Chương chín: Con gái của ba

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Bao nhiêu năm ròng rã qua rồi
Bao nhiêu năm lặng lẽ ba vẫn hay cười
Ba ước mơ thật nhiều ba khát khao thật nhiều
Ba yêu con biết bao nhiêu..."

o0o

Đôi khi, trong cuộc đời, như thể bằng một điều kỳ lạ mà bí ẩn nào đó, cái thế sự xoay vần khiến ta nhận ra cuộc sống có thể thay đổi một cách chóng mặt và vi diệu đến mức nào. Đúng vậy, cái chữ tương lai thật khó đoán, và đôi khi cũng thật lạ thường nếu ta nói tương lai vốn dĩ được hình thành từ thực tại và là một mắt xích quan trọng gắn chặt với quá khứ. Bởi lẽ nếu tương lai dễ đoán như vậy, thì đã chẳng có những bà đồng, những nhà tiên tri vũ trụ lừng danh, sẽ chẳng có những điều mê tưởng xa xôi nhưng rồi cũng chẳng thu về được cái lợi lộc gì. Phán, thì cứ phán, bởi lẽ cuộc đời vốn thật rối ren, có khi trong thoáng chốc từ một kẻ hồn nhiên đứng trước một tương lai mở rộng như cánh chim trời bay mãi, cuối cùng trong một thoáng đổ rạp chỉ bởi lòng thương cảm, đã xoay cái ngã rẽ của chính bản thân mình thành một trang mới hoàn toàn khác, khiến người đời phải trầm trồ và đồng thời cũng thêm phần dị nghị. Bạn có bao giờ tự hỏi lại bản thân, để rồi tự hối hận về bao trò ngu xuẩn mà bạn đã làm trong quá khứ chưa? Và có lúc nào đó, bạn lại tự đồng tình với bản thân vì đã đưa ra một điều đúng đắn, một điều không tưởng khiến cuộc đời thêm sắc thêm màu.

Có lúc nào, bạn tự nhận ra mình đã làm một người cha đơn thân với một đứa con gái nhỏ tròn tám tuổi? Bạn đã bao giờ chết đứng mà nhận ra cái lý do khiến bao nhiêu trái tim tưởng chừng như si mê cuối cùng lại hững hờ buông tay với bạn chỉ vì một cái lý do ngu xuẩn đến nỗi khiến cho bạn muốn trầm cảm mà nhìn lại những chuyện đã xảy ra với cuộc đời mình. Bạn, là một ông bố đơn thân, chính xác là như vậy. Năm nay bạn hăm bảy tuổi, và tất nhiên, chính xác rồi đấy, bạn nhận nuôi một đứa trẻ hàng xóm của chính mình, chẳng có chút gì gọi là máu mủ ruột rà với bạn. Một đứa trẻ lạ hoắc thu hút tâm hồn bạn bằng ánh mắt ngây thơ trong veo ấy, bằng hai bàn tay, bàn chân bé xinh và khuôn mặt bầu bĩnh từ thuở còn đỏ hỏn cho đến khi mái tóc đủ để bạn cột cho nó hai cái đuôi sam thắt nơ xanh sau đầu, và tự độ nào con bé lớn lên, chạy nhảy trên đôi bàn chân của mình, trong cái khoảng sân rợp nắng ấy? Tám năm rồi, bạn nhận nuôi nó, vào năm bạn mới là sinh viên năm nhất của trường Sư Phạm, năm bạn mười chín tuổi. Và giờ thì bạn đã ra trường, đã có việc làm, có thuê được một căn nhà mới làm nơi trú chân của cuộc đời mình. Nhưng cái nghiệp con cái vẫn cứ đeo bám lấy bạn và cái chữ "giai tân chưa vợ lủng lẳng một con" đã bám lấy bạn từ lâu, dù bạn có cố tránh nó như tránh tà.

Nếu câu chuyện của bạn là vậy, vậy thì chắc chắn tên bạn là Cự Giải. Một người đàn ông dong dỏng cao, một thầy giáo sắp tròn ba chục tuổi mà vẫn thơ thẩn ngẩn ngơ tựa độ lên mười. Khi nắng tràn qua những cành bàng non, qua những điểm lấm tấm mầm xanh và khi sân trường lặng thinh trong một thoáng êm đềm, Giải lại chống tay lên cằm, như thường lệ, để tự nhớ vẩn vơ về một tuổi xuân chẳng ngắn cũng chẳng dài, nhưng cũng đủ bão giông tràn ngập đến đời. Ồ, tự cho anh là một người hùng thực thụ, vì một người đàn ông dũng cảm là một người đàn ông sẵn sàng làm tất cả những chuyện người ta chẳng bao giờ dám làm, nhưng mình vẫn cố đâm đầu vào đó. Một nam tử hán biết gì chữ thị phi? Anh đang là thầy giáo dạy toán tại một trường tiểu học, có công ăn việc làm, lương tháng tuy chẳng đáng là bao những cũng đủ để anh có được cơm ăn hằng bữa. Anh cũng chẳng rõ liệu mình có gia đình hay chưa, mấy mẹ hàng xóm cứ nói có gia đình phải là vợ đẹp, con cái đuề huề. Mà vợ, anh nào có, anh còn chả có cô nào thèm theo cơ mà, nhưng anh hơn mấy gã có tình nhiều lắm, bởi anh chẳng cần vợ mà cũng có con!

Một đứa con gái tám tuổi với mái tóc nâu nâu bẩm sinh, nhìn như màu gỗ sồi, một gương mặt bầu bĩnh đáng yêu dù đôi khi nó vẫn bướng bỉnh cãi lại anh và thậm chí có lần, nó còn nhe răng cắn cái phập vào tay ba nó khiến anh tá hỏa chạy đi xin hàng xóm cái bông thấm cho máu khỏi tùm lum. Cơ mà có sao chứ, xét cho cùng con bé vẫn ngoan ngoãn hơn nhiều so với những đứa trẻ khác, như lúc này vậy! Nó đang cùng các bạn làm toán ở dưới lớp, lớp học do chính ba nó dạy, lớp 3A.

- Ba à...í lộn...thầy à. Thầy đang nhìn cái chi ở ngoài vậy ạ? - Bà cụ non kiêm con gái anh đấy, bé Mây, cái tên anh đặt cho con bé khi phát hiện ra con bé sẽ nín khóc ngay khi thấy những áng mây muôn hình vạn trạng như kem ốc quế, chú thỏ bông, phi thuyền, người tuyết trôi lửng lơ qua cửa sổ tầng hai. Mà đúng hơn, cái tên đó cũng che dấu cho một sự thật phũ phàng là anh chẳng biết cái tên mà ba mẹ đẻ, người đã về một chốn xa xôi nào đó ở tít bầu trời cao kia trước khi kịp đặt cho con một cái tên thật hay, là gì? Mây, một cái tên cũng hiền lành và thơ mộng biết bao, nhưng rồi cuối cùng lại kéo niềm hi vọng của anh đổ rạp khi con bé tự phá tan nát hình tượng bản thân, với cái tính cách bướng bỉnh khác hẳn với cái tên mĩ miều. Bên tai anh văng vẳng tiếng nó thở dài: - Chắc thầy trông chim sẻ, hoặc bướm trắng ngoài kia. Cũng có thể là chuồn chuồn, ngoài kia quá xá là bao chuồn chuồn!

- Mây, con làm bài đến đâu rồi. Mau làm đi, đừng có mất tập trung nghe chưa? - Anh thở dài, con bé đáp lại bằng cách cầm cây bút mực lên, dáng vẻ nó ỉu xìu và cảm tưởng như nó đang cố tìm kiếm xem việc học toán cuối cùng nó có cái gì để gọi là hay ho. Nó đặt cây bút xuống giấy, miệng lẩm nhẩm nhưng ai cũng biết nó đang chẳng thoải mái gì bởi một vẻ mặt đang se lại từng hồi:

- Cứ bắt làm toán hoài...

o0o

Mây không phải là con ruột của anh, ai cũng biết là như vậy. Và rộng hơn, xa xôi hơn, ai cũng biết anh là một người giàu lòng nhân ái biết nhường nào. Nhận một đứa trẻ vào năm mười chín tuổi, một độ tuổi còn chưa biết thế nào là "mùi đời" đã vội phải làm cha. Tất cả chỉ vì lòng thương cho đứa trẻ mới lọt lòng, thương cho đôi vợ chồng trẻ qua đời vì tai nạn giao thông trước khi có thể kịp mang cho con một cái tên, một tờ giấy khai sinh đàng hoàng. Chuyện xảy ra cũng lâu rồi, vẫn khối kẻ cho anh là bồng bột dại ngu, có mấy ai có thể chịu đựng việc mang một đứa trẻ, mang tai tiếng của một ông bố đơn thân, mang cái nỗi lòng sầu tủi như thể cắt đứt mọi duyên tình chỉ vì một đứa bé như anh? Có ai dám không, hay chỉ mình anh chấp nhận tất cả để che chở cho một sinh linh bé nhỏ, người luôn miệng gọi anh hai tiếng ba, người chẳng chút nào chung dòng máu mủ đến tận bây giờ.

Chuyện xảy ra cũng lâu, vào mùa hè năm 1997, tức là cách đây tám năm trước, cùng với cái độ con bé ra đời. Anh lúc đó mới sục sạo hành trang, bắt xe đò từ Cần Thơ lên Hà Nội học Sư phạm. Nói cho oai cái nghề "gõ đầu trẻ", nhưng chỉ vì mấy ngành khác anh thấy cái gì cũng làm không xong, được cái này thì trôi tay cái khác, nên đành ngậm ngùi bốc đại Sư phạm cho đỡ mang tiếng ăn học bao năm mà không vô đại học. Vậy hóa ra cái may mắn thuở ban đầu lại bắt nguồn từ những chuyện không đâu, giờ mới biết cái duyên ấy mang tên nghề chọn người chứ chẳng phải là người chọn nghề. Sinh viên mấy trường khác, kinh tế hay y dược thuở đó chẳng hạn, họ còn sung sướng chán, ít ra vẫn còn thuê được cái nhà trọ không đến nỗi tồi tàn hay ở lại trong ký túc xá cho có bạn có bè. Còn anh thì chật vật chẳng kiếm được một cái nhà trọ cho ra hồn, mấy độ không biết làm thế nào, vật vờ ngủ tạm dưới mái hiên nhà ai đó. Cho đến khi được cô bán xôi xéo kia thương tình đưa về dọn tạm cho anh ở trong một khoảng gác mái, trong cái khu ổ chuột nọ hướng ra Hoàn Kiếm, cuộc đời anh nói chung cũng khấm khá lên một chút. Tiền má anh vẫn gửi đều đều, anh dành trả tiền học phí phần nhiều, số còn lại mua mì cân mà sống qua ngày. Vậy mà rồi cũng qua được mấy mùa đói kém mà thành giáo viên được, tài ghê!

Dưới cái gác mái mà anh sống là một cặp vợ chồng người Cà Mau lặn lội lên Hà thành làm lao động cho một nhà máy dệt. Nghe nói họ cũng khó khăn, bần cùng chẳng kém gì anh. Rồi cũng đành lui lại cái khu ổ chuột, người người nhà nhà chen chúc này. Tánh họ nói sao vẫn thấy hiền lành, chất phác, họ thương người như thương cho cái số phận lênh đênh của mình. Họ chẳng giàu sang gì, nhưng mấy bữa được bát cháo, tô phở, gói bánh rán con con, chị vợ lại chia nửa đưa lên gác mái tặng cho anh sinh viên Cự Giải, bảo là thấy tội sinh viên quá chừng! Anh với họ cũng gắn bó lắm, cái độ chị chuẩn bị sinh con, hay bé Mây sau này, anh còn cười bảo, chị cứ sinh cho mẹ tròn con vuông, rồi để em đây làm thầy dạy chữ cho bé. Mà kể cũng tội, hai vợ chồng gần độ sinh nở đến nơi, vẫn phải ở trong căn nhà, trong cái cảnh chật chội mà thiếu thốn. Nhà cao cửa rộng phía trước người ta che mất, khuất cả ánh trời, gian nhà tối om chằng chừa một khe sáng. Còn mấy độ mưa giông qua, nước thấm qua khe hở mà chảy xuống vách nhà, mấy thau nhôm anh chị hứng đầy mà sàn vẫn ướt nhẹp, nước lộp bộp rơi ướt cả mảnh tường, góc màn chị nằm lạnh buốt. Hai vợ chồng vốn dĩ mồ côi, cha mẹ chẳng có, họ hàng chẳng hay, chẳng có mối nào thân thích. Người ta sinh nở, không bên nội thời bên ngoại chăm nom, ấy đây hai vợ chồng gáng mà nuôi nhau, để chờ đứa bé ra đời. Cự Giải năm đó cứ hướng qua cánh cửa sổ kia mà trông xuống, lại thở dài, hóa ra kiếp sinh viên của anh còn sung sướng chán, bởi anh vẫn còn gia đình đang đợi ở Cần Thơ. Còn đôi vợ chồng kia, cuộc đời họ chẳng còn ai mà thương, mà nhớ.

Một ngày giữa tháng bảy, cô bé ấy ra đời. Tựa như một phép màu nhỏ nhoi mà trong sáng rơi xuống cuộc đời của cặp vợ chồng kia, một cuộc đời vất vả và mệt mỏi bao điều. Cô bé tựa như một thiên thần nhỏ, nằm gọn trong cái bọc chăn vải ủ ấm đến sát hai bên vành tai, đôi mắt trong veo, sáng dịu và cảm tưởng như mọi thứ xung quang em đều là những điều mới mẻ. Một căn nhà không đầy đủ, nhưng ở đó ngập trong niềm yêu thương và trân quý của mẹ, của ba, là niềm háo hức của bao nhiêu tâm hồn chờ đợi em lớn lên và trưởng thành. Cha mẹ em đã nghĩ ngợi mông lung, muốn rằng cô con gái bé nhỏ sẽ mang một cái tên thật hay, cái tên mà dù sau này cô bé có đi đâu đều sẽ được yêu thương, ưu ái. Họ đợi ngày làm giấy khai sinh cho cô bé, và trong những ngày tháng đó, mỗi cái tên là một niềm hi vọng ngập tràn.

Nhưng đời ngắn ngủi, chẳng ai hay mình sống được bao ngày. Hôm trước đó, họ vui vẻ kể với bà lão với cái chảo bán bánh rán vàng xộm trước cửa nhà rằng họ biết con bé nên tên là gì, một cái tên chắc chắn rất hay. Trước những ánh mắt tò mò, anh Phúc, cha của đứa bé, chỉ cười dịu dàng mà ôm lấy con, kế bên chị Hạnh, người mẹ trẻ với đôi mắt đang ngập trong niềm hạnh phúc. Họ nói rằng rồi ai cũng sẽ được biết tên đứa bé thôi, chỉ còn độ hôm nay thôi mà. Và ai cũng đợi, cũng chờ, vì trong cái khu tập thể xập xệ phần lớn toàn dân lao động, mấy cựu chiến binh về già không con chẳng cháu, những người không nơi nương tựa đôi khi ghé lại qua đêm và cả một cậu sinh viên nghèo sống trên cùng tầng gác mái. Có mấy lâu được một tiếng cười trẻ thơ?

Tối đó, anh Phúc kéo con xe đạp màu xanh ra ngoài sân, cái xe là cả cái gia tài của nhà anh. Dưới ánh đèn nhập nhoạng, chị Hạnh gửi lại con cho chị bán hoa, nhờ trông giúp đứa bé chút ít nhiều, chị và anh chạy vội ra phố mua chút đồ dùng cho con. Hôm ấy, tưởng chừng như vui lắm. Cự Giải ngồi trong góc tường nô đùa với cô bé con, để thích thú thấy gương mặt của em như nở nụ cười. Cự Giải rất khoái trẻ con, anh hay tỏ ra thích thú với những đứa trẻ và có lẽ, việc gắn liền cuộc đời mình với những đứa trẻ của anh không phải là một lựa chọn sai lầm. Nhưng khi đưa cô bé con đã ngủ say về tay chị bán hoa ấy, anh giật mình khi thấy một vệt sáng rạch ngang trời. Vang rền một tiếng sấm nổ. Gió bắt đầu vùng lên, cuộn trào và làm tung mấy đoạn bụi mờ mịt khắp phố. Từ cửa sổ gác mái hướng ra bên ngoài, anh lo lắng cho cặp vợ chồng kia vẫn chưa kịp trở về, mưa bắt đầu tràn xuống, ùn ùn như thác, mấy đoạn lá khô chảy theo dòng nước đục ngầu. Sấm càng lúc càng vang hơn, mưa hắt vào ướt một góc phòng, anh vội vàng kéo cửa sổ lại, ấy vậy gió vẫn lùa vào, nước bắt đầu thấm qua vách nhà khiến anh vội vàng tìm tạm cái thau mà hứng. Có lẽ cô bé con kia giật mình tỉnh giấc, nó khóc òa lên đòi mẹ, khiến ruột gan anh càng thêm cồn cào và quặn lại vì lo lắng. Từng giây phút trôi qua, anh tưởng tượng ra biết bao chuyện xảy ra đối với đôi vợ chồng kia, tất cả khiến mặt anh như xám lại. Gác tay lên trán, anh tính chợp mắt mà chẳng thành.

o0o

Quá nửa đêm, mưa ngừng. Cự Giải hé cửa ra, đưa mắt trông ra phố, đường xá ướt lại, bụi, rồi lá cây, rồi rác dính lại đầy miệng cống. Anh vẫn lo cho anh Phúc và chị Hạnh, lo cho cô bé mới lọt lòng đợi hơi sữa mẹ mà khóc òa cả đêm. Anh nhìn ra xa, xa tít tắp, cuối con đường kia có thấy bóng họ không? Để rồi lòng ai lại càng thêm vô vọng.

Chợt cả ngõ nhộn nhạo, ầm ĩ, xen vào tiếng chân chạy rộn lên trên nền đấy là những tiếng sững sờ, tiếng than khóc tỉ tê và như khiến lòng người quặn lại. Cự Giải trèo xuống khỏi mấy bậc thang gỗ, trong đáy mắt anh lúc đó là hình ảnh một người đàn ông khoác trên mình cái áo vải mỏng dính màu xanh lục đã sờn vai, một cái mũ cối, lật đật đi vào trong ngõ. Mỗi đoạn chân ông đi qua, lại như mang điều gì đó nặng nề, nước nổi lên, rồi lại tan ra, lổm bổm thành những vệt xoáy tròn. Ông đẩy cái xe sửa chìa khóa dạo, lọc cọc đi vào ngõ, trong cái cảnh ướt đầm, người ta thấy đáy mắt ông se lại, đỏ au và khốn khổ. Ông ngồi xuống cái ghế gỗ nhỏ kê sát cái cửa gỗ, cái xe vẫn dựng cạnh bên mình, tiện tay tháo mũ cối trên đầu, đặt lên bàn. Trong cái con phố đèn dầu lập loạng, người ta vẫn thấy người đàn ông đó đưa mắt lên nhìn trời, đưa hay lòng bàn tay đan sát vào nhau, từng đợi gió khẽ trườn qua kẽ tóc, buốt lạnh. Ông ngồi đó, không nói câu nào, và ông khóc thầm thì trong khi mấy người bên cạnh cũng sụt sùi thấy rõ. Cự Giải như ngơ ra, anh chẳng hiểu chuyện gì mà sao ai cũng buồn thương đến thế. Anh hỏi ai cũng chỉ nhận được cái tiếng tỉ tê, cái lắc đầu, họ cứ chẳng nói chẳng rằng dựa vào vai nhau mà khóc. Cái lo lắng sợ hãi lẫn át tâm trí, anh chậm chạp, cắp cuốn sách còn đang dở vào tay, anh đi tới ngồi bên ông sửa chìa khóa dạo, sè sẹ cất giọng hỏi:

- Dạ, thưa bác... Có chuyện chi mà mọi người...

Anh chưa kịp dứt câu, người đàn ông với bàn tay đặt lên lưng anh, thở ra một tiếng thật dài, lắc đầu buồn đến thảm thương. Ông chẳng biết nói sao cho phải lòng, mắt ông cứ hướng ra ngõ, nơi treo một cái đèn con lủng lẳng như quả trứng gà. Rót một chén chè xanh, ông uống từng ngụm, rồi đứng dậy, tì tay vào cánh cửa mới đủ nhấc nổi cõi lòng ông lên. Cự Giải ngồi đó, ngơ ngác nghe tiếng ông nói về phía mình, một tiếng nói khiến cậu càng lo âu:

- Cậu cứ ngồi ở đó, nhìn ra phía ngoài kia. Rồi...cậu sẽ hiểu.

Câu nói làm Cự Giải như muốn xoáy chặt tim gan lại. Có phải ai đó xảy ra chuyện gì chăng? Anh Phúc, chị Hạnh, họ sao còn chưa về nữa? Qua mấy vũng nước, anh thấy ánh đèn vẫn ở đó, cùng anh, soi ra phía ngoài con ngõ nhỏ, soi cả vào nỗi lòng lo âu chưa hiểu rõ sự tình của anh. Hay, anh Phúc chị Hạnh có chuyện gì rồi?

o0o

Cự Giải chẳng ngờ được mọi sự thậm chí còn tệ hơn cả những gì trong tâm anh đang lo nghĩ. Anh ngồi trông ra đó, chợt thấy mấy đoàn dân phòng, những người mặc những chiếc áo mưa xanh và trên đầu cũng xụp xuống những chiếc mũ cối cũng màu xanh lá, họ đi chậm rãi xuyên qua hàng người đang bám lây vai nhau, trong cái mập mờ lập loạng của ánh đèn và từ trong những ô cửa sổ, già trẻ sợ hãi và buồn tủi vô cùng. Cả cái ngõ tối om nhưng vẫn đó, mấy ánh đèn dầu nhà ai thắp rọi sang, trong ánh mắt Cự Giải, ánh mắt vụn vỡ và tan nát. Anh thấy người ta cầm theo hai manh chiếu cuộn, hai manh chiếu mỏng manh thấm đượm máu nồng, đắng cay. Đám đông xì xào thương tiếc, anh thấy người ta đưa vào trong nhà anh Phúc, chị Hạnh, và rồi họ cúi đầu, bước ra ngoài mà chẳng thốt lên được một câu. Cự Giải cũng vậy, anh hoang mang, bàng hoàng và đau đớn, tựa như có gì đó chẹn ngang cổ khiến anh như ngã quỵ. Anh hoảng hốt quay sang, người đàn ông đánh chìa khóa dạo vẫn ngồi đó, và từng chư thốt ra, nghe sao nặng, như mưa rơi tầm tã ngập lòng anh:

- Cậu thấy đấy, sống, đời nó bạc như vôi. Rồi nay chết chẳng kẻ thân người thích. Đành vậy, xóm ta nghèo sao nhưng cố làm cho vợ chồng nó một cái đám ma cho đàng hoàng tử tế, lo cho nó cái mồ yên mả đẹp... Tôi chỉ thương cho con bé con thôi, cậu ạ, nó còn chưa tên, chưa tuổi, vừa mới lọt lòng chưa được bao lâu... Ấy mà giờ, nó thành trẻ mồ côi. Tội cha, tội mẹ, tội cả đứa con thơ.

Hỏi ra mới biết sự tình đau khổ. Mưa ướt, đường trơn, vợ chồng trẻ ấy đi mua chút đồ cho con thôi, mà sao gió bão bùng, mưa đổ thác trời rền vang không ngớt. Đường mưa ướt, trước mặt chỉ thấy một màn nước trắng xóa, mờ mịt, anh Phúc vừa đi vừa lo sợ, anh thấy chớp ngang trời, rền vang sấm nổ. Chị Hạnh ngồi sau, bám chặt lấy vạt áo của chồng, lòng chị như lửa đốt vì lo cho đứa con thơ. Mưa rơi, thấm qua áo mưa mà làm hai người ướt nhẹp. Họ đi mà đâu biết, phía sau, một chiếc xe tải đang vì đường trơn mà mất lái, bánh xe cứ trượt dài trên đường. Gió bão quật lên, quật xuống, tài xế tìm đủ cách mà không được. Khi cái xe tải kia đến sát gần cái xe đạp con của hai anh chị, tài xế đã cố bấm còi, nhưng đã quá muộn. Chiếc xe tải đâm trực diện vào chiếc xe đạp, trước khi mất lái mà đổ nhào xuống lòng đường. Tài xế xe tải mất mạng ngay tại chỗ. Còn hai anh chị, cặp vợ chồng trẻ bạc mệnh ấy, cũng chẳng thể sống sót được dưới những chiếc bánh xe. Họ mất, chẳng thể để lại gì cho đứa trẻ vừa mới ra đời, dù chỉ là một cái tên. Đêm ấy, cô bé mất cả cha và mẹ trong cơn mưa bão...vì tai nạn giao thông. Bác đánh chìa khóa biết được, vì khi bác lọc cọc đạp xe đi về sau khi chờ cho bão ngừng, bác đã đi qua nơi ấy, và chính mắt bác đã trông thấy dân phòng và bao người đứng quanh. Và bác, cũng là người bưng mặt mà khóc cho đỏ hoe đôi mắt đầu tiên.

Tối ấy, vang trong tiếng khóc của đứa bé khát dòng sữa mẹ là những ánh nhìn đớn đau của biết bao con người, ngồi lặng im trong từng ngôi nhà ngỏ, nhìn nhau trong khung cửa sổ. Mỗi người bỏ ra chút tiền ít ỏi, ngày mai đội kèn trống, cờ tang sẽ đến. Ôi, một đứa trẻ ngây thơ, một đứa trẻ còn chưa thể cất tiếng gọi hai từ ba mẹ, rồi đã mất đi họ đến suốt cuộc đời. Hỏi rằng họ có tội tình chi mà trời cao kia chẳng thấy?

Cự Giải đến bên, khi con bé đã nín khóc và ngủ ngon trong vòng tay của những người hàng xóm láng giềng. Tự nhiên, anh thương cho con bé vô ngần, rồi ai sẽ nuôi dạy nó nên người, rồi ai sẽ bên nó trong cả đoạn tương lai sau? Mắt anh đỏ hoe, và như chực khóc. Mấy người hàng xóm nhìn nhau, mắt ai cũng đượm buồn. Ngoài cửa, bác đánh chìa khóa ngồi lặng thinh, và rồi tất cả im lìm lắng nghe tiếng bác thở dài vào màn đêm tĩnh mịch.

o0o

Vậy là hết. Hai kiếp người bạc mệnh, sau một đám tang, họ đã về với nơi xa xôi nào đâu ai biết được. Chỉ biết họ vẫn ở đó, dõi theo đứa con nhỏ, trong gian nhà trống vắng giờ chỉ còn hai bức ảnh được đặt trong phòng, sau ánh đèn dầu, một căn nhà để không, căn nhà ngay đầu ngõ khiến ai qua cũng phải thoáng chạnh lòng mà thương xót.

Đứa bé được chăm sóc đàng hoàng mấy độ ban đầu, nhưng rồi ai cũng tất bật mưu sinh, xóm nghèo chẳng ai dư giả gì, huống chi mà nuôi thêm một đứa bé sơ sinh tốn bao nhiêu tiền bạc, tiền sữa, tiền áo, tiền quần... Việc này đã đẩy cả cái khu nhà trọ nghèo nàn nay lại càng rối rắm, bởi lẽ điều đứa trẻ cần nhất bây giờ là một người dành thời gian chăm sóc, yêu thương, dạy bảo. Nhưng ai nỡ để những cụ ông, cụ bà tuổi đã xế chiều phải mang thêm nỗi lo con trẻ, và cũng chẳng ai trong những người bán rong có đủ tiền và thời gian để chăm sóc cho em. Một miệng ăn đơn thuần thôi còn chưa đủ no, nữa là lo thêm bao điều cho một đứa bé. Mà thời gian cũng chẳng có, mấy chị bán hoa, bán xôi, hay lão đánh chìa khóa, ai lại nỡ mang một đứa bé non nớt đi theo mà rong ruổi trong cuộc mưu sinh, giữa cái nắng đổ lửa như muốn nung cháy mặt đất của Hà thành? Rồi còn to lớn hơn nữa, là đứa bé chưa có tên gọi rõ ràng, vậy ra nó là đứa bé vô danh chưa được công nhận? Bao chuyện rối ren đổ dồn lại trong tâm trí, trở thành mối lo chung của bao người, đến nỗi tối nào người ta cũng ái ngại nhìn nhau, tự hỏi rồi ai sẽ cưu mang con bé? Ai cũng nghèo, ai cũng trắng tay, ai cũng bận bịu mà lao vào vòng xoáy dòng đời vì chút tiền mọn, chẳng ai có hở một giây mà để ý đến em. Đáng tội thay. Cự Giải ngày nào cũng vậy, bên tai anh cứ vang mãi những tiếng thở than, mà như khiến lòng anh trùng xuống một khoảng lặng dài.

- Hay ta đưa con bé đến cô nhi viện. Ở đó, người ta nhận nuôi mấy đứa trẻ như vậy, rồi nó sẽ có cuộc sống tốt hơn... - Cô bán xôi nói, và bằng một giọng điệu ngại ngần, cô biết sẽ thật tội lỗi với một đứa trẻ còn quá non nớt như vậy, nhưng nào còn cách nào khác. Tâm cô cũng chẳng thoải mái gì, và cái bầu không khí ngột ngại xen vào cái nóng của độ hè khiến cô càng thêm khó thở. Và cô vội cúi mặt, bởi lẽ ai cũng nhìn về phía cô, bằng ánh mắt có phần chẳng thoải mái gì. Vì ai cũng biết, việc đưa đứa trê vào cô nhi viện cũng chẳng mấy an toàn, có ai chắc chắn rằng những người ở đó sẽ không làm hại đến em, hay chăm sóc em tử tế. Rồi cô nhi viện có bao nhiêu đứa trẻ, liệu sau này lớn lên, con bé liệu có bị bắt nạt hay không? Trăm ngàn mối lo khiến ai cũng lắc đầu, khiến ánh mắt cô bán xôi cúi xuống buồn rầu vô kể. Cô muốn tìm điều tốt nhất cho em, mà chẳng được. Giờ biết làm sao đây?

- Tôi...tôi nghĩ ta nên đăng bài lên báo, hỏi về việc nhận nuôi đứa trẻ. Nhỡ may, có ai thương tình... - Cô bán hoa, tay vẫn ôm lấy cô bé nhỏ, cất giọng sè sẹ. Nhưng rồi lại chẳng được ai đồng tình, việc đó lại càng không an toàn. Con bé chưa có giấy khai sinh, và cũng như người ta nói với cô bán xôi thôi, chẳng ai chắc được gia đình nhận nuôi con bé là một gia đình tốt.

Rối càng thêm rối, bởi lẽ ban đầu ai cũng muốn nhận con bé, nhưng rồi khi nhìn lại cái cảnh rách nát của mình, thì lại chẳng kẻ nào đảm bảo mang lại cho con bé hạnh phúc. Người ta bảo nhau, rồi khuyên nhau mà cưu mang con bé, rồi lại thay nhau thở dài. Vì ai cũng như ai, dân chợ búa, dân buôn cả, toàn kẻ mưu sinh lấy đâu ra tiền. Cũng chẳng thể cả xóm nuôi chung, con bé cần người gắn bó về tâm hồn thực sự, cần một người giáo dục sau này. Bao người nuôi chung, sợ con bé lớn lên chẳng rõ cha mẹ, chẳng thân thích với ai, sẽ tổn thương và yếu lòng dữ lắm! Kẻ này cứ nói người kia, rốt cuộc lão đánh chìa khóa đành thở dài, đan hai tay vào nhau mà nhìn cô bé, bằng một dáng vẻ bất lực và ái ngại, mà nói với tất cả:

- Nếu không ai nuôi, thì để tôi! Tôi sẽ nuôi! Sao lại chẳng thể ráng sức mình mà kiếm thêm mấy đồng chăm cho con bé chứ! Không ai chịu thương nó, thì để tôi thương!

- Nhưng ông muốn dành thời gian cho nó thế nào? Ông định mang theo nó đi đánh chìa khóa sao? Ông sẽ ôm nó đi khắp Hà Nội này à? Ông để nó nằm đâu khi ông bận sửa khóa cho khách? Rồi...nhỡ may đang sửa, mà con bé có khóc, ông bỏ khách mà chạy ra dỗ con bé được sao? - Bà bán bánh nhíu mày lại, bà đâu muốn nói những lời này đâu, nhưng rồi vì lo cho cô bé, và cả vì lão đánh chìa cũng đã gần bảy mươi, sao đảm bảo lo cho cô bé lâu dài, bà đành cất lời mà vẽ ra cái hiện thực đầy cay đắng. Lão đánh chìa đứng im lặng một hồi, chẳng thốt được lời, bởi lẽ quả là vậy, lão biết làm sao. Để rồi tiến lại gần mà chạm nhẹ lên mái tóc tơ của con bé, lão khóc trong đau đớn:

- Ông xin lỗi con...ông không cưu mang con được. Rồi con biết ở với ai đây con... Rồi ai thương con mà dạy con nên người đây... Cha mẹ con mất cả rồi, tội con quá mà...

Cự Giải vẫn trầm ngâm, nhưng sâu bên trong, lòng anh như có lửa cháy rực, nó đốt ngực anh nóng hổi và anh như cảm tưởng, trong lồng ngực đang có ai thôi thúc anh làm điều mà chẳng ai dám làm. Anh tự hỏi bản thân, liệu rằng mình có thể không? Anh, bây giờ là người trẻ nhất, khỏe nhất, anh có cái sức thanh niên, anh vẫn có thể làm việc, vẫn có thể lao động. Anh có thể giải tỏa tất cả nỗi lo, anh tuy có mười chín tuổi lúc ấy, những nào có sao chứ? Anh cũng đã hứa với vợ chồng kia sẽ dạy dỗ khi con bé lớn lên, và rồi đã đến lúc anh phải thực hiện, anh là người có giáo dục, có thời gian, sao anh không dám? Anh làm vậy, vừa là trả ơn, vừa là cưu mang con bé, rồi mặc đời dị nghị, buông lời mà mang tai tiếng, đối với anh đâu có sao. Thấy bác đánh chìa rơi nước mắt mà anh thương, anh càng quyết, dù biết có thể cả ngõ ngày sẽ xúm vào mà chê trách anh sao mà dại dột. Nhưng lúc đó, cái lý trí hòa lẫn với con tim như một thể đồng nhất, anh đứng lên, tiến tới đứa bé, dịu dàng bế nó lên và ôm nó trong vòng tay của mình. Bằng một tiếng rõ ràng, anh hướng ánh mắt kiên định nhìn thẳng vào tất cả mà nói lên nỗi lòng mình:

- Mọi người cứ để con! Chính con, sẽ là cha của đứa bé này!

Như một quả bom được thả vào giữa cái bầu không khí ngột ngạt, như một vụ nổ lớn dội thẳng vào cái im lìm của thực tại. Và quả thật là như vậy, thử nghĩ mà xem, một chàng trai mười chín tuổi, mặt còn ngơ ngáo và tay chân vụng về, lúc nào cũng kè kè quyển sách bên cạnh, một đồng dính túi còn chẳng có là bao. Một cậu chàng có làn da bánh mật, dáng người nhỏ con chẳng đủ tầm, tóc lúc nào cũng khô lại và đôi khi rối xù lên, trông chẳng có chút hình dáng nào mà khiến người ta có thể tin tưởng về nghĩa vụ làm cha. Cậu ta còn quá trẻ, một cái độ tuổi ngập trong hoài bão và ước mơ, cái độ tuổi mà suy nghĩ phải nằm ở việc tìm tòi tri thức và ngao du thế giới, mà đây, coi xem cậu ta vừa thốt ra cái lời xuẩn ngốc gì đây? Nhận nuôi một đứa bé, trong khi chẳng có chút kinh nghiệm làm cha nào, chẳng có một xu dính túi, thậm chí chẳng có một công việc ra hồn! Cậu ta tưởng việc mang con mang cái ở cái độ tuổi này là hay ho lắm, nhưng không, đó như là một kẻ bồng bột không biết suy nghĩ, một kẻ điên khùng. Rồi xã hội này sẽ ta sao, người ta sẽ đồn ầm lên là khu này là nơi trú chân của một người cha nuôi con năm mười chín tuổi. Cả cuộc đời của Giải sẽ bị hủy hoại, thậm chí có thể bị đuổi cổ khỏi trường Sư phạm vì cái suy nghĩ bồng bột của mình. Cự Giải cất lời, ngay lập tức bị tất cả không tiếc lời mà ngăn cản, thậm chí mắng anh sao mà ngu ngốc:

- Không được, cậu còn quá trẻ. Cậu đào đâu ra tiền mà nuôi nó, cậu còn chẳng biết cách chăm sóc nó ra sao mà...

- Con làm được, xin hãy tin ở con. Con trẻ, con có sức, con sẽ làm thêm để kiếm tiền nuôi bé. Con sẽ học cách làm cha được mà, con nghĩ rồi đâu cũng vào đấy thôi, nên mọi người đừng lo lắng. Nhìn bé tội nghiệp, con không nỡ lòng. Mà dầu sao, bé cần một người có thể ở bên bé dài dài mà. Con có thể làm được điều đó, con hứa sẽ nuôi dạy bé thật tốt mà.

Anh quả quyết, đầy kiên định. Cái cách anh nhíu mày lại và trong ánh mắt anh như sáng rực lên một vẻ như khẳng định rằng anh chẳng phải là kẻ ngốc khi quyết định như vậy. Anh biết điều anh đang làm là đúng đắn, là tốt cho bé, nên anh không ngại ngần, không sợ người ta chê bai anh. Anh trọng lời hứa của mình, bởi lẽ anh đã hứa nuôi dạy bé sau này, giờ anh chẳng cần ngại ngần gì nữa. Anh sẽ trở thành cha khi mười chín tuổi, chẳng sao cả, đó là quyết định của anh, và anh tin mình đúng. Dù có lẽ đó là quyết định làm thay đổi cả cuộc đời của anh.

- Cậu chắc chắn chứ, cậu Giải? Nếu cậu đã quả quyết như vậy, thì tôi cũng chả biết nói sao được nữa. Tôi mong cậu, đã nói thì cố mà làm, chứ đừng để đấy là một lời nói suông trong một thoáng bồng bột. Cái phận làm cha làm mẹ, trên nhất phải là vì con vì cái, phải làm sao mà mang được cho nó một cuộc sống trọn vẹn và đủ đầy. Cố mà lo cho nó, nếu cậu làm không được, thì chính tôi sẽ nhận đứa bé này. Cậu hiểu chứ, cậu Giải?

Lão đánh chìa nói, trong lòng lão vẫn còn xốn xang và lo lắng vô ngần, liệu cậu trai còn quá trẻ như vậy có thể làm trọn trách nhiệm của một người cha, có thể tiếp bước cùng đứa trẻ ngây thơ trên đoạn đường sau chót? Lão lo, nhưng lão cũng đành đặt trọn niềm tin vào anh, một kẻ thật thà và giàu lòng nhân ái, một kẻ bất chấp vì hai chữ thương tình. Cự Giải mỉm cười, dưới ánh đèn, ánh mắt anh dịu dàng và ấm áp, như thể sưởi ấm cõi lòng của đứa trẻ thơ đang ngủ yên lành trong vòng tay anh. Anh đưa mắt nhìn về phía lão đánh chìa, khẽ dạ một tiếng cho lão yên lòng, rồi cúi xuống bên con, thì thầm nhỏ nhẹ:

- Con gái nhỏ về với ba ha.

o0o

Việc nuôi dạy một đứa bé, thực sự là chẳng dễ dàng với bất kỳ một bậc làm cha làm mẹ nào. Một đứa trẻ thì hay biết điều chi, những thiên thần bé nhỏ, còn quá trong sáng mà nhận biết cuộc đời. Đối với những ông bố bà mẹ hai lăm, ba mươi tuổi, họ cũng đâu dễ dàng gì khi lần đầu nuôi dạy con cái. Những đứa trẻ khi mới ra đời, chúng còn quá non nớt, quá ngây thơ, còn những bậc cha mẹ trẻ, họ nào đâu có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy. Khó khăn chồng chất khó khăn, có ai từng nói rằng những năm tháng đầu đời bên con là không gian nan vất vả, không có những lúc nghe tiếng con khóc mà lòng đau, có những đêm thức trông bên con mà chẳng dám chợp mắt dầu chỉ một giây, sợ con tỉnh giấc giữa chừng. Học bế, học bồng, học ru con ngủ, học dỗ dành con khóc, học thay áo thay quần, bao thứ khiến đôi khi kẻ làm cha mẹ cũng khốn khổ nếu chẳng có sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ em, hay đúng hơn, là cha mẹ họ. Nuôi con mà đối với phụ nữ đã khó, huống chi là với đàn ông con trai, với một người mới chỉ mười chín tuổi, còn chưa qua quá đầu hai, như Cự Giải. Mấy tháng đầu, Cự Giải vật vã, ngất lên ngất xuống vì mệt mỏi trong việc chăm con. Anh bao lần bị người ta chê rằng làm cha mà chẳng biết cái mốc gì, bế bồng sao mà lóng nga lóng ngóng. Mấy đêm đầu, cả xóm nào ai ngủ được, tối nào tiếng trẻ con khóc cũng vang xa cả phố, khiến người đi qua cứ chau mày mà nhìn lên cái ánh đèn lửng lơ, tự hỏi nhà nào con cái sức đâu mà khóc khỏe thế! Đã từng có một Cự Giải năm mười chín tuổi chạy loạn lên trong căn phòng gác mái, vừa để lấy thau hứng dột, vừa để tìm đủ mọi cách dỗ con nín khóc, dầu cho chẳng biết lý do là vì con đói, vì giật mình, hay vì...cần thay tã. Chẳng đếm nổi bao lần hàng xóm, nhất là mấy chị mấy cô, phải qua mà trèo lên gác mái dột nát, để thấy một thân trai ỉu xìu như bánh đa nhúng nước, với mái tóc rối tung vón thành từng cụm như ổ gà đẻ trên đầu, hai bên mắt thâm lại và miệng thì méo xệch chực như cầu cứu. Có bao đêm tưởng chừng như tĩnh mịch, cả khu lại vang lên một tiếng kêu đầy đớn đau:

- Có ai còn đang thức không? Cứu cháu với, sao con bé cứ khóc hoài vậy trời? Ba phải làm gì con mới thôi khóc với ba đây con...

Rõ khổ! Cứ hăng mà nhận làm cha, rồi chẳng ra đâu vào đâu. Lão đánh chìa bao lần nóng máu, muốn nhận con bé khỏi tay cậu Giải nhà ta vì mấy trò lóng ngóng của cậu lắm rồi, ấy vậy mà sao ngang như cua, cậu chàng nhất quyết không chịu, bảo sao cả xóm thi nhau lắc đầu khi thấy cái dáng tàn tạ muốn phai màu của cậu lệt đệt bước xuống cầu thang. Trông sao nuôi con mà tưởng như đi đánh trận không bằng! Nhưng mà dầu sao, ai cũng phải trông rằng dù có mười chín tuổi, nhưng cái sức mạnh của lòng phụ tử đã cháy trong cậu trai, là một tình cảm thương con đầy chân thật, một lòng một dạ yêu con từ tận đáy lòng. Nếu không thương, chẳng có người cha nào sau giờ học trên giảng đường lại tất tả đạp xe đi làm thêm, hết chạy bàn lại vá lốp dạo. Chẳng có người cha nào tận tâm một tay cầm sách, một tay bồng con, đứng cảnh đèn dầu mà lẩm bẩm ôn bài. Chẳng có người cha nào dù bị coi là dở hơi nhưng đôi khi vẫn khiến người ta bật cười khi ngại ngần nói nhỏ vào tai mấy cô mấy bà trong xóm:

- Dạ, cô ơi... Có gì...c...cô dạy con thay tã cho bé nó nha cô!

Cự Giải có thể không phải là một ông bố hoàn hảo, nhưng chắc chắn là người cha tận tâm nhất trên đời. Một người cha hi sinh tất cả vì con, thương con dữ lắm, đôi khi bỏ cả mấy buổi hội họp bạn bè chỉ vì còn bận khóc òa lo sao con ốm. Đôi khi trong một thoáng hè, màu nắng dịu xuyên qua từng cụm mây, khi những cành bàng xanh ôm ấp lấy mặt đường thành những tán tròn, bên khung cửa sổ nơi gác mái cao thật cao, người ta thấy một chàng trai trẻ ôm trong tay một đứa bé sơ sinh, trong đáy mắt ngập hình bóng con sao mà hiền lành. Đứa trẻ cũng vậy, yên bình trong vòng tay anh, và mây như đọng lại trong mắt em, từng cụm bồng bềnh, muôn hình muôn dạng. Đời là như vậy, đã chấp nhận ngã rẽ của cuộc đời, thì rồi cũng chẳng thay đổi được điều gì nữa, dù cho biết bao khó khăn trong việc nuôi dạy con khôn lớn trưởng thành, nhưng trong lòng anh vẫn mãi có cô bé con ở bên, cô con gái nhỏ chẳng cùng máu mủ nhưng được anh cưng nhất trên đời.

Chỉ có điều, anh vẫn giấu nhẹm chuyện tay bế tay bồng này, và bản thân anh chưa dám nói ra sự thật này với bất kỳ ai.

o0o

Nhưng mà rồi giấu đầu thì lòi đuôi. Một cuộc mở đầu cho sự bại lộ của Cự Giải với bạn bè, chỉ từ một cú điện thoại. Hôm đó, chẳng biết lần thứ bao nhiêu Cự Giải từ chối đi chơi cùng cậu bạn thân, dẫn đến việc cả hai mâu thuẫn nặng nề. Cậu Lâm, bạn anh, tưởng chừng như nổi điên lên và cho anh là một người vô trách nhiệm. Chẳng có một người bạn nào lại năm lần bảy lượt từ chối bạn bè của mình, bằng một cái lý do y xì đúc từ ngày này qua tháng khác. Bận, ngày nào cũng vậy, Cự Giải thốt ra một câu cụt lủn trước khi chạy biến về nhà với con, khiến Lâm càng buồn hơn và cảm tưởng như thằng bạn "cua đồng" này chẳng coi anh là cái khỉ mốc gì cả! Khốn nạn, anh tự hỏi liệu có phải nó gặp chuyện gì chăng, hay thậm chí đầu óc anh vẩn vơ nhiều hơn rằng có phải Cự Giải đang yêu đương qua lại với bóng hồng nào mà nhất quyết không cho bạn mình biết. Anh cảm thấy cái tình nghĩa anh em chí cốt giữa hai người đang nằm trên cái bờ vực sụp đổ như tường thành Berlin, Cự Giải hành xử như một kẻ vô tâm và coi anh như vô hình. Hôm ấy, cả hai cãi nhau to, cho đến khi tiếng chuông điện thoại vang lên. Lâm còn nhớ rõ cái cảnh Cự Giải tái mặt, bỏ bạn bỏ bè mà chạy vội ra khỏi cổng trường. Lâm không hiểu rốt cuộc Cự Giải đang gặp vấn đề to lớn nào, nhưng cái vẻ mặt se lại của Giải khiến anh càng tò mò xen vào cái lo lắng đang ngày một lớn thêm.

Cuộc điện thoại đó là của chị bán hoa, khi chị đang trên đường vội vã đưa bé đến bệnh viện. Đứa bé sáng nay Cự Giải gửi lại cho chị, sáng nay còn yên lành biết nhường nào, nhưng ngờ đâu đến độ ban trưa, con bé khóc òa lên, lần này, tiếng khóc đau đớn và mỏi mệt, những tiếng thở khò khè của cô bé con khiến chị sợ hãi, lo lắng đến vô cùng. Chị áp tai vào bé, thấy hơi thở yếu ớt và khó khăn còn trán thì nóng dần, chị cảm tưởng ruột gan như cuộn cả lên. Bé sốt rồi, trán nóng hây hẩy, chị vội điện cho cậu Giải rồi bế bé đi viện. Cuộc điện thoại ngắn ngủi, nhưng đủ để chị thấy đầu dây bên kia như cuống cả lên và chị nghe rõ từng tiếng bước chân chạy vội vàng của cậu. Cự Giải như phát hoảng, con gái anh, con bé sốt và phải đi viện gấp. Cự Giải lao qua dòng người, cái dáng hớt hải của anh nom mà tội, mảnh áo xám phai màu lẫn trong dòng người ngược xuôi trên phố, khiến anh trông tội nghiệp và càng rõ hơn cái tình phụ tử của anh đến nhường nào. Anh chẳng nghĩ tới điều gì ngoài con anh, chỉ mong sao cho con bé không bị bệnh gì nghiêm trọng.

Thật may mắn cho anh, con bé chỉ bị cảm nhẹ, nhưng một lần là đủ để anh lo lắng hết cả. Cha mẹ nào cũng thế thôi, những lúc con đau, con ốm, nào ai bình tĩnh cho nổi, thấy con khóc, con sốt, cảm tưởng như mình cũng muốn khóc theo. Cự Giải chẳng biết thế nào, lòng rối loạn vì sợ hãi, anh ôm con vào lòng và vỗ về con bé, cố kìm sao cho mình không khóc vì lo lắng cho con. Anh vừa ôm con, vừa cất giọng hết lời mà cảm ơn chị bán hoa, không có chị, anh sợ con bé lại càng bệnh hơn:

- Không có chị điện báo, em nào hay con ốm...

- Dù sao cũng ổn rồi mà cậu, có gì về chăm sóc, thuốc thang cho nó. Mùa này dễ cảm, trẻ con nó còn nhỏ, bệnh dễ lắm. Cậu ráng mà cẩn thận nha. Mà tiền thuốc tiền thang, tôi trả giúp cậu rồi đấy.

- Em cảm ơn chị, có nhiêu em xin trả đủ. Trời, chị coi, em làm ba mà tệ quá. Em chăm không tốt, vậy nên con mới ốm vậy. Thôi, mình về nghen chị...

Cự Giải ôm con bước ra cửa, với túi thuốc con con giắt trong vạt áo. Cậu lẩm bẩm tự trách thân sao không lo tốt cho con, mà đâu hay từ phía sau, có kẻ đã nghe được hết mọi sự tình. Lâm đứng như chôn chân trên nền gạch, cái chuyện xảy ra như một tiếng sấm dội thẳng vào đầu anh, nó xoáy vào não anh khiến anh chẳng thể tin nổi. Thằng Giải có con? Tự bao giờ mà nó giấu nhẹm, hóa ra bao lâu nó từ chối là để ở nhà nuôi con. Một thằng tưởng chừng lành như cục đất mà rồi lại có đứa con ôm ấp trong tay. Hóa ra Cự Giải chẳng tốt lành gì, phải chăng nó lừa lọc con gái nhà ai để rồi giờ phải bồng bế thêm đứa con bé nhỏ. Mười chín tuổi với một đứa con, Cự Giải lộ ra là một ông bố?

- Giải, chuyện này là sao? Mày là cha, là bố của ai kia, một đứa trẻ! Là sao, mày giải thích cho tao đàng hoàng ngọn ngành, hóa ra mày giấu nhẹm chuyện con chuyện cái với tao. Mày bỏ bạn bỏ bè vì chăm con cái sao!

- Mày bình tĩnh lại mà Lâm...

- Bình tĩnh? Mày hỏi sao mà bình tĩnh trước cái chuyện tày đình này, mày thử là tao xem, đi theo thằng bạn mình rồi phát hiện ra nó không chỉ có vợ, nó còn có con! Có mà điên mới tin nổi! Rồi mẹ con bé đâu!

- Mẹ nó chết rồi! Ba nói cũng mất luôn rồi! - Cự Giải sợ hãi, anh thốt lên rồi lặng im, cụp mắt xuống, vậy là xong, bao chuyện ẩn giấu bao nay giờ lộ sạch. Lâm sẽ cho anh là một đứa chẳng ra gì, thật khốn đốn cho anh. Giải thích sao cho Lâm hiểu bây giờ...

- Cái gì...mày nói sao? Mày là ba nó, rồi mẹ nó mất, rồi ba nó cũng mất. Thế là thế nào, mày nói rõ đi!

- Mày nhỏ tiếng lại giúp tao đi mà... - Cự Giải mếu máo, đoạn anh bế con lên và trong cơn bối rối, anh dè dặt nói với Lâm, người bạn thân thiết, khiến cậu ta càng thêm sốc nặng - Tao không phải là ba ruột của nó, tao chỉ nhận nuôi nó về. Tao với nó trên hết hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Giấy khai sinh, rồi giấy nhận nuôi, mày biết không, tao tuy không là cha con bé, nhưng tao thương nó thật tâm...

Và cứ thế, như thể có một cái nội lực nào khiến anh kể hết tất cả mọi sự cho Lâm nghe, từng lời rõ mồn một chảy tràn vào tai Lâm như một cơn bão lũ, nó hòa vào lý trí và cả trái tim anh một sự xót thương, ngỡ ngàng và cảm xúc của anh như trào dâng, anh thấy trước mắt mình một vẻ cao cả và một tấm lòng lớn lao, anh nhận ra không phải là một sự ngu dại, mà đó thực sự là một quyết định dứt khoát, tuy còn khó khăn, nhưng Lâm biết, một người như Cự Giải chắc chắn sẽ là một người cha tốt. Và bằng tất cả lòng tôn trọng và tin tưởng của một người bạn, Lâm không trách Giải, mà nhẹ nhàng đặt tay lên vai anh, với một ánh mắt tin tưởng:

- Được rồi, tao hiểu cho mày. Ráng chăm sóc cho con bé thật là tốt, có gì khó khăn thì cứ gọi cho tao, bạn mày không thiếu tiền. Dù sao, mày trong mắt tao đã nâng lên một bậc của lòng nhân ái rồi đấy! Vậy là bây giờ, tao đang quen với một người cha rồi.

Lòng Cự Giải nhẹ đi đôi chút, và anh lại cười, nụ cười vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, cho đến tận những năm tháng bên con sau đó. Anh tự thì thầm với lòng mình hay với đứa con bé nhỏ: "Vậy là ngoài ba còn có chú Lâm rồi."

o0o

Kinh khủng hơn nữa, anh giấu chuyện mình nhận nuôi một đứa bé làm con gái với mẹ anh, người đang sống bằng nghề bán hàng trên chợ nổi Cần Thơ. Mẹ anh mà biết đứa con duy nhất của bà, đứa con bà dành bao sự yêu thương và chắt chiu từng đồng cho nó đi học, giờ lại đang vừa học vừa lấy tiền của bà, cộng thêm tiền kiếm được để nuôi con, đến độ nợ tiền học đã một tháng nay, chắc bà sẽ chẳng thể nào mà thở nổi. Anh sợ mẹ, anh thương mẹ lắm, nên anh càng không muốn bà phải buồn, khi biết mấy triệu đồng gần đây đổ dồn vào tiền bỉm sữa, phải chăng bà sẽ khóc cạn nước mắt vì cái quyết định của cậu con trai có thể gây ra những điều gì. Bà liệu có chấp nhận chuyện con trai mình mang theo một đứa bé con và tự nhiên đứa bé ấy là cháu gái của bà? Thật khó có thể chấp nhận, nhà họ đã nghèo, tiền đâu mà đủ nuôi một đứa bé nữa?

Bà Năm, mẹ của Cự Giải, lặn lội khăn gói, mang theo đủ loại trái cây, quà cáp, bọc trong những túi thật lớn, bắt chuyến xe đò lên thăm con. Trong nỗi nhớ cậu con trai đi học thành phố, bà chỉ lo con lạ nước lạ cái, đi học nơi xa, tít tận Hà thành có dễ gì đâu. Bà lên lần này, tính ở lại mấy tuần thăm con, xem con ăn học, nấu nướng cho nó dăm ba bữa, chứ sinh viên đi học cơm nước chẳng đủ đầy. Lòng bà rạo rực, khi bước qua cánh cửa nhỏ xíu nơi khu trọ ẩm thấp, bà tưởng sẽ được gặp gương mặt rạng rỡ của con. Nhưng trái với bà mong đợi, con bà lại không có nhà. Có lẽ cậu chàng đi học từ sớm, mấy ô cửa sổ ngập nắng trống không và mấy vách tường vương bụi như trả lời bà. Thấy bà, bao kẻ hiếu kỳ nhìn ngó, để rồi giật mình nhìn nhau khi nghe bà nói mình là mẹ của Cự Giải.

Bà Năm uống một cốc nước chè dang dở được bà bánh bánh đưa cho, rồi bà lại đưa mắt nhìn khắp gian phòng nhỏ bé, chẳng mấy mét vuông. Trong đầu bà ngập tràn hình ảnh của cậu con trai cao lêu nghêu, với đôi mắt trong và mang cái dáng dấp đậm đà của kẻ qun sống trên sông trên nước. Dầu xa chưa đầy một năm, mà sao bà nhớ nó quá chừng! Bà nhớ một cậu con trai với cái tính hiền hòa như cục đất, nhưng đôi khi cũng bướng bỉnh đến khó bì. Lần này lên thăm, chắc con bà vui lắm, bà sẽ thấy được cái ánh mắt hạnh phúc sau bao tháng ngày nhớ nhung.

Chợt, bà thoáng nhìn sang, thấy bà bánh bánh đang ôm trong vòng tay một đứa trẻ kháu khỉnh, nom đáng yêu đến lạ. Hai gò má hồng hồng, tay chân bé xíu cuộn tròn trong lớp vải, một em bé ngây thơ ngủ ngon lành, với mấy sợi tóc tơ lơ thơ trên trán. Cái vẻ ngây thơ của con trẻ khiến ai nhìn vào cũng muốn ẵm bồng, nựng nịu khiến bà phải mỉm cười mà hỏi nhỏ:

- Con cái nhà ai mà xinh dữ vậy trời?

Trái lại với vẻ mặt của bà Năm, bà bán bánh như ngơ ra khoảng mấy giây. Bà tự hỏi vì sao bà Năm lại chẳng nhận ra cháu gái của mình, chẳng lẽ Cự Giải chưa nói với bà về chuyện mang con mang cái về nuôi hay sao? Nhưng rồi bà lại nghĩ ngợi mông lung, làm sao người phụ nữ kia lại không biết đó là cháu của bà, ai nỡ lòng nào mà đi giấu một chuyện hệ trọng như vậy, hay chăng, người ngồi trước mặt bà, hay bà Năm đây, biết là vậy nhưng đang bông đùa đôi ba câu thôi, thế nên mới có cơ sự là bà bánh bánh thật thà đáp lại:

- Trời, chỉ có cháu Mây nhà bà chứ còn ai nữa. Con gái ba Giải mới đáng yêu, kháu khỉnh như vậy, đúng không bà?

Ai ngờ đâu, từng lời bà bánh bánh nói ra khiến bà Năm như chết lặng, bà hoảng hồn và từ trong tâm tưởng, bà không hiểu vì sao lên phố chưa được một năm trời mà con trai bà đã lặng lẽ giấu bà để mang con mang cái. Bà tưởng nó chú tâm vô học hành, ai ngờ nó học những thói đâu đâu, rồi mang họa vào thân thế này. Rồi như thấy gương mặt đầy vè đau đớn và khó nói của bà Năm, bà bánh bánh như hiểu ra mọi sự. Chết rồi, vậy là Cự Giải giấu mẹ cậu mà nhận nuôi bé Mây, không cho mẹ biết một lời! Bà sợ hãi, vội níu lấy bà Năm mà kể rõ sự tình, nhưng bao lời tuôn ra, bà Năm lại càng như héo đi thêm một chút. Lòng bà quặn lại và như phát rầu, bà nhận ra rằng chỉ có đợi con trai bà về mới ra nhẽ ngọn ngành. Không ổn rồi!

Trưa, Giải về, chợt thấy người trong xóm đưa mắt nhìn anh đầy ái ngại, họ trốn chạy sau những cánh cửa và đưa mắt nhìn qua những mảnh bải che ô cửa sổ, càng khiến tim anh như chậm lại một nhịp. Anh cảm nhận có một điều gì đó không lành, nhưng rồi anh hót lấy một hơi, chầm chậm đặt chân lên thềm nhà, để rồi ngơ ngác và ngạc nhiên đến sượng sùng, bao thứ cảm xúc rối loạn đổ dồn khi anh thấy mẹ mình đang ngồi trên chiếc ghế gỗ, với ánh mắt đầy thất vọng và bất lực nhìn vào anh. Và trên tay bà...là con gái anh.

- Má...con... Con chào má... - Anh lắp bắp trong khi vai đang run lên từng hồi - Sao má lên đây, mà không báo con.

- Má không báo vì muốn con bất ngờ vui sướng khi má con mình gặp nhau, vì má muốn xem con trai má học hành sao trên thành phố. Ai ngờ, con trai má cho má một sự bất ngờ còn lớn hơn.

- Má à...

- Con nhận nuôi một đứa bé, làm giấy khai sinh, chăm sóc nuôi nấng cho nó suốt nửa năm nay mà không cho má biết một lời, con giấu má? Sao con lại dại dột vậy hả, Giải, con có mười chín tuổi, con còn bao điều phía trước mà con? Rồi xem, má mong con ăn học đường hoàng, để rồi con lấy tiền đóng học đi nuôi con bé, con còn ép mình đi làm thêm làm nếm cực khổ. Sao con phải làm vậy hả, Giải?

- Má ơi, con thương con bé thật lòng, thì con mới dám nhận con bé về nuôi. Con không phải nhỏ dại gì mà làm những điều không suy xét. Má à, con bé cần người nuôi dưỡng, chăm lo, và con làm được điều đó. Rồi má hỏi bà con xung quanh coi, con có làm gì hại con bé đâu má...

- Dầu sao vẫn không được, con còn quá trẻ, con làm vậy rồi mang tai tiếng thì sao. Rồi con có nghĩ sau này liệu có ai thương con, cưới con về không, rồi thấy con là một người cha gà trống nuôi con như vậy, đàn bà con gái ai thương con cho nổi. Má không chấp nhận con trai má sau này hủy hoại tất cả chỉ vì một đứa trẻ.

- Nếu vậy, thì má cứ mặc con đi, con nhận nuôi con bé, thì con phải có trách nhiệm dưỡng dục con bé nên người. Con biết mình đang làm gì, con hiểu biết chứ đâu là loại ngu si, má đừng coi con là một cậu con trai bé nhỏ nữa, con giờ lớn rồi, má ạ. Má không chấm nhận, vậy má cứ mặc con đi, con của con, con nuôi!

Cự Giải nóng mặt, anh xách cái ba lô, tiến đến ôm đứa con thơ dại vào trong, chẳng nói chẳng rằng gì. Chỏ có bà Năm vẫn đứng đó, cùng một sự sốc nặng và chưa kịp hoàn hồn sau những lời của con bà, bà không ngờ, suốt cả những năm tháng ấu thơ, nó chưa bao giờ dám cãi lời má nó chuyện chi, để cho đến tận bây giờ, dì chưa tròn hai mươi nhưng Cự Giải vẫn quyết định làm một việc khiến bà bất đắc dĩ có thêm một đứa cháu. Hôm ấy chưa bao giờ bà cảm thấy từng món ăn bà nuốt vào lại đắng ngắt và vô vị đến như vậy, cảm tưởng bà nuốt không nổi, chỉ chực bật khóc mà thôi. Cự Giải ngồi đối diện bà, anh cứ đưa bát lên mà ăn, ăn vội vàng rồi đứng dậy cũng thật nhanh. Anh đi vào trong, và bà nghe thấy tiếng anh thì thầm:

- Con xin lỗi má, nhưng con mong má hiểu cho con...

Câu nói của anh khiến lòng bà Năm trùng xuống đến lạ. Một thoáng nào đó bà dần cảm thấy trong lòng nảy sinh một nỗi niềm khó nói, khi nhìn vào đứa bé ngây thơ cùng ánh mắt của cậu con trai, cái ánh mắt yêu thương và hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé. Một ánh mắt không còn ngây dại, mà thực sự rất khác. Bà cảm thấy băn khoăn, phải chăng trong lòng bà đã nhẹ đi đôi chút?

Đêm ấy, con bé khó ngủ, cứ khóc òa lên. Cự Giải vất vả bế bồng, dỗ dành trong màn đêm tốt, cái dáng anh uể oải nom thấy tội, đôi mắt anh cũng muốn díp lại, nhưng tiếng khóc của con lại làm anh choàng tỉnh và rồi tiếp tục đong đưa. Sau tấm rèm che, mẹ anh đứng trông anh bằng ánh mắt dìu dịu, chợt bà cảm tưởng, trước mắt bà là hình ảnh một Cự Giải thật khác, một người cha thực sự.

- Thôi, con đi nghỉ đi, để má!

Bà tiến đến, đỡ bé Mây trên tay anh, khiến nah thoáng giật mình và ngơ ra, anh tự hỏi có phải mẹ anh đã mở lòng. Lời nói của bà khiến anh gượng gạo, và cái cách bà đưa bé lên nhẹ nhàng cất từng câu hát ru trầm bổng, từng tiếng dịu dàng như xoáy vào lòng anh, một cảm giác của ngày xưa, thời anh còn thơ bé. Anh cũng mất cha, và mẹ anh cũng một mình nuôi anh, như cách anh một mình nuôi bé Mây như bây giờ. Phải chăng mẹ đã nhìn về quá khứ để thấu cho nỗi lòng của thực tại. Thấy anh vẫn còn đó, bà Năm quay sang khẽ quở, nhưng giọng bà như nhẹ bẫng đi và chẳng có mấy u sầu:

- Trời chẳng chịu đất, thời đất phải chịu trời thôi, biết làm sao được. Má thương con, vậy sao cũng phải thương con của con chứ. Mà con làm đây cũng do lòng cao cả, con nào có điều xấu chi mà má nỡ quở con nữa. Chỉ thương hai cha con thôi...

Cự Giải giật mình, một niềm hạnh phúc khỏa lấp lòng anh, hòa vào tim anh là tiếng ru của má, vẫn ngọt ngào như thuở ngày xưa. Má vẫn vậy, hiền từ và rất đỗi thương anh, má ráng đổi mình mà hiểu cho anh, anh lại càng tôn trọng má. Anh mỉm cười, nhẹ nhàng ôm má mà nói lời cảm ơn, để thấy trong mắt má một lòng yêu thương vô hạn. Và từ đó, cứ độ hè là anh bắt xe đưa con về chơi với má, hai bà cháu thương nhau dữ lắm, mấy độ anh ngồi trên bờ kè nhìn xuống ghe, nơi dòng sông phẳng lặng, thấy má cười bên bé Mây, sao mà đẹp đến thế. Anh vẫn nhớ lời má từng nói với anh, trước ngày bắt xe về quê năm anh mười chín tuổi:

- Dầu cho chẳng phải máu mủ ruột rà, nhưng đã có lòng yêu thương thfi phải ra sức mà dạy bảo cho tốt. Làm sao vừa chăm con mà vừa ăn học cho đường hoàng, đừng để mình cực khổ. Nếu có khó quá, nhớ điện cho má, nghe chưa?

Vậy ra lòng má vẫn mãi cao cả như vậy, má ban đầu quở trách, không chấp nhận cũng chỉ vì thương anh mà thôi. Má vẫn là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời anh, mãi mãi là như vậy.

o0o

Mây giờ đã lớn, đã tròn tám tuổi, nó vẫn giữ cái làn da bánh mật mặn mà, mái tóc xù bông đáng yêu tựa như bố mẹ ngày xưa. Tuy càng lớn, cô bé càng nghịch ngợm và hiếu kỳ, nhưng sau tất cả, cô bé vẫn là con gái nhỏ của ba Giải năm nào. Hôm nay, thật buồn cười khi con bé nhất quyết đẩy ba nó ra khỏi gian bếp, cả một lúc lâu thấy nó chạy dọc chạy ngang mà bưng ra hai ly nước chanh:

- Ba uống đi, hè uống nước chanh là bao mát luôn!

Anh cười, cầm lấy cốc nước mát lạnh để rồi bên khung cửa sổ, anh nghe thấy tiếng con bé líu lo, cùng những tiếng tí tách, lộp bộp của mưa rơi, đậu xuống thềm nhà từng giọt mái lạnh:

- Mà sắp sinh nhật ba rồi ba ha? Cuối tuần này rồi á ba.

- Ừ ha, cuối tuần này là ba tròn hai mươi bảy tuổi rồi.

- Sinh nhật này ba cứ mời bạn mời bè về đi ba, con tổ chức cho ba một bữa tiệc linh đình luôn!

- Trời, tiệc luôn hả con, rồi con lấy đâu ra tiền?

- Thì tiền trong lợn đất ba cho con tiết kiệm hàng tháng đó ba. Chừng đó đủ mua cái bánh bự thiệc là bự rồi.

Cự Giải thầm nghĩ mà cười, tiền tiết kiệm của con bé thì rốt cuộc cũng là từ ví tiền của anh mà ra cả, nhưng dù sao, con bé có lòng, chứng tỏ trong mắt con, anh là nột người yêu thương và gần gũi với nó dữ lắm. Vậy nên, anh dù có mắc cười đến mấy cũng nén cười mà theo con.

- Rồi ba định mời anh đi dự sinh nhật của ba nè. Như sinh nhật của con thì con sẽ mời nhiều bạn lắm á ba. Giờ là sinh nhật ba, ba phải mời nhiều người đến nha ba! - Con bé tựa vào lòng ba nó, tiếp tục huyên thuyên chuyện trò.

- Trời, ba quen mấy ai đâu con! Chắc là mời vợ chồng chú Lâm cô Ly nè, bà nội nữa. Vậy thôi là ba vui lắm rồi con à.

- Vậy là vẫn chưa có?

Con bé nói, thoáng xị mặt ra và dẩu miệng lên, nom thấy ghét quá chừng. Làm như một bà cụ non, nó đưa tay lên chống cằm, tay còn lại vỗ bồm bộp vào lưng ba nó, chép miệng lạch tạch mà lắc đầu khiến anh vừa mắc cười mà vừa băn khoăn:

- Chưa có gì kia?

- Ba không mời bạn gái ba hả?

Cự Giải chết đứng, trời, cái con nhỏ này, tí tuổi đầu đã lôi chuyện tình cảm ra mà giỡn! Đang yên đang lành, bạn gái đâu ra? Tìm hoài không thấy, giờ đối diện với câu hỏi mà hệt như một lời tra khảo của con, anh chỉ muốn đào cái hố thật sâu mà chui xuống cho đỡ thẹn. Anh gượng cười, cái đoạn cười méo xệch, lấy tay gõ nhẹ vào đầu con khiến con bé vội đưa tay ôm trán:

- Ba chưa có, lấy đâu ra mà mời? Hỏi chi mà kỳ quá, con còn nhỏ, bớt hỏi vậy lại nha.

Những tưởng con bé sẽ ngồi im không nói, ai ngờ nó tặc lưỡi đứng dậy, chẳng thưa gửi ai mà đi thẳng vào trong, kèm theo một câu nguýt dài khiến ba nó chỉ biết ngao ngán lắc đầu:

- Ba cứ ế hoài vậy, rồi khi nào mới chịu kiếm mẹ về cho con?

Trời ạ, rõ là khổ, con với chả cái! Cứ động tới ba nó là châm chọc không à. Chán ghê!
















Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro