Thuỷ trình của sông Hương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Nhận xét chung: Khái quát ý về sông Hương

       Sông Hương dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường được tía hiện sinh động, tỉ mỉ, nhà văn khắc hoạ dòng sông theo sự chuyển động của dòng chảy: sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương chảy ở ngoại vi thành phố xuôi xuống đồng bằng, sông Hương chảy trong thành phố Huế, sông Hương khi đổ ra biển, sông Hương gắn với lịch sử và thơ ca. Ngọc Tường am hiểu tường tận về Hương giang cùng một tình yêu đặc biệt với dòng sông quê hương đã thôi thúc người nghệ sĩ viết về sông Hương với nhiều góc nhìn, nhiều vẻ đẹp khiến chúng ta nhớ mãi về. Nói như một lời ca:

"Dòng sông ai đã đặt tên
Mà người đi Huế không quên"

2. Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn
- Nghĩa là dòng chảy khỏi nguồn, là bắt đầu của dòng sông từ rừng già đại ngàn Trường Sơn. Tác giả miêu tả Hương giang ở thượng nguồn khiến người đọc có nhiều hình dung, tưởng tượng thú vị.
- Ở thượng nguồn, sông Hương giống như "một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn"
   -> Biện pháp so sánh, ví von lưu tốc dòng chảy của Hương giang giống như một bản nhạc, một thể loại nhạc với giai điệu vô cùng mạnh mẽ, hùng tráng. 
- Sông Hương còn được nhân cách hoá như "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dai"
  + là những cô gái mang vẻ đẹp hoang sơ, có lối sống tự do, thích nhảy múa, thích ca hát. 
  + dòng sông được ví von như vẻ đẹp, như lối sống của những cô gái Di-gan - vẻ đẹp đầy quyến rũ và hoang dại
     -> So sánh dòng sông như một cô gái đẹp, trẻ trung thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, thể hiện cách hành văn tài hoa, mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Liên hệ với sông Đà: 
- Vẻ đẹp sông Hương ở thượng nguồn cũng có nét tương đồng với tính cách hung bạo, dữ dội cảu Đà giang trong tuỳ bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
- Nếu nói sông Hương với dòng chảy "mãnh liệt", "rầm rộ", "cuộn xoáy" thì sông Đà là sự hợp sức của sóng, của gió, của nước, của đá " nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được..."
=> Cùng tái hiện đặc tính dữ dội, hoang sơ của dòng sông nhưng mỗi người nghệ sĩ lại có cách sử dụng ngôn từ, cách miêu tả khác nhau. Sự khác biệt đó làm nên phong cách, "vân chữ không trộn lẫn". Nói như Lê Đạt: 
"Mỗi công dân có một dạng vân tay
  Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
  Không trộn lẫn."

3. Sông Hương ở ngoại vi thành phố, chảy xuôi xuống đồng bằng
- Khác với lưu tốc ở thượng nguồn "rầm rộ cuộn xoáy", thì lưu tốc của sông Hương khi chảy xuôi xuống đồng bằng "mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ", dòng chảy êm đềm, hiền hoà.
- Dòng sông "trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở"
   -> Dòng sông được nhân hoá như một người mẹ phù sa, mỗi miền đất mà dòng sông chảy qua đều mang theo một nguồn phù sa bất tận, nguồn dinh dưỡng để những miền đồng bằng trở nên trù phú, cây cối mùa vụ tốt tươi, đơm hoa kết trái.
=> Như vậy, dòng sông có giá trị vật chất làm giàu đẹp cho những địa danh mà nó đi qua.
-> Nhà văn tỏ ra am hiểu kiến thức địa lí và shi nhận công lao của sông Hương: dòng chảy đi qua miền đất nào là miền đất ấy có thêm nguồn phù sa và trở nên trù phú, xanh tươi.

- Khi chảy xuống đồng bằng, "sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, uốn theo những đường cong thật mềm như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó". 
  + trước khi chảy vào trong lòng thành phố Huế, sông Hương uốn mình, chuyển dòng, đi qua nhiều địa danh, nhiều miền đất, rẽ theo nhiều hướng: Hướng Nam, Bắc, chuyển sang Tây Bắc; đi qua ngã ba Tuần; qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản... Mỗi địa danh dòng sông đi qua là mỗi lần sông Hương có cơ hội phô khoe vẻ đẹp của mình.
  + từ những đỉnh cao, "nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa"
  + những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc khiến dòng sông "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím"

- Tác giả Ngọc Tường nhân cách hoá sông Hương giống như "người tình mong đợi đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoang dại".
  -> dòng sông mang vẻ đẹp mê đắm đầy dịu dàng, lãng mạn, thơ mộng, mơ màng
  -> với lối hành văn uyển chuyển, mềm mại, ngôn ngữ gợi hình gợi cảm, HPNT đã diễn tả được bước đi của Hương giang trước khi chảy vào trong lòng thành phố Huế mang vẻ đẹp dịu dàng, mang giá trị vật chất và tinh thần đối với mỗi miền đồng bằng mà nó đi qua.

4. Sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế
- Mang một vẻ đẹp độc đáo, mới lạ. Nhà văn như hoá thân, nhân cách hoá dòng sông để không chỉ miêu tả lưu tốc dòng chảy mà còn cảm nhận được tâm trạng của sông Hương.
- Khi tìm được đúng đường về thành phố mộng mơ, "sông Hương vui tươi hẳn lên" vì dòng sông ấy đã dành cho Huế một tình yêu dịu ngọt, trìu mến.
- Khi chảy vào trong lòng thành phố Huế, lưu tốc của sông Hương không "dữ dội", "mãnh liệt" như ở thượng nguồn mà giống như "một điệu nhảy slow dành riêng cho Huế"
  -> So sánh tốc độ dòng chảy của Hương giang như một vũ điệu slow nhằm diễn tả một dòng chảy mềm mại, dịu dàng, nhẹ nhàng, chầm chậm, lững lờ, dòng chảy chậm rãi đến mức "cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh". Mặt nước phẳng lặng êm đềm chưa từng thấy ở bất cứ một dòng sông nào trên thế giới. Tất cả như làm đẹp thêm cho thành phố Huế mộng mơ, trầm tĩnh. Vậy nên, đã có những lời thơ tả nhịp điệu đặc trưng của Huế:

"Đã đôi lần đến mới Huế mộng mơ

Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọtVẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có đượcNét dịu dàng pha lẫn trầm tư."

- Tác giả còn có liên tưởng thú vị "sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya"
  + nghĩa là mặt nước của dòng sông, không gian mênh mông của dòng sông đã trở thành dân khấu âm nhạc cổ điển
  + đến với sông Hương xứ Huế, chúng ta sẽ nóng lòng được nghe những bản nhạc, những bản đàn của những người tài nữ lúc đêm khuya. Đó là lúc chúng ta du thuyền trên sông, những con thuyền lớn ấy cũng là sân khấu để biểu diễn nhã nhạc, con thuyền cứ trôi, dòng sông cứ chảy êm đềm, và tiếng dàn, tiếng nhạc cứ réo rắt, du dương, vang vọng khắp lưu vực sông Hương.
 + biểu diễn nhã nhạc trên sông Hương còn là một nét văn hoá độc đáo, đặc biệt, có một không hai của mảnh đất thơ mộng này. Thế nên người ta đã khẳng định: "Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước dòng sông này". Nét văn hoá đặc trưng ấy đã được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hoá của nhân loại. Từ đó, sông Hương xứ Huế đã trở thành dòng sông của văn hoá, của âm nhạc, của thơ ca hội hoạ, của nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác của con người.

5. Sông Hương khi chảy ra biển, rời xa thành phố Huế
- Trước khi rời kinh thành Huế, tác giả như cảm nhận được lưu tốc sông Hương mang chút quyến luyến, vấn vương với Huế, "như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở cuối góc thị trấn Bao Vinh".
  -> lối hành văn hướng nội, hướng vào tâm trạng, cảm xúc của lòng người nên nhà văn đã có phát hiện đầy tinh tế về cuộc chia tay giữa dòng chảy sông Hương với kinh thành Huế. Đó là cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn, mang nhiều thương nhớ, không muốn rời xa...
- Trong cuộc chia tay đổi dòng ra biển cả, sông Hương như muốn nói một lời thề với Huế: "Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ..."
  -> tác giả đã nhân cách hoá cuộc chia tay giữa sông Hương và xứ Huế như cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Kim Trọng trong đêm tình tự.

=> Tóm lại, với lối hành văn mê đắm, tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhân cách hoá dòng sông giống như một sinh thể có cảm xúc, có tâm hồn chứ không còn là một dòng sông vô tri vô giác. Qua cách miêu tả thuỷ trình của Hương giang cho thấy tác giả không chỉ là người am hiểu mảnh đất quê hương, am hiểu dòng sông Hương hiền hoà, mà còn là người có tình yêu tha thiết với cảnh vật, dòng sông của quê hương, đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro