1 vai vi du

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Công tác QH của nước ta hiện nay còn mang tính bị động, chưa làm cơ sở, kế hoạch cho ĐTPT, dẫn đến một số quyết định đầu tư sai lầm, hoặc dự án phải điều chỉnh nhiều lần, gây TTLP về vốn và các nguồn lực khác. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, TTLP do công tác QH gây ra lên tới 60-70% tổng TTLP trong đầu tư.

- QH đầu tư ở nước ta hiện nay thực sự chưa có sự thẩm định một cách kỹ càng về các căn cứ kinh tế xã hội như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, hay các yếu tố về thị trường. Từ đó, một số QH đã thể hiện rõ nét những sai sót, yếu kém: thiếu thị trường đầu vào; sản phẩm đầu ra không có chỗ đứng, không tiêu thụ được, nhà máy buộc phải đóng cửa, gây ra lãng phí vốn đầu tư.

VÍ dụ: Theo điều tra, trong giai doạn 2001-2007, các nhà máy(NM) chế biến rau quả của nước ta hầu như chỉ hoạt động với 25-30% công suất. Một điển hình là NM chế biến cà chua của công ty xuất nhập khẩu rau quả đặt tại Hải Phòng đã hoàn thành nhưng chỉ đạt 4,5% công suất do không có đủ nguyên liệu trong khi được đầu tư dây chuyền hiện đại của Italy với tổng vốn đầu tư nhà nước trên 52 tỷ đồng.

- chưa thống nhất QH với các QH phát triển tổng thể KT -XH: Ngành GTVT cũng là một trong những ngành thể hiện sự yếu kém trong công tác QH và gây TTLP không nhỏ vốn đầu tư. QH ngành này nhìn chung diễn ra còn chậm, thiếu thống nhất, làm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng lớn hơn nhiều lần so với tiền làm đường. VD: Đoạn đường từ khu vực Trung Tự đến Ô Chợ dừa ở Hà Nội chỉ dài vẻn vẹn 1.082m, mà phải chi đến 750 tỷ đồng.

- Thực tế hiện nay việc lồng ghép các QH giữa các ngành với nhau , giữa các ngành với vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện chưa tốt, dẫn đến hậu quả là các dự án QH tràn lan, chồng chéo, không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, gây TTLP nặng nề.

Và không ít các dự án QH chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của ngành, địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triển kinh tế, công nghệ và hội nhập.

Một ví dụ điển hình, nổi cộm là hiên trạng QH cảng biển của Việt Nam. Nước ta có hơn 3000km bờ biển, và đây là một lợi thế lớn để phát triển ngành khai thác thuỷ hải sản, giao thông đường biển; dẫn đến hiện tượng bùng nổ phát triển cảng biển ở những địa phương có lợi thế xây dựng cảng: Theo kế hoạch xây dựng cảng, từ nay đến năm 2010, bình quân cứ 300km bờ biển lại đầu tư ít nhất một cảng biển. So sánh với các nước có ngành hàng hải phát triển, con số này là bất hợp lý bởi lẽ đầu tư như vậy quá dàn trải, sẽ dẫn đến hiện tượng nhiều cảng nhưng cảng nào cũng nhỏ lẻ, manh mún, không phát huy hết công suất, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, cả nước có hơn 100 cảng biển nhưng lại không có cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế.

- cơ chế xin - cho xuất hiện phổ biến tại các ngành, địa phương và quyết định đầu tư không gắn liền với trách nhiệm huy động vốn nên hiện tượng thiếu vốn cho công trình, dở dang công trình gây ứ đọng vốn; những đồng vốn đã bỏ ra đầu tư là những đồng vốn "chết'', không phát huy được hiệu quả sử dụng, gây TTLP.

- Chủ trương chính sách của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong từng giai đoạn. Trong khi việc nghiên cứu thị trường cần một thời gian khá dài. Vì vậy đôi khi nó gây nên một sự TTLP không đáng có.

- Nguồn nhân lực thường là các cán bộ trẻ, vì vậy họ có ít kinh nghiệm. Do đó việc quản lý cũng như xử lý số liệu, phạm vi nghiên cứu không được đúng trọng tâm. Việc này cũng gây nên một sự TTLP tương đối lớn. Chúng ta có thể kể đến các công trình do thiếu sự quan trắc, xử lý số liệu dẫn đến đầu tư sai lầm. Được đầu tư với kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhưng các dự án cải thiện ô nhiễm môi trường ở TP Đà Nẵng gần như không phát huy được tác dụng, mặc cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước, rác thải, không khí trên địa bàn ngày càng trầm trọng thêm. Điển hình trong số các dự án cải thiện môi trường không hiệu quả đó là Nhà máy xử lý nước thải KCN Hoà Khánh, Dự án bãi rác Khánh Sơn mới.

- Thực tế cho thấy, số lượng và tỷ lệ các dự án có vi phạm các quy định về quản lý đầu tư (không phù hợp QH, phê duyệt không đúng thẩm quyền, không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án, đấu thầu không đúng quy định, giá dự thầu không phù hợp, ký hợp đồng không đúng quy định, chậm tiến độ, chất lượng xây dựng thấp, lãng phí) có xu hướng tăng lên: Năm 2005 có 1.882 dự án vi phạm (chiếm 14,57% dự án đầu tư trong năm); năm 2006 có 3.173 dự án (chiếm 18,19% dự án đầu tư trong năm); năm 2007 có 4.763 dự án vi phạm. Như vậy, việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước hợp lý là rất quan trọng trong chuẩn bị đầu tư.

- Thẩm định dự án đầu tư kém gây TTLP.

- Sai phạm trong công tác đấu thầu

- Tiến độ thực hiện dự án kéo dài gây TTLP không nhỏ

- TTLP do sai phạm trong nghiệm thu, quyết toán công trình

Đơn cử như dự án PU18: Trong số những dự án của PMU 18, có những dự án mà số tiền sai phạm lên tới hàng chục tỷ đồng

- TTLP trong quá trình vận hành kết quả đầu tư

- Cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất đạo đức là nhân tố trực tiếp tạo ra các TTLP

- Không cân bằng cung cầu thị trường

Hiện tượng trên thị trường có sự chênh nhau lớn về cung cấp và nhu cầu dẫn đến thừa hay thiếu hàng loạt một loại hàng hóa nào đó. Nhiều loại do sản phẩm dư thừa quá nhiều làm được sử dụng không đúng mục đích gây lãng phí nghiêm trọng. Nguyên nhân là đầu tư sản xuất tràn lan không nghiên cứu thị trường vi mô cũng như vĩ mô nên khả năng gặp rủi ro trong đầu tư là lớn, hay do bệnh thành tích nên đầu tư ồ ạt thiếu QH dẫn đến dư thừa. Kết quả là sản phẩm thừa nhưng là sản phẩm dễ làm đại trà nên hướng khắc phục là xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

VD: Nhà máy phân bón Việt Nhật được đánh giá là hiện đại nhưng phân bón chỉ dừng lại ở mức trộn nguyên liệu như Urê, DAP, Kali. Năm 2002 Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết cả nước có 150 cơ sở sản xuất phân bón và hàng năm làm ra khoảng 5 triệu tấn phân bón các loại trong đó 60% là NPK. Theo xu hướng như vậy thì lượng sản xuất ra đáp ứng nhu cầu đủ trong 3 năm tiếp theo tuy nhiên do tình trạng xuất khẩu gạo kém, tại Đông nam bộ và Tây Nguyên cà phê và tiêu rớt giá liên tục nên nhu cầu phân bón giảm mạnh.

- TTLP diễn ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư từ quyết định đầu tư đến việc thực hiện giám sát hoạt động đầu tư theo QH, rồi vận hành kết quả đầu tư... TTLP này là khá lớn trong các công trình đầu tư XDCB. Công tác quản lý buông lỏng, chưa kế hoạch và xuất hiện nhiều sai phạm về quy trình thủ tục, sai phạm về quy chế đấu thầu, sai phạm về kỹ thuật thiết kế thi công, sai phạm về nghiệm thu, vi phạm về thanh quyết toán công trình; có tiêu cực xảy ra từ phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà thầu thi công,... hay hiện tượng nâng giá, khai khống khối lượng, bớt vật tư, tráo vật tư,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#142