuần nhuyển lý luận và thực tiễn trong sáng lập và lãnhđạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 31: Hãy phân tích quy lu ật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Trả lời:Tóm tắt Quy luật ra đời của Đảng cộng sản theo quan điểm của HCM Là sự kết hợp giữa CN mác lê-nin và phong trào công nhân. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và GC CN: -Đảng cộng sản là 1 bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất, tiên tiến nhất, cách mạng nhất của GC CN. -GC CN là cơ sở XH giai cấp của Đảng và là 1 lực lượng đông đảo của Đảng cộng sản. -Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nướcViệt Nam. -Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnhđạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành " đủ sức lãnhđạo cách mạng'. - Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản. -Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. -Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới. -GC CN th ực hiện vai trò lãnhđạo của mình thôngqua Đảng cộng sản 1 đảng cộn sản chân chính thì sự lãnhđạo của GC CN, đảng cộng sản và giai cấp công nhân là thống nhất, nhưng đảng cộng sản có trìnhđộ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnhđạo cả GC và dân tộc. -Đảng cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của GC CN và quần chúng nhân dân lao động vì thế Đảng cộng sản có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân lao động, đưa họ vào phong trào cách mạng, do vậy những chủ trương đường lối của đảng mới đc thực hiện, khi đó đảng mới có sức mạnh, vì thế sứ mệnh lịch sử của GC CN mới đc thực hiện. - Khi đảng cộng sản ra đời, kết thúc thời kìđấu tranh tự phát của GC CN, phong trào CN có sự phát triển về chính trị, tư tưởng, tổ chức. -Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác leenin và phong trào CN nhưng sau khi ra đời đảng lại đẩy mạnh sự kết hợp đó, làm cho bản thân đảng ngày càng vững mạnh và phong trào CN phát triển. -Đảng cộng sản là 1 bộ phận và là bộ phận tiên tiến nhất, cách mạng nhất của GC CN, đảng là đội tiên phong, là lãnh tụ chính trị, là bộ phận tham mưu chiến đấu của GC CN -Đảng cộng sản lấy CN mác leenin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động nên đảng có khả năng nhận thức đúng đắn quy luật kháchquan, từ đó đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược để lãnh đạo phong trào cách mạng -Đảng cộng sản bao gồm những phần tử ưu tú nhất, cách mạng nhất luôn đứng ở hàng đầu của sự nghiệp đấu tranh, họ có khả năng tổ chức động viên hướng dẫn quần chúng tham gia vào phong trào cách mạng. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 32: Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Trả lời: 1.Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnhđạo của Đảng. Hơn 7 thập kỷ qua, dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cách mạng cực kỳ khó khăn, gian khổ nhưng đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang: Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ba là, th ắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết sáng kiến của nhân dân, Đảng ta đã đề ra và lãnhđạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễnViệt Nam và bối cảnh quốc tế mới. V ới những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa, cóquan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nh ững thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam giành được trong hơn 7 thập kỷ qua bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố hàng đầu quyết định là sự lãnhđạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta-Đảng Cộng sảnViệt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện - một Đảng cách mạng thực sự vì nước, vì dân, ngoài lợi ích đó Đảng không có lợi ích nào khác. Giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu lý tưởng của Đảng. Vì vậy, vượt lên mọi thách thức, trong phong ba bão táp,Đảng ta vẫn kiên định vững vàng không xa rời mục tiêu lý tưởng, không run sợ trước kẻ thù, không nhụt chí trước những khó khăn chồng chất, không hạ thấp vị trí tiên phong chiến đấu và trách nhiệm của người lãnh đạo, người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 2. Đường lối cách mạng đúng đắn và sáng tạo của Đảng - nhân tố hàng đầu bảo đảm vai trò lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng lãnh đạo trước hết và chủ yếu bằng cương lĩnh, đường lối, bằng chủ trương, chính sách của Đảng. Đường lối chính trị đúng là cơ sở để đoàn kết thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, tạo nên sức mạnh của Đảng và của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn nghĩa là đường lối đó phải phản ánh được xu thế vận động của lịch sử, đồng thời ph ù hợp với nguyện vọng và lợi ích chân chính của đa số nhân dân. Sức mạnh của Đảng chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, mà sự đồng tình và tin cậy của nhân dân đối với Đảng trước hết nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng. Đường lối cách mạng của Đảng có vai trò to lớn trong việc thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, củng cố niềm tin vào Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi những khuynh hướng sai lầm về chính trị và tư tưởng làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. S ở dĩ Đảng ta có đường lối chính trị đúng đắn vì:Đảng có một nền tảng lý luận vững chắc, một lý luận tiên phong dẫn đường, đó là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như Lênin đã nói: "Không có lý luận cách mạng không có phong trào cách mạng..." Chỉ Đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong. Trong suốt quá trình lãnhđạo cách mạng, Đảng ta đã nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạngViệt Nam để đề ra đường lối đúng đắn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hơn thế nữa, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng l à sáng tạo, chân lý là cụ thể. Vì vậy, trong lãnhđạo Đảng ta luôn ý thức vận dụng một cách độc lập, sáng tạo vào thực tiễnViệt Nam . Một trong những bài học được Đảng ta rút ra là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tế, kết hợp nhuần nhuyễn sự kiên định về nguyên tắc với sự linh hoạt, sáng tạo về phương pháp, đó là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Mọi sự giáo điều, chủquan duy ý chí, xa rời thực tiễn cũng như xa rời các nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của cách mạng thì sẽ dẫn đến nguy cơ sai lầm, làm mất sự lãnhđạo của Đảng. Để đảm bảo vai trò lãnhđạo của mình, Đảng luôn quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có phẩm chất, đạo đức cách mạng và năng lực công tác, thật sự là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân. Mỗi đảng viên của Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, trung thành với lợi ích của giai cấp và của dân tộc, một đời hy sinh phấn đấu vì lý tưởng của cách mạng và lợi ích của nhân dân. Để giữ vững vai tr ò lãnhđạo, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, lấy tự phê bình và phê bình làm vũ khí đấu tranh để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh. Đồng thời, luôn củng cố, giữ vững và tăng cường sự đoàn kết trong Đảng, đảm bảo sự nhất trí cao về mục tiêu lý tưởng của Đảng, để làm cho Đảng ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnhđạo cách mạng. Trong quá trình lãnhđạo, bên cạnh những ưu điểm, trong Đảng cũng còn những yếu kém, thậm chí có lúc sai lầm, khuyết điểm, songđiều quan trọng, Đảng đã sớm phát hiện ra những yếu kém của mình.Đảng công khai tự phê bình nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâm sửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin yêu, thừa nhận là đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo duy nhất của dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã khẳng định rằng: ở nước ta, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, không có lực lượng nào khác có đủ sức mạnh lãnhđạo cách mạng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền tự hào nói rằng: Đảng ta thật vĩ đại. H ọc tập, nghiên cứu để hiểu biết về quá trìnhđấu tranh cách mạng và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng, mà quan trọng  hơn là thanh niên cần nâng cao hơn nữa niềm tin vào sự lãnhđạo của Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, để công cuộc đổi mới giành thắng lợi to lớn hơn. Trên những vị trí công tác, lao động và học tập của mình, thanh niên phải góp phần tích cực vào công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành những đảng viên của Đảng, đem tài năng và sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp của Đảng, làm cho những thành tựu và truyền thống của Đảng ngày càng phát triển và phong phú hơn. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 33: Giải thích quan điểm của Hồ Chí Minh: "Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam". Trả lời ( Đây là bài viết của PGS-TS NGUYỄN THẾ NGHĨA) Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc LTS - Cách m ạng là sự nghiệp của quần chúng và Đảng là vấn đề cốt tử của cách mạng. Trong cuốn “Đường cách mệnh”, in lần đầu tiên năm 1927 ở Quảng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có gì?” và Người nêu rõ: “Cách mệnh trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Lịch sử cách mạng Việt Nam 80 năm qua đã chứng minh rõđiều ấy! K ỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo SGGP khởi đăng loạt bài về “Đảng với dân - từ lý luận đến thực tiễn” trong bối cảnh cả nước đang chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nhằm giữ vững và tăng cường đoàn kết trong Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, chuẩn bị để Đảng bước vào thập niên mới của thế kỷ 21, hoàn thành tốt sứ mạng nặng nề vẻ vang trước đất nước và dân tộc. Nguồn sức mạnh của Đảng Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vìĐảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Nh ất quán với quan điểm này, khi miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, vào năm 1961, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, nông dân nghèo, binh lính… miễn là những người đó “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trìnhĐảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng”. Khi nói Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc th ìđiều đó không có nghĩa là “Đảng toàn dân”, không mang bản chất giai cấp. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xácđịnh rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà điều cơ bản làở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngh ị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà cònở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc”. Phải làm tròn nhiệm vụ làm cho đồng bào sung sướng! Trong quan ni ệm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnhđạo cách mạng và với tư cách đó, giai cấp công nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít - Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I Lênin. Khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người cũng gắn Đảng với vai trò lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. H ồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Rằng cách mạng Việt Nam “phải có đường lối cách mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnhđạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”. Kh ẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. ấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, điều đó không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết “phân tích cụ thể tình hình cụ thể” của thực tiễn cách mạng Việt Nam để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn. Kh ẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhắc Đảng ta khi vận dụng lý luận cách mạng ấy phải sáng tạo, tránh giáo điều và không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nó. Đồng thời phải ra sức làm giàu trí tuệ của Đảng bằng cách không ngừng học tập nâng cao trìnhđộ lý luận, thực tiễn cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại… Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”. Th ực tiễn đã cho thấy, trong 80 năm tồn tại và phát triển của mình,Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam 80 năm qua luôn “cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” để đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng XHCN đến thành công! www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 34: Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mớiở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm? Trả lời: A. phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới. -V.I.Lênin đã đề ra những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới để phân biệt với những Đảng cơ hội của Quốc tế II. Hồ Chí Minh đã tiếp thu những nguyên lý xây dựng Đảng của V.I.Lênin, đề ra những nguyên tác xây dựng Đảng kiểu mới ở việt nam sau đây: Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ. -Đây là nguyên tác cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản, không biến Đảng thành một câu lạc bộ, Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng. - Dân ch ủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc, dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung; tập trung trên cơ sở dân chủ, thep nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Từ đó làm cho “Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiền đánh thì chỉ như một người”. - Về dân chủ, Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.Đó cũng là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của một người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc ấy, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.” -Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ, vì có dân chủ trong Đảng mới có thể nói đến dân chủ trong xã hội, mới định hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bản chủ nghĩa. Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. - Theo H ồ Chí Minh, đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do dó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề. Việc gìđãđược tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đãđược định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, người nàyỷ vào người kia, ỷ lại vào tập thể. Không xác định rõ cá nhân phụ trách, thì giống như “nhiều sãi không aiđóng cửa chùa”. -Người kết luận: “Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnhđạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” . - Về vấn đề tập trung dân chủ, Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ Cá nhân phụ trách là tập trung Tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung” Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình: - Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”. - Người xem tự phê bình và phê bình là vũ khí để rèn luyện đảng viên, nhằm làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. - Tự phê bình và phê bình là vũ khí để nâng cao trình độ của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lãnhđạo cách mạng, làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc. Người nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan từa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó… là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” 4. - T ự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học cách mạng, mà còn là của nghệ thuật. Người lưu ý cán bộ, đảng viên và các cấp bộ Đảng từ trên xuống dưới phải “luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình”. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác, “phải có tình đồng chí thường yêu lẫn nhau”. Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác. - Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng một kỷ luật nghiêm minh và tự giác trong Đảng để tạo nên sức mạnh to lớn của Đảng: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm minh của cán bộ, đảng viên.” - Theo Hồ Chí Minh nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cá bộ, đảng viên đối với Đảng. Hồ Chí Minh nói: “Kỷ luật này lá do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”1 - Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnhđạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng. M ỗi đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp ủy dùở cấp bộ nào cũng phải nghiêm túc kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối không ai được cho phép mình coi thường, thậm chí đứng trên tất cả. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng” 2. Năm là, nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng. - H ồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết thống nhất của Đảng là một nguyên tắc quan trọng của Đảng kiểu mới của Lênin. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, xây dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm bảo cho việc giành được những thắng lợi ngày càng to lớn hơn. - H ồ Chí Minh coi giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Trong di chúc, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” 3 -Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Nếu xa rời cơ sở này sẽ xuất hiện những nguy cơ phá hoại đoàn kết thống nhất từ bên trong. - C ủng cố và tăng cường sự đoàn kết thống nhất đối với cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự đoàn kết thống nhất của nhiều cán bộ, đảng viên, đến toàn Đảng. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnhđạo”. - Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu: phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ; phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình; phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với bao nhiêu thứ tệ nạn từ chủ nghĩa cá nhân mà ra – tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức quyền, danh lợi. B.Những vấn đề trong bối cảnh hiện mà đảng cần quan tâm 1.Đảng vừa là người lãnhđạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân. - T ừ khi Đảng ra đời, do có đường lối đúng đắn và có sự gắn bómáu thịt với nhân dân, Đảng đã được nhân dân thừa nhân là Đảng duy nhất có vai trò lãnhđạo cách mạng Việt Nam và trong suốt tiến trình đi lên của cách mạng Việt Nam, Đảng ta hoàn toàn xứng đáng với sự tin cậy ấy. Năm 1960, Người nói: “Với tất cả sự khiêm tốn của một người cộng sản, chúng ta có thể tự hào rằng, Đảng ta vĩ đại thật”. - Trong su ốt tiến trình cách mạng Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnhđạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Hai mặt lãnhđạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau. Người nhấn mạnh: Lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ. -Đảng cầm quyền lại càng phải ý thức thật sâu sắc mình là đầy tớ nhân dân, chứ không phải người chủ của nhân dân, tự cho phép mình đứng trên dân, trên Nhà nước, trên pháp luật. Đảng lãnhđạo Nhà nước là nhằm xây dựng một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. -Là đầy tớ trung thành của nhân dân, Đảng không có quyền lợi gì của riêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của dân tộc. Đảng không ở trên dân, cũng không ở ngoài dân, mà ở trong dân, trong lòng dân.đảng cũng phải lấy dân làm gốc. 2. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới. - Chỉnh đốn và đổi mới là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng. - H ồ Chí Minh nhận định, bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danh hiệu của mình, thì vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng…họ tự cho mình có quyền sống xa hoa hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô, trụy lạc, thậm chí sa vào tội lỗi” . Hồ Chí Minh đã nêu lên một luận điểm quan trọng: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” . Vì vậy, phải chỉnh đốn để sửa chữa những lỗi lầm, sai trái ấy. - Đối với toàn Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đều chịu những ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt và cái xấu, cái hay và cái dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, lọc bỏ được được cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, thường xuyên chú ýđến việc chỉnh đốn Đảng. - Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh coi việc xây dựng đảng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên của Đảng. Người nhìn thấy rõ hai mặt của quyền lực: một mặt, quyền lựx có sức mạnh rất to lớn để cải tạo cái cũ và xây dựng cái mới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu biết sử dụng đúng quyền lực; mặt khác, nó cũng có sức phá hoại rất ghê gớm vì con người nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng, nếu đi vào con đường tham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, và khi đã có quyền lực thì lợi dụng quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi… Vì vậy, trong điều kiện đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đồi mới Đảng để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hoá biến chất gây ra. -Trước lúc đi xa, Người cònđể lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” Nh ững luận điểm trên đây về công tác xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh thực sự là một chân lý, phản ánh đúng thực tiễn và đãđược thực tiễn kiểm nghiệm, khôngphải chỉ từ thực tiễn nước ta, mà cònở nhiều nơi trên thế giới, có ý nghĩa rất sâu xa đối với Đảng Cộng sản, đối với mỗi đảng viên cộng sản. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Đại hội IX đang được toàn Đảng triển khai hiện nay là những việc làm thiết thực để thực hiện những di huấn của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong tình hình mới. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 35: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân? Trả lời : Câu này chịu Theo slide của thầy có vài ý sau: Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa đảng với dân như sau: (1) Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, khắc phục bệnh quan liêu. (2)Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng đảng dưới mọi hình thức. (3) Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. (4) Trong quan hệ với dân, Đảng không được theo đuôi quần chúng. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 36 :Vì sao Hồ Chí Minh lại khẳng định: Đảng phải thường xuyênđổi mới, chỉnh đốn ? Trả lời: Đảng là đạo đức, là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới trong điều kiện Đảng cầm quyền. Chỉnh đốn chú ý những vấn đề sau: -Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức xứng đáng là người lãnh đạo của nhân dân. - Cán bộ đảng viên phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, có đức, có tài. - Chú ý khắc phục tiêu cực, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh. -Đảng phải vươn lên đáp ứng yêu cầu tình hình và nhiệm vụ mới. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 37 : Hãy trình bày cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trả lời : Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân,vì dân. 1. Nghiên cứu lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu kinh nghiệm xây dựng Nhà nước trong lịch sử Việt Nam. -Tư tưởng xây dựng Nhà nước Việt Nam được phản ánh trong các bộ sử lớn của dân tộc: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí...; trong những bộ luật nổi tiến như Bộ luật Hồng Đức (đời Lê)....Các bộ luật sách nói trên phản ánh những tư tưởng pháp quyền. - Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc lịch sử Việt Nam, Người viết Việt Nam quốc sử diễn cađể giáo dục và vận động nhân dân, trong đó có nói đến các triểu đại Việt Nam trong lịch sử. 2. Hồ Chí Minh nghiên cứu các kiểu Nhà nước trong lịch sử. - Nhà nước thực dân phong kiến. + Hồ Chí Minh vạch trần bản chất vô nhân đạo, chỉ rõ bản chất cái gọi là “công lý” mà thực dân, đế quốc thi hành ở các xứ “bảo hộ”. + Năm 1919, Hồ Chí Minh gửi đến Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do tối thiểu cho dân tộc mình.Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên đặt vấn đề kết hợp khăng khít quyền tự quyết của dân tộc với quyền tư do, dân chủ của nhân dân. -Nhà nước dân chủ tư sản. Người coi Nhà nước tư sản Mỹ, Pháp là sản phẩm của “những cuộc cách mạng không đến nơi”, vìở đó chính quyền vẫn trong tay một số ít người một xã hội bất bìnhđẳng. -Nhà nước Xô viết. Người gọi Nhà nước Xôviết là kết quả của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng “đến nơi”, đã “phátđất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền... ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” - Hồ Chí Minh nghiên cứu vấn đề Nhà nước trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nhà nước, bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 38: Hãy phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước? Trả lời: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sau cách m ạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng ra đời, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.... Chính quyền từ xãđến Chính phủ Trung ương do dân cử ra... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồi tại trong lịch sử. -Nhà nước của dân. + Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng và ngay từ đầu là: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1, Hiến pháp năm 1946). + Quyền quyết định của nhân dân về các vấ đề liên quan đến vận mệnh quốc gia. “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết” (Điều thứ 32 - Hiến pháp năm 1946). Thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. + “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân + Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền l àm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. + Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. + Các v ị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc của dân”. Hồ Chí Minh phê hán những “vị đại diện” lầm lẫn sự uy quyền đó với quyền lực cá nhân, sinh lộng quyền, cửa quyền: “Cậy thế mìnhở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng, phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân” - Nhà nước do dân. + Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. + Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động. + Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân. - Nhà nước vì dân. + Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân. + Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Vi ệc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh...” + Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnhđạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, “Người thay mặt dân phải đủ cả đức và tài, vừa hiền lại vừa minh”. 2. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh. -Nhà nước là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị, luôn mang bản chất giai cấp. + Tr ả lời câu hỏi: Nhà nước của dân, do dân, vì dân có phải nhà nước siêu giai cấp không?, Hồ Chí Minh trả lời: “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp... Nhà nước của ta là Nhà nước của nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnhđạo” + B ản chật giai cấp của Nhàa nước ta là bản chất giai cấp công nhân và được biểu hiện ở những nội dung: * Do Đảng của giai cấp công nhân lãnhđạo. * Định hướng đưa đất nước quá độ đi l ên chủ nghĩa xã hội “bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến” Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ. H ồ Chí Minh viết: “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ... Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội” - Sự thống nhất hài hòa giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. + Hồ Chí Minh khẳng định: giai cấp công nhân không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của dân tộc và chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp công nhân một cách triệt để. + S ự thống nhất này được thể hiện: * Nhà nước dân chủ mới của ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng: là hoa, là quả của bao nhêu máu đãđổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. * Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu luôn luôn là Chính phủ đại đoàn kết dân tộc. * Nhà nước ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả của cách mạng. 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ. - Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến. +Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết và tuyên đọc trong cuộc mít tinh lớn tại thủ đô Hà Nộiội1945 đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam mới, đồng thời đảm bảo địa vị hợp pháp của Chính phủ lâm thời. + Ngày 3-9-1945, Ch ủ tịch Hồ Chí Minh đề ra với Chính phủ một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là “Cúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để sớm có m65t nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra. + Ngày 2-3-1946, Qu ốc hội họp phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của Nhà nước Việt Nam mới. - Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. +Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Hồ Chí Minh viết: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền” + H ồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Theo Người, công bố luật chưa phải là mọi việc đã xong, phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. + Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức. + Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải lo “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”. “Lúc dân biết và dám phê bình người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền của dân, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao”. H ồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích nhân dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, đồng thời nhắc nhở cán bộ các cấp, các ngành phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, trước hết là các cán bộ thuộc ngành hành pháp và tư pháp. Người viết: “Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp chí công, vô tư”, cho nhân dân noi theo” -Để tiến tới một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ có hiệu lực, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trìnhđộ văn hóa, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. + Hồ Chí Minh khẳng định: cán bộ Nhà nước phải biết quản lý nhà nước. Người ký Sắc lệnh số 197 thành lập Khoa pháp lý học tại Trường đại học Việt Nam. + Hồ Chí Minh mạnh dạn sử dụng những viên chức, quan lại đãđược đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính.... + H ồ Chí Minh đăng báo “Tìm người tài đức”, Người viết: công việc kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục..., rất cần nhân tài. “Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển thêm nhiều. Hồ Chí Minh quan tâm tới công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ. + Trong việc dùng cán bộ, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải tẩy sạch óc bè phái. Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 76, ban hành Quy chế công chức – chú trọng chế độ thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch, bậc hành chính - thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy, hiện đại, tinh thần công bằng, dân chủ... của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam. + Trong vấn đề cán bộ, đặc biệt là với cán bộ quản lý nhà nước, điều quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, bởi thiếu điều này thì dù giỏi mấy cũng không dùng được. Phát bi ểu trước cử tri Hà Nội (ngày 5-01-1946), Hồ Chí Minh nói: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung. Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu”. Sau khi trúng cử Quốc hội, Hồ Chí Minh hứa với đồng bào: Trước sự nguy hiểm khó khăn của nước nhà, chúng tôi đi trước. Với việc giữ vững nền độc lập, chúng tôi xin đi trước. + Xuất phát từ nhận thức chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân, gần dân, trọng dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân”. 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. -Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. + Theo H ồ Chí Minh, từ kinh tế tiểu nông đi tới xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết phải nhấn mạnh vai trò của pháp luật, khẩn trương xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân..., đồng thời phải đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Hai hình thái ý thức xã hội này có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước. Không bao giờ được tuyệt đối hóa địa vị độc tôn của một yếu tố riêng lẻ nào. + Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luô luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm minh. * Chính trị Hồ Chí Minh là một nền chính trị đạo đức; và đạo đức cao nhất, theo Hồ Chí Minh là “Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. VìĐảng, vì dân màđấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc” * Đi đôi với giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh kịp thời ban hành pháp luật. Ngày 27-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. ạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. 1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trậm cắp của công vào tội tử hình. + Để đưa luật v ào cuộc sống, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sát công việc của Chính phủ. Hồ Chí Minh viết: Từ ngày thành lập Chính phủ trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân, phì gia.... Xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc của Chính phủ. Người đòi hỏi pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” - Kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham ô, lãng phí, quan liêu. + Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước là dựa vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự gương mẫu, trong sạch về đạo đức của người cầm quyền. Người đòi hỏi “cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân” + H ồ Chí Minh đã sớm chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng”. Người nói: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến... Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính... Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Vệt gian, mật thám” + Theo Hồ Chí Minh, chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng cần kíp như việc đánh giặc trên trên mặt trận. “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình” + Tham ô, lãng phí có nhiều nguyên nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra nguyên nhân quan trọng là bệnh quan liêu. Người viết: “V ì những người và những cơ quan lãnhđạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì thật trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn... thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững... Thế là bệnh quan liêu đãấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu” www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 39: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác kinh tế quốc tế. Trả lời (Tham khảo thôi ,câu này cũng hơi khó) Xây dựng nền kinh tế độc lập đi đôi với tăng cường hợp tác quốc tế. a. Độc lập về kinh tế có liên quan mật thiết với độc lập về chính trị. b. Tuy nhiên độc lập về kinh tế không có nghĩa là đóng cửa khép kín mà ngược lại cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất. -Cơ sở lý luận của vấn đề hợp tác quốc tế. -HCM đã nhận thức sớm xu thế của thời đại, sức mạnh của sự hợp tác quốc tế. - VN cần hợp tác quốc tế để làm gì? - Theo HCM mọi thành tựu KH - KT, mọi nguồn lực KT VH đãđược tạo ra đều là tài sản chung của nhân loại Các b ạn tham khảo them cái này:HCM đã khẳng định muốn có độc lập thực sự về chính trị phải có độc lập về kinh tế. Tuy nhiên độc lập tự chủ về kinh tế không có nghĩa là đóng cửa khép kín, mà ngược lại cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển sản xuất, nhất là trong điều kiện ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, vấn đề hội nhập và hợp tác đang là xu thế của thời đại. HCM đã nhận thức rất sớm xu thế của thời đại, sức mạnh của sự hợp tác quốc tế. Người cho rằng: " Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương đông chính là sự đơn độc". Cho nênViệt Nam cần phải tăng cường hợp tác quốc tế. Đó là yêu cầu khách quan của sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Sự hợp tác quốc tế trong tư tưởng HCM trước hết là để phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam. Nước Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu, trìnhđộ kinh tế khoa học kỹ thuật còn cách xa so với trìnhđộ của nhiều nước trên thế giới. Cho nên Việt Nam phải mở rộng quan hệ của mình để học tập, để tiếp thu kinh nghiệm. Việc mở rộng quan hệ quốc tế mang laịi rất nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hợp tác sẽ giúp Việt Nam trao đổi sản phẩm với các nước. Chúng ta cần nhiều dụng cụ , máy móc và hang hoá của các nước, và chúng ta có thể cung cấp cho họ lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản. Hợp tác quốc tế giúp chúng ta tranh thủ được nguồn lực của nước ngoài, tận dụng được khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế, giúp chúng ta học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc công nghiệp của nước bạn. Qua hợp tác quốc tế, các nước phát triển sẽ đầu tư vốn vào Việt Nam, góp phần đẩy manh phát triển kinh tế Nhờ có hợp tác chúng ta sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ của các anh em, đó là một nguồn rất quan trọng. HCM coi đó cũng như cái vốn ban đầu để giúp ta phát huy những nguồn nội lực trong nước, nhất là khi nước ta cònđang chiến tranh, gặp nhiều khó khăn. Theo HCM, mọi thành tựu của khoa học kỹ thuật, mọi nguồn lực văn hoá đã được tạo ra đều là tài sản chung của nhân loại. Giai cấp tư sản đã biết tận dụng thành tựu đó để làm giàu thì chúng ta cũng phải tận dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nêntheo HCM chính sách đối ngoại của Việt Nam là " Làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù án với một ai". Chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước trên nguyên tắc bìnhđẳng cùng có lợi, kể cả các nước không cùng chế độ xã hội, cả nước đã từng xâm lượcViệt Nam. Trong khi hợp tác với các nước, phải luôn cảnh giác với những kẻ lợi dụng hợp tác để xâm lược. Câu 40: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xác định cơ cấu kinh tế ở nước ta. Tr ả lời : Nước ta là một nước lạc hậu, qua nhiều năm chiến tranh lực lượng sản xuất chưa phát triển, cần làm kinh tế nhiều thành phần để đảm bảo đời sống nhân dân, cung cấp kịp thời cho kháng chiến. Do đó tất yếu phải phát triển kinh tế nhiều thành phần. Năm 1953, Hồ Chí Minhđã nói: Nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tại vùng tự do. Đó là: + Kinh tế địa chủ, phong kiến bóc lột địa tô. + Kinh tế quốc doanh có tích chất XHCN + Kinh tế HTX tiêu thụ, HTX cung cấp, các tổ đổi công ở nông thôn có tính chất nửa XHCN + Kinh tế cá nhân của nhân dân và thợ thủ công mỹ nghệ + Kinh tế tư bản tư nhân + Kinh tế tư bản quốc gia (tư bản nhà nước) Do vậy, mục tiêu ban đầu của 6 thành phần kinh tế đó là làm sao cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Để duy trì 6 thành phần kinh tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra 4 chính sách mấu chốt: + Công tư đều lợi. + Chủ thợ đều lợi. + Công nông đều lợi. + Lưu thông trong ngoài. Khi chế độ dân chủ mới ở nước ta ngày càng phát triển, thành phần kinh tế phong kiến địa chủ bị tiêu diệt .Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên CNXHở VN chỉ còn 5 thành phần kinh tế xếp theo thứ tự sau: A.Kinh tế quốc doanh B.Các hợp tác xã C.Kinh tế cá nhân, nông dân, thợ thủ công D.Tư bản tư nhân E.Tư bản nhà nước công tư hợp danh Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại suốt thời kì quáđộ là vì 2 lý do sau: - Các thành phần kinh tế cũng là sự biểu hiện của các quan hệ sản xuất khác nhau. - Khi chế độ xã hội đang trong quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nó đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất còn manh mún. Những mảnh vụn ấy của xã hội cũ sẽ được cải tạo chuyển dần lên CNXH. * Nếu hỏi vận dụng trình bày thêm Tiếp tục tư tưởng HCM, ĐH IX của Đảng khẳng định: Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Ngoài 5 thành phần kinh tế trên, ĐH IX khẳng định thêm 1 thành phần kinh tế mới là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nó sẽ giúp ta kêu gọi và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đến ĐH X, Đảng đã ghép kinh tế tư bản vào với kinh tế tư nhân cho nên chỉ còn 5 thành phần kinh tế. Tư tưởng phát triển nhiều thành phần kinh tế của HCM ko chỉ đáp ứng kịp thời cho cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc mà còn là tư tưởng chiến lược về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXHở nước ta Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nề kinh tế nhiều thành phần của HCM vẫn là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Câu 5: Phân tích vai trò của tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trả lời Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu văn hóa phương đông. Sau này, trong quá trình bôn ba tìmđường cứu nước, Người đã có một vốn hiểu biết văn hóa Đông - Tây kim cổ uyên bác. Người đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm kiến thức của mình. - Về Nho giáo, Người hiểu rõ những bất cập của Nho giáo như duy tâm, lạc hậu, tư tưởng đẳng cấp, khinh thường lao động tay chân, khinh thường phụ nữ... Tuy nhiên, người cũng chỉ ra những điều hay của Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học... Đó chính là những yếu tố tích cực của Nho giáo đãđược Hồ ChíMinh khai thác xây dựng tư tưởng của mình. - Về Phật giáo, Phật giáo là tôn giáo, mà theo Người nhận xét: Tôn giáo là duy tâm. Do đó, Phật giáo cũng có tính chất 2 mặt. Mặt tiêu cực là thủ tiêu đấu tranh, khuất phục trước kẻ thù, an bài với số phận. Những mặt tích cực cần được khai thác đó là tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thế thương thân; Phật giáo cũng dạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch,giản dị, chăm lo làm điều thiện, để cao lao động, chống lười biếng. Phật giáo có tinh thần bìnhđẳng, tinh thần dân chủ,chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp, chủ trương khuyến khích con người tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc. - Về chủ nghĩa tam dân của Tôn TrungSơn, người tìm thấy những điều thích hợp với Việt Nam, đó là độc lập, tự do và hạnh phúc www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 41: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xác định tốc độ xây dựng và phát triển của nền kinh tế xã hội ở nước ta từ thời kỳ miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trả lời : Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúađộ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam : Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là : a- Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội: Cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở trìnhđộ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp. Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trìnhđộ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế. Qúa độ l ên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quáđộ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhi ệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển đất nước. b- Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghiã: Xây d ựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”. Hai là , quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó. Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Trong th ời kì quáđộ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. c- Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế . Trong điều kiện to àn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế. Toàn c ầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại tạo ra những thách thức và nguycơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác, tạo ra cho nước ta những cơ hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường “ rút ngắn”. Đó là thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, nhập được các loại công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lí tiên tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Để mở rộng v à nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế, phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất - nhập khẩu, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ... www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 42 :Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng kế hoạch quản lý kinh tế. Trả lời : 1. Xây dựng kế hoạch kinh tế toàn diện. a. Vị trí của kế hoạch kinh tế. b. Quan điểm của HCM về xây dựng kế hoạch KT - Xây dựng kế hoạch phải có nhiều loại và đồng bộ. Kế hoạch là sản phẩm chủ quan nhưng phải phù hợp với khách quan. - Xây dựng kế hoạch phải gắn liền với sự chỉ đạo cụ thể. 2. Sản xuất phải đi đôi với tiét kiệm chống tham ô, lãng phí quan liêu. a. Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm vì sao? - Sản xuất và tiết kiệm đều có cùng một mục đích. - Tiết kiệm là thế nào? -Trong điều kiện nước ta, HCM rất quan tâm đến việc quay vòng vốn. - Tiết kiệm còn là tiêu chuẩn đạo đức của con người VN mới. - Cần phân biệt tiết kiệm với bủn xỉn, keo kiệt. 3. Vấn đề cán bộ quản lý kinh tế. a. Vị trí của cán bộ quản lý kinh tế. b. Cán bộ quản lý tốt theo tư tưởng HCM là như thế nào? - Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng. - Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng. - Quan hệ giữa đức và tài. -Đào tạo và sử dụng cán bộ. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 43 : Vai trò và phẩm chất của người cán bộ quản lý kinh tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trả lời ( Câu này ccs bạn tham khảo thêm,mình cũng ko biết làm thế nào) Một vài ý của mình a. Vai trò vị trí của cán bộ quản lý kinh tế. b. Cán bộ quản lý tốt theo tư tưởng HCM là như thế nào? - Vấn đề quan tâm trước hết của HCM là đạo đức của người cán bộ. Đạo đức là gốc là nền tảng. - Bên cạnh đạo đức còn phải có tài năng. - Quan hệ giữa đức và tài. -Đào tạo và sử dụng cán bộ. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 44: Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế vào sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay được đặt ra như thế nào? Tr ả lời: Nghiên cứu tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy ở Người những tư duy lý luận nổi bật, vượt khỏi nhận thức của các nhà lý luận đương thời, đối với những vấn đề lớn, có quan hệ đến việc xác định đường lối kinh tế của nước ta. Những vấn đề này được Người nêu ra sớm hơn, khác hơn và phù hợp thực tế hơn với những quan điểm lý luận mà mọi người lúc đó hiểu và viết. Chúng tôi xin mạnh dạn trình bày những vấn đề mà chúng tôi cho là tư duy nổi bật và những nguyên nhân dẫn đến nhận thức đó của Người. Tư tưởng thực hiện mở cửa nền kinh tế Theo chúng tôi, đây thực sự là tư duy kinh tế vượt thời đại của Hồ Chí Minh, được h ình thànhở Người từ rất sớm. Ngay từ năm 1919, trong một bài báo đăng trên báo L'Humanite', Người đã viết; "Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế, và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường" (1.9-10). Tư tưởng này về sau được Người cụ thể hóa trong bức thư Người gửi cho Liên hợp quốc với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khiđất nước mới giành được độc lập: ..."Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực. Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho sự đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với lực lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân...". (4.470) Vào đầu thế kỷ XX mà đ ã có tư duy mở cửa nền kinh tế như trên, lại đã thấy vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm an ninh cho việc mở cửa nền kinh tế của một quốc gia - một tư duy hiện đại cả với ngày nay - thì rõ ràngđó là tư duy của một thiên tài, có tầm nhìn xa thấy rộng! Trên cơ sở của tư duy đó, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã có những việc làm, theo chúng tôi là rất nhạy bén và sáng tạo, trong việc mở rộng quan hệ của nước Việt Nam độc lập với những nước lớn, có ảnh hưởng đến tình hình chính trị thế giới và cả Việt Nam lúc đó. Có thể nêu một số thí dụ sau đây: Ngày 1-11-1945 (ch ỉ hai tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ) Người đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị gửi một phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác. Trong bức thư đó Người còn nói rõ thêm quan điểm của thanh niên trí thức Việt Nam (và cố nhiên đó cũng là quan điểm của Người): "Trong suốt nhiều năm nay họ quan tâm sâu sắc đến các vấn đề của nước Mỹ và tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam" (4.80-81). Tầm nhìnđó của Người về mở rộng quan hệ của Việt Nam với Mỹ là rất sớm, rất cởi mở! Ngay sau khi giành được độc lập trong nước c òn bộn bề công việc: ở miền bắc, bọn quân Tưởng vào quấy phá với âm mưu "diệt cộng, cầm Hồ", bọn phản động Việt quốc, Việt cách tìm mọi cách chống phá cách mạng; ở miền nam, bọn thực dân Anh vào giải giáp quân Nhật cũng với âm mưu tương tự. Vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định sang Pháp và ở đó bốn tháng với mục tiêu dùng uy tín và tài ngoại giao của mình, vận động các lực lượng yêu hòa bình của nước Pháp vừa nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh có nguy cơ xảy ra, vừa xây dựng một quan hệ tốt đẹp với nước Pháp, với châu Âu. Trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình về quan hệ Việt-Pháp. Người nói : "Việt Nam đòi quyền độc lập. Độc lập không phải là đoạn tuyệt với Pháp... Về mặt kinh tế và văn hóa, Việt Nam vui lòng cộng tác với Pháp... Việt Nam cần nước Pháp, nước Pháp cũng cần Việt Nam" (4.368-369). Tiếc rằng, do tình hình phức tạp của thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đường lối mở cửa nền kinh tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức từ rất sớm đã khôngđược thực hiện đầy đủ. Nhận thức vai trò quan trọng của nông nghiệp Ch ỉ vài tháng sau khi giành được độc lập trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngệt Nam ng1946, Người đã viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào lòng dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" (4.215). Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nhắc: "Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc sản xuất nông nghiệp làm gốc, làm chính" (10.180). Đặc biệt là, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị BCH TW lần thứ 7 (Khóa III), hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, Người vẫn nói: "Phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng" (10.543-544). Không phải ngẫu nhiễn mà khi bàn về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, nhất là trong một hội nghị chuyên đề bàn về phát triển công nghiệp, về công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại luôn nhắc đến vai trò quan trọng của nông nghiệp! Sau này, trong nhi ều lần khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nóiđến vai trò quan trọng của nông nghiệp, coi nông nghiệp cùng với công nghiệp như hai chân của nền kinh tế. "Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của một con người, Hai chân có mạnh thìđi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp không phát triển được..." (10.619). Nhưng đoạn trích sau đây được Người nói trong hội nghị cán bộ Trung ương về cải tiến quản lý hợp tác x ã năm 1963, chúng tôi mới cho là dẫn chứng mang tính khái quát tư tưởng coi trọng nông nghiệp của Người: "Có gì sung sướng bằng được góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế XHCN" (11.612). Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi ai cũng nói công nghiệp; nhất là công nghiệp nặng là nền tảng của nền kinh tế thì việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết "Phát triển nông nghiệp, nền tảng để phát triển kinh tế XHCN" rõ ràng thể hiện một tư duy sáng tạo nổi bật. Trên quan điểm đó, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đ ã thường xuyên theo sát chỉ đạo mọi ngành, mọi cấp, mọi người thực hiện nhiều biện pháp ra sức phát triển nông nghiệp. Người nhắc nhở: "Phải lấy nông nghiệp làm chính, nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa, giáo dục, y tế, v.v... Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm" (chúng tôi nhấn mạnh. Tg) (11.396). N ếu chúng ta nhìn lại, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, khi mọi người luôn nhấn mạnh vai trò của công nghiệp, cho rằng công nghiệp nặng có vai trò nền tảng của nền kinh tế thì mới thấy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nông nghiệp là rất táo bạo, rất sáng tạo. Sự chỉ đạo tập trung phát triển nông nghiệp của Người là hoàn toàn chính xác. Nhận thức đó thể hiện phẩm chất một nhà lãnhđạo hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình, nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, không câu nệ như những lý thuyết gia thông thường. Tiếc rằng chúng ta chưa thực hiện đầy đủ những lời chỉ bảo quý báu đó của Người. Nhấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng Khi nói v ề đường lối phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của công nghiệp hóa. Người đã từng nói: "Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính... Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta" (10. 41). Khi nói v ề đường lối công nghiệp hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất coi trọng công nghiệp nặng. Trong bài báo "Thế nào là công nghiệp hóa", đăng trên báo Nhân Dân ngày 22-1-1960, với bút danh C.K, Người đã viết: "Công nghiệp nặng là đầu mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc cho nông nghiệp. Cho nên chưa có công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được". Trong bài nói tại Hội nghị của Bộ Công nghiệp nặng ngội nghị của Bộ Công nghiệp nặng ng1964, Người còn nói rõ thêm vai trò của công nghiệp nặng: "Nhiệm vụ của công nghiệp nặng rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Để nâng cao không ngừng đời sống của nhân dân, để xây dựng thắng lợi CNXH, chúng ta phải quyết tâm phát triển tốt công nghiệp nặng" (11.352). Người coi trọng công nghiệp nặng đến mức Người đặt cụm từ công nghiệp nặng bên cạnh cụm từ công nghiệp hóa như đồng nghĩa: "Muốn bảo đảm đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa XHCN, phải xây dựng công nghiệp nặng" (10.159). Người còn cho rằng: "Công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập" (11.459). Nh ấn mạnh vai trò của công nghiệp nặng đến mức gắn liền vai trò của công nghiệp nặng với việc xây dựng nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh, coi công nghiệp nặng làm cơ sở cho nền kinh tế độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự chỉ dẫn cho chúng ta phải quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề này. Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân Khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên hãng Thông tấn xã Pháp (ông Becna Uynman) vào cuối năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Ở thời đại chúng ta, tôi nghĩ rằng bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" (7.379-380). Chúng ta bi ết rằng vào những năm 50, những năm 60 và cả những năm 70 của thế kỷ XX, ở Việt Nam và các nước XHCN đều quan niệm rằng nền kinh tế kế hoạch hóa là đặc trưng riêng có của CNXH. Lúc đó ai cũng cho rằng nền kinh tế TBCN dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tất yếu phát triển tự phát vô chính phủ. Lúc đó trong nhiều sách giáo khoa kinh tế chính trị còn nóiđến một mâu thuẫn trong nền sản xuất TBCN, đó là mâu thuẫn giữa tính có kế hoạch trong từng xí nghiệp và tính vô chính phủ trong toàn xã hội. Vì thế, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Bất cứ nền kinh tế nào ít hay nhiều cũng phải kế hoạch hóa" vào thời điểm cuối 1954 thực sự thể hiện tư duy lý luận sâu sắc, vượt thời đại! Nó chứng tỏ rằng Người có một nhãn quan khoa học, độc lập, không bị tác động bởi tư duy giáo điều đang chi phối quan điểm và nhận thức của đại đa số các nhà khoa học và quản lý khi đó. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 45 :Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo? Trả lời : (Câu này cũng botay) M ột vài chi tiết về nho giáo: Nho giáo nói chung và Khổng giáo nói riêng là khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lý hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ phong kiến, phân chia đẳng cấp – quân tử và tiểu nhân, trọng nam khinh nữ, chỉ đề cao nghề đọc sách. Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất nhiều dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 46: Hãy phân tích quanđiểm của Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của Đạo đức. Trả lời : Quan niệm về vai trò ,vị chí của đạo đức cách mạng: Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đạo đức được xem xét tr ên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Vai trò của đạo đức cách mạng là to lớn, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Như đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ con đường đi đến độc lập dân tộc và CNXH là con đường dài, đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ và nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta. Đạo đức l à gốc, là nền tảng vì nó liên quan tới Đảng cầm quyền. Nguy cơ của đảng cầm quyền đó là sự sai lầm về đường lối, suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội, nếu cán bộ đảng viên không tu dưỡng đạo đức thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người. Vì thế, Hồ Chí Minh cho rằng “Đảng là đạo đức, là văn minh”. Vai trò của đạo đức còn thể hiện là lòng cao thượng của con người. Mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau… nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì là người cao thượng. - Các thế hệ người Việt Nam phấn đấu cho độc lập dân tộc đến với Hồ Chí Minh trước hết là đến với tư tưởng đạo đức của Người. “Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” là khẩu hiệu chung của người Việt Nam -Tư tưởng đạo đức và bản thân đạo đức của Hồ Chí Minh là kết tinh đạo đức của dân tộc, của nhân loại. Hồ Chí Minh là điểm rực sáng về đạo đức đối với thế giới và đối với Việt Nam. Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Theo Lênin,“đạo đức là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản.” H ồ Chí Minh cho rằng, Đảng “là đạo đức, là văn minh”, thì mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc mình và của thời đại. Trí tuệ là sự hiểu biết đúng đắn về CNMLN, tri thức hiện đại của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Đạo đức là những phẩm chất mà con người cần có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và CNXH. Muốn làm cách mạng thì con người cần có tâm trong sáng, đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc. Cái tâm ấy phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình. Phải có tâm, có đức mới giữ được CNMLN và đưa chủ nghĩa MLN vào trong cuộc sống. H ồ Chí Minh cũng quan tâm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân lao động. Tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng mà Người đề ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người cùng phấn đấu. Trong cuốn Đường Kách mệnh, bài đầu tiên nói về tư cách người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu một quan điểm lớn: phải có cái đức để đi đến cái trí, và khi có trí thì cáiđức đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, chấp nhận, đi theo. Có đức nhưng phải có tài, đức và tài quan hệ mật thiết với nhau. Có đức nhưng phải có tài,hồng và chuyên phải kết hợp, tài càng lớn thìđức càng phải cao, vìđức – tài nhằm phục vụ nhân dân. Đạo đức là gốc, là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vìđộc lập dân tộc và CNXH. www.Diachu.ning.com Địa chỉ cập nhậtt liên tục tài liệu ôn thi -NEU Câu 47 : Hãy trình bày quanđiểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới? ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêuở nước ta hiện nay? Trả lời : A.Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới a. Trung với nước, hiếu với dân Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất. Trung, hi ếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới. Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống và vượt trội. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hy sinh vìđộc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị-đạo đức cho mỗi người Việt Nam. Đối với cán bộ đảng vi ên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thàmh với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu, thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân; dân là đối tượng để phục vụ hết lòng. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: -Đặt lợi ích của đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. - Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng. - Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung của hiếu với dân là: - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân. - Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. -Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi,” Liêm là “luôn luôn tôn tr ọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là:... cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị. Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham uý lạo. Cụ Khổng nói: người mà không liêm, không bằng súc vật. Cụ Mạnh nói: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, với người, với việc. Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mìnhđể phát huy điều hay, sửa đổi điều dở. Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước. Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết: “Tr ờI có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thànhđất Thiếu một đức thì không thành người”. C ần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc. “Nó” là cái cần để “làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Chí công vô tư , là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vìĐảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng. Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Hồ Chí Minh viết: “ Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Hồ Chí Minh cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. Chí công vô tư là tính tốt có thể gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là để vững vàng qua mọi thử thách : “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. c. Yêu thương con người K ế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xácđịnh tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Tình yêu rộng lớn dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Hồ Chí Minh chỉ ham muốn cho đất nước được hoàn toàn độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chỉ có tình yêu thương con người bao la đến như vậy mới có cách mạng, mới nói đến CNXH và CNCS. Nghiêm khắc với mình,độ lượng với người khác. Phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa, đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Bác căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành. Tình yêu thương con người còn là tình yêu bạn bè, đồng chí, có thái độ tôn trọng con người, điều này có ý nghĩa đối với người lãnhđạo. d. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em. Đó là tinh thần đo àn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. Sự đoàn kết là nhằm vào mục tiêu lớn của thời đại hoà bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. B.Ý nghĩa Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, => những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Thứ nhất, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thứ nhì, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Thứ ba, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Thứ tư phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Th ứ năm, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro