Vòng Quanh Thế Giới : Ý (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lạy mấy chế, đừng đọc chùa, làm ơn đó...
_____________________________________________
Tôi đang cầm tấm bản đồ đã mua ở hồi mình còn ở bên Đức để đi du lịch xung quanh đó. Hiện tại thì tôi đang ở thành phố biển màu sắc nhất thế giới - thành phố biển Cinque Terre. Đây là vùng Tây Bắc nước Ý, hiện tôi vẫn phải gặp Feliciano, cậu ấy vẫn còn có thể giúp tôi ở thời điểm hiện tại...

Quá trình từ thủ đô Rome đến thành phố này rất là cực! Nghĩ sao vậy khi mà cậu phải leo lên một cái xe mà nó lạng qua lạng lại đến mức muốn nôn ra giữa chừng trên xe? Hay như giao thông bên Ý giống hệt nhau Việt Nam?

Ối làng nước ơi, tới Cinque Terre mà nó phơi phới đến lạ. Nhiều người dân ở nơi này rất dễ thương, cảnh cũng rất là đẹp, và quan trọng hết là...

Ặc, là Lovino, sao cậu ấy lại ở đây?

Tôi đã nghĩ như thế khi đang nhìn nước biển xanh vắt, rồi bóng dáng ai đó đi tới gần tôi. Trông cậu ấy không có vẻ gì là muốn gặp tôi...

Tôi bần thần đứng tại chỗ đó, nhìn cậu với ánh mắt khá ngạc nhiên: "Sao cậu lại ở nơi này? Ở đây là Bắc Ý chứ không phải là nơi của cậu, Lovino."

- Tôi đã sáp nhập với Feliciano rồi. Tôi cũng có quyền đứng ở đây, nói chuyện với một con mọt sách thích lịch sử như cô...

Tôi cứng họng, trên đầu tôi như muốn bốc khói. Cậu ta nói đúng, hai anh em họ đã độc lập và sáp nhập Bắc với Nam thành một rồi, đâu có lý gì mà cậu ta không được tới đây.

- Thứ chết tiệt, cô muốn gì ở tên em trai ngốc của tôi?

- Tôi chỉ đang hỏi về lịch sử của hai người...

- Cô im ngay! Không nói gì cả!

Tôi đứng nhìn lưng của cậu ta, cậu ta muốn khóc. Cậu ta không chấp nhận về điều đó, cậu ta hận ông của mình. Cậu không thích em cậu, vì nó được ông cậu cưng chiều rất nhiều, và cậu như vô hình...

Nước mắt cậu ta rơi xuống đất, lăn đầy trên hai gò má của cậu...Cậu muốn bỏ đi. Cậu không nên nói gì về chuyện này cho tôi.

- Lovino! Cậu nói cho tôi nghe, có chuyện gì...có chuyện gì...

Tôi chạy tới ôm ghì lấy cậu, như muốn vỗ về an ủi cậu. Thời gian ở Cinque Terre sẽ kết thúc, nếu tôi không nói được gì với cậu...

Điện thoại tôi reo lên. Tôi phải bắt máy. Đó là số của Feliciano: "Này Mizuku, cậu đang ở đâu đấy?"

Tôi, với nỗi lo lắng hiện lên trên mặt mình, đáp lại: "Tôi đang ở Cinque Terre đây, không xa cậu đâu, phiền cậu đến để nói chuyện về lịch sử với tôi, Feliciano."

Lovino đứng im, cậu ngưng khóc. Nhưng cậu vẫn hận. Cậu không muốn ai nói cậu là thứ dở hơi chỉ biết đỏ mặt và thốt lên những câu vô nghĩa.

- Mizuku, tôi sẽ kể chuyện về nước tôi, thay cho Feli.

Trong điện thoại tôi vang lên giọng của Feliciano, hẳn như cậu rất sẵn lòng để cho anh hai mình kể thay mình.

- Được thôi Feli, anh mày sẽ làm thay mày!

Cậu bước đi, tựa lên thành một mảng tường của một ngôi nhà cổ. Tôi hì hục chạy theo còn không quên kèm theo lời cảm ơn đến với đầu dây bên kia, là Feliciano.

Tôi cũng ríu rít cảm ơn Lovino vì đã giúp đỡ tôi trong việc tìm hiểu lịch sử thế giới. Cậu cũng gật đầu chấp nhận. Tôi hớn hở vô cùng, lấy trong giỏ ra cuốn sổ tay quen thuộc của mình.

- Tôi kể gì trước tiên?

- À, để tôi xem. Tôi lật lại cuốn sổ tay của mình.

- A! Anh nói gì sau thời gian Trung Đại của nước anh đi.

Cậu gật gật đầu, xoa cằm nhớ lại chuyện đó.

- À, nhớ rồi. Trong thế kỷ XIV và XV, miền Bắc và miền Trung Ý bị phân chia thành một số thành bang xung khắc lẫn nhau, phần còn lại của bán đảo thuộc về Lãnh thổ Giáo hoàng và Vương quốc Napoli (hậu thân của Vương quốc Sicilia, thuộc Nhà Capet rồi Aragon). Nhiều thành bang về mặt chính thức thường quy phục các quân chủ ngoại bang, như Công quốc Milano về danh nghĩa là một quốc gia cấu thành của Đế quốc La Mã Thần thánh có dân cư chủ yếu là người Đức. Tuy nhiên, các thành bang này thường tìm được cách duy trì độc lập thực tế. Các thành bang mạnh nhất thường sáp nhập các lãnh thổ xung quanh để trở thành bá chủ, các nhà nước khu vực thường nằm dưới quyền của các gia tộc thương gia, họ lập ra các triều đại địa phương. Chiến tranh giữa các thành bang mang tính đặc hữu, và chủ yếu là giao tranh giữa các quân đội đánh thuê gọi là condottieri, các toán lính này được lấy từ khắp châu Âu, đặc biệt là Đức và Thuỵ Sĩ, song phần lớn lãnh đạo là người Ý. Nhiều thập niên giao tranh dẫn đến kết quả chung cuộc là Firenze, Milano và Venezia nổi lên thành các thế lực chi phối, họ đạt được Hoà ước Lodi vào năm 1454, mang lại yên tĩnh tương đối lần đầu tiên cho khu vực suốt nhiều thế kỷ. Tình trạng hoà bình này kéo dài trong bốn muơi năm sau.

Tôi tiếp tục công việc cặm cụi ghi chép, còn cậu thì lướt nhìn tôi viết gì về nó.

Tôi ngước lên nhớ lại. Ồ, còn giai đoạn gì mà...Phục Hưng mà. "Lovino, cậu đang kể về sau Trung Đại à?"

- Tất nhiên, sau Trung Đại là Cận Đại đấy, thứ đầu to óc trái nho, Mi.zu.ku!

Tôi đơ ra. Cậu đang đùa tôi à? Hừ, tôi thừa biết cậu đang kể Cận Đại đó.

- Cậu kể về Phục Hưng đi Lovino.

- Ừ...Phục Hưng ư... Thì là... Phục hưng là một giai đoạn khôi phục mạnh mẽ về nghệ thuật và văn hoá, nó bắt nguồn tại Ý do một số yếu tố, như các thành thị buôn bán tích luỹ được lượng của cải lớn, các gia đình có thế lực bảo trợ, và các học giả cùng văn bản Hy Lạp đến Ý sau khi người Thổ Ottoman chinh phục Constantinopolis - thủ đô của Đông La Mã (Byzantine). Thời kỳ Phục hưng Ý đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVI, cũng vào lúc này các quốc gia bên ngoài đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn trong Các cuộc chiến tranh Ý.

Medici trở thành một gia đình có thế lực của Firenze, họ bồi dưỡng và truyền cảm hứng khai sinh Phục hưng Ý, cùng với các gia đình khác tại Ý như Visconti và Sforza tại Milano, Este tại Ferrara và Gonzaga tại Mantova. Các nghệ sĩ vĩ đại nhất như Leonardo da Vinci, Brunelleschi, Botticelli, Michelangelo, Giotto, Donatello, Tiziano Vecelli và Raffaello tạo ra các tác phẩm truyền cảm hứng. Sử gia nhân văn Leonardo Bruni cũng phân tách lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại. Các ý tưởng và lý tưởng Phục hưng nhanh chóng được truyền bá đến Bắc Âu, Pháp, Anh và phần lớn châu Âu. Trong khi đó, việc khám phá châu Mỹ và các tuyến đường mới đến châu Á, cũng như việc Đế quốc Ottoman nổi lên đều làm xói mòn vị thế chi phối truyền thống của Ý trong mậu dịch với phương Đông, gây suy thoái kinh tế kéo dài trên bán đảo.

- Tóm lại thì Phục Hưng nó như thế thôi, nhìn chung nó ảnh hưởng khá lớn đến Ý Đại Lợi của tôi và Feliciano.

Tôi đưa mắt nhìn cậu rồi hỏi thêm. "Đúng rồi, Cận Đại cũng có chiến tranh mà, cậu thử kể xem."

Chiến tranh ư? Chiến tranh là thứ mà tất cả các qyuoocs gia đều phải từng trải qua. Hay chí ít cũng phải trải qua, ngay bây giờ.

- Cô biết đó, quốc gia nào cũng có chiến tranh. Đâu thể tránh khỏi. Cũng được, tôi sẽ kể cho cô nghe...

Gió cứ mặc người ta, buồn thế nào, đau khổ thế nào. Thời gian vô tâm. Nó vẫn cứ chạy đi, nó để mặc người ta tự đương đầu với cuộc chiến của mình. Nó vẫn cứ thế, cứ thế, hàng ngàn năm...

- Các cuộc chiến tranh Ý (1494-1559) bắt nguồn từ kình địch giữa Pháp và Tây Ban Nha, các thành bang Ý dần mất độc lập và nằm dưới quyền chi phối của ngoại bang, ban đầu là Tây Ban Nha (1559 đến 1713) và sau là Áo (1713 đến 1796). Năm 1629–1631, một đợt bùng phát dịch bệnh nữa khiến cho khoảng 14% dân số Ý mất mạng. Ngoài ra, khi Đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu suy yếu vào thế kỷ XVII, các thuộc địa của họ tại Napoli, Sicilia, Sardegna và Milano cũng tương tự. Đặc biệt, miền Nam Ý trở nên bần cùng và tách khỏi dòng chính của các sự kiện tại châu Âu.

Cứ thế thì hàng ngàn sinh mạng ra đi...Hết rồi..Không còn gì...à?

Vậy còn chuyện gì nữa không? Sao đó có chiến tranh Tây Ban Nha gì không? Tôi khá nóng lòng đó...

- Ý cô là muốn kể thêm về chuyện Chiến Tranh Kế Vị Tây Ban Nha? Tôi nói sơ thôi, còn có gì thì gặp tên Spain não cà ấy ra mà nói chuyện. Trong thế kỷ XVIII, do hậu quả của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Áo thay thế Tây Ban Nha trong vai trò thế lực ngoại bang chi phối Ý. Trong khi đó, Nhà Savoynổi lên thành một thế lực khu vực, bành trướng đến Piemonte và Sardegna. Cũng trong thế kỷ XVIII, suy thoái kéo dài hai thế kỷ được tạm ngừng nhờ các cải cách kinh tế và chính quyền do tầng lớp tinh hoa cầm quyền tiến hành tại một số quốc gia. Trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, miền bắc và miền trung Ý bị xâm chiếm và được tái tổ chức thành Vương quốc Ý, một nhà nước phụ thuộc của Đế quốc Pháp, còn nửa phía nam của bán đảo thuộc quyền cai quản của em rể Napoléon là Joachim Murat, người này lên ngôi Quốc vương Napoli. Đại hội Viên 1814 khôi phục tình thế vào cuối thế kỷ XVIII, song lý tưởng của Cách mạng Pháp không thể bị diệt trừ, và nó nhanh chóng nổi lên trong các biến động chính trị mang tính đặc trưng cho phần đầu thế kỷ XIX.

- Cô thấy đó, nhiều khi nó không phải là một chuyện dễ nói...Nhiều lúc, ta cũg nên lựa đúng tâm trạng mà nói chuyện với nhau.

Lovino vươn mình đứng thẳng lại, mỉm cười với tôi.

- Có lẽ nên cho cô biết thêm một chút nữa...

Tôi đã đóng cuốn sổ của mình rồi, nhưng nghe cậu ta nói thế, tôi dừng lại, nhìn cậu ta thêm chút nữa...

- Có gì rồi chúng ta sẽ gặp lại sau.

Cậu ta vẫy tay chà tôi rồi lẳn lặng bước đi. Mùi muối biển cứ thế thoang thoảng. Nhắm mắt lại, gió vẫn cứ thế rít bên tai, sóng biển đập nhẹ lên những con thuyền trôi nổi...

Mẹ thiên nhiên vẫn muốn nghe thêm chuyện này...

Rồi chúng ta sẽ có chuyện để nói tiếp mà, nhỉ?
___________________________________________________
Dạo này là sắp đến mùa thi cử của rất nhiều bạn bè đang theo dõi truyện này của mình. Thì mình sẽ cho ra lịch là chủ nhật hằng tuần để cho các cậu dễ bề xử lí (nói vậy chứ mình cũng bận lắm nên nói vậy cho xôm à...)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro