Phần III: 6.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau khi tự gặm nhấm mớ kí ức đau khổ thời học sinh vô lo, tôi thở dài, tính tiền. Trong lúc cậu phục vụ bưng bê dọn dẹp, tôi suy nghĩ tối nay sẽ làm gì. Đồng hồ điện thoại báo rằng mới chỉ khoảng hơn sáu giờ tối mà thôi, tức là còn khá sớm. Có điều tôi đang đói và mệt, có lẽ tại vì buồn chứ không phải là do thiếu năng lượng. Về khách sạn phải ăn uống rồi ngủ nghỉ. Một ngày dài. Quá dài với quá nhiều thứ.

Lại ngồi lên xe, lại vặn chìa khóa, lại đeo mũ, lại bấm đề, lại vặn ga, lại bắt đầu phóng đi trên những con đường vô định, lòng vòng khúc khuỷu và đan vào nhau như mạng nhiện, rối như tơ vò, phiêu lãng với gió; Cảm nhận cái lạnh thấm dần vào người, quan sát những con người vui vẻ đi chơi, những con người âu lo bán hàng, những tiếng mời chào đon đả, những quán xá lặng thinh; Mặt hồ thiếu ánh sáng sóng gợn lăn tăn, những hàng thông ủ rũ hờ hững; Ghế đá công viên cặp tình nhân ngồi, những tiếng đàn hát vọng ra từ đâu đó, chợ họp đêm họp ồn ã; Con đường đông xe cộ tấp nập, con đường vắng tiếng xe vang, lên dốc giữ rịn tay ga, xuống dốc gìn chặt tay lái; Nhá nhem những ánh sáng khu trung tâm, hang cùng tối tăm hắt ra từ trong nhà những đốm lờ mờ của ánh đèn huỳnh quang; Gió rì rào thì thầm những bản nhạc vàng trữ tình, ánh trăng bất lực trước những nguồn sáng nhân tạo mà đành ngậm ngùi rụt rè chiếu sáng những tản mây đang vỗ về mình; Quảng trường rộng với búp atiso sáng và chói lòa đón gió hồ, người người lũ lượt chơi và chụp hình, cười nói vui vẻ với những chiếc xe để thản nhiên mà không cần trông bởi niềm tin cho nhau; Nhà thờ tối và không được thắp sáng, những cánh cổng uy nghiêm nghỉ ngơi sau một ngày dài, con gà bào hướng gió tí nị trên đỉnh nhíu mày mãi không thấy được.

Sau một hồi lòng vòng khắp Dala không chủ đích, tôi về lại khách sạn. Tôi gởi chìa khóa xe, lấy chìa khóa rồi lên phòng. Ấm. Tôi thoải mái nằm sải lai, thưởng cho tâm hồn vài giây phút hiếm hoi vô lo trong cái chuyến du lịch mắc dịch này. Sau đó rửa mặt cho tỉnh táo, lấy ra tờ tiền năm chục ngàn, vất lại điện thoại cùng ví trên giường rồi đi xuống nhà hàng ăn tối. Tôi gọi món cơm chiên dương châu. Và rồi là những phút giây chờ đợi. Cái đói cái mệt bắt đầu tấn công tôi nhưng tôi không có bất kì cái gì để giúp tôi phân tâm cả: Điện thoại để trên phòng, và chỉ mình tôi ngồi tại cái bàn gần quầy trong khi những vị khách khác ngồi có cặp - Một cặp trẻ, chắc du lịch bụi, rồi, tôi đoán, cặp mẹ con người nước ngoài hồi sáng. Quán đang bật một bài nhạc không tên nào đấy, giai điệu nhẹ nhàng. Tiếng piano dìu dịu lấp đầy cái sự mênh mông trong lòng tôi, nhưng chưa đủ là tôi quên cơn đói. Khẽ nuốt nước bọt khan, tôi nhắm chặt mắt lại rồi mở to hết cỡ đồng thời há hốc mồm ra. Người ngoài nhìn vào sẽ ngỡ tôi đang bị ảo giác, bị phê thuốc hay cái gì đó đại loại thế nhưng không, tôi chỉ đang mệt, đang vô định, đang cố gắng đẩy tâm trí vào hư vô nhằm quên đi cái thực tại nhàm chán chết tiệt, quên đi cái đắng cay của việc thất bại không bao giờ chịu buông tha cho tôi dẫu tôi đã tự cắt đứt bản thân mình ra khỏi những xiềng xích quấn quanh người tôi ở Sago. Nhưng đó là điều mà tôi làm liên tục suốt nhiều năm vừa qua, làm tiếp thì có tác dụng gì trừ việc gây cho tôi thêm hối tiếc? Phải thay đổi Tâm à, phải thay đổi. Mày cần thay đổi. Tôi cần thay đổi. Nhưng bằng cách nào? Quẫn trí, tôi nằm vạ ra mặt bàn, cảm nhận cái lạnh vô hồn của vật chất tản lên má, lên tai, hai tay ôm lấy người, khít chặt quanh vùng bụng. Có lẽ là có thực mới vực được đạo, đói và mệt thỉ chẳng tí năng lượng nào lên não, mà giống như động cơ thiếu xăng, não thiếu năng lượng thì sao suy nghĩ cho sáng suốt được! Ăn xong, no nê, sẽ gọi thêm một phần cà phê. Những thứ kích thích sẽ giúp tôi tỉnh táo để nhìn lại mình. Ừa. Những thứ sẽ giúp tôi tìm lại mình. Hoặc chí ít giúp giúp tôi kéo dài thêm chút tỉnh táo để tránh những mơ hư ảo kia. Tôi không hiểu đấy là hiện tượng tâm lý gì, nhưng tôi cho rằng do bản thân bị áp lực. Không ít những trường hợp hóa điên do áp lực. Tôi có thể là người tiếp theo. Không, tôi chắc chắn là người tiếp theo: Đầu tiên là bỏ hết mọi thứ ở Sago chạy một mạch hơn hai trăm cây số lên Dala, mém chết hai lần nhưng vẫn không quay đầu lại; Những giấc mơ siêu thực, tôi mơ thất tôi giết tôi; Những ám ảnh, những kí ức buồn vọng về từ quá khứ xa xăm; Nàng mò lên đến tận cái xứ Dala này kiếm tôi, kéo tôi ra khỏi những giấc mơ hão huyền về những ngày vô lo. Mà khoan đã hình tôi có

"Quý khách ơi! Phần ăn của quý khách đây!"

Tiếng gọi vui vẻ từ cậu phục vụ cộng với mùi hương ngào ngạt từ đồ ăn lôi tôi ra khỏi dòng suy nghĩ rối rắm của bản thân. Trước mặt là một dĩa cơm chiêm dương ngon lành vàng đượm còn bốc khói nóng nghi ngút: Nó có vài cọng ngò thơm rải lên trang trí, li ti những hạt tiêu rắc đều đen đen vụn vụn; Ẩn hiện những miếng cà rốt cam cam vui mắt vuông vắn, những miếng đậu que xắn nhỏ xanh rì mọng nước, những mảnh lạp xưởng chín vừa tới. Dù sao trời đánh cũng tránh bữa ăn, tôi xoa tay cho ấm rồi bắt đầu xịt nước tương đều tay, cầm muỗng và dĩa lên. Toàn bộ các giác quan của tôi bị kích thức tột độ bởi bức tranh đồ ăn tuyệt mĩ đang được bày ra trước mắt.: Bức tranh nhiều màu sắc của dĩa cơm trên nền dĩa trắng, sáng loáng muỗng dĩa inox chực chờ xới tung bức tranh ấy lên để đưa vào vòm họng đầy nước bọt của tôi; Cái ấm, cái ngon của dĩa cơm chiên nghi ngút, lan tỏa cùng khói, khiến cho tim đập nhanh gấp mấy lần sau mội hơi thở bởi sự cám dỗ từ hương thơm ấy mang lại; Không kể cái đói cái mệt là cho các giác quan của tôi thính nhạy hơn nhiều lần, và khi ăn muỗng cơm đầu tiên thì một cảm giác ngất ngây đê mê lan tỏa. Tôi không nhớ đã bao lâu rồi tôi không ăn ngon và ăn nhanh như thế, chỉ biết là sau khi no cành bụng ra, tôi thở hắt ra một tiếng, mãn nguyện và vui vẻ trở lại.

Mỉm cười, tôi thanh toán rồi ra ngoài tản bộ. Khi vừa bước ra ngoài quán, cảm giác về nhiệt độ của tôi quay ngoắt từ ấm sang lạnh. Mà cũng phải thôi, tầm này chắc tám giờ hơn rồi, sương đêm đang lặng lẽ chìm xuống, những nhiệt lượng còn tụ tập trong đất đã được giải phóng ra. Phả ra khói, tôi giật mình ngỡ bản thân vừa châm thuốc nhưng không, chẳng có tí gì hắc hay khó chịu bay vào buồng phổi tôi cả mà chỉ là không khí lạnh đầy hơi ẩm trong lành của Dala tràn vào phổi tôi mỗi lần lồng ngực tôi nhấp nhô. Không hiểu vì sao tôi mỉm cười. Có lẽ là do thanh thản khi ví, điện thoại và thuốc lá tôi đều để lại trong phòng. Tự do. Người không một đồng, thậm chí cả chìa khóa phòng cũng gởi lại quầy lễ tân. Không ràng buộc. Đi từng bước dài, hai tay để bên trong túi áo khoác để bảo vệ nó trước cái lạnh, môi khô đi, mũi bắt đầu thấy khó chịu. Con đường trước nhàhàng là một con dốc - Nhà hàng ngay giữa lưng chừng con dốc. Tôi đi lên dốc. Đường đương đối tối và vắng xe. Nếu giờ tôi đang ở Sago, với con đường hai làn xe hơi cỡ này, với hàng tá nhà hàng quán xá ven đường thế này thì còn lâu mới có cảnh im lìm thỉnh thoảng bị phá vỡ bởi tiếng động cơ. Đèn điện vàng trắng đủ màu từ trong nhà hắt ra ngoài đường kết hợp với đèn đường vàng cam tạo thành một màn vũ hội ánh sáng lung linh mà êm đềm kì lạ. Người ta ngồi bên trong nhà, với áo quần đủ cả, có người khách phương xa ngồi trong phòng chờ với cả khăn len và mũ mão, liu diu trầm ngâm theo cái lạnh của Dala. Cảnh tượng thanh bình đều đều trôi qua con mắt tôi. Đi mãi cũng hết con dốc tôi gặp một một vòng xoay. Cảm thấy như vậy là đủ, tôi quay lại vì nhu cầu được nằm xuống, hay ngồi xuống thôi cũng được, hối thúc. Vừa đi tôi vừa ngáp, lâu lâu lại đá những cục sỏi chơi vơi trên vỉa hè. Thỉnh thoảng tôi còn chụm hai chân lại mà bật một quãng. Cảm giác bụng được lắp đầy đã khởi động một cái gì đó trong tôi, một chuỗi dây chuyền phản ứng, làm chất xúc tác một hỗn hợp ngủ sâu. Lưng áo bắt đầu đổ mồ hôi ra do không quen vân động nhiều, ví dụ đi bộ lên dốc nửa cây số, nhất là vận động trong lớp áo khoác giữ nhiệt. Về lại cái ngã ba giữa con dốc, tôi rẽ lại vào khách sạn. Chú Tuấn đang ngồi trầm ngâm hút thuốc ở bàn tiếp khách trước quầy lễ tân, trên đỉnh của cái cầu thang con dẫn lên cửa khách sạn. Tôi tiến tới, hỏi chú liệu tôi có thể ngồi không. Chú bảo được, thoải mái. Tôi ngồi xuống, lựa một tư thế thoải mái có thể giúp cái bụng càng ra một chút. Tôi cười. Chú hỏi thăm, chuyện sáng nay. Tôi nói với chú rằng đó là một câu chuyện vô thưởng vô phạt, rằng tôi xin lỗi đã làm phá hoại không khí của quán. Chú cười bảo không sao, chú từng thấy nhiều vụ nghiêm trong hơn. Tôi cười. Chú hỏi tôi hút thuốc không. Tôi nhận lễ rồi rít một hơi. Khói chậm di chuyển từ lưỡi đến vòm họm, xuống khí quản, rồi vào phổi. Không ho. Vui. Tôi gác điếu thuốc lên gạt tàn, nhả khói chầm chậm. Thỉnh thoảng tiếng xe cộ từ ngoài đường vọng vào, lan ra rồi biến mất như bọt nước. Cái lạnh trìu mến nhìn cảnh im lặng này, rồi chơi đùa với khói thuốc: Chúng bay lả lơi từ gạt tàn của tôi lên không, bởn cợt với nhau ròi hòa vào bầu không gian xung quanh đang lắng đọng xuống. Cảm giác như thời gian trôi chậm lại. Im lặng dễ chịu. Chú im lặng. Tôi im lặng. Lắng nghe. Không rõ lắng nghe điều gì. Nhưng tôi vui. Thế là tôi phá vỡ im lặng. Tôi kể cho chú nghe nhiều chuyện, chẳng hiểu vì sao tôi lại kể, nhất là kể những chuyện mang tính riêng tư, những chuyện mang đầy sự thảm hại như thế cho một người hoàn toàn xa lạ. Ừ thì đêm hôm trước tôi có kể cho chú nghe về sự lựa chọn đại học của mình nhưng tính ra nó cũng chỉ qua loa, không chi tiết. Lần này không, tôi sẽ kể, kể hết. Tôi biết chú Tuấn, với con mắt trải đời, đôi tai đã nghe qua nhiều chuyện, với tấm lòng rộng mở sẽ lắng nghe tôi. Chắc chắc chú sẽ lắng nghe tôi, nghe hết mọi thứ:

"Nói chung con, ừm, thích vẽ. Chú biết không, con yêu vẽ lắm. Vẽ phong cảnh, vẽ người, vẽ nhà, vẽ cửa. Con vẽ suốt. Vẽ liên tục từ hồi con tám tuổi đến năm con mười tám rồi con ngưng. Chú biết vì sao không? Vì câu chuyện con kể cho chú nghe tối qua đó! Lúc đó con buồn lắm, khóc hết nước mắt. Con đã bẻ cọ, xé tranh, dọn hết các bộ màu vào thùng rác. Điên khùng dại dột tuổi trẻ ấy mà. Con nghe lời bố con thi vào trường bố chọn. Tính ra trường đó dễ, con thi vào không khó khăn lắm. Con tự dặn với lòng mình rằng cái ước vọng kia chỉ là thứ xa vời, là một cái gì đó không đáng, là một cái gì đó bấp bênh, không có tương lai. Chỉ có học cái ngành mà bố định hướng mới ổn định. Con biết con biết. Nhìn chú con biết sẽ nói kiểu như là: 'Đấy là do bố con có kinh nghiệm của người đi trước, ông ấy làm thế chỉ muốn tốt cho con. 'Nhưng chú chưa hiểu đâu. Đây này, chỗ này là con tim con này. Nó đập hằng ngày chỉ để bơm máu thôi. Vì con nhận ra từ con bẻ cọ con đã tự hủy hoại đi một thứ gì đó trong tâm hồn mình. Con không còn quyến luyến những cảnh hoàng hôn nắng rán vàng ươm ngất ngây quét qua những tòa nhà cao tầng nữa; Con đã thôi run rẩy mỗi khi nghe thấy một bản nhạc hay nữa; Thậm chí cả khi con đang ở cái xứ Đà Lạt nên thơ đẹp mê hồn này, con chỉ thấy lạnh! Sương mù phủ xuống mờ ảo, lãng mạn? Chỉ là thứ cản trở tầm nhìn! Những rừng thông lá kim uy nghiêm, rợp bóng xuống làn đường? Chúng chỉ là thứ cây cối im lặng chán chường! Hồ Xuân Hương xinh đẹp thơ mộng, gió thổi hiu hiu lăn tăn gợn sóng mặt hồ? Ôi thôi, rác rến với chẳng tảo lềnh bềnh khắp mặt hồ! Thú thật con lên đây chỉ vì con không còn chốn nào để đi! Con không biết đi đâu! Chú biết không, con từ đến Đà Lạt hai lần rồi. Mỗi lần một cảm nhận khác nhau. Nhưng tựu chung lại là con yêu nơi này. Con vẫn còn yêu nơi này, đó là lí do con chạy xe máy lên đây một mình lần thứ ba này. Con nói những điều vừa nãy không phải vì con ghét Đà Lạt, xin chú đừng hiểu lầm. Chỉ là con cho chú thấy có một cái gì đấy đã biến chuyển bên trong con. Con không còn giống ngày xưa nữa. Con nhu nhược. Con yếu đuối. Con ù lì. Con chỉ là một thứ vô dụng không làm được cái gì ra hồn. Con không xứng đáng với mọi thứ con có như công việc ổn định, người yêu, sự rảnh rỗi của bản thân. Con tự ghê tởm bản thân. Con là một thằng hèn chú ạ khi không dám từ bỏ những thứ không thuộc về mình kia. Con..." Tôi kềm lòng không được, bắt đầu nức nở. Mặt mũi tôi rúm ró lại như thể người ta vắt miếng bọt biển. Tôi ngồi với hay cùi chỏ chống vào đùi, dùng tay ôm mặt mà khóc. Nước mắt chảy lọt qua những kẽ tay, lăn dài xuống. Tôi cố gắng bình tĩnh lại, ngồi bật ra đằng sau, ngửa cổ lên trời, hít vào thở ra để lấy lại bình tĩnh rồi tôi nhìn chú Tuấn: Gương mặt trải đời ấy sao lại cho tôi cảm giác ấm áp, gần gũi lạ; Đôi mắt già nua với nhiều khóe chân chim nhìn tôi đầu cảm thông; Đôi môi mím chặt để giữ những câu chữ khuyên bảo triết lý của bản thân lại vì chú hiểu rằng tôi không cần lời khuyên - Tôi chỉ cần được lắng nghe; Và khi tôi mỉm cười, chứng tỏ cho chú thấy những cái chất chứa, những tâm sự nặng trĩu trong lòng tôi đã nhẹ bớt phần nào, chú mỉm cười lại với tôi. Tôi thở dài, rồi nói tiếp với ánh mắt hướng ra vùng xa xăm: "Nói chung thì... Nói sao nhỉ. Con xin lỗi chứ vì những câu chữ vừa qua. Chỉ là con. Con bị kẹt. Và bị lạc." Tôi khẽ nuốt nước bọt. "Con không biết phải làm cái gì với chính mình nữa chú ạ. Con chỏng chơ. Con bơ vơ. Con có nhà để về, có người để yêu nhưng con cảm thấy mình không thuộc về họ. Con cảm giác khi con gặp họ, nói chuyện với họ, như thể con đang phải đeo mặt nạ. Con khó chịu lắm chú. Như mình bị đâm phải gai nhọn, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm. Cực kỳ khó chịu. Nó đau nhưng không khiến con hét lên. Nó phiền nhưng con không thể thoát ra được. Như nằm trên một cái nệm êm ái nhất trần đời được phủ toàn bộ bằng hoa hồng. Đẹp đẽ, đáng mơ ước nhưng đầy đau đớn và như thể là địa ngục. Có điều con không thể cắt đi những mối quan hệ đó. Vì nếu cắt chúng đi con không còn bất kì manh mối nào cho con biết con là ai trên cõi đời này. Không có ước mơ, không có sở thích, nhìn đời bằng con mắt u ám. Nếu không có những sợi dây ràng ấy chắc con hóa điên rồi. Mà dù giờ con đã hóa điên sẵn. Con hiểu ánh mắt của chú. Con là một kẻ vô lại, thất bại, tồi tệ. Con có ý định tự tử nhưng con không ngu dại. Con còn ham sống lắm chú. Nhưng sống kiểu này con không ham. Chú biết không, có một câu này con không nhớ mình đã đọc, đã nghe ở đâu nhưng nó ảm ảnh con: 'Nếu bạn năm hai mươi lăm mà chưa làm được cái gì mà bạn cảm thấy tự hào, tốt nhất bạn nên tự xem lại bản thân mình đi.' Con chưa bào giờ cảm thấy mình đã làm được cái gì con có thể xem là tốt, nói gì đến tự hào. Và, vâng, năm nay con hai mươi lăm."

Rồi tôi ngừng nói, để những tiếng thổn thức cay đắng của bản thân nói thay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro