Chương 25: PHẨM TỲ KHEO- Pháp Cú 360,361: Truyện Tỳ kheo phòng hộ 6 căn 3 nghiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Lành thay phòng hộ mắt

Lành thay phòng hộ tai

Lành thay phòng hộ mũi

Lành thay phòng hộ lưỡi."

(XXV-Phẩm Tỳ Kheo, Pháp Cú 360)

"Lành thay phòng hộ thân

Lành thay phòng hộ lời

Lành thay phòng hộ ý

Lành thay phòng tất cả

Tỳ kheo phòng tất cả

Thoát được mọi khổ đau."

(XXV-Phẩm Tỳ Kheo, Pháp Cú 361)

Tích Pháp Cú: Có 5 vị Tỳ kheo thì mỗi vị lại có suy nghĩ khác nhau về 5 giác quan. Có ông nói rằng: "Trong phòng hộ các căn thì sợ nhất là phòng hộ con mắt. Mắt thì lúc nào cũng nhìn thấy mọi vật, thấy người đẹp thì mê, thấy giàu thì ham. Vậy ta nên phòng hộ con mắt".

Có ông thì nói: "Trong phòng hộ các căn thì sợ nhất là phòng hộ cái tai. Tai nghe âm thanh của tình cảm thì tâm bị rung động. Tai nghe tiếng nhạc tình ai oán thì tình ý khởi, tai nghe tiếng chửi nhau thì tâm sân hận, điều tai nghe sẽ đánh mạnh vào tâm ta. Vậy ta nên phòng hộ tai".

Có ông thì nói rằng: "Trong phòng hộ các căn thì sợ nhất là phòng hộ lưỡi. Bởi khi được ăn đồ ăn ngon là tâm cứ nhớ nó và thèm nó không thể dứt. Vậy ta nên phòng hộ lưỡi".

Rồi có ông thì nói là "Phòng hộ cái mũi là đáng sợ nhất". Còn ông thì nói là "Phòng hộ thân thể xúc chạm là đáng sợ nhất". Rồi 5 ông đó không ai chịu ai bèn kéo nhau đến gặp Phật. Đức Phật nói rằng:

"Căn nào cũng đáng sợ. Ngoài 5 căn cảm thọ môi trường ta còn cần phải phòng hộ cả lời nói của mình tạo khẩu nghiệp, hành động của mình tạo thân nghiệp. Nhưng đáng sợ nhất là phòng hộ ý căn".

Rồi Phật kể chuyện:

Vào kiếp xưa lúc đó Phật làm vua. Rồi đất nước lân bang bị tan hoang vì lý do gì đó. Thế là vua mang quân sang tiếp quản nước đó. Trên đường đi thì quan binh bị dụ dỗ bởi mắt thấy hình ảnh, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị mà gục ngã giữa đường không thể đi đến đích. Chỉ có vị vua đó và một số cận thần biết phòng hộ các căn không bị nhiễm ô thì tới đích.

Sau đó Phật đọc bài kệ:

"Lành thay phòng hộ mắt

Lành thay phòng hộ tai

Lành thay phòng hộ mũi

Lành thay phòng hộ lưỡi."

(XXV-Phẩm Tỳ Kheo, Pháp Cú 360)

"Lành thay phòng hộ thân

Lành thay phòng hộ lời

Lành thay phòng hộ ý

Lành thay phòng tất cả

Tỳ kheo phòng tất cả

Thoát được mọi khổ đau."

(XXV-Phẩm Tỳ Kheo, Pháp Cú 361)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Phòng hộ 6 căn

Phòng hộ là đề phòng và bảo vệ. Từ phòng hộ ngày nay ta hay dùng là "Phòng hộ đê điều", "Phòng hộ cháy rừng", tức là đề phòng và bảo vệ đê không bị vỡ, đề phòng bảo vệ rừng không bị cháy.

Vậy phòng hộ 6 căn là thế nào?

Phòng hộ ở đây không phải giống như con khỉ Tam Không: Bịt tai không cho nghe, bịt mắt không cho nhìn, bịt miệng không cho ăn. Nếu phòng hộ kiểu đó thì ta thành người khuyết tật: Bị mù, bị điếc, và bị cắt lưỡi.

Phòng hộ ở đây là phân biệt cái gì có ích lợi và cái gì có hại. Sau đó ta lựa chọn cái có ích mà làm và hạn chế cái có hại. Ví dụ: Mắt được phép nhìn cảnh trí đẹp đẽ, thanh tịnh khiến tâm an vui yên tĩnh. Mắt không được nhìn cô gái khỏa thân, hở hang, thiếu vải, hay mắt không được xem phim 18+.

Tai được phép nghe tiếng kinh, nghe đạo lý Chánh pháp, nghe nhạc đạo, nhạc thiền giúp tâm được thanh tịnh và hiểu thêm đạo lý Chánh pháp. Tai không được nghe tiếng chửi bậy, chửi thề, tranh cãi, hò hét, kích động hay tiếng nhạc vũ trường bốc lửa hay nhạc tình sến sẩm.

Lưỡi nếm vị đồ ăn thanh tịnh giúp có đủ dưỡng chất nuôi cơ thể. Lưỡi không nếm vị của rượu bia, không tham món ăn sơn hào hải vị, không ăn món ăn thịt động vật sắp tuyệt chủng hay đồ ăn kích dục.

Mũi ngửi hương thanh tịnh, mùi trầm, mùi sen, mùi nhài. Không ngửi mùi xú uế hoặc mùi hương kích dục của nước hoa, hương người khác giới.

Thân được hưởng cảm giác của nệm êm, chăn ấm khi trời rét, quạt mát khi trời nóng. Thân không xúc chạm người khác giới, sờ mó thứ không đáng sờ, sờ mó thứ kích thích tình dục.

Ý nên nghĩ các pháp phân biệt thiện ác, đúng sai, phải trái, chánh tà. Sau đó chọn điều chánh thiện để làm. Ý không được sân hận, kiêu mạn, tham lam, ái dục hay ý ác độc muốn hại người đau khổ.

Đó chính là phòng hộ 6 căn. Chứ không phải bịt tai, bịt mắt, bịt miệng thì là phòng hộ.

Bài học 2: Phòng hộ 3 nghiệp

Trong Kinh Sa Môn quả thì Đức Phật chỉ nói một vị Sa Môn cần phòng hộ 6 căn. Nhưng Pháp Cú này thì Phật mở rộng thêm phòng hộ Tam Nghiệp. Phòng hộ 6 căn là đề phòng bảo vệ yếu tố ngoại vi từ môi trường tác động vào tâm qua 6 căn. Phòng hộ 6 căn khiến tâm thanh tịnh giúp ích cho việc tu hành.

Còn Tam Nghiệp là ta tác động vào môi trường bằng Ý nghiệp, Thân nghiệp, Khẩu nghiệp là thiện hay ác. Nghiệp thiện sẽ có quả báo hạnh phúc, nghiệp ác sẽ có quả báo đau khổ ở tương lai.

Phòng hộ 6 căn rất quan trọng cho người tu. Bởi nếu không phòng hộ thì tâm sẽ loạn động, tham, sân, si khởi lên chẳng thể tu. Nhưng đối với người tại gia thì không quan trọng lắm bởi người phàm tâm hơi loạn tí không sao. Người phàm quan trọng là phải có phúc để thoát 3 Ác đạo sinh cõi Phúc lành

Tam Nghiệp thiện lành là tích phúc. Mà Phúc thì người tu rất cần vì thiếu phúc chẳng thể tu. Tuy nhiên khi làm Sa Môn thì lìa xa thế tục, cắt đứt duyên thế tục, từ bỏ thế gian và bỏ các niệm thế tục. Thế nên Sa Môn khó tạo phúc. Vậy nên Tam Nghiệp tích Phúc là giai đoạn trước khi xuất gia.

Tam Nghiệp lành thiện tích phúc báu to lớn vĩ đại có thể sinh ra làm vua, làm tỷ phú, hay sinh cõi Thần và Trời. Vị đó phải từ bỏ phúc thế gian mà hướng phúc báu đó vào tu hành thì sẽ đắc đạo. Còn khi đã xuất gia rồi thì khó tạo phúc so với người tại gia.

Nhưng khi Sa Môn đó đắc đạo có Chánh pháp và đưa Chánh pháp vào đời thì phúc vô lượng vô biên.

Bài học 3: Phòng hộ ý căn là quan trọng nhất

5 căn là 5 giác quan tiếp xúc với thực thể bên ngoài truyền đến não bộ xử lý. Từ đó sinh ra THỌ là cảm xúc buồn vui sướng khổ. Từ Thọ sẽ sinh ra ÁI là yêu thích thứ làm ta vui sướng. Từ Ái sẽ sinh ra THỦ là tâm muốn nắm giữ thứ làm ta vui sướng. Từ Thủ sẽ sinh ra HỮU là tâm muốn sở hữu thứ làm ta vui sướng. Vì có Hữu nên mới có SINH và tái sinh. Vì có Sinh nên sẽ có LÃO TỬ (già chết) tạo thành Luân hồi trầm luân bất tận. Đó là lý thuyết Duyên Khởi.

Vậy nếu 5 giác quan tiếp xúc môi trường mà tâm tĩnh lặng không vui sướng thèm khát hay ham muốn thì không có hại. Ví dụ: Đức Phật vẫn nhận đồ ăn cúng dường ngon bổ từ các gia chủ. Nhưng Phật ăn đồ ăn đó mà tâm tĩnh lặng, biết ngon mà tâm không thèm khát. Nên Ý căn là quan trọng nhất.

Hoặc khi 5 giác quan không tiếp xúc với môi trường nhưng tâm nhớ nghĩ, tưởng tượng ra hình ảnh, hương, vị, âm thanh, cảm xúc qua thân... mà tự thấy thích thú thèm khát thì vẫn dẫn đến đau khổ.

Nên phòng hộ 5 căn là điều cần có trước tiên. Nhưng phòng hộ ý căn là quan trọng nhất và thường xuyên liên tục 24/7. Phòng hộ 5 căn thì khi có điều kiện tiếp xúc ta mới cần phòng hộ. Còn tâm ý thì liên tục cần đề phòng không phút giây nghỉ ngơi.

"Ý dẫn đầu các pháp - Ý làm chủ tạo tác" từ tâm ý sẽ dẫn đến hành động và lời nói tạo nghiệp. Do vậy phòng hộ Tam Nghiệp thì Ý Nghiệp là quan trọng nhất. Ý thanh tịnh thì tự khắc lời nói và hành động sẽ thanh tịnh.

Bài học 4: Ngược với phòng hộ là buông thả

"Buông thả" trong kinh Phật hay dùng từ "Phóng dật". Kẻ sống phóng dật thì không hề phòng hộ các căn. Thậm chí kẻ đó còn cố tình tìm hình ảnh đồi trụy, sexy, lõa lồ để xem. Cố tình tìm đến vũ trường để nghe nhạc kích động. Cố tình tìm đồ ăn kích dục, uống thuốc kích dục để khoái lạc. Cố tình ngửi hương từ cơ thể khác giới để phấn khích. Còn thân thể thì họ gần gũi, nắn bóp, xúc chạm người khác giới... gọi là "Phóng dật" hay "Buông thả".

Tuy nhiên người phàm còn cuộc sống tại gia thì không phòng hộ cũng không sao. Miễn là đừng thái quá. Ví dụ suốt ngày xem phim Sex thì bị bệnh "Nghiện tình dục". Suốt ngày ăn đồ ăn kích dục hay uống thuốc Viagra để hưởng thụ tình dục thì dễ chết.

Kẻ sống phóng dật thì tâm ý loạn động, thèm khát, bất an. Kẻ đó thích thể hiện đẳng cấp, sang chảnh, cá tính, bố đời. Từ đó kích động tham, sân, si tạo thành hành động và lời nói ác nghiệp. Ác nghiệp sẽ tạo thành quả khổ ở tương lai.

Hết tập 6

Mời bạn đón đọc tập 7

Xin trân trọng cảm ơn!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lvt