Nguồn gốc tên Sông Hương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Nhận xét chung tác phẩm:            

             Tác phẩm bút kí đã xây dựng thành công hình tượng nghệ sông Hương xứ Huế. Đây là một dòng sông gắn với cố đô hàng nghìn năm và gắn liền với cuộc đời của Ngọc Tường. Ông đã sinh ra, lớn lên, học tập, trưởng thành cả một đời ở Huế nên ông am hiểu dòng sông, yêu quý dòng sông và đã có những trang văn miêu tả vô cùng gợi hình, gợi cảm về dòng sông. Sông Hương dưới bút pháp tài hoa của Ngọc Tường mang vẻ đẹp phong phú, đầy đủ nhất. Nhà văn đã tìm hiểu dòng sông trên nhiều phương diện: địa lí, lịch sử, thơ ca.... Điều đó chứng tỏ nhà văn phải là người có những bùng nổ cảm xúc mãnh liệt mới có thể truyền lửa cảm xúc cho người khác, nói như một nhận định: "Viết văn là sự rung động tâm hồn mình và làm rung động tâm hồn người khác".

* Nguồn gốc cái tên sông Hương

1. Được hợp thành từ hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, sông Hương như một dải lụa mềm mại, dài miên man, uốn lượn chảy qua bao cảnh đẹp xứ Kinh kỳ mộng mơ. Từ khu vườn Vĩ Dạ với những thảm cỏ xanh tươi, qua ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính văn vẳng tiếng chuông ngân nga, rồi lại rẽ vào sông Bạch Yến để lãng đãng phiêu du cùng mây gió. Trên hành trình ngao du ấy, dòng sông quyện theo những mùi vị và hương thơm của muôn vàn cỏ cây hoa lá và thảo mộc nhiệt đới, tạo nên mùi thơm ngát đặc trưng của dòng sông.

2. Trước khi hợp lưu thành sông Hương, hai nguồn tả trạch và hữu trạch của nó đã chảy qua những cánh rừng bát ngát thạch xương bồ (một loại cỏ, thân thảo, còn có tên dân gian là bồ bồ, bồ hoàng) ở hai bên dòng sông. Những cánh hoa thạch xương bồ thơm ngát đã thấm đượm vào dòng nước trong xanh của sông Hương, uốn lượn qua thành phố Huế mang thoe cả hương thơm của nó, vì vậy con sông được đặt tên là sông Hương.

3. Liên quan đến tên của con sông còn có một truyền thuyết khác. Đó là câu chuyện nén hương (nhang) của người đàn bà nhà trời (Thiên mụ) trao cho chúa Nguyễn hoàng để tìm đất định đô, về sau trở thành huyền thoại dựng đô của triều Nguyễn. Chuyện kể rằng chúa Nguyễn Hoàng từ Dinh Cát thuộc tỉnh Quảng Trị vào nam, dọc đường hạ trại nghỉ ngơi cạnh dòng sông (Hương), thấy một người đàn bà nhà Trời hiện ra, trao cho chúa một nén hương, dặn: "Hãy thắp hương rồi đi xuôi theo dòng sông xinh đẹp này, khi nào hương tàn hết thì dừng lại, đấy là đất thiên thu vạn đại đế vương. Chúa Nguyễn Hoàng cả tin bèn nghe theo lời dặn của người đàn bà nhà Trời mà chọn được thủ phủ Phú Xuân sau này. Câu chuyện liên quan đến tên của hai hạng mục có thực và quan trọng trên đất thần linh: Chúa Nguyễn Hoàng nhân nén hương linh mà đặt tên cho dòng sông dẫn đường chọn đất để nghiệp là sông Hương. Và tạ ơn người đàn bà nhà trời mách bảo, ngay trong năm 1601, chúa cho xây quốc tự nơi đã được người đàn bà mách bảo bên sông, đặt tên là Thiên Mụ. Như vậy, theo chuyện kể, người đặt tên cho sông Hương là chúa Nguyễn Hoàng.

4. Có một tài liệu khác thì nói rằng người xưa có thói quen gọi tên sông theo tên làng, xã, huyện, tỉnh nó đi qua. Sông Linh Giang (tên cũ của sông Hương) chảy qua địa phận huyện Hương Trà nên tên sông cũng đổi theo: sông Hương Trà , và đó cũng chính là sự bắt nguồn của cái tên sông Hương.
Ngoài ra liên quan đến tên sông theo địa danh còn có một mẩu dã sử khác cũng rất thú vị: năm 1792, trong chuyến tuần du Phú Xuân, vua Quang Trung hỏi sông đang đi thuyền tên là gì. Quần thần đáp rằng đoạn vừa đi qua tên là Đan Điền, đoạn này tên Hương Trà, còn đoạn trước nữa lại có tên Kim Trà. Vua không hài lòng, bảo sao lại lấy địa danh hữu hạn, thường thay đổi để đặt tên cho sông dài là thiên nhiên muôn thuở, và phán rằng từ nay thống nhất gọi là Hương giang, từ nguồn cho tới biển. Như vậy, theo chuyện dã sử này, người đặt tên cho sông Hương là vua Quang Trung.

5. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết ở đoạn kết bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" như sau:
" Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi ấy; trong đó, tôi thích nhất một huyền thoại kẻ rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro