Chương 256 - 260

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 256: Kiểm kê

Đậu Chiêu nhìn thấy Tống Hàn. Tống Hàn đang chen chúc trong đám người mua hàng.

Một người đụng vào hắn, đẩy hắn qua một bên, hắn hung hăng đẩy lại người nọ khiến người đó ngã xuống đất. Người nọ đứng lên định động thủ. Hộ vệ của Tống gia gạt hắn qua một bên, Trần Hạch chạy tới nói nhỏ với hắn mấy câu. Hắn miễn cưỡng gật gật đầu, đứng ở một bên. Trần Hạch chen vào.

Hộ vệ của Tống gia chỉ vào người nọ rồi nói mấy câu, hình như đang hỏi nên xử lý ra sao.

Tống Hàn đột nhiên ngẩng đầu nhìn về phía Túy Tiên lâu.

Đậu Chiêu hoảng hốt, tưởng rằng hộ vệ Tống gia đã nhìn thấy mình, bẩm báo cho hắn, đang muốn hỏi Tống Mặc có nên ra gọi Tống Hàn không thì lại thấy Tống Hàn cúi đầu, xua xua tay với hộ vệ kia, thả người nọ đi.

Trần Hạch đầu toát mồ hôi đưa túi đậu rang cho Tống Hàn.

Tống Hàn có vẻ rất vui, theo Trần Hạch vào Túy Tiên lâu.

Đậu Chiêu xoay người lại, thấy Tống Mặc cũng đang yên lặng theo dõi Tống Hàn.

- Nhị gia đến rồi!

Nàng vừa nói vừa ngồi xuống trước bàn lớn dành cho mười mấy người. Trong đầu không ngừng hiện ra cảnh Tống Hàn đẩy người nọ.

Tống Mặc rót trà giúp Đậu Chiêu.

Tống Hàn lon ton chạy lên lầu, đưa bao đậu rang cho Đậu Chiêu:

- Tẩu tẩu! Đậu rang đường Diêu Ký này! Ai đến Túy Tiên lâu ăn cơm cũng mua một bao về ăn thử đó.

Đậu Chiêu không ngờ hắn mua cho mình. Sau một hồi sửng sốt, nàng mừng rỡ đón lấy túi giấy, cảm ơn Tống Hàn.

Hiển nhiên là Tống Hàn rất vui vì Đậu Chiêu thích đồ hắn mua, hào hứng nói:

- Tẩu ăn thử đi! Nếu thích, về sau đệ sẽ thường xuyên mua về cho tẩu.

Trước ánh mắt nhiệt tình và chân thành của Tống Hàn, Đậu Chiêu cười gật đầu, mở bao giấy ra, thử một hạt.

Ngọt mà không ngấy, thanh thanh ngon miệng.

Đậu Chiêu không nhịn được gật gật đầu, bảo Tố Tâm đổ một phần vào đĩa thanh hoa, mời mọi người cùng thưởng thức.

Tất cả mọi người đều ăn, sau đó nhất tề theo ý Đậu Chiêu mà cảm tạ Tống Hàn.

Tống Hàn cười cười.

Nụ cười có vẻ miễn cưỡng. Ánh mắt lúc nhìn Đậu Chiêu cũng không còn thân thiết như khi nãy. Dường như trách cứ Đậu Chiêu cho người khác đồ hắn mua cho nàng, không tôn trọng ý tốt của hắn.

Đậu Chiêu như có điều ngẫm nghĩ.

※※※※※

Quay về phủ Anh quốc công đã là giữa trưa.

Tống Mặc phải vào cung trực.

Hắn nói với Đậu Chiêu: 

- Cứ mười ngày là ta được nghỉ một ngày. Trong đó có ba ngày sẽ trực trong cung, sáu ngày khác đều dậy vào giờ Dần, giờ Dậu về phủ. Hôm nay đến ngày ta phải trực trong cung, nàng có chuyện gì thì bảo Võ Di, Trần Hạch nhắn một tiếng với ta. 

Còn thấp giọng mà nói:

- Lục Minh nay đang làm quản gia ở khu nhà bên Tích Thủy đàm. Thủ hạ của hắn đang phối hợp với Đỗ Duy. Nếu vô cùng cấp bách, nàng bảo Tố Tâm đi tìm Lục Minh

Nói cách khác, những thủ hạ kia là tử sĩ của Tống Mặc.

Khó trách mấy hôm nay không nhìn thấy Lục Minh.

Đậu Chiêu cảm thấy mình còn rất nhiều chuyện muốn nói với Tống Mặc nhưng thời gian không cho phép. Nàng đành phải nói: 

- Thánh mười này, nhóm Trần tiên sinh sẽ vào kinh. Đến lúc đó, ta có chút chuyện muốn nói với thế tử.

- Không sao! Nàng thích nói lúc nào cũng được.

Đậu Chiêu bật cười.

Nàng rất thích thái độ bình thản như thể còn rất nhiều thời gian của Tống Mặc. Nó khiến nàng cảm thấy như năm tháng đang chầm chậm trôi, khiến nàng thỉnh thoảng lại nghĩ mấy năm sau sẽ như thế nào, tâm trạng cũng thư thái lại.

Đậu Chiêu tiễn Tống Mặc ra khỏi cửa.

Quay vào phòng, nàng bắt đầu kiểm tra đồ hồi môn, dựa theo thói quen và sở thích mà điều chỉnh một chút cách bài trí trong phòng. Sáng hôm sau, nàng cầm bản đồ mà Trần Khúc Thủy vẽ, dẫn theo Tố Lan, Tố Tâm đi tìm hiểu bố cục Di Chí đường.

Võ Di theo hầu hoảng hốt, vừa khẽ dặn Tùng La mau nói chuyện này cho Nghiêm Triều Khanh vừa cười vui vẻ giới thiệu cảnh trí các nơi cho Đậu Chiêu. Trong đầu thầm ghi nhớ những nơi Đậu Chiêu đi qua, nếu thế tử gia hay Nghiêm tiên sinh hỏi tới thì hắn còn biết đường trả lời.

Nếu Đậu Chiêu có lòng hại Tống Mặc, lúc trước cần gì phải ngàn dặm xa xôi cứu Tống Mặc? Huống chi, họ giờ đã là phu thê, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu.

Nghiêm Triều Khanh cười nói: "Phu nhân muốn đi đâu, muốn gặp ai, các ngươi đi cùng là được. Đừng ngạc nhiên và cũng không cần báo cho ta!

Võ Di nghe vậy thì toát mồ hôi lạnh. Đậu Chiêu hỏi lại hắn chuyện gì, hắn bớt đi sự khéo léo đưa đẩy, thêm mấy phần thành thật cung kính.

Đến buổi chiều, mọi người ở Di Chí đường đều biết chuyện này.

Lúc Đậu Chiêu hỏi chuyện a hoàn, vú hầu trong Di Chí đường, tất cả đều biết gì nói đấy. Đậu Chiêu nhanh chóng nắm bắt được tình hình nơi đây.

Di Chí đường là nơi nhiều đời thế tử Anh quốc công ở. Để bồi dưỡng năng lực của thế tử, Di Chí đường nghiễm nhiên như một phủ Anh quốc công nho nhỏ, có phòng kế toán, phòng thị vệ, phòng ngựa, phòng giặt đồ... Mọi thứ đều có. Thậm chí cửa ngách của Di Chí đường còn đối diện với cửa ngách của phủ Anh quốc công, người Di Chí Đường không cần đi qua cửa chính của phủ Anh quốc công. Di Chí đường như một thể riêng biệt, vô cùng tiện.

Đậu Chiêu từng có kinh nghiệm quản lý phủ Tế Ninh hầu. Danh sách người làm và sổ sách mang đến, nàng xem số thu chi các tháng trong nửa năm trở lại đây là đủ để áng chừng hàng năm Di Chí đường thu chi ra sao.

Nàng suy tính trong lòng nửa ngày, thấy sắc trời vẫn sớm nên đến chỗ Nghiêm Triều Khanh, thỉnh giáo ông: 

- Nếu ta muốn về ngõ Tĩnh An tự thì phải làm sao để được quốc công gia cho phép?

Nghiêm Triều Khanh uyển chuyển nói: 

- Hàng ngày, quốc công gia vào triều vào giờ Dần, giờ Dậu tan triều. Mười ngày thì được nghỉ một ngày.

Đậu Chiêu gật đầu, sai người mang thư báo cho phụ thân, nói mình có việc muốn gặp ông.

Hôm sau dùng bữa sáng xong, nàng ra ngoài từ cửa ngách của phủ Anh quốc công, về ngõ Tĩnh An Tự.

Đậu Thế Anh không biết đã xảy ra chuyện gì, cả tối ngủ không ngon, thấy Đậu Chiêu về một mình thì sắc mặt càng tệ.

Ông vội vàng kéo Đậu Chiêu vào thư phòng, đóng cửa lại rồi hỏi: 

- Xảy ra chuyện gì? Nghiên Đường đâu? Sao con lại về một mình? Có phải các con cãi nhau không? Bát đĩa còn có lúc va chạm chứ nói gì đến vợ chồng son mới thành thân! Thọ Cô à, con là con gái, làm gì cũng phải nhường nhịn, đừng có hơi tí là chạy về nhà. Nhà mẹ đẻ có thể cho con ở cả đời sao? Cuối cùng con vẫn phải sống với Nghiên Đường cả đời đó....

Đậu Chiêu dở khóc dở cười. Nàng cắt lời:

- Phụ thân có thể nghe con nói đã được không? Con không cãi nhau với Nghiên Đường. Con về là có chuyện muốn nói với người...

Nàng không biết nên nói sao với phụ thân, thoáng chút do dự.

Đậu Thế Anh lại vội vàng hỏi: 

- Con không cãi nhau với Nghiên Đường, hôm nay cũng chẳng phải ngày lễ tết gì. Con một mình về đây làm gì?

Đậu Chiêu kéo phụ thân ngồi xuống sập bên cửa sổ, cười nói: 

- Phụ thân còn nhớ hôm lại mặt không? Thế tử gia từng nói hắn thích đọc "Xuân Thu" ấy!

- Nhớ chứ! - Đậu Thế Anh hoài nghi đáp.

Đậu Chiêu mím môi cười: 

- Hắn muốn lấy lòng phụ thân nên mới nói thế!

- À! 

Đậu Thế Anh mở to mắt.

Đậu Chiêu giải thích: 

- Trung Nghị Công học thức uyên bác. Dù được Trung Nghị Công dạy nhưng hắn chỉ đọc lướt qua Chư tử bách gia thôi. Hơn nữa, hắn không cần khoa cử, trong nhà còn mời sư phụ đến dạy cưỡi ngựa bắn cung, sao có thể giống như đám sĩ tử 'một lòng chỉ đọc sách thánh hiền'. Không biết từ đâu mà hắn thăm dò được phụ thân thích "Xuân Thu" nên mới đọc qua "Xuân Thu" một lượt. Xét về học vấn thì vẫn còn nông cạn lắm! 

Trong lời nói có ý bảo vệ nhưng chính nàng lại không nhận ra.

Ấy thế mà Đậu Thế Anh lại nghe ra.

Ông cười ha hả, nói: 

- Nó bao nhiêu tuổi chứ? Dù là thần đồng thì học vấn được đến bao nhiêu?

Vừa dứt lời, ông như ngộ ra, cười càng thêm vui vẻ, trêu tức:

- Con bất chấp cấp bậc lễ nghĩa, vội vã quay về, chẳng lẽ là sợ chúng ta sẽ kiểm tra học vấn của Nghiên Đường? Sợ Nghiên Đường không trả lời được? Vội tới để cầu xin cho nó? Con gái ngốc à! con nghĩ phụ thân và các bá phụ của con ngốc lắm sao? Khi bằng tuổi nó, chúng ta còn chẳng biết mình nên đọc cái gì cho tốt? Nó nói nó thích đọc "Xuân Thu", chúng ta thưởng thức nó lập chí từ nhỏ, vui vẻ vì có người cũng thích "Xuân Thu" giống chúng ta mà thôi. Sao phải kiểm tra học vấn của nó chứ? Cứ cho là là kiểm tra cũng chỉ hỏi mấy vấn đề linh tinh nông cạn. Chẳng lẽ lại giống mấy lão hủ nho trong viện Hàn Lâm, hỏi cho bằng được mới thôi? Không chỉ có ta và Lục bá phụ của con, Ngũ bá phụ của con khi còn ở viện Hàn Lâm cũng từng giảng bài cho các hoàng tử. Bọn họ được bao nhiêu phân lượng, chúng ta tự hiểu rõ! Con cứ yên tâm đi. Không ai làm khó Nghiên Đường hết!

Lại cười cợt:

- Ta đọc sách ba mươi mấy năm mà vẫn không dám nói đã đọc một lượt Chư tử bách gia. Con dát vàng lên mặt nó thật đấy!

Mặt Đậu Chiêu nóng rát.

Bảo sao phụ thân và Ngũ bá phụ, Lục bá phụ dễ tin lời Tống Mặc như vậy. Hóa ra ngay từ đầu đã tin học vấn của Tống Mặc lớn lao đến đâu, chỉ cho rằng hắn ham học như vậy là rất đáng quý mà thôi!

Nhưng nghĩ đến thái độ hơi coi thường trong lời nói của phụ thân thì nàng lại bực bội, cảm thấy phụ thân nói vậy là oan uổng cho Tống Mặc, không nhịn được mà biện bạch: 

- Tống Mặc đâu phải đám hoàng tử hoàng tôn kia. Dù là bài vở hay cưỡi ngựa bắn cung, hắn đều học rất nghiêm túc. Hắn có thể chiếm được chức chỉ huy sứ của Kim Ngô vệ khi chưa nhược quán là vì nhiều năm qua liên tục đứng đầu trong cuộc thi săn bắn mùa thu, chứ không phải vì hắn là thế tử Anh quốc công. Chữ của hắn cũng rất đẹp, còn được hoàng thượng khen ngợi... Phụ thân nói thế chẳng ra làm sao! Biết vậy con đã chẳng thèm nói chuyện này với người...

Nàng vô cùng hối hận, cảm thấy mình đã quá xúc động, giận chó đánh mèo mà nói: 

- Phụ thân thế này, sau này có chuyện gì, sao con dám bàn bạc với người nữa?

Đậu Thế Anh thấy Đậu Chiêu tức giận, vội nói: 

- Không! Ta không có ý kinh thường Nghiên Đường.

Nói xong lại cảm thấy như vậy chưa đủ thành ý, lại lấy lòng: 

- Hay là con bảo Nghiên Đường theo ta đọc sách nhé, được không? Ta cam đoan hắn sẽ không thua kém đám sĩ tử ở viện Hàn Lâm!

- Đúng là không nên nói với người! Nghiên Đường không biết con về. Nếu hắn biết thì còn mặt mũi đến nhà ta à?

Nghĩ đến tính cách của phụ thân, nàng bắt phụ thân hứa: 

- Người không được nói chuyện này cho ai cả! Ngay cả với Lục bá phụ cũng không được tiết lộ nửa chữ!

Đậu Thế Anh vội vàng thề.

Bấy giờ, sắc mặt Đậu Chiêu mới khá hơn chút.

Chương 257: Hỏi thăm

Đậu Chiêu làm ra việc ngốc nghếch nên tâm trạng ủ rũ.

Nhưng tâm trạng của Đào Khí Trọng còn ủ rũ hơn nàng.

Ông rời kinh vào ngày hai lăm tháng tám, ra roi thúc ngựa, khoảng bốn ngày là tới Chân Định.

Vào thành, hắn vào một quán trà, hỏi thăm Đậu gia ở Chân Định: 

- ... Coi như viếng thăm quê hương của thượng thư bộ Hình, đại học sĩ điện Văn Hoa - Đậu Nguyên Cát Đậu các lão!

Tiểu nhị nhìn Đào Khí Trọng ăn mặc như văn sĩ, vừa nhanh nhẹn pha trà vừa cười nói: 

- Lão tiên sinh không phải là người nơi này đúng không? Phủ Chân Định có ai là không biết Đậu thị Bắc Lâu! Vợ của ông chủ quán trà này là con gái của một vị quản gia trong Đậu phủ đó. Tổ tiên nhà tôi cũng từng bán bông cho Đậu gia. Ngài hỏi là hỏi đúng người rồi đó!

Lúc này, Đào Khí Trọng mới cảm nhận rõ ràng rằng Đậu gia ở Chân Định này là rễ sâu lá tốt!

Ông cười nói: 

- Ta là người Giang Nam, làm gia sư ở kinh thành nhiều năm, nay đã lớn tuổi, cáo lão hồi hương. Mấy ngày trước thấy Đậu phủ gả con gái, mười dặm đỏ thắm, còn xa hoa hơn người Giang Nam gả con gái nên mới tò mò hỏi.

Tiểu nhị nghe thế thì bật cười: 

- Ý ngài là Tứ tiểu thư của Đậu gia phải không? Tứ tiểu thư của Đậu gia đính ước với Tế Ninh hầu trong kinh thành từ nhỏ. Cơ mà lão Tế Ninh hầu đột ngột qua đời, Tứ tiểu thư thủ tiết ba năm, năm trước mới cùng Nhị thái phu nhân đến kinh thành xuất giá. Tính ngày chắc cũng đã xuất giá rồi.

Thì ra chuyện tỷ muội Đậu thị tráo đổi vẫn chưa truyền đến Chân Định. Hoặc là Đậu gia không biết ăn nói sao với láng giềng nên đành phải giữ im lặng.

Đào Khí Trọng đang muốn hỏi chuyện của Đậu Chiêu thì một người ở bàn bên nói chen vào: 

- Tiếc là Nhị thái phu nhân không ở nhà, không thì Đậu Tứ tiểu thư thành thân, kinh thành sẽ phái người về báo tin vui. Đến lúc đó, Đậu gia chắc chắn sẽ mở tiệc, thuê gánh hát về hát, thưởng tiền. Chúng ta có thể qua đó xem náo nhiệt rồi!

Đi theo Đào Khí Trọng còn có một tùy tùng nữa. Tên này là tâm phúc của Đào Khí Trọng, đương nhiên biết vì sao Đào Khí Trọng đến đây. Hắn thấy Đào Khí Trọng đang kinh ngạc, thoáng suy nghĩ rồi cười nói: 

- Đậu gia giàu có thật! Bảo sao có thể bỏ ra số tiền lớn như vậy để gả con gái. Trong đồ cưới của Đậu Tứ tiểu thư còn có cả hai hòm đầy ngân phiếu đó.

Lời hắn nói như giọt nước nhỏ vào chảo dầu, tạo thành tiếng nổ lớn.

- Hai hòm ngân phiếu? Sao đồ cưới lại có hai hòm ngân phiếu vậy? Lão tiên sinh, đây rốt cuộc là chuyện gì thế?

Trong quán trà, bất kể là người Chân Định hay là khách qua đường đều nhìn về phía Đào Khí Trọng.

Đào Khí Trọng bèn kể lại chuyện đồ cưới.

Có người cực kỳ hâm mộ. Có người cảm thán. Cũng có người nói: 

- Đậu gia có rất nhiều tiền, hai hòm ngân phiếu đó đã là gì! Có một năm, Đậu gia khoe khoang, để tiếp đón quan muối đi qua Chân Định đến Hoài An nhậm chức, không chỉ mời gánh hát ở kinh thành đến biểu diễn mà còn đốt hơn ngàn chiếc đèn hoa đăng bằng ngọc lưu ly trong lầu thủy tạ. Lúc ấy tựa như bầu trời đầy sao, quả thực khiến người ta không phân biệt được là đang ở nhân gian hay tiên cảnh. Đó mới thực sự là đáng nói...

Một người cười nhạo: 

- Đó là chuyện từ năm nảo năm nào rồi mà vẫn nhắc? Muốn nói náo nhiệt thì phải nói đến lễ cập kê của Đậu Tứ tiểu thư cách nay hai năm ấy! Không chỉ có nữ quyến của Đậu gia ở kinh thành, Triệu phu nhân theo trượng phu đến Tây Bắc nhậm chức, còn cả Kỷ gia ở Nghi Hưng Giang Nam là thông gia, những thân hào nông gia xung quanh như Lỗ đại nhân, thậm chí là các chưởng quỹ, quản gia của các nông trang, hàng xóm láng giềng đều đến mừng lễ cập kê của Đậu gia. Toàn bộ Bắc Trực đều chấn động. Đâu phải dùng tiền là có thể làm được như vậy!

Mọi người bàn tán theo nhưng chẳng có ai mở miệng phản bác.

Đào Khí Trọng như hít phải ngụm khí lạnh, hỏi: 

- Vì sao mọi người đều đến chúc mừng lễ cập kê của Tứ tiểu thư Đậu gia?

Có người tự cho là hiểu chuyện, cười lớn: 

- Vì Thất lão gia của Đậu gia đang làm việc tại kinh thành, Tứ tiểu thư ở nhà thay phụ thân làm tròn đạo hiếu, hầu hạ mẹ đẻ của Thất lão gia là bà Thôi. Trưởng bối Đậu gia muốn an ủi Tứ tiểu thư nên tất cả nữ quyến của Đậu gia đang ở kinh thành đều về. Mà Triệu đại nhân chỉ có một đứa cháu gái này, yêu như yêu con gái ruột. Dù cả nhà họ Triệu theo Triệu đại nhân đến Tây Bắc nhưng cách vài năm là Triệu phu nhân lại về thăm Tứ tiểu thư, lo Tứ tiểu thư mất mẹ, bị người khinh thường. Đương nhiên là bà phải về dự lễ cập kê của Tứ tiểu thư rồi. Còn những vị phu nhân như Lỗ phu nhân đến để dệt hoa trên gấm thôi. Về phần các chưởng quỹ, quản gia kia... Tứ tiểu thư không chỉ quản lý cả Tây Đậu mà còn giúp đỡ Đậu Tam lão gia công việc của Đậu gia. Chẳng lẽ bọn họ dám không đến chúc mừng?

Hắn vừa dứt lời, người cười nhạo lúc trước lại nói lớn hơn: 

- Ngươi nói thế là hơi phiến diện đấy! Phủ Chân Định này có ai không biết Đậu Tứ tiểu thư là người lương thiện? Mấy năm trước, nếu không có Đậu Tứ tiểu thư thì võ quán Biệt thị ở phố Đông có được rửa oan không? Đến giờ, tỷ muội họ Biệt vẫn được Đậu gia tứ tiểu thư che chở đó thôi! Năm đó Chân Định mưa to, nếu không có Đậu Tứ tiểu thư miễn địa tô thì biết bao người không sống nổi, phải bán con bán cái. Sao ngươi lại nói các chưởng quỹ, quản gia đến chúc mừng chỉ vì muốn nịnh bợ Đậu Tứ tiểu thư chứ?

Quan điểm lập tức được đại đa số mọi người đồng ý, tiếng chỉ trích người kia ầm ầm như ong vỡ tổ.

Người kia xấu hổ cúi đầu uống trà.

Đầu của Đào Khí Trọng như muốn nổ tung, ngực như bị một tảng đá lớn đè nặng, càng lúc càng nặng, Ông không thể duy trì nụ cười nho nhã trên mặt được nữa.

Đây là Đậu Tứ tiểu thư lớn lên ở nông thôn, chất phác, quật cường, không được mọi người tôn trọng mà ông biết ư?

Bọn họ đang nhắc đến Đậu Tứ tiểu thư thật ư?

Đào Khí Trọng nhịn không được nói: 

- Không phải Đậu Tứ tiểu thư không được mẹ kế thương yêu nên mới ở lại Chân Định, để mẹ đẻ của Đậu Thất lão gia dạy dỗ à? Sao lại là thay phụ thân làm tròn đạo hiếu?

Trong quán trà có người phì cười, nói: 

- Lão tiên sinh tới từ huyện Linh Bích đúng không? Xin chớ nghe người nhà họ Bàng nói năng lung tung. Vương thị kia chỉ là tiểu thiếp được phù chính, tuy là con gái của Vương Hựu Tỉnh nhưng những năm đó Vương Hựu Tỉnh bị lưu đày, sao lo được con cái? Vương thị này không được dạy dỗ tử tế, dù được phù chính nhưng vẫn chẳng ra làm sao cả! Công việc trong nhà đều phải nhờ Đậu Tứ tiểu thư ra tay mới xong. Lúc ấy Đậu Tứ tiểu thư mới mấy tuổi ấy nhỉ? Loại đàn bà chợ búa như Vương thị sao có thể chấp nhận điều ấy? Nhưng Đậu Tứ tiểu thư được dạy dỗ cẩn thận từ nhỏ, chẳng thèm chấp nhặt Vương thị, tự xin đi theo Lục phu nhân của Đông Đậu, rất ít khi về Tây Đậu. Đây cũng là lí do vì sao Kỷ gia đến mừng lễ cập kê của Đậu Tứ tiểu thư. Lục phu nhân coi Tứ tiểu thư như con đẻ, Kỷ gia kia đương nhiên cũng coi Tứ tiểu thư như biểu tiểu thư nhà mình. Vương thị tính kế đủ chuyện cũng không thể ngờ. Bà ta chèn ép, muốn đuổi Tứ tiểu thư khỏi nhà nhưng đã giúp Tứ tiểu thư có thêm mối quan hệ quý giá như vậy. Lại nhắc tới Kỷ gia ở Nghi Hưng. Đó đâu phải là nhà bình thường! Trong nhà từng có hai người làm thầy cho vua đã đành, tới giờ cũng có đến bảy, tám tiến sĩ nhậm chức trong kinh thành. Vương gia kia sao có thể sánh bằng? Đây đúng là trời tính không bằng người tính. Mà cũng vì Vương thị không sinh được con trai nữa!

Câu nói cuối cùng quá ngoan độc khiến Đào Khí Trọng hoảng hốt, không thể không nhìn kĩ người kia, Trong đầu lại nghĩ đến Kỷ gia ở Nghi Hưng.

Trong ấn tượng của ông, hình như Kỷ gia chỉ có sáu tiến sĩ.

Dù người này hơi khoa trương nhưng cũng không tính là thái quá.

Có thể thấy, những lời hắn nói không phải tất cả đều là vô căn cứ.

Chẳng lẽ mình sai rồi?

Suy nghĩ ẩn sâu dưới đáy lòng suốt mấy ngày nay như đang phá lưới ùa ra. Đào Khí Trọng thấy tim run lên, trong đầu hiện ra bóng dáng Tống Mặc...

Chẳng lẽ là...

Không! Không!

Không thể nào!

Sao lại liên quan đến thế tử gia? Sao thế tử gia lại biết Đậu Tứ tiểu thư chứ?

Mà nếu chuyện này không liên quan gì đến thế tử gia thì vì sao Đậu gia phải vô duyên vô cớ diễn tuồng tỷ muội tráo đổi?

Tâm trí Đào Khí Trọng rối bời.

Bên tai còn có tiếng bàn tán nho nhỏ: 

- Nguyền rủa Vương thị là quản gia của nhà họ Lang đúng không?

- Là thị tì của Thập Ngũ phu nhân Lang gia.

- Thì ra là thế!

- Ngươi biết gì chưa? Cửa hàng của Bàng gia nhập một pho tượng Di Lặc bằng vàng nhưng lại là giả đó! Bàng gia lỗ hơn tám trăm lạng bạc, chạy đến nha môn kêu oan, nói là do Thập Ngũ phu nhân Lang gia làm.

Mọi người cười cười, vẻ mặt mờ ám  kiểu "chúng ta cũng biết".

- Tự nhà mình đi kiểm tra rồi mới mua thì còn trách được ai? Huyện lệnh nói sao?

- Huyện lệnh nói sao á? Trước khi mua về không kiểm tra kĩ, sau mới đi kêu oan. Dù Lang gia là nhà nghèo thì cũng không thể bắt người ta lên công đường được chứ đừng nói công tử Lang gia đã đỗ cử nhân. Bàng gia ôm đùi Vương gia để sống, tưởng huyện nha Chân Định do nhà bọn họ mở chắc?

Một người bán tín bán nghi hỏi: 

- Có phải là hiểu nhầm không? Vì tám trăm lạng bạc mà đòi huyện lệnh đại nhân ra mặt?

- Ta lừa ngươi làm cái gì? Bàng gia của bây giờ đâu được như xưa. Từ sau khi Bàng Côn Bạch bị hộ vệ của Đậu Tứ tiểu thư đánh cho tàn phế vì tưởng nhầm là thổ phỉ, Bàng gia đi vào đường cùng rồi, làm ăn gì cũng thua lỗ, càng ngày càng kém. Không thì vì sao Bàng lão thái gia còn sống mà ba huynh đệ Bàng thị đã ầm ĩ gây rối đòi ra ở riêng?

Lại có người nói nhỏ:

- Vậy các ngươi đã nghe tin này chưa? Bàng thị ghét việc Bàng gia cứ tìm mình gây rối, tung tin rằng Bàng gia là Bàng gia, còn nàng ta đã xuất giá rồi thì không liên quan đến Bàng gia nữa, về sau đừng lôi nàng ta vào việc của Bàng gia...

Mọi người khe khẽ thì thầm.

Đào Khí Trọng dại ra.

Bàng gia và Đậu gia là quan hệ thông gia, thế nhưng cháu trai của Bàng gia lại bị hộ vệ của Đậu Tứ tiểu thư tưởng nhầm là thổ phỉ, còn đánh cho tàn phế... Có chuyện hiểu lầm như vậy sao?

Ông rùng mình, lấy lại tinh thần, vội bảo tùy tùng tính tiền rồi lén rời khỏi quán trà.

Một trận gió lạnh thổi tới, cuốn lá cây khô vàng rơi xuống chân ông. Ông nắm hai tay lại với nhau, quyết không từ bỏ.

Chân Định này không phải là của nhà họ Đậu. Đào Khí Trọng không tin không hỏi ra được Đậu Tứ tiểu thư kia là người thế nào.

Đào Khí Trọng không cam lòng mà dẫn tùy tùng đi khắp các con phố, thấy một cửa hàng tạp hóa kiêm bán nước trà, ngồi trông hàng là một người đàn bà khoảng năm mươi tuổi, vẻ mặt khắc khổ, đang nhàm chán cắn hạt dưa.

Ông nghĩ nghĩ rồi đi vào, bỏ ra hai lạng bạc, gọi hai chén trà thơm.

Người kia biết đây là khách sộp, mắt sáng bừng, ân cần bưng đĩa điểm tâm và đĩa hạt dưa qua.

Đào Khí Trọng hỏi bà ta: 

- Bà biết nhà của đương triều thượng thư bộ Hình, đại học sĩ điện Văn Hoa Đậu các lão ở đâu không?

Bà già kia nghe xong thì cười cười, nhìn Đào Khí Trọng như nhìn miếng thịt béo.

- Lão tiên sinh tới tặng lễ vật cho Đậu gia phải không? Tiếc là Nhị thái phu nhân không ở nhà, giờ người quản lý nhà cửa là Đậu Tam lão gia. Tôi nói với ngài này, nhắc tới huyện Chân Định thì làm gì có chuyện mà tôi không biết chứ...

Đào Khí Trọng đưa ba, bốn lượng bạc vụn cho bà già kia.

Chương 258: Phòng tối

Có bạc lót tay, đương nhiên là bà già kia biết gì nói nấy, không biết thì cũng dùng những phán đoán của mình để sắp xếp mọi chuyện cho viên mãn.

Hoặc là vì nam nữ khác biệt, cách nhìn của mọi người cũng khác.

Trong mắt bà già này, Đậu Tứ tiểu thư lại rất yếu đuối: 

- ...Có cữu mẫu thương yêu nàng như vậy, có bá mẫu làm chỗ dựa cho nàng, còn có gì mà phải sợ! Nếu là ta, ta đã ép chết Vương thị kia rồi, còn để Vương thị ra vẻ phu nhân quyền quý ở kinh thành sao!

Nói tới đây, bà già thở dài một hơi, trong giọng nói có chút đồng tình:

- Nhưng mà cũng không trách Đậu Tứ tiểu thư được. Nàng học "Nữ giới" từ nhỏ, cách hành xử theo khuôn phép thông thường, làm việc không tránh khỏi quá mềm yếu. Còn vị Thập Ngũ phu nhân của Lang gia kia á, tôi đã gặp qua mấy lần khi nàng ta còn là cô nương, dáng vẻ thướt tha xinh đẹp, nói năng nhẹ nhàng, đi đường cũng sợ giẫm chết kiến. Nhưng chỉ mười mấy năm thôi, không những quản lý công việc gia đình mà còn nhúng tay vào các vụ làm ăn của Lang gia, trở thành vị anh thư có thể cưỡi ngựa không nói mà nàng còn hận Bàng gia. Mấy vụ mua bán lớn có thể giúp Bàng gia cải tử hoàn sinh đều bị nàng ta phá hoại.

Rồi trên mặt bà ta có vẻ khoái trí khi người gặp họa. 

Bà già này cũng giống như tướng mạo của mình, không tốt đẹp gì cả nhưng chẳng hề nói một lời không hay nào về Đậu Tứ tiểu thư.

Đào Khí Trọng hít sâu một hơi, hỏi thăm về Thập Ngũ phu nhân của Lang gia: 

- ...Là người như thế nào?

Bà già hưng phấn cười ha hả, hoa chân múa tay kể lại chuyện của Đậu gia, Lang gia và Bàng gia năm đó: 

- Sao Thập Ngũ phu nhân của Lang gia có thể không hận Bàng gia chứ? Nếu không vì Bàng gia thì nàng ta đã là Đậu Thất phu nhân, phu nhân của tiến sĩ rồi!

Đào Khí Trọng thấy đầu đau tai ong, chắc do gặp phải bà già thích nói hươu nói vượn. Ông không thể không thắc mắc: 

- Thập Ngũ phu nhân của Lang gia chỉ là bậc nữ nhi, trên có cha chồng dưới có trượng phu, dù có thể nhúng tay vào việc làm ăn thì cùng lắm là xem sổ sách, sao có thể lũng đoạn mọi chuyện được?

Bà già nghĩ đến mấy mẩu bạc vụn, sợ mình đáp không đúng, bị đòi về, nghe vậy nhất thời nóng nảy nói: 

- Nhìn thôi đã biết ngài chỉ là người đọc sách, không hiểu chuyện làm ăn rồi. Ở phủ Chân Định chúng tôi, ngoài những hàng tạp hóa nhỏ lẻ như của tôi, chỉ cần có chút quy mô thì quá nửa đều là của Đậu gia. Lang gia muốn phá chuyện làm ăn của Bàng gia, Đậu gia ở bên nhìn mà chẳng nói gì thì có ai dám chống đối không? Dù có người muốn giúp đỡ Bàng gia nhưng cũng phải nhìn ra điều này, không dám ho he một lời. Dây vào Đậu gia, về sau đừng hòng sống yên ổn ở Chân Định nữa!

Không ngờ thế lực của Đậu gia ở Chân Định lại lớn như vậy.

Đào Khí Trọng nhíu mày.

Bà già kia nhìn mà rất khó chịu.

Ngươi hỏi ta cái gì, ta đều trả lời, nên nói hay không nên nói, ta đều nói cho ngươi. Ngươi còn không hài lòng, chẳng lẽ còn định lấy cớ để đòi bạc về?

Nghĩ đến đây, bà nghiến chặt răng, nhìn cậu bé bán lê ngồi ở bậc thang trước cửa nhà mình, ý bảo nó trông cửa hàng giúp mình rồi nói với Đào Khí Trọng một câu "Tôi muốn đi nhà xí" rồi vội đi vào hậu viện.

Lời của bà già kia khác hẳn phán đoán của mình khiến Đào Khí Trọng ủ rũ không thôi, cố ngồi một lúc nhưng vẫn không thấy bà già kia đi ra châm trà. Ông bỏ lại mấy đồng rồi cùng tùy tùng lững thững ra khỏi cửa hàng tạp hóa, nghỉ lại một nhà trọ ở Chân Định.

Mấy ngày sau, ông lại hỏi tiếp vài người nữa. Đáp án thu về đều tương tự nhau.

Đào Khí Trọng bồn chồn không yên.

Tùy tùng kia cũng lo lắng hỏi: 

- Nếu những người này nói là thật, chúng ta nên làm gì bây giờ?

Hôn sự này từ Đào Khí Trọng mà ra. Ông vẫn nhớ lúc ấy mình khuyên Anh quốc công thế nào.

Sau khi quay về, ông biết ăn nói sao với quốc công gia đây?

Đào Khí Trọng cười khổ.

Có người gõ cửa.

Tùy tùng ra mở cửa.

Là cậu bé bán lê.

Lúc này ai còn có tâm tư ăn lê chứ!

Tùy tùng đang định đuổi người, Đào Khí Trọng lại tinh mắt nhận ra ngay là thiếu niên bán lê trước cửa nhà bà già hôm nọ. Ông vội ngăn cản tùy tùng kia, hỏi thiếu niên: 

- Ngươi có chuyện gì?

Cậu bé bán lê cười nói: 

- Bà Dư bảo là  truyền tin cho ngài có thể kiếm được mười văn tiền.

Đào Khí Trọng gật đầu ra hiệu cho tùy tùng. Tùy tùng đưa mười văn tiền cho cậu bé bán lê. Bấy giờ, cậu bé bán lê mới cười nói: 

- Bà Dư bảo ông mau tới chỗ bà ấy, bà ấy có chuyện quan trọng hơn muốn nói với ông!

Nói xong chạy mất hút.

Tùy tùng nhìn Đào Khí Trọng.

Đào Khí Trọng nghĩ nghĩ, nói: 

- Đi! Xem bà già này định làm trò gì?

Chẳng qua chỉ muốn kiếm chút tiền tiêu mà thôi! Mình có được thông tin có ích thì tốn chút bạc cũng không sao.

Tùy tùng thưa vâng, cùng Đào Khí Trọng đi về phía hàng tạp hóa.

Đi qua con phố dài từ nhà trọ đến hàng tạp hóa, đột nhiên có người chạy theo sau bọn họ hô lớn: "Đào tiên sinh".

Đào Khí Trọng quay đầu lại, nhưng chưa nhìn rõ ai thì gáy có cảm giác đau đớn, trước mắt tối sầm, xụi lơ ngã xuống.

Trong nháy mắt ngã xuống kia, ông đã ngộ ra, biết mình bị người đánh, bị trúng bẫy rồi.

E rằng sẽ lành ít dữ nhiều!

Không ngờ mình lại bị lật thuyền trong mương, chết ở nơi này.

Anh quốc công ở kinh thành xa xôi, khi phát giác mình biến mất thì mình đã thành nắm đất rồi cũng nên.

Đào Khí Trọng rất không cam lòng... dần dần mất tri giác.

※※※※※

Không biết qua bao lâu, Đào Khí Trọng tỉnh táo lại.

Trước mắt tối sầm, đầu óc ong ong, vừa cựa quậy thì cảm giác đau đớn lại kéo đến.

Ông không dám nhúc nhích, nằm đó hồi lâu để dần dần thích ứng với bóng tối, lúc này mới phát hiện hình như mình bị nhốt trong một gian phòng, dưới người như có lót cỏ, tản ra mùi hôi thối khiến người ta buồn nôn.

Suy nghĩ vừa nảy lên trong đầu, người lại đau không chịu nổi, khó chịu muốn nôn.

Lại thấy bên cạnh ông có một bóng đen.

Ông sởn tóc gáy.

Im lặng quan sát hồi lâu, bóng đen kia khẽ động đậy, phát ra tiếng rên rỉ đau đớn.

Bên ngoài đột nhiên có tiếng bước chân nhẹ nhàng và một giong nam có vẻ mất kiên nhân: 

"Giữ hai cái mạng này lại làm gì? Một đao chém chết đi cho xong, đỡ bị trói chân trói tay ở đây không được việc gì! Còn phải để ý xem hai người này bao giờ sẽ tỉnh..."

"Phải đợi Trần tiên sinh quay về. Nếu không, cần gì phải rắc rối như vậy."

Cùng lúc đó, một tiếng loảng xoảng vang lên, hai bóng người cao lớn phản sáng mà xuất hiện ở cửa.

Đào Khí Trọng vội nhắm hai mắt, nín thở, không nhúc nhích, giả vờ như đang hôn mê.

Hai bóng người kia bèn đi về phía bóng đen trước mặt. Một người trong đó đá đá bóng đen kia.

"Này! Tên này sắp tỉnh lại rồi. Làm sao bây giờ?"

Người còn lại thản nhiên nói: "Lại đánh cho hắn một gậy! Sáng mai Trần tiên sinh sẽ về sớm, tấn hình bức cung rồi chôn ở sau hoa viên làm phân bón hoa cho Tứ tiểu thư. Bây giờ chỉ cần còn thở là được."

Người nọ "à" một tiếng, xoay người tìm cây gậy rồi đánh vào bóng đen kia một cái.

Bóng đen kia lại nằm im.

"Ngươi không đánh chết hắn đấy chứ?"

Người còn lại lo lắng nói, rồi lập tức lại an ủi đồng bọn: "Nhưng mà cũng chẳng quan trọng, hắn chỉ là tùy tung thôi, chỉ cần chủ nhân của hắn không chết là được." 

Sau đó lại nói: "Đi thôi! Chỗ này hơi ghê! Tứ tiểu thư từng nói chỗ nào có người chết thì sẽ có chướng khí. Ai ngửi phải sẽ nhiễm bệnh..."

Tiếng loảng xoảng lại vang lên, cửa đóng lại. Bên trong chìm vào bóng tối. Đào Khí Trọng sợ đến độ  ngồi bật dậy.

Trong lúc đầu váng mắt hoa, những từ "tùy tùng", "Trần tiên sinh", "Tứ tiểu thư", "chỗ có người chết"... như đèn kéo quân chạy trong đầu ông. Một tia sáng lóe lên, ông lập tức ý thức được tình cảnh của mình.

Đào Khí Trọng bất giác rùng mình.

Đậu Tứ tiểu thư kia vốn không phải là con nhóc nông thôn ngoan hiền mà là nữ ma đầu giết người không chớp mắt!

Ông phải thừa dịp Trần tiên sinh gì đó chưa về mà trốn đi!

Chưa biết chừng còn giữ được cái mạng này!

Đào Khí Trọng bất chấp hai mắt đang hoa lên, nhẹ nhàng đẩy đẩy tùy tùng của mình, khẽ gọi tên hắn.

Bóng đen kia khẽ rên một tiếng rồi tỉnh lại. Đào Khí Trọng đã sợ tới mức toát mồi hôi lạnh, vội bịt miệng hắn lại, khẽ thì thầm vào tai hắn.

Tùy tùng kia mơ mơ màng màng tỉnh dậy, khẽ nức nở.

Đào Khí Trọng bảo hắn đừng nói gì cả, lúc lâu sau mới buông tay ra.

Tùy tùng đã tỉnh lại. Hắn hít sâu một hơi, lẩm bẩm hỏi:

- Đây là đâu vậy?

Đào Khí Trọng ép giọng tới mức thấp nhất, nói phán đoán của mình cho tùy tùng:

- Có lẽ là tầng hầm của Đậu gia. Chúng ta hỏi thăm chuyện của Đậu Tứ tiểu thư, bị người của nàng ta biết nên bắt đến đây, chỉ chờ sáng mai có một người được gọi là "Trần tiên sinh" trở về, hành hình bức cung chúng ta... Chúng ta phải nghĩ cách trốn đi... Ngươi xem ngươi còn có thể nhúc nhích không... Bọn họ chắc chắn không ngờ ngươi có võ... Đây là hi vọng duy nhất của chúng ta...

Tùy tùng nhúc nhích chân tay, thấy không có trở ngại gì rồi đứng dậy.

Đào Khí Trọng thở phào.

Anh quốc công ban tùy tùng này cho ông ta. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ông dám mang một mình hắn đến Chân Định.

Nhưng ông vẫn tính sai về tầm ảnh hưởng của Đậu gia ở Chân Định.

Hai người họ có thể may mắn chạy thoát nhưng khó tránh khỏi bị Đậu gia đuổi giết!

Cách duy nhất chính là đến vệ sở gần nhất xin giúp đỡ.

Ông sờ sờ thắt lưng.

Chiếc ấn nhỏ có thể chứng minh quan hệ của ông và Anh quốc công vẫn còn đó.

Những người này ỷ người đông thế mạnh, lại ở địa bàn của mình nên làm việc chủ quan, không hề lục soát người ông.

Điều này khiến Đào Khí Trọng dấy lên niềm hi vọng bất tận.

Đang lúc sờ soạng tìm đường đi thì tùy tùng kia khẽ hô lên: 

- Tiên sinh, đây là một thạch thất, cửa ở bên cạnh nhưng làm bằng sắt...

Đào Khí Trọng nghĩ đến ánh sáng khi nãy chiếu vào, nói:

- Ngươi cứ từ từ dưỡng thương. Thêm ba canh giờ nữa là trời sẽ tối hẳn, đến lúc đó, ta nằm trên đất giả vờ rên rỉ, ngươi trốn ở cửa nghĩ cách đánh bại người canh cửa. Tuy có rất nhiều sơ hở nhưng ngoài cách này ra thì chẳng còn cách nào nữa, liều chết thôi!

Tùy tùng thưa vâng. Hai người ngồi đợi trong bóng tối ba canh giờ, Đào Khí Trọng bắt đầu lớn tiếng rên rỉ

Chương 259: Hù dọa

Tình hình đúng như Đào Khí Trọng dự đoán, hai người đàn ông cao lớn một trước một sau đi tới.

Tùy tùng ra tay đánh úp, một đòn đánh cho người đi sau choáng váng.

Người đi trước vừa quay đầu lại đã trúng đấm vào mặt, thét lớn một tiếng rồi cũng ngã xuống đất.

Tùy tùng cõng Đào Khí Trọng chạy ra ngoài.

Bên ngoài trời đầy sao.

Đào Khí Trọng lệ nóng rưng rưng.

- Tiên sinh! Hình như chúng ta đang ở hậu hoa viên của một nhà giàu có!

- Chắc là Đậu phủ!

Đào Khí Trọng quay đầu nhìn về căn phòng khi nãy.

Là hai gian nhà đá nhỏ.

Cô đơn đứng sừng sững ở góc sân, giống như ngàn năm qua không ai quét tước, rất nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh chất đống phía trước, ẩm mốc bụi bặm.

Ông không nhịn được thấp giọng thì thầm: 

- Thông minh thật! Nơi an toàn nhất chính là nơi khiến người ta cảm thấy bình thường đến độ xem nhẹ! 

Đào Khí Trọng dặn tùy tùng:

- Chúng ta mau đến vệ sở gần nhất!

Tùy tùng đáp vâng, cõng Đào Khí Trọng chạy đi, đi qua một vườn hoa tiêu điều.

Phía sau bọn họ có tiếng bước chân dồn dập.

- Mau! Mau ngăn bọn họ lại!

Tùy tùng cứng đờ người rồi càng ra sức chạy.

Bảy, tám bóng người đuổi phía sau.

Hai người đàn ông bước ra từ bìa rừng sau gian nhà đá.

Một cao một thấp, một gầy một béo.

- Có phải hơi lắm người đuổi theo rồi không? - Người gầy gò hỏi.

Ánh trăng chiếu lên khuôn mặt của họ. Một người có đôi mắt sáng trong, quắc thước nho nhã, chính là Trần Khúc Thủy được nói sáng mai sẽ về. Một người thân thủ mạnh mẽ, hai mắt sáng rực. Ngoài Đoạn Công Nghĩa thì còn có thể là ai?

Đoạn Công Nghĩa cười nói:

- Ông cứ yên tâm! Tôi đã dặn rồi. Ai bắt được người, trừ một tháng tiền lương. Nếu ai không ra sức truy bắt thì cũng trừ tiền lương.

Trần Khúc Thủy không biết nên khóc hay cười, nói: 

- Vậy rốt cuộc là muốn đuổi bắt hay thả đi đây?

Đoạn Công Nghĩa cười nói: 

- Cái này phải dựa vào sự thông minh của bọn họ thôi!

Trần Khúc Thủy lắc đầu cười.

Hôn sự của Đậu Chiêu tới quá đột ngột. Bọn họ không ngờ lần này đến kinh thành rồi sẽ ở lại đó luôn, rất nhiều chuyện chưa kịp dặn dò, chưa kịp sắp xếp. Sau khi đưa Đậu Chiêu về nhà chồng, Trần Khúc Thủy và đám người Đoạn Công Nghĩa lại khởi hành trở về Chân Định.

Hoặc là không nóng vội như Đào Khí Trọng, bọn họ và Đào Khí Trọng một trước một sau ra khỏi kinh đô nhưng lại đến đích sau Đào Khí Trọng.

Trên đường đi nhận được tin có người đang tìm hiểu về Đậu Chiêu, miêu tả lại tướng mạo, Trần Khúc Thủy lập tức nhận ra Đao Khí Trọng.

Theo ý ông thì cứ phái người theo dõi Đào Khí Trọng, chờ bọn họ về thì uy hiếp Đào Khí Trọng để Đào Khí Trọng biết sự lợi hại của Đậu Chiêu. Tuy Đào Khí Trọng không thể đi theo Đậu Chiêu hay Tống Mặc nhưng sẽ khiến ông ta cố kỵ Đậu Chiêu, không dám tùy tiện gây bất lợi cho Đậu Chiêu. Dọn dẹp bớt chướng ngại để Đậu Chiêu sớm nắm quyền ở phủ Anh quốc công.

Cơ mà chưa kịp thương lượng những điều này với Đoạn Công Nghĩa thì Đoạn Công Nghĩa đã căm phẫn giục ngựa: "Hổ không ra oai thì hắn lại tưởng chúng ta là con mèo hen. Tôi sẽ chạy về Chân Định, nghĩ cách dàn xếp tên họ Đào kia. Chờ ông về rồi đưa ra quyết định sau."

Có Đoạn Công Nghĩa xuất mã thì ông còn lo lắng gì nữa.

Ai ngờ...

Nghĩ đến đây, Trần Khúc Thủy lại thở dài.

Đều tại mình không nói rõ! Đoạn Công Nghĩa vừa về đã đánh cho Đào Khí Trọng một trận, còn cài bẫy hù dọa Đào Khí Trọng... Nhưng mà đánh thì đánh, chẳng lẽ còn bắt Đào Khí Trọng kia nhận tội nữa sao?

Ông tự an ủi mình.

Có lẽ như vậy cũng tốt! Có câu: "Tú tài gặp quan binh, có lý cũng thành vô lý". Có lẽ gậy gộc của Đoạn Công Nghĩa tốt hơn võ mồm của mình.

Nhưng dù sao thì đây cũng không phải là điều Trần Khúc Thủy muốn thấy. Ông lại không nhịn được mà thở dài một hơi.

Hai người đáng lẽ đã bị đánh bất tỉnh trong nhà đá đi ra, một ôm đầu một bụm mặt.

- Đoạn hộ vệ! Trần tiên sinh! 

Hai người lúng búng hành lễ với Đoạn Công Nghĩa và Trần Khúc Thủy.

Đoạn Công Nghĩa và Trần Khúc Thủy gật đầu.

Người truy đuổi cũng lục tục quay về.

Hành lễ xong, còn có người hỏi: 

- Chỉ phái một người đuổi theo, nếu họ Đào này bị dọa, chạy về quê cũ thì làm sao bây giờ?

Một người vạm vỡ bèn gõ đầu người kia một cái.

- Đâu phải tự dưng mà Đoạn đại thức được Tứ tiểu thư tin tưởng? Đầu óc ngươi thế này, vừa nhìn đã biết là không ra gì. Ông ta bị chúng ta hù dọa như vậy, sẽ không sợ nửa đường bị người khác giết người diệt khẩu sao? Chắc chắn là phải tìm chỗ an toàn để trốn. Nơi an toàn nhất chính là vệ sở. Ông ta là phụ tá, không có ấn tín phủ Anh quốc công thì bọn họ biết ông ta là ai? Chỉ cần ông ta đến vệ sở, những người này vì muốn lấy lòng Anh quốc công, chắc chắn sẽ lập tức báo cho Anh quốc công biết. Ông có thể trốn đi đâu chứ?

Nói xong hỏi Trần Khúc Thủy:

- Trần tiên sinh, tiên sinh thấy tôi nói đúng chứ?

Trần Khúc Thủy bật cười: 

- Không sai! Không sai!

Người hỏi vừa rồi ngượng ngùng cười.

Người vạm vỡ kia tiến đến trước mặt Trần Khúc Thủy và Đoạn Công Nghĩa, vui vẻ nói: 

- Trần tiên sinh, Đoạn đại thúc, nghe nói Tứ tiểu thư muốn dẫn một số người đến kinh thành. Hai vị thấy tôi có được không?

Trần Khúc Thủy và Đoạn Công Nghĩa khá bất ngờ. Hai người nhìn nhau một cái rồi không hẹn mà cùng nhìn lại người kia.

Người nọ theo bản năng ưỡn ngực như chờ kiểm tra.

Trần Khúc Thủy và Đoạn Công Nghĩa bật cười. Trần Khúc Thủy hỏi:

- Ngươi nghĩ kĩ chưa? Chuyến này đến kinh thành, nhanh thì cũng phải ở đó năm, sáu năm!

Người vạm vỡ kia nói:

- Tôi nghĩ kĩ rồi. Dì cả nhà vợ tôi chính là vợ của Điền Phú Quý theo Tứ tiểu thư đến kinh thành. Giờ Điền Phú Quý không chỉ mua được năm mươi mẫu ruộng tốt ở quê mà còn xây được nhà lớn ngói xanh... Tôi nghe tin Tứ tiểu thư muốn dẫn người đến kinh thành nên đã nói với người nhà rồi, chỉ cần Trần tiên sinh và Đoạn đại thúc đồng ý, tôi lập tức xách tay nải đi ngay.

Mấy người khác cũng nhao nhao lên.

Trần Khúc Thủy nhìn lướt qua, phát hiện đại đa số là những người tuổi trẻ chưa thành thân.

Ông mỉm cười.

Giờ địa vị của Tống Mặc chưa ổn định, rất cần những người trẻ tuổi nhiệt huyết như nghé con mới sinh này.

- Đi! Ai muốn đi thì nói với Đoạn hộ vệ. Sau đó, ta và Đoạn hộ vệ sẽ bàn bạc thêm.

Mọi người ùa tới chỗ Đoạn Công Nghĩa.

Người phụ trách việc theo dõi Đào Khí Trọng đã quay lại.

- Trần tiên sinh, Đoạn đại thúc, tên họ Đào kia chạy vào Chân Định vệ.

Đào Khí Trọng và Đoạn Công Nghĩa nhìn nhau cười.

Một gia nhân thở hồng hộc chạy tới, giơ cao bức thư trong tay.

- Trần tiên sinh! Trần tiên sinh! Nghiêm tiên sinh ở kinh thành gửi thư khẩn cho ngài.

Trần Khúc Thủy hơi biến sắc, bước nhanh lên đón lấy thư, quay người mở ra xem. Khi ông quay mặt lại thì vẻ mặt rất quái dị.

Đoạn Công Nghĩa vội hỏi: 

- Xảy ra chuyện gì?

Vẻ mặt của Trần Khúc Thủy càng kỳ quái.

- Không có chuyện gì nghiêm trọng! Ông ta bảo tôi lập tức đến kinh thành, có việc muốn bàn với tôi.

Rồi dặn gia nhân kia:

- Mau chuẩn bị ngựa để ta về kinh thành.

Lại kéo Đoạn Công Nghĩa lại:

- Lúc tôi không ở nhà, chuyện trong nhà nhờ cả vào ông và Hiểu Phong. Cụ thể nên làm thế nào, chúng ta bàn bạc rồi mau chóng đề ra kế hoạch...

Đoạn Công Nghĩa nghe mà không hiểu làm sao. Vừa theo Trần Khúc Thủy đi vào thư phòng vừa thầm lấy làm lạ: "Nếu không phải chuyện gì to tát thì sao Trần tiên sinh đã phải vội vã về kinh thành rồi?"

※※※※※

Mà Đào Khí Trọng chạy vào Chân Định vệ còn chưa hoàn hồn.

Đào Khí Trọng nói với chỉ huy sứ Chân Định vệ là gặp cướp khi đi ngang qua Chân Định, bị mất tiền bạc, nhờ ông ta liên hệ với Anh quốc công, phái người tới đón về kinh thành.

Chỉ huy sứ hoang mang.

Từ Chân Định đến kinh thành chắc chắn phải đi qua Bảo Định. Không biết bao nhiêu nhà giàu có ở Giang Nam, quan to quyền quý, thậm chí là hoàng thân quốc thích qua lại. Sao có thể có cướp?

Nhưng hắn vẫn e ngại thân phận của Đào Khí Trọng, khách sáo vài câu, cười cười rồi mở tiệc an ủi Đào Khí Trọng.

Đào Khí Trọng vừa nhìn đã biết bọn họ vẫn hoài nghi thân phận của mình, sao có thể coi lời xã giao của người ta là thật!

Ông cảm ơn nhưng từ chối.

Vị chỉ huy sứ kia cũng không kiên trì, trò chuyện vài câu rồi sai người đưa Đào Khí Trọng đến phòng khách nghỉ ngơi.

Đào Khí Trọng đi đi lại lại trong phòng khách.

Xem như đã giữ được cái mạng nhỏ này nhưng ông phải nói sao với Anh quốc công đây?

Hành lý của bọn họ vẫn ở nhà trọ, ngay cả xiêm y để tắm rửa cũng không có. Tùy tùng đến nhà trọ lấy hành lý thuận tay mang một hộp đồ ăn vào.

- Đào tiên sinh ăn chút gì đi! Về đến phủ Anh quốc công thì sẽ tốt thôi! 

Không bảo vệ được chu toàn, hắn rất áy náy, vừa dọn bàn vừa an ủi Đào Khí Trọng.

Đào Khí Trọng ngồi xếp bằng trên sập bên cửa sổ, ngây người nhìn cả bàn đầy thức ăn.

Người này theo ông mười mấy năm, biết tính của Đào Khí Trọng, không dám quấy rầy, rót một chén trà nóng cho Đào Khí Trọng.

Nếu hôn sự này không phải do Đào Khí Trọng xúc tiến thì tốt rồi!

Đào Khí Trọng ngẩng đầu, thấy vẻ mặt lo lắng của tùy tùng.

Trong đầu ông ta dâng lên một suy nghĩ. Vẻ mặt hơi do dự.

Tên kia là người biết nhìn sắc mặt người khác, chủ động mở lời: 

- Tiên sinh có gì sai bảo?

Đào Khí Trọng từ tốn nói

- Sai bảo thì không đến mức! Chỉ là ta đang nghĩ đến phu nhân của thế tử gia... Nếu quốc công gia hỏi đến, chúng ta nên nói sao cho tốt!

Tùy tùng kia nghe ra, nói: 

- Tôi là người thô kệch, đương nhiên sẽ nghe lời tiên sinh!

Đào Khí Trọng đã có quyết định: 

- Dù thế nào thì phu nhân cũng đã là người nhà họ Tống. Thể diện của phủ Anh quốc công rất quan trọng. Có một số việc, bất luận thế nào cũng không được tiết lộ, ngươi hiểu chưa?

Tùy tùng kia nghiêm nghị đáp: 

- Hiểu rồi ạ! Tiểu nhân không nói gì hết.

Đào Khí Trọng gật đầu.

Chờ tin tức đến tai Đậu Chiêu thì đã qua được bốn ngày rồi.

Nàng buồn cười hỏi Tố Tâm: 

- Biết bao giờ Đào tiên sinh về không?

- Nô tỳ đã bảo người ta để ý. Chắc là hai ngày nữa sẽ về!

Đậu Chiêu cảm thấy chiêu này của Đoạn Công Nghĩa hơi quá nhưng đứng ở lập trường của họ thì chẳng có gì đáng trách.

Chương 260: Ngày thứ chín

Đậu Chiêu dặn dò Tố Tâm: 

- Nếu Đào tiên sinh quay về, cô báo cho ta.

Người bình thường gặp phải chuyện như vậy sẽ có hai cách phản ứng. Một là giận điên lên, đòi sống đòi chết để rửa sạch nỗi nhục. Hai là run sợ, từ nay về sau đi đường vòng, làm người mù nuốt bánh trôi.

Nàng phán đoán xem Đào Khí Trọng sẽ chọn phản ứng nào.

Tố Tâm cười đáp vâng.

Một tiểu a hoàn vào bẩm: 

- Đại cữu phu nhân, Lục cữu phu nhân, Thập cữu phu nhân, Thập Nhất cữu phu nhân đến chơi ạ.

Bấy giờ, Đậu Chiêu mới nhớ ra hôm nay là ngày thứ chín kể từ khi nàng xuất giá. Theo lễ, hôm nay, nhà mẹ đẻ sẽ mang đồ đến thăm nàng để tỏ ý quan tâm.

- Mời họ vào phòng khách ngồi đi.

Đậu Chiêu bảo tiểu a hoàn rồi bảo Cam Lộ hầu hạ thay xiêm y gặp khách, cũng hỏi Tố Tâm: 

- Bên chỗ thế tử gia có tin tức gì không?

Tống Mặc tiến cung vào chiều hai mươi bảy tháng tám, ở trong cung hai ngày thì sẽ về nhưng tới hôm nay còn chưa xuất cung.

Lúc ấy, Đậu Chiêu vô cùng lo lắng.

Tống Mặc lấy mình là khiêu khích thể diện của hoàng gia. Tuy Tống Mặc khéo léo đẩy lỗi lầm này qua Tống Nghi Xuân nhưng ai cam đoan rằng hoàng thượng sẽ không nổi giận với hắn chứ?

Nàng vội sai Võ Di đi tìm hiểu tin tức.

Võ Di quay về bẩm báo: "Ngoài cung phòng thủ nghiêm mật. Nô tài thấy gia nhân theo hầu Đổng thế tử ở phủ Quảng Ân bá là Bảo Lưu, hắn cũng đang hỏi thăm tin tức của thế tử gia phủ Quảng Ân bá nhưng bị ngăn ngoài cửa. Hắn dùng danh nghĩa phó chỉ huy sứ của Kim Ngô vệ mà vẫn không được, đành phải nói muốn đến gặp Đô chỉ huy sứ Thiệu Văn Cực Thiệu đại nhân. Tên quan quân thủ thành nghe xong thì cười khinh, nói bọn họ là Thần Cơ doanh, hỏi có muốn thì bọn họ dẫn đi gặp Đô chỉ huy sứ của bọn họ là Vương đại nhân. Bảo Lưu tức giận đỏ bừng mặt nhưng cũng chỉ đành ngượng ngùng ra về. Tiểu nhân thấy thế, sợ bôi nhọ thanh danh của thế tử gia nên không dám lên hỏi, chạy vòng qua ngõ khác đón đầu Bảo Lưu, giả vờ như tình cờ gặp. Lúc này mới nghe được tin từ sau khi thế tử gia tiến cung, không chỉ người của Kim Ngô vệ mà cả Kỳ Thủ vệ cũng không hề được nghỉ ngơi, tất cả đều đang canh giữ trong cung."

Đậu Chiêu thở phào, hỏi Võ Di: "Thế tử hay gặp chuyện tương tự không?"

Võ Di tìm ra manh mối, nói: "Nô tài mới theo hầu thế tử gia ba năm đổ lại đây, không biết lúc trước thế nào. Nhưng từ lúc nô tài đi theo thế tử gia đến giờ, đây là lần thứ hai."

Tim Đậu Chiêu thắt lại.

Ba năm xảy ra hai lần. Nói cách khác, đây cũng không phải là chuyện bình thường.

Nàng hỏi Võ Di: "Lần trước là từ bao giờ?"

Võ Di nói: "Chính là trước khi thế tử gia thành thân đó ạ, là giữa tháng tám, hoàng thượng từ hành cung tránh nóng quay về."

Đậu Chiêu lập tức ý thức được.

Có lẽ hoàng Thượng bị bệnh!

Kiếp trước, nàng tránh khỏi vòng xoáy quyền quý là vì đột nhiên nghe nói hoàng thượng sinh bệnh. Liêu vương hiếu thảo, vội về kinh chăm sóc, bị Lương Kế Phân gạt đi. Vạn hoàng hậu cầu xin hộ thì Liêu vương mới có thể hồi kinh. Sau đó là cung biến... Mọi người đều trợn mắt há mồm, nơm nớp lo sợ, thở cũng không dám thở mạnh, toàn bộ những nhà phú quý đều đóng cửa không tiếp khách, bóng người thưa thớt như tòa thành trống, làm cho người ta hoảng hốt.

Sau khi Liêu vương đăng cơ, giới quý tộc từng có lời đồn hoàng thượng chỉ nhiễm phong hàn nhẹ, không hề đáng ngại, thực ra là bị Liêu vương hại chết.

Giờ xem ra lời đồn ấy là vô căn cứ.

Giờ hoàng thượng cũng đã sinh bệnh rồi đó thôi.

Đây có thể là một lý do khiến Liêu vương dám đoạt vị?

Hoàng thượng bị bệnh gì?

Kiếp trước, hoàng thượng chầu trời sau khi Liêu vương đăng cơ được mười tháng.

Đậu Chiêu cau mày.

Nếu Nghiêm Triều Khanh là phụ tá đắc lực nhất của Tống Mặc, chắc chắn sẽ biết một ít manh mối.

Còn về bệnh tình của hoàng thượng, nàng chờ Tống Mặc quay về rồi hỏi Tống Mặc. Hay là lúc này đến chỗ Nghiêm Triều Khanh để hỏi đến cùng?

Đậu Chiêu đang do dự thì một gia nhân vào bẩm: "Có vị quan gia nói là người của Thần Cơ doanh, phụng mệnh thế tử gia đưa thư cho phu nhân."

Đậu Chiêu vội nói: "Mau mời Nghiêm tiên sinh tới tiếp khách đi."

Gia nhân làm theo.

Ước chừng qua một nén hương, Nghiêm Triều Khanh cầm thư đi vào.

Đậu Chiêu vội vàng mở thư ra.

Thì ra là phong thư báo tin bình an.

Nói trong cung có việc, có lẽ mấy ngày nữa Tống Mặc còn không thể về, bảo nàng đừng lo lắng, tự chăm sóc bản thân, nếu có chuyện gì thì cứ bàn với Nghiêm tiên sinh.

Nếu vẫn có thể cho người mang thư ra ngoài, có thể thấy Tống Mặc rất tự do.

Bấy giờ, tảng đá lớn trong long Đậu Chiêu mới rơi xuống.

Thấy Nghiêm Triều Khanh vẫn khoanh tay đứng chờ ở bên, biết ông đang chờ mình dặn dò, nàng nghĩ nghĩ rồi nói một số thông tin quan trọng cho ông.

Thần sắc của Nghiêm Triều Khanh thả lỏng, cười an ủi Đậu Chiêu: "Có thể là bệnh tình của hoàng thượng tái phát, hoàng hậu nương nương sợ để lộ tin tức nên không cho cấm quân ra ngoài."

Đậu Chiêu không thể không lau trán.

Là phủ Anh Quốc công quá thân cận với hoàng quyền? Hay là phủ Tế Ninh hầu cách hoàng quyền quá xa? Ngay cả Nghiêm Triều Khanh cũng biết chuyện hoàng thượng sinh bệnh...

Mấy ngày sau đó, Đậu Chiêu vẫn luôn suy nghĩ về chuyện này.

Lúc trước chỉ nghe nói Tống gia hiển hách nhưng không ngờ lại hiển hách đến mức độ này.

Một số việc, mình có nên đánh giá lại từ đầu không?

Sở dĩ Trung Nghị Công có thụy hào này vì ông ta từng dốc hết tâm huyết dạy dỗ thái tử. Nếu Tống Mặc theo học Trung Nghị Công từ nhỏ, chắc là rất thân với thái tử.

Đậu Chiêu đứng trước bàn dài ở sảnh.

Trước mắt là đôi cây như ý bằng gỗ quý.

Đó thứ thái tử ban thưởng trong ngày thành thân của Tống Mặc và nàng.

Ngoài đó ra, hoàng gia không ban thêm gì khác nữa.

Thái tử là người thế nào?

Trong trí nhớ của nàng, thái tử là một cái tên nhạt nhòa.

Kiếp trước, lúc Tống Mặc kéo cung tên bắn thái tử, trong lòng hắn nghĩ gì?

Chuyện này có liên quan gì đến cái chết của Định quốc công không?

Đậu Chiêu cảm thấy lòng dạ rối bời, chưa bao giờ mong Tống Mặc quay về như lúc này?

Bây giờ nghĩ đến hai người đã thành thân được chín ngày, nàng lại tự hỏi Tống Mặc ra sao rồi?

Đậu Chiêu chưa bao giờ giấu Tố Tâm. Tố Tâm đương nhiên biết nàng lo lắng điều gì, nghe vậy ánh mắt hơi trầm lại, thấp giọng bẩm: 

- Vẫn chưa có tin tức ạ!

Đậu Chiêu thoáng trầm ngâm rồi đi ra đại sảnh.

Thê tử của Đậu Văn Xương tức Văn Đại phu nhân lớn hơn Đậu Chiêu hai mươi lăm tuổi, đã qua tứ tuần. Bác Lục phu nhân Quách thị và Tế Thập phu nhân Thái thị đã qua ba mươi. Hàn thị thì đang tuổi xuân.

Lúc Đậu Chiêu vào phòng khách, Quách thị đang nói chuyện với Văn Đại phu nhân về việc Hàn thị có thai, Thái thị cùng hai a hoàn đang thưởng thức tranh chữ trong phòng.

- Tứ cô đến rồi! 

Quách thị vừa thấy Đậu Chiêu thì lập tức đứng dậy chào hỏi.

Nghe vậy, Văn Đại phu nhân và Hàn thị cũng đứng lên.

Đậu Chiêu vội tiến lên đỡ Hàn thị: 

- Giờ tẩu đang có thai, mau ngồi xuống, mau ngồi xuống! Cẩn thận động thai khí!

Thái thị đang bước tới nghe xong thì cười ngặt nghẽo, trêu Đậu Chiêu: 

- Tứ cô mới xuất giá mấy ngày mà đã biết chuyện "động thai khí" rồi!

Văn Đại phu nhân không thân với Đậu Chiêu nên chỉ cười cười. Quách thị không ưa sự ồn ào của Thái thị cũng chẳng bắt lời. Hàn thị vốn ít nói, tính tình ngay thăng, lời nói của Thái thị đầy ý trêu chọc khiến nàng không thích lắm, đương nhiên cũng chẳng đáp lời. Nhất thời không khí hơi ngượng ngập. Với người được xưng là có tài ăn nói như Thái thị thì đây là lần đầu tiên gặp phải. Nụ cười trên mặt Thái thị cũng trở nên cứng nhắc. Nhưng nàng là người dám nói dám làm, lập tức cười nói, phá vỡ tình cản quẫn bách:

- Thất thúc phụ chỉ mời Đại tẩu, Lục tẩu và ta đến thăm muội, ai ngờ Lục thẩm thẩm lại bảo cho Thập Nhất đệ muội đi cùng, nói như thể không yên tâm vậy, như thể ta và Đại tẩu sẽ giả vờ hòa thuận vậy. Khó trách ai cũng nói Tứ cô là con gái ruột của Lục thẩm thẩm.

Thái thị có thể tung hoành ở ngõ Hòe Thụ không chỉ vì nàng sinh được hai con trai.

Đậu Chiêu mời mấy vị tẩu tẩu ngồi xuống, nói chuyện phiếm, giữ lại dùng bữa trưa, sau đó dẫn các nàng đi dạo xung quanh, chớp mắt đã đến giờ Dậu.

Thái thị khen không ngớt miệng: 

- Bảo sao mọi người đều nói Tứ cô khéo lấy chồng. Gia thế hiển hách, không có mẹ chồng, chuyện trong nhà đều do mình mình quyết định. 

Đậu Chiêu bình thản nói: 

- "Nhà có người già như có bảo bối". Dù ta tự do tự tại không bị quản thúc nhưng mọi chuyện đều phải tự quyết định, đôi khi không tránh khỏi sai lầm. Vẫn nên có trưởng bối thì hơn.

Văn Đại phu nhân và Hàn thị đều gật gù.

Thái thị lại lầu bầu trong bụng.

Đây đúng là vỗ mông ngựa lại vỗ nhầm vào đùi ngựa... Tứ cô này không dễ hầu mà!

Nhưng nghĩ đến phủ Anh quốc công là nhà quyền quý số một đương triều, nàng đành phải áp chế sự bất mãn trong lòng, cười khanh khách, gật đầu đòng ý.

Văn Đại phu nhân thấy sắc trời không còn sớm, chào từ biệt Đậu Chiêu.

Đậu Chiêu cũng không khách sáo, tiễn các nàng đến cửa thùy hoa.

Vừa về phòng thay quần áo, Tống Mặc đã trở về.

Đậu Chiêu không nhịn được mà ra đón.

Tống Mặc vừa khéo vén rèm đi vào.

Đậu Chiêu vội hỏi: 

- Còn phải vào cung ư?

Tống Mặc sửng sốt, vội nói: 

- Không cần! Ta được nghỉ ngày mai, chiều ngày kia mới phải vào cung.

Không biết vì sao Đậu Chiêu cảm thấy thoải mái hơn nhiều!

Nàng thấy Tống Mặc vẫn còn mặc triều phục từ hôm tiến cung, vừa sai a hoàn múc nước hầu hạ Tống Mặc tắm rửa vừa nói: 

- Tình hình trong cung sao rồi? Cần ta chuẩn bị mấy bộ xiêm y, bảo Trần Hạch mang theo cho thế tử thay đổi bất cứ lúc nào không?

Trên đường trở về, Tống Mặc luôn nghĩ đến lúc gặp lại Đậu Chiêu sẽ là cảnh tượng thế nào.

Trong nhà chẳng có nữ nhân, nàng lại chẳng quen ai ở kinh thành. Nàng có cảm thấy nhàm chán lắm không?

Hắn không ở nhà, chẳng biết phụ thân có làm khó nàng không? Đám người Nghiêm Triều Khanh có giúp được nàng việc gì không?

Nàng sẽ không hối hận vì lấy mình chứ?

Nhưng hắn vạn vạn không ngờ sẽ đối mặt với một Đậu Chiêu bình tĩnh, vui mừng, thậm chí là có chút quan tâm như vậy.

Đậu Chiêu như thế càng khiến Tống Mặc cảm thấy vững vàng hơn.

- Trong cung rất tốt. Hoàng hậu nương nương lo lắng nên mới giữ chúng ta ở lại. Chúng ta là cận thần của thiên tử, trong cung có phòng tắm riêng, ta ở trong cung tuy không có phòng riêng nhưng có tủ quần áo và chăn màn riêng, cũng có người giặt đồ...

Đậu Chiêu gật đầu, đón lấy triều phục của Tống Mặc rồi đưa cho Tố Tâm, để tiểu a hoàn hầu hạ hắn tắm rửa. Mình thì ngồi trên sập nghiền ngẫm lời hắn vừa nói.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro