Chương 75 - Mẫu thân ly thế (Tiếp theo)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau cùng, Rajiva là người chủ động buông tay, ánh mắt giấu đi rất xa. Thấy cổ cậu đỏ ửng, tôi tìm cách chuyển chủ đề, những mong cậu ấy sẽ vơi đi đau buồn:

- Rajiva, hãy kể cho tôi nghe chuyện hồi nhỏ của cậu, những chuyện mà tôi không biết ấy.

Rajiva nhìn ánh lửa nhảy múa, chậm rãi nói:

- Năm tôi lên bảy tuổi, mẫu thân xuất gia. Tôi vì nhớ bà nên thường đến chùa để gặp mẫu thân. Khi mẫu thân theo các sư phụ học kinh Phật, tôi cũng ngồi kề bên để nghe giảng. Không biết vì sao, khi nghe những kinh văn ấy qua một lần, tôi lại có thể học thuộc lòng chúng, ai nấy đều rất kinh ngạc. Sư phụ Bandhudatta yêu cầu tôi tụng lại bài kệ và tôi đã đọc thuộc chúng một cách lưu loát. Sư phụ khen tôi có khí chất, bèn nói với mẫu thân rằng muốn nhận tôi làm đệ tử.

Những việc này tôi đã sớm biết. Rajiva nổi tiếng là người thông tuệ từ nhỏ, tiểu sử ghi lại rằng, khi xuất gia vào năm bảy tuổi, cậu đã từng học thuộc hàng nghìn bài kinh kệ mỗi ngày.

- Khi mẫu thân hỏi tôi có muốn xuất gia hay không, vì biết rằng khi xuất gia sẽ được ở cạnh mẫu thân, nên tôi đã gật đầu đồng ý.

Tôi có chút bàng hoàng. Đúng vậy, dù thông minh đến mấy, cậu vẫn là một đứa trẻ không muốn rời xa mẹ mình. Vì vậy lý do xuất gia của cậu khá đơn giản, và cả cuộc đời cậu, đã được định đoạt từ cái gật đầu đồng ý vào năm bảy tuổi.

- Nhưng mẫu thân vẫn rất lo lắng không biết quyết định xuất gia lúc nhỏ có phải là thật sự là ý định của tôi hay không. Có một lần, tôi nhìn thấy một chiếc bát lớn bên ngoài Phật điện, tôi nhanh chóng đến đó và cố gắng nhấc chiếc bát rồi để lên đỉnh đầu. Khi đó, mẫu thân tình cờ nhìn thấy được và đã vô cùng kinh ngạc. Tôi đã hỏi bà: 'Chiếc bát lớn vậy mà sao con lại có thể nhấc lên dễ dàng?' Không ngờ rằng ngay khi lời vừa nói ra, tôi lại cảm thấy chiếc bát thật nặng. Tiếp theo đó chiếc bát liền rơi ngay xuống. Mẫu thân sợ tôi bị thương, nhưng khi đó tôi chỉ nghỉ: Đó là do lòng mình có chấp niệm, nên sẽ cảm thấy trọng lượng của chiếc bát thay đổi. Mẫu thân nghe đến đó liền cười nhẹ nhõm, nói rằng tôi thật sự có duyên với Phật pháp, có tuệ căn. Kể từ đó, mẫu thân dẫn tôi đi khắp nơi để tìm danh sư, giúp tôi học tập.

Tôi cũng đã từng đọc qua câu chuyện này. Khi đó cậu vẫn còn rất nhỏ, nhưng lại có thể ngộ ra được đạo lý sâu sắc mà ngay cả những người trưởng thành có thể phải mất cả một đời mới thấu hiểu.

- Rajiva, hãy kể cho tôi nghe chuyện hồi nhỏ của cậu, những chuyện mà tôi không biết ấy.

Nói rằng muốn chuyển chủ đề chỉ là cái cớ, tôi không chỉ mong muốn cậu có thể phân tâm khỏi sự đau buồn của mình, mà còn vì tôi thực sự tò mò về tuổi thơ của cậu ấy.

Ánh mắt không khỏi rời vào đống lửa,cậu tiếp tục chìm đắm vào trong ký ức của chính mình:

- Khi tôi chín tôi, tôi đã có thể tự mình đứng trước đám đông để thuyết pháp và tên tôi đã được lan truyền khắp cả Khâu Từ. Vì không muốn tôi bị đè nặng bởi danh tiếng của mình, mẫu thân đã dẫn tôi rời khỏi Khâu Từ để đến Jibin và ở đó trong vòng 6 năm.

Jiva đã đúng khi làm như vậy. Rajiva khi đó vẫn còn quá nhỏ, nhưng lại được khắp nơi ca tụng phần lớn vì thân phận hoàng gia của mình. Đưa cậu đến Thiên Trúc, không ai biết lai lịch của cậu ấy, Rajiva lại có thể lớn lên như một đứa trẻ bình thường và có thể học hỏi nhiều hơn. Chỉ là...tôi thầm thở dài. Jiva đặt hết tình yêu thương cho Rajiva, nhưng lại bỏ rơi Pusyseda khiến cậu ấy lại bị tổn thương tâm lý rất nhiều.

Chúng tôi tựa vào vai nhau, lắng nghe câu chuyện về Rajiva hồi nhỏ: sự nghiêm khắc và tình yêu của Jiva dành cho cậu, những câu chuyện vui về sư phụ và các sư huynh của cậu, những chuyến du ngoại khắp các tiểu quốc ở Tây vực của cậu. Chuyện nào cũng khơi gợi niềm phấn khích trong tôi. Thì ra một người có chỉ số IQ 200 như Kumarajiva, hồi nhỏ cũng từng trêu chọc các sư huynh, cũng từng bị mẹ trách phạt vì không học thuộc các bài kệ. Thì ra Rajiva cũng có tuổi thơ, tôi cứ nghĩ, ngay từ khi còn nhỏ cậu ấy đã là một người thông tuệ và già dặn rồi.

- Kể từ khi Rajiva tuyên bố chuyển sang Đại thừa, mọi người đều lên tiếng phản đối, chỉ có mình mẫu thân là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ tôi. Bà ấy nói rằng mặc dù bà không hoàn toàn đồng ý giáo lý Đại thừa, nhưng thấy tôi hạ quyết tâm, bà sẽ luôn đứng sau lưng ủng hộ.

Đôi mắt Rajiva rung rung nước mắt

- Bà đã bỏ tiền giúp tôi ghi chép kinh Phật Đại thừa. Mỗi khi Rajiva thuyết giảng Phật pháp, bà liền giúp tôi trao những cuốn kinh đến tay người đến nghe giảng. Mẫu thân còn giúp tôi thuyết phục vương cửu. Chỉ cần biết Rajiva muốn điều gi, bà sẽ làm hết sức để giúp đỡ tôi. Khi Rajiva cải đạo sang Đại thừa, mọi sự khó khăn ban đầu đều có thể vượt qua được đều nhờ vào mẫu thân giúp đỡ.

Tôi thở dài, nắm nhẹ tay cậu như muốn truyền thêm sức mạnh cho Rajiva. Cậu cúi đầu, tay không rút về, cứ để mặc cho tôi nắm lấy. Cậu nói tiếp:

- Mẫu thân biết ước nguyện của tôi là đến Trung Nguyên truyền bá giáo lý Đại Thừa, nên trước khi rời Khâu Từ, người từng nói với tôi: Giáo lý Đại Thừa muốn đến được Đông Thổ (đất Hán), tất cả dựa vào tôi. Nhưng trách nhiệm nặng nề này không hề có lợi cho cá nhân tôi. Mẹ có hỏi tôi, rằng tôi dự định thế nào?

Tôi vẫn còn chìm đắm trong những xúc cảm khi nãy, nên chỉ biết yên lặng nhìn cậu ấy. Rajiva ngừng lại một lát, rồi tiếp tục:

- Tôi trả lời rằng: Phật giáo Đại Thừa giúp ích cho mọi người chứ không phải chỉ cho bản thân. Nếu tôi có thể truyền bá rộng rãi giáo lý của Phật tổ, giúp chúng sinh giác ngộ và từ đó thoát khỏi bể khổ, thì dù có phải nhảy vào chốn dầu sôi lửa bỏng, Rajiva cũng quyết không từ nan.

Khi Jiva còn ở bên cạnh, Rajiva giống như một thần đồng được bảo bọc và chăm sóc chu đáo. Rajiva tuy thông minh tuyệt đỉnh, những cậu giống như loài hoa trong nhà kính, chưa từng trải qua gió mưa bão bùng. Sau khi Jiva ra đi, Rajiva phải dựa vào nghị lực của mình để bước tiếp con đường chông gai. Lí tưởng của cậu, phải chăng đã được hình thành từ khi còn nhỏ? Nhưng Rajiva đâu biết rằng, những lo lắng của Jiva đã trở thành hiện thực trong tương lai. Cái giá mà Rajiva phải trả cho lí tưởng truyền bá đạo Phật ở Trung Nguyên là những lời chỉ trích gay gắt của người đời.

Tôi cắn chặt môi:

- Mẫu thân cậu lo lắng về lời tiên đoán năm đó...

Rajiva quay đầu nhìn tôi:

- Tại sao cô cứ phải quan tâm đến lời tiên đoán vô căn cứ đó chứ? Tôi ngày nào còn ở trong Phật môn, quyết không để xảy ra việc đó được!

Tôi chua xót lắc đầu:

- Nếu như có thể, tôi thật sự không muốn biết...

Rajiva híp mắt nhìn tôi bằng đôi mắt trong veo như con suối:

- Cái gì?

Tôi né tránh trả lời:

- Tin tức về mẫu thân cậu...Cậu có định trở về nói cho phụ thân và đệ đệ biết hay không?

Cậu thở dài lắc đầu:

- Đã bao năm trôi qua, việc chờ đợi mẫu thân quay về là chỗ dựa tinh thần duy nhất của phụ thân...Tôi sợ phụ thân sẽ không chịu nổi đả kích.

Nghĩ đến Kumarayana ngày đó tại pháp hội, trong lòng tôi cảm thấy càng buồn bực, bèn đứng dậy đi đến bên cửa sổ. Phía xa xa bên kia dãy Thiên Sơn, những quầng đỏ màu son nhạt đã hiện lên trên nền trời, bầu trời ngàn sao lấp lánh vừa mới đây đã lặn mất tự lúc nào. Làn sương sớm ùa vào lặng lẽ như cơn sóng nhỏ lăn tăn trên mặt biển, tạo nên một lớp sương mờ ảo vào buổi sáng ban mai

- Gần sáng rồi, hôm nay là ngày đầu tiên của lễ hội Tô Mặc Già.

Rajiva cũng đứng dậy đi tới bên cửa sổ, nhìn vào bầu trời kia:

- Chúng ta đã ngồi hết đêm ư?

Tôi quay đầu lại nhìn Rajiva, bầu trời chạng vạng nhuộm sáng áo choàng màu hạt dẻ. Dù đã thức cả một đêm, khuôn mặt đầy vẻ mệt mỏi nhưng cũng không thể che đi vẻ tuấn tú hoàn mỹ của cậu. Một làn gió lướt nhẹ qua vạt áo cậu, càng làm tăng thêm vẻ đẹp, khiến cậu trông như một tác phẩm điêu khắc. Tôi ngậm ngùi nhìn bóng dáng cậu, trong lòng không khỏi thốt lên lời thương cảm: Nếu như có thể, tôi thực sự không muốn biết tương lai của cậu...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro