Pháp Cú 353: Truyện Phật tuyên bố Thắng trí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Ta hàng phục tất cả

Ta thấu rõ tất cả

Ta từ bỏ tất cả

Chẳng vướng bận điều gì.

Ái diệt tâm giải thoát

Thắng trí như hư không

Tự ta tìm thấy được

Biết gọi ai thầy ta?"

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 353)

Tích Pháp Cú: Đây có thể là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết cho chúng sinh ngay sau khi Phật thành đạo. Lúc đó là sau khi Đức Phật thành đạo. Phật đi về Rừng Lộc Uyển (Vườn Nai) để tìm 5 anh em Kiều Trần Như. Trên đường đi thì Phật gặp vị tu sỹ khổ hạnh Ni Kiền Tử tên là U-pa-ca.

Khi Đức Phật đang đi trên đường thì U-pa-ca đi ngược chiều và thấy Phật từ xa. Vị đó bèn đứng lại ngắm Đức Phật vì thấy Phật đẹp quá. Khi Phật đi đến gần thì ông ta nói:

- Này huynh đệ, các căn Ngài tịnh lặng, làn da Ngài sáng chói, Ngài xuất gia theo ai, Ngài thờ ai làm thầy? Và Ngài học giáo lý của ai?

Đức Phật bèn đọc bài kệ:

"Ta hàng phục tất cả

Ta thấu rõ tất cả

Ta từ bỏ tất cả

Chẳng vướng bận điều gì.

Ái diệt tâm giải thoát

Thắng trí như hư không

Tự ta tìm thấy được

Biết gọi ai thầy ta?"

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 353)

Thế rồi tu sỹ U-pa-ca đó chép miệng, không nói là tin hay không tin. Ông chỉ xá Phật 1 xá rồi bỏ đi.

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Ta tự tìm thấy được

Đức Phật đã tự mình tìm ra con đường Chánh pháp tu hành đắc "Đạo giải thoát mọi đau khổ". Trước đó khi còn là Thái Tử thì Ngài có nhiều vị thầy dạy võ, dạy thiền, dạy quản trị đất nước, dạy binh pháp... Khi tu hành thì Sa Môn Cồ Đàm cũng tham khảo nhiều vị thầy nhưng các thầy đó đều không chỉ ra con đường thoát khổ.

Cuối cùng Phật tự tu khổ hạnh 6 năm cũng không tìm ra Chánh pháp. Cuối cùng thì Phật quay lại con đường thiền như năm 12 tuổi khi ngồi thiền dưới gốc cây Diêm Phù Nề, Thái Tử đã chứng Sơ thiền. Và đó là con đường Chánh pháp đúng đắn. 49 ngày sau khi ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề thì Phật đắc đạo.

Vậy nên tu sỹ U-pa-ca hỏi "Ai là thầy Ngài? Ngài học giáo lý của ai?" Thì Phật trả lời đúng sự thật: "Ta tự tìm thấy được - Biết gọi ai thầy ta?" Nhưng U-pa-ca không tin mà bỏ đi.

Bài học 2: Phật tự tu tự chứng A-la-hán

A-la-hán chứng quả "Vô Thượng Bồ Đề" là quả tối thượng. Đức Phật cũng chứng tới "Vô Thượng Bồ Đề" mà thôi. Nhưng các vị A-la-hán thì có thầy dạy Chánh pháp là Đức Phật. Còn Đức Thế Tôn Phật là vị tự tìm ra con đường Chánh Pháp và giảng dạy Chánh pháp vào đời giúp nhiều vị tu theo chứng A-la-hán.

Trong 91 đại kiếp tức 91 lần thế gian sinh diệt chỉ có 7 vị Thế Tôn Phật ra đời mà giảng Chánh pháp. Ngoài ra cũng có rất nhiều các vị Độc Giác Phật, Bích Chi Phật, Duyên Giác Phật là vì đại cơ duyên đắc đạo A-la-hán chứ không phải tìm ra Chánh pháp mà tu hành chứng đắc. Nên vị đó chỉ chứng A-la-hán duy nhất 1 mình nên gọi là Độc Giác Phật (vị Phật tự giác ngộ duy nhất 1 mình) hay Duyên Giác Phật (vị Phật vì đại cơ duyên mà giác ngộ).

Bài học 3: Phật độ người có duyên

Đức Phật có tam bất năng: (1) Chúng sinh vô duyên Phật không thể độ. (2) Chúng sinh vô số Phật không biết hết. (3) Định nghiệp đã tới Phật không thể chuyển.

Dĩ nhiên duyên của Đức Phật là vĩ đại nên Phật đã độ được cho rất nhiều vị quy y rồi chứng thánh. Thậm chí có 1200 vị chứng quả thánh tối thượng A-la-hán. Nhưng cũng có nhiều vị nghe Pháp của Phật xong thì tâm dửng dưng, không tin, chép miệng, thở dài rồi bỏ đi. Đó nằm trong số những chúng sinh không có duyên với Phật vậy.

Mà số lượng vô duyên với Phật thì nhiều. Ví như ngày nay dân số Thế giới là 8 tỷ người. Số người quy y đạo Phật chỉ có 500 triệu. Nếu tính cả những người biết về đạo Phật mà không quy y thì khoảng 1,5 tỷ người. Còn Kito giáo là 2,5 tỷ tín đồ, Hồi giáo là 1,8 tỷ. Vậy nên số lượng người vô duyên với Phật nhiều nhiều lắm.

Và tu sỹ U-pa-ca là một ví dụ điển hình. Vị đó được gặp Phật đầu tiên ngay sau khi Phật thành đạo. Nhưng vì vị đó tu theo tôn giáo khác và không có duyên với Phật. Nên vị đó nghe Phật nói pháp xong thì chép miệng thở dài, xá Phật rồi bỏ đi.

Bài học 4: Linh cảm và Cố chấp

Tu sỹ U-pa-ca có linh cảm minh mẫn. Ngay khi nhìn thấy Phật từ xa ông ta đã đứng lại ngắm Phật. Ông thấy thân tướng Phật đẹp quá và hào quang tỏa sáng. Linh cảm thì nói rằng: "Đây là một vị thánh vĩ đại". Thế nhưng khi Phật nói pháp xong thì ông ta cố chấp mà bỏ đi. Vậy cố chấp điều gì?

Cố chấp thứ nhất: tâm U-pa-ca ấn định một thành kiến: "Tu phải có thầy và có pháp của thầy dạy". Nay Phật khẳng định là "Ta không có thầy, pháp ta tự tìm thấy" thì vị đó không tin.

Cố chấp thứ hai: theo tôi đoán là tuổi Phật khi đó là 35. Mà các tu sỹ uy đức thời đó toàn râu tóc bạc phơ tu khổ hạnh trên núi cao. Rất có thể U-pa-ca đã chấp tuổi tác và chấp pháp tu khổ hạnh. Vị đó không tin trẻ vậy, đẹp đẽ vậy, chẳng chút khổ hạnh nào mà tự tìm ra đạo, tự tu chứng đạo.

Linh cảm thì báo cho U-pa-ca biết đây là vị thánh đắc đạo vĩ đại. Còn tâm Cố chấp thì nói rằng: "Bắt buộc phải có thầy, có pháp" chứ không thể tự tìm ra pháp hay không có thầy dạy mà lại chứng thánh.

Bài học 5: Ta hàng phục tất cả...

"Ta hàng phục tất cả

Ta thấu rõ tất cả

Ta từ bỏ tất cả

Chẳng vướng bận điều gì

Ái diệt tâm giải thoát

Thắng trí như hư không

Tự ta tìm thấy được

Biết gọi ai thầy ta?"

Đức Phật khẳng định những năng lực và thành tựu của một vị thánh Thắng trí giải thoát như sau:

(1) "Ta hàng phục tất cả" tức vị đó diệt tận hết mọi Tập khí Kiết sử trong tâm và chiến thắng chúng.

(2) "Ta thấu rõ tất cả" tức vị đó chứng đạt Quang Minh mà từ bỏ Vô Minh tăm tối để thấy rõ tất cả.

(3) "Ta từ bỏ tất cả" tức vị đó từ bỏ mọi nhiễm ô, cấu uế trong tâm gọi là "Lậu Tận" (từ bỏ hết mọi "Lậu"). "Lậu" là xấu xa, ô uế, mờ ám, thối tha... ngày nay ta vẫn dùng trong các từ ghép: buôn lậu, bệnh lậu, hủ lậu, hàng lậu, lậu thuế, lương lậu, đầu lậu...

(4) "Chẳng vướng bận điều gì" tức vị đó không còn bị Luân hồi ràng buộc hay làm cho vướng bận.

(5) "Ái diệt tâm giải thoát" tức là vị đó đã diệt ái dục tâm hoàn toàn giải thoát khỏi Luân hồi đau khổ. "Thắng trí" tức là trí tuệ này thắng mọi trí tuệ khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lvt