Pháp Cú 348: Truyện nghệ sĩ xiếc U-đa-rê-la

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Bỏ hết dòng thời gian

Đến bờ bến bên kia

Tâm giải thoát tất cả

Chẳng vướng bởi sinh già."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 348)

Tích Pháp Cú: Có chàng tên là U-đa-rê-la, con của chủ ngân hàng thành Vương Xá. Anh cũng biết đến đạo Phật và hay cúng dường các Tỳ kheo. Nhưng vì gia đình không quy y Đức Phật mà chỉ thấy vua Bình Sa theo thì cũng chú ý nên biết đạo Phật mà thôi.

Hàng năm đến thời gian thích hợp hoặc theo lịch sẽ có 1 đoàn xiếc đi đến thành Vương Xá biểu diển cho vua xem. Đoàn xiếc đó biểu diễn rất tài hoa nghệ thuật. Trong đoàn có một cô gái biểu diễn xiếc xinh đẹp. Và chàng U-đa-rê-la đi xem xiếc thì si mê cô gái. Rồi chàng đó về nhà ốm tương tư. Cha mẹ gặng hỏi mãi mới hay là do mê cô gái gánh xiếc.

Cha mẹ chiều lòng con trai bèn chạy đến bàn chuyện hỏi cưới cô gái đó cho con trai dù không "môn đăng hộ đối" lắm. Nhưng đoàn xiếc đó có truyền thống là nếu ai đó trong đoàn lấy chồng hoặc vợ thì phải dẫn chồng hoặc vợ đi theo đoàn đó lưu diễn. Gia đình ông chủ ngân hàng không đồng ý. Thế là đến đêm U-đa-rê-la bỏ nhà đi theo cô gái và đoàn xiếc sang vùng khác.

Rồi thời gian trôi qua cô vợ là "nghệ sỹ chủ chốt" trong đoàn. Cô vừa xinh đẹp dễ mến, vừa đa tài biểu diễn giỏi. Còn chồng đi theo thì làm các việc vặt giống như người hầu hay tôi tớ cho đoàn xiếc. Thế là cô vợ bắt đầu có tâm khinh thường anh chồng. Khi cô ta ôm con nựng con thì hay nói: "Con là đứa con của người dắt ngựa. Con là đứa con của người nấu cơm giặt đồ, con của người vô tích sự..."

Ông chồng nghe vợ nói vậy thì tự ái dâng cao. Anh bảo anh cũng có thể tập làm xiếc được. Thế là anh quyết tâm tập. Thật ngạc nhiên là anh biểu diễn tài giỏi hơn vợ. Thường thì nghệ sĩ biểu diễn xiếc bắt buộc phải có năng khiếu và học từ rất nhỏ. Vậy mà anh đã lớn tuổi, có con mà tập vẫn thành tài.

Mấy năm sau đến lịch thì đoàn xiếc của U-đa-rê-la đi về Vương Xá biểu diễn cho vua. Gia đình chủ ngân hàng đó biết có đoàn xiếc của con trai đến biểu diễn thì đến xem. Khi biểu diễn đến tiết mục hấp dẫn nhất, hay nhất chính là tiết mục của U-đa-rê-la. Chàng nhào lộn bay vút lên cao đứng im trên đỉnh ngọn tre cao vút cứ lơ lửng trên đó mà không rơi. Khán giả đang hoan hô khen ngợi thì bỗng dưng Đức Phật xuất hiện.

Ngay khi Phật xuất hiện thì mọi người bỏ tiết mục của U-đa-rê-la không xem mà quay sang lễ Phật. U-đa-rê-la đang lúc hứng khởi vì đây là tiết mục hay nhất mà anh tâm đắc thì không ai xem. Tâm anh trùng xuống và thoáng ghen tị với Phật. Đức Phật biết vậy bèn bảo Tôn giả Mục Kiền Liên đến nói với U-đa-rê-la:

- Này U-đa-rê-la, hãy biểu diễn cho Thế Tôn xem.

U-đa-rê-la đang có tâm lý thất vọng vì không ai thèm xem chàng biểu diễn. Thì nay chính Đức Phật lại muốn xem anh biểu diễn, rồi mọi người đều quay lại mọi ánh mắt đều đổ dồn vào anh thì tâm anh vỡ òa hạnh phúc. Ngay trong lúc tâm anh vỡ òa ra đó thì Phật đọc bài kệ:

"Bỏ hết dòng thời gian

Đến bờ bến bên kia

Tâm giải thoát tất cả

Chẳng vướng bởi sinh già."

(XXIV-Phẩm Tham Ái, Pháp Cú 348)

Ngay lúc Phật đọc xong bài kệ thì U-đa-rê-la chứng A-la-hán. Anh bèn dùng thần thông bay từ ngọn tre xuống trước mặt Đức Phật quỳ lạy xin quy y Phật và xin xuất gia. Sau đó các Tỳ kheo mới thắc mắc hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, vì sao U-đa-rê-la bỏ nhà theo cô gái diễn viên xiếc, có con, tự học nghề xiếc, biểu diễn đứng trên ngọn tre, nghe 4 câu kệ của Thế Tôn thì lập tức chứng A-la-hán dù không ngồi thiền?

Đức Phật mới kể lại chuyện kiếp xưa. Vào thời Phật Ca Diếp thì 2 người này cũng là 2 vợ chồng. Vợ chồng đó đã cúng dường Phật và Chư tăng viên mãn. Đến khi Phật nhập Niết Bàn thì mọi người góp công sức để xây tháp thờ Xá Lợi Phật. Vợ chồng cũng góp rất nhiều tài sản và công sức để cùng xây tháp. Sau khi tháp xây xong thì 2 người đứng ngắm cái tháp.

Bất chợt có một vị A-la-hán đi qua. Hai vợ chồng đó bèn quỳ xuống cúng dường vị A-la-hán tấm vải đẹp làm y phục. Vị đó chấp nhận sự cúng dường. Vợ chồng đó mới phát nguyện: "Chúng con xin nguyện tham dự vào quả vị của ngài". Vợ chồng đó phát nguyện vậy vì thấy uy đức thần thái tác phong vị thầy tu đó đẹp quá. Vợ chồng đó không biết đó là một vị A-la-hán.

Vị A-la-hán đó thấy vợ chồng phát nguyện vậy bèn Định Tâm nhìn vào tương lai xem 2 người có thành đạo quả hay không. Vị đó thấy đạo quả sẽ thành ở một đời Đức Phật kế tiếp. Vị A-la-hán đó mỉm cười hoan hỉ.

Không ngờ nụ cười của vị đó đẹp rạng ngời khiến cô vợ động tâm nói rằng: "Trời ngài đẹp như minh tinh tài tử". Ông chồng cũng hùa theo vợ: "Đúng thật, ngài đẹp như một diễn viên". Chỉ vì giây phút động tâm đó nên nhiều kiếp sau thì 2 vợ chồng cứ theo nghiệp biểu diễn xiếc để cho khán giả hâm mộ hoan hô khen tặng.

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Tình yêu duyên nợ

Con trai một chủ ngân hàng ở thành Vương Xá với sự giàu có mà mê một cô gái gánh xiếc đi lang thang kiếm sống. Chàng mê đến mức ốm tương tư nàng. Rồi lấy vợ xong thì chồng phải đi theo gánh xiếc phiêu bạt thì chàng cũng đồng ý. Chàng bỏ tất cả gia tài và sự giàu có để đi theo "Tiếng gọi trái tim".

Đó chính là tình yêu luyến ái và duyên nợ. Thậm chí hi sinh như vậy để lấy được người yêu sau đó phải làm các việc vặt như nuôi ngựa, chăm con, nấu cơm, giặt quần áo... chàng cũng làm. Đó đúng thật là hi sinh vì tình yêu: "Bỏ tất cả tài sản và sự giàu có để đi theo tiếng gọi trái tim chấp nhận làm những việc của một người hầu".

Oái ăm thay, cô vợ lại tỏ ý khinh chồng rồi. Cô dạy con kiểu "khích bác đá xoáy". Bực mình chàng lao vào thử sức bộ môn nghệ thuật khó khăn là "biểu diễn xiếc". Nhưng bằng sự thần kỳ nào đó chàng lại thành tài và thiện xảo. Đó là nhờ nghị lực, tài năng, phúc báu hội tụ đầy đủ trong chàng.

Tôi hay nói rằng "Tình yêu nam nữ vợ chồng có 2 thứ tình đan xen: Bản năng tình dục để sinh con duy trì nòi giống và Tình yêu của sự hi sinh". Nếu vợ chồng đến với nhau bởi tình dục thì qua 1 đêm là bắt đầu chán, qua nhiều đêm là ngấy, cứ tiếp vậy qua 1 năm là bỏ nhau. Bởi những kẻ đến với nhau bởi tình dục thì trong mắt họ mọi cô gái đều "mỡ màng ngọt thịt thơm da". Nay họ bị bắt phải ăn 1 món ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác sẽ không ai chịu nổi. Dù món ăn đó có ngon như "Phở Việt Nam".

Vợ chồng gắn bó với nhau, hi sinh vì nhau, từ bỏ tài sản và sự giàu có để đến với nhau, chấp nhận làm những việc của người hầu... Đó chỉ có thể là Tình yêu của sự hi sinh đích thực vì duyên nợ tạo thành.

Bài học 2: Tâm lý khinh chồng

Chồng hi sinh nhiều như vậy mà cô vợ vẫn khinh chồng. Đó là tâm lý bình thường. Tình yêu trong lòng cô vẫn còn nhưng chồng bất tài vô dụng là một sự thật. Cô là người có tình cảm và lý tính đầy đủ.

Nếu cô bỏ qua lý tính chỉ có tình cảm thì chồng vô dụng, hèn hạ mà cô vẫn thấy chồng tài giỏi, cao sang. Nếu cô sống bằng lý tính bỏ qua tình cảm thì cô sẽ chửi mắng chồng hay đối xử tệ bạc với chồng. Đây cô vợ vẫn yêu chồng nhưng vẫn thấy chồng là vô dụng.

Cô không chửi mắng hành hạ hay đối xử tệ bạc với chồng mà chỉ hát vu vơ, nựng con kiểu "nói bóng nói gió đá xéo chồng". Chính cách đó đã đánh động vào lòng tự ái của chàng. Chàng ta quyết chí luyện tập thành tài nghề diễn xiếc.

Vậy ta hãy nên làm như cô vợ đó. Nếu ta yêu chồng mà thấy chồng kém tài, lười biếng, thiếu ý chí. Ta không nên chửi mắng thậm tệ hay hành hạ chồng. Ta cứ "nói bóng nói gió" hát câu hát vu vơ mang nhiều hàm ý để chồng tự hiểu ra mà thay đổi. Đó mới là yêu chồng một cách có trí tuệ. Còn yêu chồng mà thấy chồng bất tài, lười biếng, thiếu ý chí vẫn khen chồng đó là đang hại chồng.

Bài học 3: Cú sốc tinh thần dẫn đến chứng đạo

Ta nghiên cứu đến Pháp Cú này đã thấy rất nhiều ví dụ về "Cú sốc tinh thần dẫn đến chứng đạo".

Ví dụ: Tên cướp An-gu-li-ma-la ngạc nhiên tột độ vì với võ nghệ của hắn thì con hươu, con nai đang chạy mà hắn chỉ búng chân là bắt được. Thế mà hắn mở hết tốc lực cũng không thể đuổi kịp vị Sa Môn đang đi từ từ trước mặt.

Hắn mệt quá thì dừng lại mà hét lên: "Sa Môn hãy dừng lại". Nhưng vị đó vẫn đi mà nói: "Ta dừng từ lâu rồi, sau ngươi chưa dừng?" Hắn lại ngạc nhiên và khởi khắc mắc khó hiểu. Bởi Sa Môn thì không bao giờ nói dối. Vậy sao khi hắn dừng mà vị đó bảo "Sao chưa dừng?". Còn vị đó đang đi thì lại nói: "Ta dừng lại từ lâu rồi".

Hắn bèn hỏi vị đó và vị đó nói rằng: "Ta đã dừng lại việc sát sinh từ rất lâu rồi mà sao ngươi chưa dừng lại đôi bàn tay đẫm máu". Hắn ta bừng tỉnh mà giác ngộ. Hắn quỳ xuống xin quy y Phật.

Đó là ví dụ ở Pháp Cú 173: Truyện tên cướp An-gu-li-ma-la.

Còn Pháp Cú này thì chàng U-đa-rê-la đang lúc hứng khởi muốn biểu diễn tiết mục tâm đắc cho cả thành Vương Xá quê hương chàng xem thì tự dưng Phật xuất hiện. Thế là mọi người không xem mà quay sang lễ Phật. Tâm chàng hụt hẫng, thất vọng, buồn rầu. Thì Phật lại bảo "Hãy biểu diễn cho Thế Tôn xem". Và mọi người lại hướng mọi ánh mắt về chàng để chờ đợi.

Chàng ta quá hạnh phúc bởi Đức Thế Tôn là người mà chàng tôn kính, cùng toàn dân thành Vương Xá quê hương đều đang chờ đợi tiết mục của chàng. Tâm lý đó chính là cú sốc tinh thần khi chuyển từ trạng thái hụt hẫng thất vọng sang hạnh phúc tột độ. Ngay lúc đó Phật đọc bài kệ thì chàng chứng A-la-hán ngay và luôn.

Nhưng thủ pháp về "Cú sốc tinh thần" chỉ là Duyên mà thôi. Nguyên nhân sâu xa là từ thời Phật Ca Diếp thì chàng đã cúng dường Đức Phật công đức viên mãn. Rồi chàng góp tiền của sức lực vào xây tháp thờ Xá Lợi Phật cũng là công đức vĩ đại.

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là "Khi vợ chồng chàng cúng dường y áo cho vị A-la-hán đã phát nguyện được dự vào quả vị mà vị đó chứng". Đó là Nguyên Nhân quan trọng nhất. Đến nay Nhân hội tụ với Duyên mà thành quả báo. Chàng chứng A-la-hán trong tích tắc mà không giây phút ngồi thiền.

Bài học 4: Lời phát nguyện

Khi vợ chồng cúng dường vị A-la-hán y áo thì đã phát nguyện: "Xin cho con được dự vào quả vị mà Ngài đã chứng". Chính "Lời phát nguyện" này tạo thành một Ý Chí xác định đích đến ở tương lai. Ta biết để một việc thành công thì cần 3 yếu tố: Ý chí - Phúc - Duyên.

"Lời phát nguyện" đó chính là ý chí đích đến là quan trọng nhất. Nhưng đích đến đó thành công thì cần có phúc và duyên. Phúc của chàng rất lớn vì đã cúng dường Phật Ca Diếp và Chư tăng viên mãn. Rồi chàng còn xây tháp thờ Xá Lợi Phật. Đến đời này thì phúc vẫn rất lớn khiến chàng sinh ra ở gia đình chủ ngân hàng. Rồi cũng vì phúc lớn nên vợ khích bác thì chàng tập luyện là thành tài môn diễn xiếc.

Nhưng "Vạn hữu do duyên sinh". Dù ý chí mạnh mẽ mãnh liệt, phúc to lớn vĩ đại mà không có duyên thì quả báo không tới. Ví như Thái Tử Tất Đạt Đa có ý chí tu hành đắc đạo mãnh liệt. Phúc của Thái Tử là vĩ đại. Mà không có duyên tìm được Chánh pháp thì Ngài tu vẫn thất bại. Còn khi có duyên là tìm đúng con đường Chánh pháp thì Ngài tu 49 ngày là thành Phật Thích Ca.

"Cú sốc tinh thần cùng bài kệ Pháp Cú" của Phật đó chính là Duyên. Khi có đủ duyên thì chàng chứng A-la-hán tức mà không cần ngồi thiền. Vậy ta hãy ghi nhớ: Để thành công thì cần 3 yếu tố: "Ý chí - Phúc - Duyên". Và duyên lớn nhất là "Duyên Thiên Thời".

Văn hóa Trung Hoa thường hay ca ngợi: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Nhân Hòa là kẻ đó có ý chí, nghị lực, quyết tâm làm điều lành thiện. Thiên Thời là thời cơ tới, cơ hội tới hay Duyên đúng lúc đến thời kéo tới. Địa lợi là Phúc lành tích tụ: Vị đó sinh ra đã là Thái tử hay con chủ ngân hàng, tài giỏi, trí tuệ, thông minh, cha mẹ, họ hàng hỗ trợ. Vậy ta thấy triết học Trung Hoa hay Triết học Phật giáo Ấn Độ có sự tương đồng rất lớn.

Bài học 5: Khen chê vị thánh

Ta khen chê người thường thì cũng tạo nghiệp nhưng nhỏ bé. Bởi người thường thì phúc ít nên nghiệp ta gây ra là nhỏ. Tuy nhiên kẻ cả đời khen chê thì quả báo cuối đời cũng là phúc lớn hay khổ lớn.

Còn nếu là Thiện nghiệp như vợ chồng tán thán một vị A-la-hán: "Ngài thật là đẹp như diễn viên tài tử". Thế là nghiệp kéo họ đi trong vô số kiếp từ thời Phật Ca Diếp đến thời Phật Thích Ca đều làm nghề "Tài tử nghệ sĩ biểu diễn làm dân chúng hâm mộ".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lvt