Nổi đau nào là đủ lớn?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Khi nhìn thấy một nguời đang than thở, phản ứng đầu tiên của chúng ta là nghi hoặc. Nghi hoặc rằng liệu sự đau đớn ấy có đáng để thể hiện ra bên ngoài hay không, và nên thể hiện như thế nào? Chúng ta bắt đầu so sánh và liên kết với những gì mình biết, "À, hồi trước mình còn khổ hơn nhiều, mà có sao đâu". Còn người kia nữa, mất tất cả, rồi bệnh tật, sao họ vẫn ổn đấy thôi? Kêu gì mà kêu lắm thế? Hay lại gây sự chú ý? Thích sự quan tâm?


Có một câu chuyện về hai người bạn. Một trong hai người gặp vấn đề về việc nuôi dạy con cái, và người còn lại thì con trai mắc bệnh ung thư. Sau khi than thở về việc mình mệt mỏi và thất vọng trong việc dạy con thế nào, người này bắt đầu cảm thấy xấu hổ và xin lỗi, nghĩ rằng nổi đau của mình sẽ nhanh chóng qua đi, trong khi người bạn của mình có cậu con trai nhỏ đang cận kề cái chết vì ung thư. Anh ta nghĩ, cơn đau của mình là tạm thời, còn bạn mình là mãi mãi. Thế nhưng lời hồi đáp của người bạn đã thức tỉnh anh ấy : "Đừng bận tâm, nổi đau là nổi đau, đơn giản là vậy. Có những điều mình đã học được qua những chuyện này. Khi bạn đau, bạn đau đớn. Những gì mình đang trải qua sẽ kéo dài lâu hơn nhưng điều này không có nghĩa cậu đau ít hơn mình."


Rồi người bạn đó nói tiếp, "Không ai muốn đau đớn cả. Đúng, mình sẽ mất thằng bé và nó đau đớn kinh khủng. Đó là những gì mình có thể nghĩ. Nhưng nếu cậu bị gãy tay, hay bị phỏng hay bị mất việc thì nó cũng đau vô cùng. Chúng ta không thể nào so sánh chúng được. Chúng ta chỉ có thể quan tâm nhau trong nổi đau mà thôi."


Vậy nên bạn tôi, một người mà tôi rất quý trọng, mới nói rằng :  "Nào có ai so sánh những nổi đau với nhau". Tôi cho rằng lời của cô ấy là đúng, hiểu biết và đầy cảm thông. Việc so sánh nổi đau người này với người khác không nhầm mục đích không nhầm mục đích khiến người kia cảm thấy khá hơn, mà ngược lại - sẽ làm cho người đó cảm giác tội lỗi, xấu hổ, vì vấn đề của mình cỏn con mà mình đã than thở rồi. Về lâu dài, chúng ta sẽ bị dồn nén về tâm lý  - khi mà chúng ta còn phải đi phán xét chính mình và phán xét người khác, rằng một nổi buồn như vậy có đủ "chính đáng" hay chưa? Một mối quan hệ cởi mở, chân thành sẽ không bao giờ tồn tại nếu chúng ta tiếp tục so sánh - cho dù là bất cứ thứ gì - lên người còn lại. Đừng phán xét hay cáu gắt khi ai đó đang đau khổ, cho dù nổi đau ấy có nhỏ đến đâu trong mắt chúng ta. Bởi vì suy cho cùng, muốn được vỗ về, an ủi và quan tâm không phải cái gì đó sai trái hay quá quắt cả. Đó chỉ là một nhu cầu rất đỗi cơ bản mà chúng ta đang dần quên.


Đừng làm người mà chúng ta thật sự quan tâm cảm thấy tệ. Nếu không nói được điều gì an ủi chân thành hay mục đích xoa dịu, thì tốt nhất đừng nói gì cả. Thay vào đó, hãy ôm nhẹ người đó một cái và đáp rằng, "Mình hiểu".


Và rồi chúng ta tự hỏi tại sao mình không làm điều này sớm hơn.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro