Một số lưu ý trong tổ chức của Isagi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Lưu ý cho phòng

a) Phòng chung

- Phòng họp: Chỉ dành cho các chỉ huy
+) Là nơi các chỉ huy gặp mặt đầy đủ nhất để trình bày về một số vấn đề.
+) Các chỉ huy nếu muốn trình bày một vấn đề nhất định với tập thể sẽ trình bày với Isagi để được mở cuộc họp.
+) Nếu như không có trường hợp ngoại lệ như trên thì mỗi cuộc họp được tổ chức 2-3 ngày một lần, hầu hết là để Isagi phân bố nhiệm vụ mới, hay để bàn kế hoạch,...
+) Các chỉ huy nếu muốn phát biểu ý kiến trong cuộc họp sẽ giơ tay và nói khi được Isagi cho phép (+) (biết vì sao để dấu cộng không? Vì mấy thằng như Nagi hay Bachira thì chúng nó có đọc luật đ đâu)
+) Các chỉ huy không được phép mang vũ khí, điện thoại, mic, camera,... và những thiết bị liên lạc nói chung khi chưa được cho phép.
+) Trong một số trường hợp khẩn cấp, Reo, Niko và Y/n có thể mở cuộc hợp mà không cần xin phép.
+) Vì trong phòng có bảng thông tin dán nhiều thông tin cơ mật nên phòng họp luôn được khóa cẩn thận khi không được sử dụng.
○ Khóa 2 lớp, cả chìa khóa và mật khẩu.
○ Người giữ chìa khóa là Isagi và Y/n, còn mật khẩu thì Kurona, Chigiri, Reo, Y/n và Isagi biết.
- Phòng thông tin: Chỉ dành cho các chỉ huy
+) Là nơi các chỉ huy dùng để tra cứu camera, cơ sở dữ liệu, hồ sơ online,...
+) Luôn luôn cần có 2 bảo vệ canh ngoài cửa để bảo vệ cho Hiori.
+) Là trung tâm thông tin của cả tổ chức vì nó kết nối với tất cả các đường dây liên lạc với bên ngoài, bao gồm cả liên lạc từ tổ trinh sát, tổ thực hiện nhiệm vụ lẫn liên lạc với các tổ chức khác.
+) Các giao dịch, ủy thác, hợp đồng,... trừ khi đối tác đến tận nơi, thì đều được thông qua phòng thông tin.
+) Phòng luôn luôn phải giữ ở trạng thái tắt hết đèn, vì đây là môi trường lí tưởng của Hackẻ.
+) Phòng đc trang bị các thiết bị tối tân nhất, với 2 máy tính bàn, 1 laptop sao lưu đầy đủ và hàng chục màn hình camera giám sát, trong đó có 1 màn hình lớn ở chính giữa để trình chiếu thông tin, vì thế căn phòng này giống một phòng họp thứ hai.
* Phòng là niềm tự hào của tổ chức vì bao nhiêu tiền đổ vào đây để có được cái hệ thống hoành tráng thế này.
- Phòng ăn: Chia làm 2 gian: 1 gian chung và 1 gian dành cho chỉ huy
+) Là nơi các thành viên chill nhất sau những ngày dài mệt mỏi.
+) Đồ ăn thì đương nhiên là được nấu cho, vì không thằng nào có vẻ là biết nấu ăn cả (trừ khi tôi add Barou vào) 
- Phòng khách: Chỉ dành cho các chỉ huy và khách.
+) Nơi tiếp khách, đối tác,... đến "giao lưu", bàn bạc, kí hợp đồng,...
+) Là bộ mặt của cả tổ chức nên đương nhiên là nhìn sáng sủa nhất.
+) Không gian hữu nghị "Safe Zone" vì không một ai, kể cả khách cũng như Boss đều không được mang vũ khí, thiết bị liên lạc, chất kích thích, vật dụng nguy hiểm,...
+) Phòng khách được mở 24/24 nên khi không có khách thì đây cũng là phòng sinh hoạt chung cho các chỉ huy luôn.
- Phòng hỏi cung: Chỉ dành cho các chỉ huy và các thành viên trong tổ hỏi cung.
+) Là phòng tra hỏi tội phạm, gián điệp, con tin,...
+) Là chiến trường trí tuệ của nhân viên hỏi cung và tội phạm.
+) Là địa bàn của Niko, nhưng đối với một số thành phần nguy hiểm, Isagi sẽ là người trực tiếp hỏi cung.
- Quán bar: Chỉ dành cho các chỉ huy.
+) Là thánh địa của các ông hoàng rượu mạnh (thực ra là cả cái tổ chức)
+) Không chỉ là nơi các chỉ huy nhậu nhẹt với nhau mà còn là nơi Isagi và các đối tác của mình "làm dịu mối quan hệ" bằng cồn.
+) Là nơi duy nhất trong tổ chức không cấm vũ khí vì trong một số trường hợp có thể xử luôn đối tác trong lãnh địa của mình.
- Phòng huấn luyện: Chỉ dành cho các chỉ huy.
+) Được mệnh danh là "phòng đào tạo nhân tài" vì nó không dành cho các chỉ huy mà dành cho các nhân tài các chỉ huy nhặt được.
+) Gồm nhiều phân khu khác nhau bao gồm nhiều mức độ huấn luyện khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau.
○ Xác định là tổ A thì đào tạo những mánh khóe hóa trang, tẩu thoát, cách sử dụng những trang thiết bị nghe lén, cậy khóa,...
○ Xác định là tổ B thì đào tạo những chuyên ngành tâm lý, cách nắm bắt tâm lý tội phạm, cách phân tích và tổng hợp thông tin, khả năng lãnh đạo,...
○ Xác định là tổ C thì đào tạo thể lực, khả năng cận chiến bằng dao, súng ngắn, súng lục, đến các loại vũ khí cơ bản nhất như xà beng, mẩu sắt,... trong trường hợp không có vũ khí phòng thân.
- Phòng y tế: Chung.
+) Được trang bị những trang thiết bị y tế cơ bản, đủ xử lý những vết thương như dao đâm hay bị bắn (1-2 phát), nhưng nếu nặng hơn thì chịu.
- Phòng kỷ luật: Chung.

b) Phòng riêng
- Phòng của Isagi: gồm 2 gian là thư phòng và phòng ngủ.
+) Thư phòng là nơi làm việc, được trang bị máy tính bao gồm các sổ sacha cần thiết, toàn bộ hệ thống camera trong trụ sở và một số khu vực nhất định (đương nhiên là không đầy đủ bằng phòng thông tin)
+) Ngoài ra, phòng riêng của Isagi có két sắt chứa một vài tài liệu, sổ sách, giấy tờ tuyệt mật mà ngay cả Y/n cũng không có mật khẩu.
- Phòng của Hiori là phòng thông tin luôn, vì hầu như ảnh không có thời gian trang trí phòng, hơn nữa ảnh cũng chỉ cần 1 chiếc giường thôi là đủ rồi. 
- Ngoài ra, các chỉ huy đều có phòng riêng.
+) Các phòng riêng không có camera giám sát trong phòng cũng như không có bảo vệ canh ngoài cửa, chỉ có duy nhất 1 cái camera ngoài hành lang để đảm bảo sự riêng tư cho các thành viên.

II. Lưu ý cho các quản lý

a) Tổ A

- Tổ có nhiệm vụ trinh sát và theo dõi đối tượng, mục tiêu trong vào ngày hoặc lâu hơn để lập kế hoạch chi tiết nhất về lịch trình cũng như xác nhận thông tin trong hồ sơ cho sẵn của đối tượng, từ đó tăng khả năng thành công cho tổ C khi thực hiện nhiệm vụ.
- Các vật dụng thiết yếu: máy ảnh, máy quay, máy thu âm, mic+tai nghe, thiết bị nghe lén, kính viễn vọng, thiết bị làm nhiễu sóng, USB trống, kính nhìn đêm, máy đổi giọng, dụng cụ mở khóa, thẻ thông hành, thẻ nhân viên (ở một số công ty lớn), dao, áo chống đạn
- Các thành viên khi do thám phải bật tai nghe và mic 100% để đảm bảo sự xuyên suốt của thông tin cũng như sự an toàn cho trinh sát.
- Đối với các ủy thác lấy bằng chứng về các hoạt động phi pháp, trinh sát cần theo dõi dài kì (khoảng vài tháng để đạt kết quả tốt nhất)
- Trinh sát luôn phải đảm bảo thu được thông tin chính xác nhất, nhưng vẫn phải giữ tính mạng cho mình. Nếu thấy nhiệm vụ quá khó khăn, yêu cầu trụ sở cho hủy ủy thác/thêm viện trợ.
+) Mặc dù có thể lựa chọn hủy ủy thác nhưng nên đánh giá nhưng nên đánh giá tình hình khách quan để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
- Tổ A là điển hình cho câu nói "đêm dài lắm mộng" nên nếu có thể, hãy làm việc với hiệu suất cao nhất, không chỉ để tăng hiệu quả cho tổ chức mà còn là để bảo vệ chính mình.
- Các thành viên tổ A luôn phải có óc quan sát nhạy bén, khả năng xử lý tình huống cao cùng với trí nhớ tốt.
+) Vì không thể vừa quan sát vừa ghi chép thông tin cũng như không thể báo cáo ngay lập tức.
- Ngoài ra, tổ A cần phải có thể lực bền, khả năng hóa trang và tương thích tốt, biết cách cắt đuôi cũng như biết cách thao túng tâm lý, nắm bắt sơ hở, điểm yếu.
* Trong một số trường hợp đặc biệt, tổ A có thể xử lý luôn đối tượng nếu được sự cho phép của Isagi. Tuy nhiên, hành động này không được khuyến khích.
- Đối với tổ A, việc lập mối quan hệ tốt với những người xung quanh luôn là một lợi thế, vì nó góp phần làm cho đối tượng mất cảnh giác. Vậy nên trinh sát phải luôn bình tĩnh, hòa nhã, biết cách gây thiện cảm.
+) Không nên xăm mình, thu hút sự chú ý theo hướng tiêu cực, hành động bất thường,...
+) Dựa theo những tiêu chí trên, những Street boi như Hyoma và Kenyu là lựa chọn tốt nhất.

b) Tổ B

- Niko và Hiori được trang bị mic + tai nghe gần như cả ngày để nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác nhất.
- Tổ B có nhiệm vụ xử lý các thông tin như tin tình báo, tin hủy ủy thác, tin thêm viện trợ,... và tùy vào trường hợp mà tìm cách xử lý.
- Tổ B cũng quản lý về nhân lực của tổ chức và xử lý các vụ như lục đục nội bộ, gián điệp trong tổ chức,... Chỉ những vụ có độ nghiêm trọng cao mới được báo cáo lên Isagi.
- Tổ B mặc dù là tổ an toàn nhất vì hầu như không bao giờ ra ngoài trụ sở nhưng áp lực của tổ rất lớn vì chỉ cần bỏ qua 1 chi tiết, 1 lời báo cáo là có thể để lại hậu họa khôn lường cho cả 2 tổ còn lại.
- Phòng thông tin phải được trực 24/24, kể cả khi không có đồng đội nào đang thực hiện nhiệm vụ, vì có thể có các thông báo từ các tổ chức khác ngoài nước (múi giờ khác nhau) 
* Khi Hiori nghỉ ngơi thì 2 trợ lý của ảnh sẽ thực hiện nhiệm vụ này.
- Niko có nhiệm vụ đào tạo các nhân tài thế hệ sau để có thể kế vị/tiếp quản ghế chỉ huy trong tương lai.
+) Tùy vào năng lực bẩm sinh của đối tượng mà Niko sẽ chia thành nhiều cách dạy khác nhau, và mặc dù không có nhiều cách dạy khác nhau, và mặc dù không có nhiều kinh nghiệm về các kĩ năng chiến đấu của tổ C và kĩ năng do thám của tổ A, Niko vẫn sẽ đào tạo một vài kĩ năng cơ bản để thử trình độ rồi sẽ đưa ra kết luận và chuyển giao cho các chỉ huy của các tổ còn lại.
+) Vì thuộc tổ B nên "học sinh" được định hướng vào tổ B thì đương nhiên là bị Niko đì kinh nhất.
- Reo quản lý tài chính nên anh cần rất nhiều sổ sách của tổ chức (ghi chép thu nhập từ các ủy thác, giao dịch, các phi vụ làm ăn). Anh cũng giữ các bản hợp động không quan trọng (như hợp đồng với các tổ chức nhỏ và không đáng kể), hồ sơ thông tin của các đối tượng/mục tiêu ủy thác.
* Isagi chỉ giữ những bản hợp đồng, sổ sách quan trọng và cần thiết,... Nên Reo quản lí hầu hết giấy tờ.
- Hiori cần có những phần mềm giải mật mã cấp cao, phần mềm hack, web đen, web ngầm,... để phòng trường hợp tổ A truyền thông tin cơ mật của địch có chứa mật mã [ngoài ra, một số tổ chức coi trọng bảo mật (như Sae) có thể sẽ gửi tin nhắn bằng mật mã.]
- Tổ B cần đảm bảo thông tin chính xác nhất có thể, vì mặc dù tổ A có thể đính chính thông tin thực tế nhưng sẽ mất thêm thời gian và công sức.
* Nếu Isagi không có thời gian để mở cuộc họp thì tổ B sẽ nhận trách nhiệm phân bố ủy thác và nhiệm vụ đến với các tổ, còn việc tổng kết nhiệm vụ và viết báo cáo trình lên Isagi thì là việc đương nhiên.
+) Báo cáo chi tiết về mục tiêu/đối tượng, người giao ủy thác, quá trình, thời gian, các chỉ huy góp mặt làm ủy thác, lợi nhuận.
+) Việc viết báo cáo sẽ chia ra cho Y/n và Reo, theo luật thì là luân phiên, nhưng Reo lại kêu là chơi oẳn tù tì phân thắng bại thì mới "thú vị". Kết quả là phải tăng ca 3 ngày liên tiếp.
- Khi nhận được thánh chỉ của Isagi về một ủy thác có quy mô lớn/đối tượng có tầm ảnh hưởng lớn/nhiệm vụ có độ khó cao, cần nhiều nhân lực/... thì Reo, Niko và Y/n sẽ có 1 cuộc họp riêng để bàn sơ bộ chiều hướng của kế hoạch. Đem bản kế hoạch sơ bộ cho Isagi để nhận xét.  Sau đó sẽ yêu cầu Isagi cho mở cuộc họp để phổ biến kế hoạch và tiếp nhận góp ý.
- Tổ B không được phép sử dụng các chất kích thích (ma túy, rượu bia,...). Ngoài ra, 2 trợ lý của Hiori không được sử dụng cả thuốc lá trong phòng thông tin.
- Tổ B cần phải có óc quan sát, xử lý thông tin nhanh, nhưng cũng cần độ chính xác cao; khả năng xử lý tình huống nhanh, nhạy bén, đầu óc chiến lược tốt, khả năng lãnh đạo, chăm chỉ, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ,...
- Mỗi thành viên của tổ B phải luôn luôn có sổ và bút bên người, ngoài ra còn cần có laptop riêng.
- Các nhân viên của tổ B (không phải chỉ huy) không được phổ biến toàn bộ thông tin của ủy thác/nhiệm vụ (nhất là các nhiệm vụ lớn) để đảm bảo sự bảo mật của thông tin.

c) Tổ C

- Các thành viên khi đi thực hiện nhiệm vụ phải luôn trang bị mic + tai nghe, camera phải bật 100%.
+) Camera được bật và gọi video call về phòng thông tin (sử dụng thiết bị làm nhiễu sóng), camera bật quay về phía ngoài, tối ưu nhất là cho vào túi áo ngực của áo khoác, thò camera ra ngoài.
+) Tất cả các thành viên đều phải bật camera, nhưng chỉ có các chỉ huy là trực tiếp về phòng thông tin.
- Các thành viên khi đi làm nhiệm vụ phải đảm bảo mang đủ 2 khẩu súng đủ đạn và 1 con dao phòng thân (ngoài ra, nếu tối ưu hơn nữa thì mang theo đạn dự phòng, mặc dù không cần thiết lắm)
- Các thành viên phải thành thạo tất cả các loại vũ khí, nhất là các loại súng khác nhau.
* Súng bắt buộc phải có ống giảm thanh.
+) Vì trong những trường hợp súng hết đạn và không thể cận chiến, có thể sẽ phải nhặt súng của địch để sử dụng (đương nhiên là không thể nào cũng cùng loại súng)
+) Khi bị truy sát, phải biết sử dụng dao để ám sát địch, ngoài ra, thể lực cũng cần được trui rèn thường xuyên.
- Vì thiết bị làm nhiễu sóng có tác dụng trong 1 thời gian nhất định, cần đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất có thể để đảm bảo tính bảo mật cũng như sự an toàn cho bản thân trong trường hợp địch gọi cứu viện.
- Cần đánh giá khách quan tình hình. Mặc dù tổ A có thông tin nhưng không loại trừ những khả năng xấu hơn. Khi số lượng địch đông hơn dự tính, thông báo huỷ uỷ thác/yêu cầu cứu viện.
- Cần xác định chính xác đối tượng/mục tiêu, không tự ý ra tay với mục tiêu khác.
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cần báo ngay cho phòng thông tin, sau đó lập tức rút khỏi hiện trường.
- Nếu có bất kỳ sai sót gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cần báo ngay cho phòng thông tin và chờ quyết định của tổ B. Tuy nhiên, nếu phải đưa ra quyết định ngay lập tức, suy nghĩ thật thận trọng và hỏi các đồng đội ở hiện trường để đảm bảo an toàn.
* Cần cách ly Nagi và Bachira khỏi những tình huống như trên.
- Khi đi làm nhiệm vụ, bắt buộc phải mặc áo chống đạn, đồng thời súng cũng cần trang bị ống giảm thanh.
- Chú ý:
+) Chú ý mặc thường phục, tránh camera giám sát theo chỉ dẫn của tổ B, sử dụng kính viễn vọng để theo dõi tình hình + xác định mục tiêu, sử dụng ống giảm thanh khi bắn.
+) Đeo khẩu trang, đội mũ,... tóm lại là làm mọi thứ để tránh bị nhận dạng.
* Ca sáng có Kunigami và Bachira, ca đêm là Kurona.
- Vì Bachira thăng vào ban đêm nên chắc chắn phải làm ca ngày, có điều không ai thiếu nơ ron não đến mức để nó đi 1 mình nên luôn phải điều Kunigami đi cùng.
- Và cũng bởi vì Nagi không thường xuyên đi làm nên Kurona sẽ là người thường xuyên làm ca đêm nhất. Cũng bởi vì vậy mà những uỷ thác vào ban đêm dành cho cậu cũng sẽ bớt khó khăn hơn 1 chút.
* Trong trường hợp đối tượng đi với người khác hoặc xung quanh quá đông, thông báo cho tổ B và rút lui, tốt nhất là không nên động thủ.
- Sau khi giết, lục soát và lấy hết các giấy tờ tuỳ thân, tiền, các đồ vật quý giá,... để nếu không kịp dọn dẹp hiện trường thì cảnh sát sẽ cho rằng đây là giết người cướp của.
* Trong trường hợp ám sát thất bại, tất cả những người tham gia làm uỷ thác đều sẽ bị kỷ luật.
* Trong trường hợp bị thương khi thực hiện nhiệm vụ, nếu còn địch thì gọi cứu viện và tìm chỗ an toàn để nghie ngơi, thực hiện sơ cứu nhanh. Sau đó, tuỳ vào mức độ của vết thương mà sẽ quyết định là đi bệnh viện hay về tổ chức chữa trị.
- Tổ C cần được đào tạo không chỉ khả năng tấn công mà còn cần có khả năng né đòn, phản đòn (trong trường hợp dùng dao), khả năng cảm nhận nguy hiểm ('mùi nguy hiểm'), phản xạ tốt, khả năng nắm bắt tình hình, tính linh hoạt, tương thích cao.

d) Lưu ý chung

- Khi đi ra ngoài mà không làm nhiệm vụ thì phải mặc thường phục, không mang súng, chỉ mang dao, không mang thiết bị liên lạc chuyên dụng của tổ chức, chỉ mang điện thoại riêng.
- Ca ngày: 7h-19h; Ca đêm: 19h-7h
- Gõ cửa thư phòng của Isagi trước khi đi vào.
- Có thể xin nghỉ phép trong những khoảng thời gian không quá quan trọng, tối đa 2 ngày.
- Toàn bộ tổ chức phải có lòng tin tuyệt đối vào Isagi và đồng đội, tránh những hiềm khích nội bộ và những lục đục không đáng có.
- Các chỉ huy nếu mắc lỗi trong thời gian làm nhiệm vụ, sẽ bị kỷ luật bằng cách giật điện với 1 mức độ không đủ gây ngất vì thế rất khó chịu. Thời gian sẽ tuỳ vào mức độ lỗi mà chỉ huy đó mắc phải.
- Không gây chú ý, không đánh động các cơ quan chính quyền. Vì mặc dù Isagi có thể đưa người ra bằng vài triệu yên, nhưng chắc chắn sẽ không vui vẻ gì.
- Tất cả các chỉ huy đều phải thành thạo sử dụng súng ngắn.
- Trong khoảng thời gian các thực tập sinh làm việc cùng, các chỉ huy không được phép lợi dụng quyền hành mà bắt nạt các thực tập sinh.
- Hạn chế nhất có thể việc sử dụng vũ khí trong tổ chức.
- Không phá hoại cơ sở vật chất của tổ chức.
- Không được phép uy hiếp, gây thương tích lên thành viên của tổ chức, khách,... khi chưa được cho phép.
- Tất cả các chỉ huy đều phải giữ 1 cái đầu lạnh trong mọi trường hợp, không nóng nảy, bốc đồng mà đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến an nguy của đồng đội.
- Trong mafia, không có sự thương hại. Đừng bao giờ chần chừ khi phải xuống tay với kẻ phản bội.
- Khi đồng đội bị thương, cần xem xét mức độ thương tích mà đưa ra giải pháp.
* Không được phép bỏ mặc đồng đội, ngay cả khi đó chỉ là thuộc hạ cấp thấp nhất.
- Tất cả các chỉ huy đều phải ở trong trạng thái nhận nhiệm vụ khẩn cấp. Đương nhiêm Isagi sẽ không tuỳ tiện giao uỷ thác nhưng trong trường hợp khẩn (yêu cầu cứu viện, uỷ thác khẩn,...), các chỉ huy không được phép lề mề, trì trệ mà luôn phải sẵn sàng cho thông báo tiếp theo.
* Khi có thông báo khẩn, tất cả các chỉ huy sẽ đều nhận được thông báo và tập trung tại phòng thông tin để nhận lệnh (các chỉ huy đang làm nhiệm vụ bên ngoài cũng sẽ nhận thông báo, chỉ là không cần tập trung thôi).

———————————————————————————

Ôi thôi thế thôi chứ mệt vcc các bae ạ ;))) Sắp liệt cmn tay rồi ;))
Còn bao nhiêu phần nữa nhma thôi kệ đi nhó, tự tưởng tượng đi
Sau này là cốt truyện chính nha, yêu các bae nhìuu 🫶🫶🫶

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro